Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Tổ tiên người Việt sáng tạo ra Kinh Dịch

10743244-10152755095434871-199-2865-3497
TMT: Bên cạnh niềm tự hào về sự sáng tạo độc đáo của tổ tiên, chúng ta cũng cần phải tiếp tục tìm tòi để có được những hiểu biết sâu xa hơn nữa về kinh Dịch, Dịch học và những tinh hoa giá trị trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những chủ nhân thực sự phải làm chủ được toàn bộ hệ thống tri thức đồ sộ đó của cổ nhân, đặc biệt là phải ứng dụng những tri thức đó để giải quyết rốt ráo những vấn đề nan giải hiện nay của đất nước, con người Việt Nam.
Ngày 13/05/2017, tại Viện SENA, 35 Điện Biên Phủ, Tp. Hà nội, Trung tâm Minh Triết đã tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề “Chữ vuông và kinh Dịch – di sản của Người Việt” với sự trình bày của tác giả cuốn sách Người Việt - chủ nhân của kinh Dịch và chữ vuông – Sư Viên Như, trụ trì Chùa Linh Sơn, Đà Lạt.
Buổi Tọa đàm đã thu hút sự tham đông đảo của giới nghiên cứu quan tâm tới nền văn hóa, văn minh Lạc Việt và tương lai của đất nước. Không chỉ cho rằng kinh Dịch (Dịch học) có nguồn gốc từ Lạc Việt, tác giả cuốc sách còn khẳng định tổ tiên người Việt đã sáng tạo ra chữ vuôngSư thầy Viên Như cho rằng, với lòng đam mê của bản thân và trách nhiệm cao nhất đối với đất nước, dân tộc, ông đã nghiên cứu, tìm tòi trong kho tàng văn hóa dân tộc, đặc biệt dựa vào những “sứ điệp” trên trống đồng (Ngọc Lũ) của người Việt, để từ đó khẳng định rằng không ai khác, tổ tiên chúng ta chính / phải là người sáng tạo ra Dịch học.
Mặc dù ra đời cách đây 5.000 năm nhưng sức hấp dẫn của Dịch học ngày càng lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tại những nơi nó từng phát triển như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, mà nó còn hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu phương Tây. Tác giả Viên Như đánh giá về tầm quan trọng của Dịch học: "Có thể nói Dịch học là bản thể luận đầu tiên của nhân loại; đồng thời là hiện tượng luận... Chính vì điều này nó không những cung cấp hiểu biết về bản chất của nhân sinh và vũ trụ, mà còn cho phép con người có những dự đoán dựa trên những kết quả có tính siêu nhân quả". Do những ảnh hưởng lớn lao của Dịch học nên vấn đề nguồn gốc của nó càng có ý nghĩa to lớn hơn, chỉ những ai là chủ nhân thực sự mới có thể hiểu, làm chủ và xứng đáng được hưởng những tinh hoa giá trị mà Dịch học đem lại.  
Trước nay, người Trung Quốc vẫn nhận họ là chủ nhân của Dịch bởi tính ứng dụng rộng rãi cũng như các cuốn kinh Dịch đều được viết bằng chữ Hán. Tuy nhiên, hàng nghìn năm nay, câu hỏi "Ai là tác giả của Dịch học?" vẫn chưa có câu trả lời một cách rõ ràng, khoa học. 
Tác giả Viên Như đã đưa ra những bằng chứng cho thấy người Lạc Việt sáng tạo nên hệ thống Dịch lý. Bằng sự tiếp cận độc đáo và uyên bác trong việc nghiên cứu, phân tích văn hóa dân gian của người Việt Sư Viên như đã rất tự tin để chứng minh rằng chúng ta đã thực sự nắm được và làm chủ được những tri thức mà người xưa để lại trên các vật thể văn hóa. Sư thầy dựa vào hình thể, hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ, trên tranh dân gian Đông Hồ, trong các tích, truyện ngụ ngôn dân gian Việt tộc. Đặc biệt, tác giả nói nhiều về chữ viết của người Việt cổ, trong đó có loại còn vẫn hiện diện trên tranh Đông Hồ như chữ khoa đẩu (nòng nọc).
Viên Như cho rằng việc khẳng định người Việt sáng tạo ra kinh Dịch rất quan trọng bởi: "Hiện nay người ta nói tới một Trung Hoa vĩ đại, chính là ở kinh Dịch và chữ Hán. Hai yếu tố này vẫn được xem như là đúng, vì vậy, chứng minh được tinh hoa đó do người Việt sáng tạo ra sẽ giúp khẳng định lịch sử, cốt lõi, bản sắc văn hóa của dân tộc". Thầy Viên Như cam đoan những bằng chứng ông đưa ra là một quá trình nghiên cứu nghiêm túc, mang tính khoa học. Ông sẵn sàng trao đổi thẳng thắn với các học giả để vấn đề được sáng tỏ: "Tôi sẵn sàng và rất muốn được thảo luận với những ai còn đang nghi ngờ những bằng chứng này".
Bên cạnh niềm tự hào về sự sáng tạo độc đáo của tổ tiên, chúng ta cũng cần phải tiếp tục tìm tòi để có được những hiểu biết sâu xa hơn nữa về kinh Dịch, Dịch học và những tinh hoa giá trị trong kho tàng văn hóa hết sức phong phú, đồ sộ của dân tộc. Những chủ nhân thực sự phải làm chủ được toàn bộ hệ thống tri thức đồ sộ đó của cổ nhân, đặc biệt là phải ứng dụng những tri thức đó để giải quyết rốt ráo những vấn đề nan giải hiện nay của đất nước, con người Việt Nam. Xa hơn nữa, cao hơn những tri thức đó phải là những thứ thực sự cần thiết, quan trọng và có giá trị thực sự để đóng góp cho sự phát triển của toàn nhân loại trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay và với nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Chúng tôi tin rằng, Hồn thiêng của sông núi, Ý chí của dân tộc, Vận mệnh của quốc gia sẽ ban cho/ truyền cho chúng ta sự Minh Triết cần thiết để không những chúng ta thấu hiểu được sự vĩ đại của cổ nhân mà còn tiếp tục phát huy được những tinh hoa văn hóa đó, để rồi có những sáng tạo mang tính đột phá không chỉ cần thiết cho Việt Nam mà còn cần cho cả nhân loại./.   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét