Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Góp cái nhìn Minh Triết vào xây dựng Học thuyết phát triển của Việt Nam

Kết quả hình ảnh cho minh triết thiêng liêng
TMT: Tiến tới hoạt động Kỷ niệm 10 ngày thành lập Trung tâm Minh Triết (2007-2017), chúng tôi xin được đăng tải bài viết của Gs Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm. Trên hành trình đi tìm Minh Triết sẽ có nhiều, rất nhiều tri thức được bổ sung, cập nhật để chúng ta có cái nhìn thấu triệt hơn nhằm đóng góp vào việc xây dựng Học thuyết phát triển của Việt Nam.
Góp cái nhìn Minh triết vào xây dựng Học thuyết phát triển của Việt Nam
(Bài viết theo yêu cầu của Đề tài “Xây dựng chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh”). Nguyễn Khắc Mai
I
Lời nói đầu
            Ban Chủ nhiệm đề tài yêu cầu tôi viết một chuyên luận theo chủ đề:
            Con đường phát triển của Việt Nam – Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ tư tưởng Minh triết trong truyền thống đến chủ thuyết phát triển trong thời hiện đại.
            Nội hàm của đầu đề này có hai (02) câu. Câu 01 chỉ là câu trạng ngữ, để định vị, địmh tính con đường phát triển, không thể là trọng tâm để biện luận. Bởi biện luận câu này (chủ đề Độc lập và CNXH) sẽ rất lớn, rất rộng. Nó chỉ là gợi ý để định hướng. Trên con đường phát triển của Việt Nam – con đường độc lập dân chủ và chủ nghĩa xã hội thì Minh triết có quan hệ như thế nào, Minh triết đóng góp gì cho phát triển và phát triển trong thời hiện đại. Vì thế trọng tâm của chuyên luận này là quan hệ Minh triết và Phát triển. Dù đây là vấn đề cũng cực kỳ rộng lớn, trong phạm vi một chuyên đề lại phải đề cập những vấn đề, những khái niệm rất mới (ở nước ta hịên nay) tác giả cũng chỉ cho phép hạn định vào một số nội dung được coi là cơ bản và cấp thiết nhất để phục vụ đề tài. Một chuyên khảo xứng tầm, chắc là phải mở rộng lĩnh vực, nội dung hơn nhiều. Ngoài lời nói đầu, chuyên luận này chỉ tập trung vào 3 vấn đề:
1.   Minh triết, một giá trị văn hóa nhân loại đang phục sinh.
2.   Có một nền Minh triết Việt Nam.
3.   Minh triết tham gia vào sự phát triển của Việt Nam hôm nay.
Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào 3 vấn đề nêu trên, tưởng cũng nên đề cập qua cề một cái nhìn Minh triết đối với Độc lập và Chủ nghĩa xã hội.
Khái niệm Độc lập là nói về sự làm chủ toàn vẹn, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của quốc gia cũng như sự giữ trọn quyền làm chủ quốc gia của một Dân tộc. Nhưng trong thời Hiện đại khi nói về Độc lập, Dân tộc người ta luôn phải đề cập tới hai nhân tố liên quan. Thứ nhất là tính liên lập của một quốc gia hiện đại khi các mối quan hệ toàn cầu mở rộng như trong thời đại Toàn cầu hóa. Thứ hai là nói đến Độc lập thì không bao giờ được quên cái nội hàm của Độc lập, đó cũng là sự định tính và định lượng của phẩm chất độc lập. Từ đầu thế kỷ XX các sĩ phu yêu nước của ta đã từng nói đến. Tiêu biểu nhất là ý kiến của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, khi hai người nói tranh được độc lập mà người dân không có quyền dân chủ thì cũng không nghĩa lý gì. Sau Cách mạng Tháng Tám Hồ Chí Minh cũng từng nhấn mạnh Độc lập Thống nhất rồi mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì cũng không có nghĩa lý gì (!). Như thế là nội dung của Độc lập gắn liền với sức mạnh nội tại của Dân tộc. Sức mạnh vật chất và tinh thần để giữ gìn nền độc lập bền vững của mình.
Chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn con đường, lựa chọn khuynh hướng phát triển của Dân tộc. Tuy nhiên trong thời hiện đại, sau những kinh nghiệm lịch sử của dân tộc Việt Nam ta, sau kinh nghiệm lịch sử của nhân loại qua cả trăm năm, hẳn ai cũng thấy không thể lưu giữ mãi những quan niệm về một thứ chủ nghĩa xã hội lịch sử đã phá sản. Mặt khác phải nghiêm túc nhận ra rằng đã có những quan niệm, những xu hướng xã hội chủ nghĩa mang lại thành công ở nhiều quốc gia dân tộc hiện đại ở Bắc Âu. Ngoài những kinh nghiệm hiện thực về thất bại và thành công của con đường chủ nghĩa xã hội mà nhân loại ghi nhận được trăm năm qua, chúng ta còn phải suy ngẫm thật sâu sắc, chân thành ý kiến của Mác - Ăng ghen và của Lê nin về chủ nghĩa xã hội. Lê nin từng khẳng định vào năm 1920: “Phải biết sử dụng và tính đến mọi thành tựu của chủ nghĩa tư bản, bằng không, chúng ta sẽ không thể xây dựng được CNXH và CNCS nào cả.” (Diễn văn tại Đại hội Công đoàn toàn Nga ngày 7 – 4 – 1920). Còn Ăng ghen thì dặn dò: “Những người cộng đồng chủ nghĩa (cộng sản) phải lấy những thực tế văn minh của những dân tộc hiện đại làm tiền đề cho chính sách của mình.” (Xem Ăng ghen: Những người cộng đồng chủ nghĩa và C. Henzen). Hơn nữa, chúng ta cần hiểu rằng Hội Đồng Châu Âu từng có nghị quyết lên án những chế độ XHCN hiện thực trên thế giới.
Trên cơ sở những cảm nhận ấy, chúng tôi xin điều chỉnh tên của chuyên đề này là:
Góp cái nhìn Minh triết vào xây dựng học thuyết phát triển.
*** 
II
Minh triết, một giá trị văn hóa nhân loại đang phục sinh
1.      Trào lưu phục hưng Minh triết.
Nếu như ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu Minh triết là “Đề tài thực sự rất mới mẻ” – ý kiến các Gs, Ts Phan Huy Lê, Vũ Ngọc Khánh, Tô Duy Hợp, Nguyễn Trọng Chuẩn, Trần Ngọc Hiên, Phan Văn Các tại Hội đông khoa học phê duyệt Đề tài Nghiên cứu Minh triết, thì trên thế giới đây là một trào lưu văn hóa đã hình thành từ 3, 4 thập niên lại đây. Nhiều học giả cho đây là một “trào lưu văn hóa mới” hoặc là “trào lưu khai sáng lần thứ II”. (Trào lưu khai sáng I cũng gọi là Thế kỷ ánh sáng – Tk XVIII). Từ những năm 70 của Thế kỷ XX, Clayton là nhà nghiên cứu tiên phong về Minh triết. Ông được thừa nhận như nhà Tâm lý học đầu tiên nêu vấn đề “Làm sao đạt tới Minh triết và ở tuổi nào thì minh triết có ảnh hưởng”. Từ những gợi ý của Clayton Paul Baltes đã lập ra ở Berlin Dự án Minh triết (Plojet of Wisdom) đặt trong Đại học Max – Plank, như là một viện chuyên nghiên cứu về Minh triết. Nhà xã hội học Monika Ardelt khi nghiên cứu Minh triết đã phát minh về “Ba chiều kích của thứ bậc Minh triết” xây dựng hệ thống trắc nghiệm về cấp độ Minh triết của một cá nhân. ở Mỹ, trào lưu này được đánh dấu bằng hàng loạt trường Đại học Minh triết (Wisdom University). Trong số đó có Đại học Minh triết San Francisco là nổi tiếng. Trường này chỉ thu nhận sinh viên đã tốt nghiệp Đại học và coi đào tạo lại nhân cách để có lối sống hợp lý làm mục đích. Vào đầu thế kỷ XXI, công trình văn  hóa được coi đáng giá nhất ở Mỹ là bộ Thánh kinh Minh triết (Bible of Wisdom). Trong bộ Kinh đồ sộ này, người ta tập hợp những giá trị Minh triết Đông phương như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Thiền, những giá trị minh triết của nền văn minh cổ Hy La và cả của nhiều triết gia cận và hiện đại. Hàng trăm đầu sách chuyên khảo về Minh triết ra đời và trên mạng thông tin mỗi năm có cả triệu trang viết về Minh triết.
Lý giải vì sao có sự quay tìm giá trị Minh triết, người ta nêu những nguyên nhân sau:
- Con người cảm thấy bất an trước những nghịch lý: Kinh tế phát triển, Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển nhưng lại đẩy tới phân hóa giàu nghèo, môi trường tự nhiên bị phá hoại, đời sống vật chất được nâng cao nhưng tập tính người phát triển chậm, mâu thuẫn thế hệ tăng lên, diễn ra những cú “sốc” văn hóa...
- Nỗi thất vọng trước sự bất lực của những hệ thống triết thuyết xã hội, sự thất bại của những phong trào xã hội (Hippy chẳng hạn, Hiện sinh chẳng hạn) và cả sự thất bại của phong trào XHCN.
- Những hệ thống triết học nhấn mạnh phẩm chất duy lý, duy vật không giải đáp thỏa đáng những vấn đề của con người, của xã hội, của vũ trụ ... nên đã có sự quay tìm một kiểu suy nghĩ khác (mode d’ intelligibilité) từ phương Đông, từ Minh triết phương Đông1. Từ đó người ta đặt lại những vấn đề về lẽ sống, về lối sống, về mô thức tư duy. Người ta cho rằng con người bị phân thân, trở nên đơn giản, một chiều, đánh mất sự hài hòa, an tịnh v...v... của con người với nhau và với cả thiên nhiên.
Điều rất thú vị là vị Giáo sư Tiến sĩ nước Anh là Lloyd Bruce, 20 năm trước là nhà kinh doanh ngân hàng, gần đây chuyển sang hoạt động hàn lâm chuyên nghiên cứu về chiến lược điều hành, lãnh đạo (Stratégie of management). Chẳng những cổ vũ mọi nhà lãnh đạo vĩ mô và vi mô đều cần  biết Minh triết và ứng dụng Minh triết mà còn đề xướng nhân loại phải vượt qua Xã hội tri thức (Knowledge society) và nền kinh tế tri thức (Knowledge economy)để kiến tạo một xã hội Minh triết (Wisdom society) và nền kinh tế minh triết (Wisdom economy).
Nhiều bất an, bất trắc trong phát triển kinh tế ở nước ta khiến ta phải suy ngẫm về những ý kiến nhân văn ấy.
Có thể dùng câu sau để kết thúc tiết này: “Sau những chối bỏ đối với nhiều triết thuyết, ngày nay Minh triết đang là chủ đề chính trong tư duy đưông đại”. (Après une certaines phase de désintérêt de la part des philosophes, La Sagesse redevient aujourd’ hui un sujet central de la réflexion comtemporaine”.
2. Thử tìm định nghĩa Minh triết.
Cũng giống như bất cứ khái niệm nào xuất hiện trong văn hóa nhân loại, Minh triết cũng có vô vàn định nghĩa. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà Đại học Chicago (Mỹ) đã tuyên bố chi hai triệu đô để mời gọi học giả các nước đăng ký tham gia định nghĩa Minh triết.
Trước hết nói về sự lựa chọn thuật ngữ. Có nhà trí thức nói với chúng tôi (Nhóm nghiên cứu Minh triết) tại sao không dùng hai chữ khôn ngoan để diễn đạt mấy chữ Sagesse (Pháp) và Wisdom (Anh – Mỹ) ? Chúng tôi chọn thuật ngữ có khuynh hướng bác học. Vì chỉ có thuật ngữ Minh triết là mới diễn tả tương đối trọn vẹn các sắc thái khác nhau về ngữ nghĩa của khái niệm này trên thế giới. Hơn nữa Minh triết là một thuật ngữ phức hợp vừa có Minh lại vừa có Triết. Thuật ngữ này đã xuất hiện trong văn hóa á Đông từ hơn 2000 năm nay. Trong Kinh Thi có câu: “Ký minh thả triết dĩ bảo kỳ thân”, nghĩa là: Vừa có sáng suốt lại có cả sự rạch ròi đúng đắn thì đủ để giữ gìn thân mệnh (Bài Chưng dân thiên Đại nhã - Kinh Thi, Nxb. Văn học, tr. 731). Người ta đã ghép hai yếu tố ngữ nghĩa ấy lại thành một từ để chỉ khái niệm Minh triết, được sử dụng trong văn học bác học. ở nước ta chính Ngô Thì Nhậm từng sử dụng thuật ngữ Minh triết. Và điều rất đặc biệt ông đã gắn Minh triết với hệ thống tứ vô: vô ý, vô cố, vô tất, vô ngã của Khổng Tử. Điều này vào cuối thế kỷ XX Triết gia F. Jullien đã đề cập sắc sảo trong tác phẩm Minh triết Phương Đông và Triết học Phương Tây, Nguyên Ngọc dịch, Nxb. Đà Nẵng. Nhiều tác giả đương đại như Lương Kim Định, Hoàng Ngọc Hiến, Vũ Ngọc Khánh, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Khắc Mai ... đã sử dụng thuật ngữ này để diễn đạt khái niệm Minh triết mà những từ khôn ngoan, trí khôn, thông tuệ không thể diễn tả được. 
Thử điểm qua vài định nghĩa của học giả thế giới.
*Minh triết là biểu hiện trí tuệ và đức hạnh của con người. Nó là đặc trưng của những ai biết sống hài hòa với chính mình và với đồng loại, hài hòa giữa thân xác và tâm hồn, biết nuôi dưỡng những phẩm chất tinh thần, biết gắn liền lời nói và việc làm. (Pháp).
*Minh triết là “túi khôn” của các dân tộc (tục ngữ, ca dao ...).
*Minh triết được thu thập từ tri thức, kinh nghiệm và ttrực cảm mà khả năng ứng dụng rất tốt.
*Cái tinh túy của minh triết là “đạo” (virtue) được bắt nguồn từ văn hóa, triết học và tôn giáo.
*Minh triết là cái nhãn quan qui tụ cả lý tưởng và nguyên lý để chỉ đạo mọi hành vi và quyết định.
*Minh triết là cơ sở của năng lực để thực hiện các giá trị trong đời sống của mình và của người khác.
*Minh triết bắt nguồn từ lương tri (pure raison), từ lương năng - tính thiện (perhaps experience) và từ trực cảm – tuệ năng (spirituality).
*Thiên chức của minh triết là biết phân biệt được cái thiện và cái ác.
*Minh triết là năng lực đủ để chúng ta sử dụng tri thức vì lợi ích của chính mình và của người khác.
*Càng có tri thức, chúng ta cần có minh triết nhiều hơn để bảo đảm hành động đúng.
*Trong kim tự tháp phẩm chất của con người, minh triết đứng ở tầm cao nhất,
Ở nước ta nhóm nghiên cứu minh triết đã nêu ra như một giả thiết để nghiên cứu “Minh triết là phần tinh hoa trong tài sản tư tưởng và văn hóa của nhân loại, đặc biệt của Phương Đông và nước Việt Nam chúng ta. Những giá trị minh triết của Việt Nam được hình thành qua tiến trình Văn hóa – Lịch sử hàng ngàn năm rất phong phú, sâu sắc. Nó chính là sợi chỉ đỏ, là cốt lõi, là chất tủy của Văn hóa Việt. Minh triết thể hiện ra trong những câu chữ, mệnh đề, lời nói, câu chuyện ... bao hàm những ý nghĩa có tính chân lý phổ quát, sâu sắc. Chúng từ cái “ngộ” của những người hiền tài, vua hiền, tướng giỏi, nhà văn hóa lớn, hoặc là những hạt ngọc được mài giũa tinh tế của văn hóa dân gian (Folklore). (Trích Đề cương nghiên cứu Minh triết trong tiến trình Lịch sử Văn hóa).
3. Ký minh thả triết dĩ bảo kỳ thân – nguyên lý cơ bản ứng dụng Minh triết.
Có học giả nói ‘Phải có minh triết để biết minh triết’. Lại có người nói:  ‘Phải có minh triết để biết minh triết giống như phải có cái tai thẩm âm để nghe âm nhạc’.
            Từ ngàn xưa văn hóa á Đông đẫ biết đánh giá cao minh triết. Câu thơ ấy trong Kinh thi quả nhiên là một minh triết. Về sau, người ta rút gọn thành ra thành ngữ “Minh triết bảo thân”. Thành ngữ này được gắn liền với ý nghĩa tiêu cực. Nói người minh triết bảo thân là người khôn ngoan khéo léo để gìn giữ mình khỏi thiệt hại, một loại khôn ngoan ăn người. Người ta cũng chê kẻ khôn ngoan lọc lõi không dám đương đầu, thử thách, không dám đối mặt với cường quyền, với cái ác, cái xấu để giữ thân là kẻ “minh triết bảo thân”.
            Nhưng nếu hiểu minh triết theo cái nghĩa như thế thì dung tục quá, thấp kém quá. Vì thế cần xác lập cho được cái nghĩa đúng, nghĩa tích cực phản ánh cho được cái chân, thiện, mỹ trong tư duy của tiền nhân. Cũng chính là trả cái nghĩa đích thực chân xác của lịch sử.
            Xét từ nguồn gốc bài thơ này trong Kinh thi, mới thấy hết cái ý nghĩa tích cực của nó. Đó là bài Chưng dân nghĩa là dân chúng đông đảo, ca ngợi một người làm quan đời nhà Chu tài đức vẹn toàn. Vẻ ngoài uy nghi, lòng luôn tinh tế cẩn trọng, nắm rõ mọi công việc của đất nước, thương người yếu hèn, không khuất phục kẻ cường quyền. Đó là con người vừa minh lại vừa triết nên giữ được thân mệnh của mình.
            Ngày xưa người ta dùng ký tự tượng hình để viết chữ minh một bên là chữ nhật? mặt trời, bên cạnh là chữ nguyệt mặt trăng. Như thế minh có nghĩa là cái sáng tỏ, cái (sự) sáng suốt, rõ ràng, mà cũng có nghĩa là năng lực sáng suốt, sáng tỏ, rõ ràng. Cái sáng và năng lực sáng tựa như mặt trăng mặt trời vậy. Vì sáng tỏ, rõ ràng nên minh là cái được coi là sự thật, là cái đúng không lầm lẫn với cái khác, cái sự vật (tư duy) được nhìn nhận đúng như nó. Vì thế minh cũng là năng lực để nhận ra cái đúng cái sai, không lầm lẫn.
            Còn triết , người xưa viết bộ thủ bên cạnh chữ cân (cái búa) và chữ khẩu chỉ sự tư duy, ngôn ngữ ... Cho nên Triết là kiến thức, tư duy đã được chẻ ra, rõ từng đoạn, mạch, đâu vào đấy. Đó chính là cái (sự vật, tư duy) đã được chẻ ra, phân tích rành mạch đâu vào đấy.Nói khúc chiết là như vậy. Mà Triết cũng là cái năng lực bậc cao của tư duy, của tư tưởng, biết phân tích sự vật, tư duy ra để khám phá, hiểu biết.
Nhưng minh triết là một từ phức hợp có hai yếu tố ngữ nghĩa minhtriết. Nếu trong tâm lý học minh (cái năng lực sáng suốt) gắn với trực quan, trực cảm, với lương năng lương tri thì triết lại gắn nhiều với cái (và năng lực) phân tích, tổng hợp để có tri thức, có trí năng. Minh triết không chỉ là thức, là trí, là tuệ, là văn. là học. Minh triết còn là đức hạnh, là biết sống đúng, tốt và đẹp. Cho nên Minh triết luôn gần gũi, gắn liền với Minh đức, Minh đạo, Minh tâm, Minh chính, Minh trí, Minh biện, Minh lý, Minh luân, v..v.
Việt Nam và á Đông coi minh triết là năng lực hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp của con người. Nó là phẩm chất cao và trọn vẹn của con người vừa có nhân, có trí, có dũng. Nhân là để biết sống với mình và với người khác. Trí là để hiểu biết, còn dũng là để làm, dám làm, dám sống trong hài hòa thân xác và tâm hồn, vật chất và tinh thần, với mình và với người, để đối nhân xử thế, đối đãi với thiên nhiên và xã hội, với tư cách người chứ không phải vật mà cũng không là thú. Văn minh phương Tây tự cội nguồn Hy La cũng khẳng định: Minh tiết là giá trị mà Thượng đế ban cho con người để làm người. Họ nói Minh triết là lý tưởng của nhân loại. (La sagesse est l’idéal de la vie humaine). Họ còn khẳng định Minh triết là khoa học của hạnh phúc (seince du bonheur).
            Thành ngữ Minh triết bảo thân Kinh thi nêu ra đúng là một giá trị minh triết. Bảo thân nghĩa là giữ gìn thân mệnh. Cái thân mệnh không chỉ là cái tổ chức vật chất của một cơ thể. Nó còn có cái mệnh, nghĩa là cái danh dự, cái nhân cách, cái tâm hồn, cái tư cách người hướng đến tốt lành, cả cái thiên chức, cái nhiệm vụ trên (trong) cuộc đời, thế gian, trong trời đất. Thân mệnh không chỉ là nói về một người. Còn có thân mệnh một cộng đồng, một gia tộc, một nhà trường, một cơ quan, một doanh nghiệp, một thành đô, một chính đảng, một quốc gia dân tộc.
            Như thế minh triết chính là năng lực để sống, để tồn tại để phát triển.
Phải có minh lại có triết để tồn tại, để phát triển. Chẳng phải chúng ta đang giở chiếc cẩm nang được trao gởi từ ngàn xưa để mở ra đặng ứng xử cho hôm nay đó sao?. Ai cần có Minh triết? Tiến sĩ Lloyd Bruce khẳng định “Những người lãnh đạo (điều hành) (vi mô và vĩ mô) nếu không biết minh triết và ứng dụng minh triết sẽ phải trả giá đắt cho sự vô tâm của mình”.

III
Có một nền minh triết Việt Nam

1.      Những cội nguồn văn hóa của Minh triết Việt.
            Có thể nhận xét khái quát rằng Minh triết có cội nguồn từ trong triết lý (triết học), trong tôn giáo, trong văn hóa dân gian. Cũng có thể nói đó là ba lĩnh vực lớn có chứa đựng minh triết. Điều đó tựa như ngọc có trong núi đá. Phải bạt núi vỡ đá để tìm ngọc. Vàng chìm trong cát, phải đãi cát tìm vàng.
            ở phương Tây, người ta đi tìm, chọn lọc những hạt ngọc minh triết trong triết học thời thượng cổ trong nền văn minh Hy La ... Người ta trích dẫn từ các nhà triết học, nhà văn hóa cổ đại như Platon, Aristote. Epicure, Héraclite ... những hạt châu minh triết. Ai cũng biết câu nói nổi tiếng của Héraclite “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” (On ne te baigneras pas deux fois dans le même flueve). Đó là một minh triết nói về một sự thật vạn vật biến chuyển khôn cùng. Cùng trên khúc sông ấy hôm qua – giây phút ttrước - là dòng nước khác mà hôn nay – lúc này – lại là một dòng khác nữa ! Vân ... vân.
            ở Đông phương người ta nêu những minh triết từ trong Khổng giáo, Lão giáo, trong những tác phẩm, kinh sách của Khổng Tử, của Lão – Trang v...v. Chẳng hạn những câu nói có giá trị minh triết mà Hồ Chí Minh hay dùng đều được trích từ Khổng học, “Vì lợi ích mười năm thì trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì trồng người” là của Quản Tử.
            Minh triết có một nguồn khác là trong tôn giáo. ở phương Tây là trong Thiên chúa giáo, trước đó là trong Do Thái giáo. Chẳng hạn trong thiên Cách ngôn của Kinh thánh rất nhiều những minh triết. Ví như: “Như thế đó, sấm sét nhiều mà không mưa. Cũng thể như hứa hẹn nhiều mà không thực hiện.” Không phải chỉ con người của xã hội xa xưa phải ngẫm nghĩ mà con người mới của thời hiện đại càng thấy sâu sắc khi chiêm nghiệm về thời đại của mình. Biết bao hứa hẹn sấm chớp mà chẳng được giọt mưa nào!
            Ở á Đông và Trung Đông trong Phật giáo, ấn Độ giáo, trong Thiền học Trung Hoa, Nhật Bản, trong Hồi giáo, là kho vô tận của Minh triết. Ví dụ Phật dạy: “Người phán xử bị quyền lực chi phối không phải bao giờ cũng công bằng. Chỉ người minh triết là biết phân biệt đúng và sai.” Là minh triết vì nó gần sự thật ở mọi thời đại.
            Minh triết có cả trong các triết gia, nhà văn hóa hiện đại. Xin trích lại hai câu của hai nhà văn hóa, chính trị hiện đại:
            K. Mác: “Nhà nước có cơ sở tự nhiên là gia đình, có cơ sở nhân tạo là xã hội công dân.” Thế mà minh triết ấy nhiều người không hiểu nên không muốn để xã hội công dân hay xã hội dân sự tồn tại!
            Thomas Jefferson*: “Tôi mong rằng minh triết phát triển cùng quyền lực, khiến ít dùng quyền lực mà hiệu quả to lớn.”
            Minh triết còn có một nguồn vô tận trong văn hóa dân gian, trong ca dao, tục ngữ, ngụ ngôn, cách ngôn ...
            Chuyện Ngụ ngôn trí khôn ở đâu của Việt Nam là ví dụ. Có người nông dân đang cùng con trâu cày ruộng, một con cọp ngồi ở bìa rừng thấy con trâu to lớn bị con người nhỏ bé sai khiến, bèn mon men đến hỏi. Người nông dân đáp vì ta có trí khôn. Cọp muốn xem trí khôn của người. Người bảo cất ở nhà nhưng không thể về lấy vì lỡ ra cọp ăn thịt mất trâu thì sao. Cọp muốn xem quá, đồng ý cho người nông dân trói vào gốc cây. Trói xong, chất củi đốt, lấy hèo đánh và nói “Trí khôn của tao đây!”. Cọp đau quá vùng chạy, từ đó mang theo nét vằn vện trên lưng. Đó là minh triết đề cao cái Trí.
            Còn câu ca dao “Con kiến mà leo cành đa / Leo phải cành cộc leo ra leo vào / Con kiến mà leo cành đào / Leo phải cành cộc leo vào leo ra” là hình dung một sự luẩn quẩn. Trên đường đời, trong cuộc sống thiếu gì những cành cộc như thế!  
            Ở Việt Nam ta minh triết có thể tìm thấy trong tinh hoa tư tưỏng thành văn của những bậc hiền tài, những quốc sư, những vua hiền, tướng giỏi, nhà văn hóa lớn. Như Trần Hưng Đạo nói: “Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Đó là minh triết chỉ đạo mọi chính sách quốc gia. Nguyễn Trãi lại nói: “Phải chăm sóc nuôi dưỡng muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng không còn lời hờn giận oán sầu”. Chẳng phải minh triết này đã nuôi dưỡng tâm hồn nhân ái Hồ Chí Minh đó sao.
            Khổng giáo du nhập vào nước ta cả mấy ngàn năm. Đó là một nguồn văn hóa của Minh triết Việt.
            Phật giáo vào nước ta không đi cùng với lưỡi kiếm cùng các loại Thái thú. Phật giáo vào nước ta êm thấm nhẹ nhàng hòa nhập cùng văn hóa bản địa làm nên một sắc thái riêng và trở thành cội nguồn phong phú, sâu thẳm của Minh triết Việt.
            Lão giáo cũng có mặt ở nước ta rất sớm, tuy về sau phương thức tu tiên, cầu đạo có được nhấn mạnh và phổ biến, nhưng cái nội hàm và chất tinh túy, triết mỹ uyên thâm của Lão giáo cũng dã in dấu làm nên cái duyên cái nét riêng của Minh triết Việt.
            Vào thời cận đại và hiện đại Thiên chúa giáo, các triết thuyết văn hóa, xã hội, chính trị của Phương Tây cũng chủ nghĩa Mác thâm nhập vào Việt Nam góp phần làm phong phú sắc thái Minh triết Việt. Minh triết từ trong những hệ thống này là vốn quý cho văn hóa Việt. Chính Đông Kinh nghĩa thục vào đầu Thế kỷ XX đã khẳng định:
                                                Á Âu chung lại một lò,
                                    Đúc nên nhân cách mới cho là người.
            Bây giờ ta hiểu Âu không chỉ là châu Âu mà là chỉ Tây phương Âu Mỹ nói chung. Nhưng các cụ dặn là Đúc. Đúc là quá trình nhào nặn, tôi luyện để biến thành mình, thành một bản thể mới. Không được chỉ vay mượn, gá lắp hoặc dán nhãn như Hồ Chí Minh đã cảnh báo*.
            Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc từ ngàn xưa. Nay đã là 54. Không phải chỉ có tộc lớn là người Kinh , mà trong các tộc người anh em cũng có minh triết. Vì thế Minh triết Việt có cội nguồn dân tộc học rất phong phú. Những tinh hoa văn hóa ấy cần phải được thống kê, tìm học, khai thác. Trước hết là ở trong 7 nhóm lớn: Mường, Thái, Hmông, Tày, Chăm, các dân tộc Tây Nguyên, Khmer. Phải tìm tới các cội nguồn để hiểu bản chất, bản sắc những giá trị minh triết Việt, mà còn phải tìm tòi chắt lọc từ trong những cội nguồn ấy để làm mới, làm nhiều lên sự giàu có và thâm thúy của giá trị minh triết Việt.
            2.Về một số viên ngọc minh triết Việt.
            Những người nghiên cứu Minh triết Việt phải đặt ra nhiệm vụ tìm tòi, chắt lọc, thống kê cho được giá trị minh triết trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống như xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế, đạo đức lối sống, tôn giáo tín ngưỡng v...v. Thật sự đấy là công việc lâu dài đòi hỏi một nỗ lực lớn của một tập thể đông đảo các nhà nghiên cứu. Trong phạm vi chuyên luận này, trên cơ sở những nghiên cứu còn rất sơ khai, chỉ xin nêu bốn giá trị minh triết chủ yếu trong bốn vấn đề phần lớn đều thuộc phạm trù Đạo trị nước của Việt Nam.
            a.Đạo lý vô vi cư điện các.
            Chữ Đạo dùng ở đây không mang ý nghĩa một thứ “tôn giáo” như ta vẫn gọi Đạo thờ mẫu, Đạo Lão, Đạo Gia tô, Đạo thờ tổ tiên ... Đạo nguyên nghĩa của nó là con đường (là sự dẫn về, thuận theo, hướng tới). Đạo cũng được hiểu như cái tổng thể, tổng hòa, cái lớn nhất, bao trùm nhất về một phạm trù nào đấy. Những khuôn phép, phương pháp để thi hành một điều gì đấy, một lối sống, một đạo đức, ... cũng gọi là Đạo. Ví dụ Đạo làm người, Đạo làm quan .... Để cho rõ nghĩa và dễ hiểu       xin dùng chữ đạo lý.
            Đạo lý Vô vi cư điện các là một giá trị minh triết rất sâu sắc của Việt Nam. Trước hết hẵng nói xuất xứ. Bấy giờ là đầu thiên niên kỷ thứ hai, thời vua Lê Đại Hành (941 – 1006). Đất nước bắt đầu một thời kỳ độc lập sau khi quy tụ các nhóm Sứ quân thành quốc gia. Nước được đặt tên là Đại Cồ Việt. Vua được tôn hiệu là Đại Hành. Điều kỳ lạ là danh hiệu Đại Hành chỉ là để nói về một nhà vua (hoặc hoàng hậu) vừa băng hà (chết). Nhưng dân ta từ thời ấy vẫn dùng Đại Hành để tôn xưng như một vương hiệu chính thức của nhà vua Lê hoàn. Chính Lê Văn Hưu sau này cũng nhận ra điều lạ lùng ấy khi viết: “Thiên tử và hoàng hậu khi mới băng, chưa chôn vào sơn lăng thì gọi là Đại Hành hoàng đế, Đại Hành hoàng hậu. Đến khi chôn vào sơn lăng yên rồi thì bề tôi mới họp bàn đức hạnh hay dở mới dâng thụy hiệu là Mỗ hoàng đế hay Mỗ hoàng hậu, không gọi là Đại Hành nữa. Lê Đại Hành thì lại lấy Đại Hành làm thụy hiệu mà truyền đến ngày nay là làm sao?” Cái “là làm sao” phải chăng cũng là một mật mã lưu truyền cho con cháu mai sau chăng? Cần phải khám phá cái mật mã ấy, giải thích cái ý nghĩa ấy. Một nước Việt phải đại, phải cồ. Đại, Cồ như là một thôi thúc của bản năng sinh tồn và phát triển. Nó là một nhu cầu vươn lên, hướng thượng để tạo ra cái bản lĩnh, cái sức mạnh riêng của mình. Tuyệt đối không thể và không phải là một thứ tình cảm sô vanh nước lớn. ý chí ấy cũng phải trở thành ý chí của Việt Nam hôm nay phải dân chủ văn minh, giàu mạnh trong thế ứng xử toàn cầu hiện đại.
            Một dân tộc “lớn” trưởng thành, có văn hiến ngày càng phát triển thì về mọi mặt của đời sống văn hóa, chính trị, đạo đức lối sống của từng ngườivà của cả cộng đồng dân tộc phải hướng tới Đại hành. Hành xử lớn không nhỏ nhen, ti tiện, thấp hèn. Đại hành vì thế là một ứng xử hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Đặc biệt trong triết lý, tư tưởng, đạo lý trị nước vĩ mô luôn luôn phải hướng tới Đại hành. Đó là phương châm nền móng đặt ra từ thuở ban đầu kiến tạo lại nền độc lập của Dân tộc. Tương ứng với phương châm Đại hành ấy phải lấy đạo lý Vô vi cư điện các làm triết lý, làm chuẩn mực để lãnh đạo, điều hành thực thi chính sự giữ gìn và bảo vệ Đất nước.
            Bấy giờ, vào một ngày xuân nơi Điện Bách Bảo Thiên Tuế (nơi vua Lê Đại Hành họp với các quan bàn việc nước) sư Pháp Thuận là Quốc sư của vua đã dâng bài Kệ khi nhà vua hỏi kế sách dựng nước.
                                                Quốc tộ như đằng lạc,
                                                Nam thiên lý thái bình.
                                                Vô vi cư điện các,
                                                Xứ xứ tức đao binh.
            Nghĩa là:
            Vận nước và việc nước phức tạp, rối ren chằng chịt như dây leo quấn quýt,
            Trời Nam (cần được) ở trong cảnh thái bình.
            Đạo lý vô vi có mặt (cư ngụ) trong triều chính, công việc triều đình (điện các),
            (Thì) mọi nơi sẽ không còn cảnh binh đao loạn lạc.
            Có thể coi bài Kệ này là Bản Tuyên ngôn dựng nước và giữ nước sớm nhất. đáng tiếc từ lâu văn học Việt Nam chỉ cảm nhận nó như chỉ là ý kiến của một nhà sư, không thấy hết tầm vĩ mô, bàn việc nước của nó. Có thể đặt tên là Bản Tuyên ngôn Đại hành. Một bản tuyên ngôn để làm việc “lớn” của Dân tộc Việt Nam. ý nghĩa của nó là sự đánh dấu một khởi đầu để mà tiếp tục mãi mãi. Nội dung thì phong phú sâu sắc không chỉ duy nêu cái ý chí khẳng định độc lập chủ quyền và quyết tâm đánh bại mọi mưu đồ xâm phạm. Nó đặt ra hững tư tưởng có tính nguyên lý, phổ biến, đúng cả ở thời điểm Đất nước mới được dựng xây ở đầu Thế kỷ XI, mà cũng phù hợpvào thời đạicủa Thế kỷ XXI. Việc nước, vận nước là phức tạp, phong phú, khó khăn (vì thế phải gắng sức nhiều), nhưng Đất nước (Trời Nam) phải được sống trong cảnh Thái Bình. Thái Bình là một ý niệm vừa có độc lập chủ quyền (không có ngoại bang dùng vũ lực tước đoạt chủ quyền), lại có cả nội hàm của tự chủ, tự lập, là một trạng thái hòa bình, yên vui, sung túc (vừa thái, vừa bình). Thái bình là một lý tưởng, một khát vọng lớn của dân tộc trong suốt trường kỳ lịch sử ngàn năm nay.
            Muốn thế, phải vô vi cư điẹn các. Phải tuân theo quy luật tự nhiên và xã hội. Phải hành xử thuận lòng người, lẽ đời và đạo trời. Phải dè chừng và bỏ đi mọi “hữu vi” chỉ lấy ý riêng, giáo điều, tham vọng riêng ... làm mực thước, chế độ, chính sách trị dân, trị nước. Vì chỉ có vô vi như thế mới có chí công vô tư, mới đạt tới sự tôn trọng đạo trời (quy luật) đạo người (khát vọng, tình cảm, ước muốn được sống xững đáng làm người của nhân dân). Có thế mới có thể coi dân là gốc của nước.
            Đạo lý Vô vi cư điện các có thể lấy làm triết lý để tổ chức, điều hành công việc vĩ mô của đất nước. Mà cũng có thể ứng dụng vào công việc vi mô của mọi tổ chức, cộng đồng của xã hội.
            Đạo lý Vô vi cư điện các có thể diễn tả theo ngôn từ hiện đại là thực hiện nguyên lý chí công vô tư trong điều hành, lãnh đạo. Vô vi cần được hiểu trong thế tích hợp vừa có triết lý của Nho gia, của Phật gia, của Đạo gia (Lão Trang), lại còn được cảm nhận với kiến thức hiện đại. Triết gia F. Jullien (Pháp) cho rằng nếu đạt tới vô vi thì có nghĩa là vô bất vi. Tức là có thể đạt tới cái vương quốc của tự do hành động. Không gì là không làm được theo cái chân, cái thiện, cái mỹ. Tất nhiên là phải tránh cho được cái giả chân, giả thiện, giả mỹ.
            Có thể khẳng định được rằng sự thăng trầm của các triều đại Việt Nam trong lịch sử đều gắn liền với việc ứng xử đúng hay sai, tốt hay xấu cái nguyên lý, cái minh triết vô vi cư điện các.
            b. Minh triết về thân phận con người.
            Tôi không biết có tư tưởng nào diễn đạt nỗi lo cho thân phận con người thâm trầm như thế. Trong Tham đồ hiển quyết có một câu như thế:
            “Thế nhân gia nhậm ốc/ Lậu nhân hà sở tại”; Nghĩa là: Người đời ai cũng đi thuê nhà để ở (ngôi nhà dột có thể che chắn ở tạm) / Còn Con người “dột” thì biết trú vào đâu. Cái cá nhân của mỗi người biết trú vào đâu khi con người bị “dột”? Người dột là người không hoàn thiện. Có cái dột về thân xác như ốm đau, bệnh tật, tàn phế. Có cái dột về tinh thần thiểu năng, thiểu trí, thất học, đạo đức sa đọa, nhân cách khiếm khuyết.
            Tham đồ hiển quyết là tác phẩm Thiền học của Sư Viên Chiếu (999 – 1091), có nghĩa là chỉ bày đạo Thiền cho học trò.
            Trước khi nói về giá trị tư tưởng “Người dột biết trú đâu”, hãy nói qua về tác giả và tác phẩm. Viên Chiếu là vị Thiền sư nổi tiếng đầu đời Lý.Ong tên thật là Mai Trực, xuất thân trong một gia đình vọng tộc, người cô ruột là hoàng hậu Linh Cảm, là mẹ vua Lý Thánh Tông, được phong thái hậu năm 1054.
            Mai Trực (Viên Chiếu) người đất Phúc Đường, huyện Long Đàm (nay là Thanh Trì, Hà Nội).Ông xuất gia, là học trò sư Định Hương, người đứng đầu thế hệ thứ bảy dòng Thiền Quán Bích. Khi ra Kinh đô ông có đến ba ngàn đệ tử. Theo Thiền uyển tập anh, ông có các tác phẩm như: Dược sư thập nhị nguyện văn, Tán Viên giác kinh, Thập nhị Bồ tát hạnh tu chứng đạo tràng, Tham đồ hiển quyết và một bài Kệ trước khi mất.
            Các tác phẩm của sư đều thất lạc, chỉ còn Tham đồ hiển quyết (chưa chắc đã trọn vẹn) và một bài Kệ được chép lại trong Thiền uyển tập anh.
            Tham đồ hiển quyết là 59 cặp hỏi và đáp giữa sư và học trò. Đây là một bài giảng pháp rất đặc biệt, không luận chứng trực tiếp vào giáo lý mà dùng những hình tượng ngẫu nhiên, đột ngột nhằm kích thích trực giác của người tu hành. Điều rất thú vị là để bàn đến những phạm trù giáo lý khô khan như cái thể, cái chân, cái vọng, cái dụng, niết bàn, bồ tát, Phật và Thánh, ... Cả người hỏi, đặc biệt là người trả lời đã sử dụng những câu thơ rất bóng bảy, hình tượng, đẹp và gợi cảm. Ví dụ:
            Hỏi:       Phật và Thánh nghĩa thế nào?
            Đáp:      Trùng dương đến cúc vàng dưới giậu,
                           Xuân ấm về oanh náu đầu cành.
            Hoặc:
            Lại hỏi:          Thế nào là Đạo lớn,
                                    Một lối thẳng về nguồn?
            Đáp:                Gió thốc bờ cao hay cỏ cứng,
                                    Nước non chìm đắm biết trung thần.
            Hoặc hỏi:       Thế nào là nhất pháp?
            Đáp:                Xuân sinh hè trưởng biết đâu,
                                    Chỉ hay thu chín, đông mau nhặt về.
 v...v.
            Riêng tư tưởng “Người dột biết trú đâu?” thì nằm ở cặp hỏi đáp như sau:
            Lại hỏi:          Thế nhân giai nhậm ốc,
                                    Lậu nhân hà sở tại?
            Đáp:                Kim ô kiêm ngọc thố,
                                    Doanh trắc mạn lao phân.
                                    (Mặt trăng kia với mặt trời,
                                    Hoài công mà tính lúc vơi lúc đầy.)
         Có một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao đầu đời Lý, trong bao nhiêu vấn đề được đặt ra, thì vấn đề thân phận con người lại cũng được nêu lên sâu thẳm dường vậy?
         Nên nhớ rằng các triều  Ngô, Đinh, Tiền Lê, tuy đã mở ra thời kỳ tái lập nền độc lập, tự chủ nhưng thời gian quá ngắn, chỉ trong vòng mấy mươi năm, việc nươc chưa làm được gì nhiều. Kịp khi Lý Công Uẩn được “công cử” mà lên ngôi mở đầu một thời đại Đại Việt, quy mô, bề thế cả văn trị, võ công. Phải chăng từ bản năng sinh tồn mà người Đại Việt đầu đời Lý đã “ngộ” ra vấn đề con người, tư tưởng lo cho con người. Phải xây dựng một triều đình uiy nghi,có điển lễ, có luật pháp, có vua hiền, quan giỏi. Phải xây dựng nền văn minh Đại Việt về vâth chất, về tinh thần có vưn hóa, giáo dục, thi cử chọn nhân tài, học hành giáo hóa mở rộng. Phải có quân đội tinh nhuệ mới mong “phá Tống”, “bình Chiêm” đặng giữ vững giang sơn xã tắc vừa giành lại được nền tự chủ, thống nhất. Tất cả những công việc lớn, bé ấy để xây dựng và phát triển một quốc gia Đại Việt... đều phải do chính con người Đại Việt thực hiện. Cái cảm nhận xuất phát từ tiềm thức, nó là trực cảm, không thể chỉ là tư duy duy lý. Phải chăng từ trong sâu thẳm của bản năng dân tộc mà Minh triết lo cho con người – Con người biết trú vào đâu xuất hiện. Quan sát lịch sử ttriều Lý ta dễ dàng nhận ra điều ấy. Một triều đại không cai trị chủ yếu bằng bạo lực mà coi trọng văn trị. Quan hệ vua – dân đậm chất thân dân, nhân ái, khiến cho một nhà vua ngồi trong cung ấm áp cũng nghĩ ngay đến thân phậnkẻ bị tù tội mà ra lệnh cải thiện chế độ lao tù. Một hoàng phi sống trong cung ngà điện ngọc lại biết lo cho từng con trâu của nông dân. Mở khoa thi cấp quốc gia mới có Lê Văn Thịnh là người khai khoa (mở đầu học vị cao nhất), cho lập Văn Miếu, xây dựng nhiều chùa bởi thời ấy mỗi ngôi chùa cũng là một trường học, để làm cho nền quốc học thăng hoa.
        Tư tưởng chăm lo cho con người, Minh triết “Người dột biết trú đâu” đã trở thành một dấu son, một chỉ báo để người đời sau tìm thấy cái tác động của một giá trị nhân văn đánh dấu một thời đại thịnh trị mới, một chất lượng hùng cường của Dân tộc. Nghiệm ra Minh triết lo lắng “Con người dột biết trú đâu” là một giá trị nhân văn của muôn đời. Nếu biết khai thác minh triết này, biết biến nó thành phẩm chất của con người của xã hội, đem giá trị ấy phổ biến trong mọi công việc mọi chính sách đối với con người, đối với nhân dân hôm nay, hẵng là một việc làm rất triết mỹ. Nó sẽ nâng tầm cao của nhân cách, tạo chiều sâu tốt đẹp của tâm hồn Việt hôm nay trong mọi cung bậc cuộc đổi mới.
        Ai sẽ phát triển Đất nước trong thế kỷ mới này? Mà chúng ta đang nói tới một thời đại mới mà con người là một nguồn lực tự nhiên đặc biệt, mãi mãi tái sinh, không bao giờ cạn kiệt. Mọi tài nguyên thiên nhiên khác đều có hạn. Riêng tài nguyên con người, vốn con người, vốn xã hội là vô hạn. Mà chúng ta cũng đang tâm niệm ngày ngày như Hồ Chí Minh từng nói răng nhân dân là chủ nhân, nhân dân là lực lưiợng sáng tạo, nhân dân làm nên sự nhiệp xây dựng và bảo vệ Đất nước, họ phải là người được hưởng thụ, nhân dân phải có hạnh phúc tự do, phải dùng được quyền dân chủ, hưởng được quyền dân chủ, v...v.
       Minh triết “Người dột biết trú đâu” là một bài học lịch sử lớn của Đạo làm người Việt Nam. Không được lãng quên Nó!
      Cũng cần nói thêm một điều rằng, trong cặp câu hỏi - đáp ấykhông duy chỉ câu hỏi “Người dột biết trú đâu” là có giá trị tư tưởng lớn. Mà câu trả lời lại vừa độc đáo lại vừa thâm trầm hơn. Ban đầu tôi cứ nghĩ đó là cách trả lời truyền thống của các công án Thiền. Con người ư? Thân phận con người ư? Con người dột không hoàn thiện, người không ra người ư? Tự nhiên thôi. Đến mặt trăng mặt trơi còn lúc tròn lúc khuyết, lúc vơi lúc đầy nữa là. Tuy nhiên ngẫm nghĩ kỹ thì không chỉ như thế. Ngày nay nhân loại đã đi tới được một tư duy: vấn đề con người không thể chỉ giải quyết, mà cả việc hiểu con người là gì là ai v...v, ở đâu đến, sẽ đi về đâu, không thể dừng lại ở phạm vi nhân sinh xã hội. Những câu hỏi lớn ấy nếu chỉ dừng lại ở cấp độ nhân sinh mà thôi, thì đúng như Huy Cận nói “Những câu hỏi lớn không lời đáp”. Nhân loại đang kiếm tìm giải đáp ở cấp độ vũ trụ luận. Đấy mới là vấn đề. Như thế là chính chúng ta cũng đang tiếp nhận một gợi ý thiền học phải tìm, lý giải thân phận con ngwoif theo vũ trụ luận. ánh sáng Thiền ấy đã rọi tới chúng ta từ ngàn năm trước.
            3. Đạo lý thân dân và Minh triết “Bậc nhân chủ phải lấy ý của thiên hạ làm ý của mình, lấy lòng của thiên hạ làm lòng của mình.”
            Đây thật sự là một nguyên lý có tính phổ quát nói về tư cách và phẩm chất của người lãnh đạo. Ngày xưa là nói về một minh quân, một nhà vua hiền minh, thánh trí. Ngày nay là nói đến giới lãnh đạo của một nền dân chủ. Nhân dân là người đứng đầu một quốc gia dân tộc.
            Bấy giờ là đầu đời Trần. Trần Cảnh tức Trần Thái Tông tiếp nhận ngôi vua, nối tiếp vương triều nhà Lý thông qua cuộc nhường ngôicủa lý Chiêu Hoàng. Do một bức xúc cá nhân và nội tâm, một đêm, Trần Thái Tông đã cùng ít tùy tùng bỏ ngôi vua, bỏ Kinh thành tìm lên Yên Tử tu hành. Thái sư Trần Thủ Độ vội vã cùng triều thần lên Yên Tử nài nỉ mời nhà vua trở về. Chỉ khi Thiền sư Phù Vân tâu với nhà vua lời lẽ như trên, Trần Thái Tông mới chấp nhận về triều. Từ đó ngài chủ động việc triều chính, xây dựng lực lượng đoàn kết quốc gia, đào kênh, đắp đê, mở ttrường học, định khoa thi (nhiều hiền tài xuất hiện như Nguyễn Hiền 13 tuổi, Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên ...), chấn chỉnh quân đội, ban bố luật lệ, giữ yên bờ cõi phía Bắc, đánh dẹp quân Chiêm gây rối ở phía Nam, chủ trương đền bù cho nông dân bị lấy đất đắp đê, bán ruộng công cho dân... Nhà vua cư xử nhân hòa, khoan ái, tạo ra một tình hình thịnh trị rõ rệt khiến đủ sức mạnh đập tan cuộc xâm lăng thứ nhất của quân Nguyên Mông (1257).
            Có thể nói triết lý ấy “lấy ý, lấy lòng của thiên hạ làm ý, làm tấm lòng của người (giới) lãnh đạo như một định hướng tinh thần khiến cho xã hội đời Trần, rõ nhất là vào giai đoạn các vua đầu triều đại, đã có sự thăng hoa, phát triển trên khắp các mặt chính trị, quân sự, văn hóa và tôn giáo, đạt tới đỉnh điểm rực rỡ của nền văn minh Đại Việt. Đó là một thời đại một đi không trở lại trong lịch sử nước nhà.
            Hiện nay chúng ta đang thực hiện những mục tiêu (tổng quát) để phát triển Đất nước theo các tiêu chí sau:
            Dân giàu – Nước mạnh – xã hội Công bằng Dân chủ Văn minh.
            Nói dân chủ trong tiến trình nhân loại hiện đại, thì Việt Nam chúng ta cũng phải giải quyết 3 vấn đề then chốt và cơ bản:
            - Phải khẳng định tư tưởng Dân là quý, Dân là gốc, từ đó khẳng định nguyên lý pháp quyền dân chủ (dù là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản) là nguyên lý Quyền tối thượng của nhân dân (La suprêmatie du Peuple). Bất cứ thể chế dân chủ nào cũng phải tuyên bố nguyên lý pháp quyền này. Tuy nhiên vấn đề dân chủ có là của Dân hay không, hay chỉ là lời nói hoa mỹ của các chính cương, tuyên bố, chỉ được ghi chép trên giấy tờ thì phải trải qua quá trình đấu tranh thực hiện.
            Trong thực tế quyền tối thượng của nhân dân được thể hiện (rộng hay hẹp, ít hay nhiều, thực chất hay hình thức...) qua những thiết chế sau:
            + Bầu cử cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và người đứng đầu nhà nước cao nhất.
            + Luật trưng cầu ý kiến nhân dân.
            + Luật về quyền con người, quyền công dân thể hiện quyền mưu sinh, quyền cư trú, quyền lập hội, quyền tự do ngôn luận và đặcc biệt là quyền sở hữu. Chế độ chính trị nào giải quyết thỏa đáng, ngày càng văn minh tiến bộ, trao cho công dân những thiết chế rộng rãi về những quyền công dân hay quyền dân sự này thì phát triển, ổn định, văn hóa, đạo đức xã hội và lối sống văn hóa được duy trì. Hoặc ngược lại. Việt Nam nếu tuân theo minh triết của cha ông thì tất yếu cùng nghĩ và cùng làm theo Hồ Chí Minh: thực hiện “dân chủ mở rộng”, “dân chủ triệt để”, “dân chủ thật sự” ... Phải làm cho Dân ai cũng “hưởng được quyền dân chủ, dùng được quyền dân chủ”. Ở nước ta, người thể hiện giá trị minh triết thân dân trong thời hiện đại chính là Hồ Chí Minh.
            - Phải khẳng định quyền của Dân mà cơ bản là những quyền dân sự. Đây là điểm có nhiều mâu thuẫn trong quan niệm của những nhà nước theo chủ nghĩa xã hội (bảo thủ và quan liêu). Do quan niệm sở hữu của Dân là tư hữu nên đa xkhinh thường quyền dân sự này, và coi đó là lạc hậu là phản động. Chính Hồ Chí Minh đã hiểu vấn đề này rất biện chứng, quyền tư hữu của Dân (nông dân) mới thật sự là Com – muy – nít (cộng đồng chủ nghĩa). Thứ hai do nhấn mạnh vai trò nhà nước trong thiết chế Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo nên chỉ nhấn mạnh yếu tố quyền quản lý; đã rất coi khinh, coi thường, coi nhẹ hệ thống quyền dân sự, mà ngay cả Các Mác cũng phải nhận thức rằng” Nhà nước cơ sở tự nhiên là gia đình, cơ sở nhân tạo là xã hội công dân (dân sự). Nếu coi xã hội dân sự là nền tảng của nhà nước thì phải thực hiện một hệ thống tư pháp đủ để thể hiện trong thực tiễn sự tôn trọng cái nền tảng ấy của Nhà nước.
            - Phải xây dựng thể chế chính trị, thiết chế xã hội thật hài hòa, cân đối 3 định chế chính trị – nhà nước - là: quyền lực nhà nước, quyền lực xã hội dân sự – hệ thống tư pháp (pháp quyền). Thử hình dung 3 mô hình*.        
            a. Tam giác lệch:
                                          
            Trong trường hợp này Nhà nước kéo tư pháp về mình. Hậu quả là độc tài, chuyên chế, độc tôn. Nhà nước hóa – cậy quyền, toàn trị ...
            b. Tam giác lệch dân kéo luật về phía mình, hậu quả là rối loạn, vô chính phủ.
                                           
            c. Có một mô hinh cân đối vàng. Đó là tam giác đều. Trường hợp này có được sự hài hòa.                                   

4. Kê minh thập sách – Minh triết dựng nước giữ nước.
            Điều rất đặc biệt, đây chính là tác phẩm của một người phụ nữ. Bà tên là Bích Châu họ Nguyễn (vẫn được viết là Nguyễn Thị Bích Châu). Theo Truyền kỳ tân phảcủa Đoàn Thị điểm, bà là cung phi của vua Trần Duệ Tông (1336 – 1377). Nhân thấy triều chính cuối đời Trần có chỗ suy vi, bà viết tờ biểu dâng lên nhà vua lấy tên Kê minh thập sách, nghĩa là mười chính sách viết (dâng) lúc gà gáy sáng. Bà mượn ý của bài thơ Kê minh trong Kinh thi nói về một bà hoàng phi nghe gà gáy sáng liền trở dậy chuẩn bị và giục nhà vua đi coi chầu (lên diịen làm việc với các quan). Bà Bích Châu sau đó theo đoàn chiến thuyền đi đánh Chiêm Thành. Tại cửa biển Kỳ la, nay là Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Bà tình nguyện làm vật hiến tế để cầu thủy thần cho gió yên bể lặng. Một trăm năm sau đó, Lê Thánh Tông trong cuộc Nam chinh, khi đi qua Kỳ Hoa, biết sự tích của Bà có đề thơ, cho tu sửa đền và tặng Bà mỹ hiệu “Chế Thắng phu nhân”*. Đền thờ Bà hiện còn ở xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyên văn bàng chữ Hán, được dịch ra như sau:
Trộm nghĩ, dời củi xa bếp lò, sửa trị nên phòng khi chưa loạn; lấy rễ dâu ràng cửa tổ, ở hồi yên phải tính lúc nguy. Vì nhân tình dễ đắm đuối cuộc yên vui; mà thế vận khó giữ được thường bình trị. Cho nên Cao Dao trước tỏ sự ngợi khen rồi mới dâng lời khuyên chớ biếng chớ hoang. Giả Nghị cúng tâu lời than thở đương lúc thái bình yên ổn. Chính bởi yêu vua mà ngăn ngừa dần, phải đâu làm khác chúng để khoe tài.
Kẻ  tiện thiếp Bích Châu này, lúc nhỏ sinh nơi nghèo hèn, lớn lên được vào cung thất. Cuộc yến tiệc thường được ban ơn, mắt long nhan đã bao lần soi tới. Vá xiêm áo vua Ngu, dám đâu sánh người nam tử; cởi trâm cài như bà Khương hậu để khuyên nhà vua trước hẵng nghĩ tới triều đình. Kính dâng mười điều, chỉ mong được lấy một:
            Một là năng giữ cỗi gốc của nước, dẹp bỏ hà khắc bạo ngược thì lòng người yên vui.
Hai là giữ gìn nền nếp, bỏ phiền nhiễu thì kỷ cương không rối.
Ba là nén chặn kẻ lộng quyền  để trừ lũ sâu mọt hại nước.
Bốn là thải loại bọn tham quan lại nhũng để giảm bớt sự chài vét của dân.
Năm là xin chấn hưng việc học cho lửa đuốc (văn hóa, trí tuệ) cùng mặt trời soi sáng.
Sáu là xin cầu lời nói thẳng, để cho đường ngôn luận và cổng thành cùng rộng mở.
Bảy là kén quân trước hãy chú trọng sức khoe sau mới tính đến dáng vóc.
Tám là chọn tướng cốt người thao lược rồi mới tính đến thếgia.
Chín là khí giới quý hồ bền sắc không chuộng hình thức hoa hòe.
Mười là trận pháp cốt cho chỉnh tề cần chi điệu múa.
Xét mấy điều ấy đều rất thiết dụng cho ngày nay. Mạo muội bày tỏ lòng trung, mong lời quê mùa được rộng xét. Điều hay thì thi hành, điều dở thì bỏ đi. Xin vua xét đến. Nước được trị, dân được yên, đó là ước nguyện của thiếp vậy.
            Mượn tiếng gà gáy để ngụ ý sự thức tỉnh. Ở đây không chỉ là đánh thức một người trở dậy để làm lụng, dù là việc làm của vua ra dự lễ thiết triều. Kê minh là tiếng báo thức cho trí tuệ, cho những hệ thống tư duy phải tỉnh dậy với những suy tư mới, tâm huyết mới, tình cảm và ý chí hành động mới. Bà mượn tứ của Kinh thi để trình bày một cương lĩnh, một triết lý hành động dựng nươc và giữ nước. Có sáu điều thuộc về lĩnh vực dựng nước, có bốn điều là kế sách giữ nước, xây dựng quốc phòng.
            Mười kế sách, mỗi kế sách đề cập đến một lĩnh vực lớn, nhưng chỉ bằng một hai câu. Đây là phong cách tư duy Thiền học mà đời Lý – Trần rất thịnh.Một vài câu htôi nhưng chỉ rõ ruột gan của vấn đề, cốt tủy của sự việc. Có thế mới đi tới “bất biến ứng vạn biến”. Tôi cho đó là những minh triết, có giá trị như những định đề, những công thức khái quát mà mỗi thời phải biết tìm cách vân dụng đặng giải những bài toán chính trị – nhân sinh thời đại của mình.
            Ta bây giờ đang coi Dân là gốc của nước, lại đang hô hào giữ cái bản sắc (cũng là gốc) văn hóa của mình.
            Xưa nay không ai lại nghĩ rằng học thuyết này chủ nghĩa kia mới là cái gốc. Nên Trần Hưng Đạo nói khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Nguyễn Trãi lại nói phải trừ bạo để yên dân và làm sao cho trong thôn cùng xóm vắng không còn lời hờn giận oán sầu. Vào thời nay Hồ Chí Minh lại nói một ham muốn tột bậc: nước được độc lập, dân được tự do ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành ... Cho nên hà bạo, phiền nhiễu, nhũng lạm, lộng quyền là những tệ đoan đang diễn ra với những hành vi, dạng vẻ mới phải trừ khử, ngăn chặn, dẹp bỏ. Như nói về hà khắc bạo ngược thì không chỉ là hành vi của cơ quan hoặc nhân viên công quyền đói với dân, mà những thiết chế, những phương thức sinh hoạt không nhân văn như tai nạn giao thông, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm tiếng ồn, khai thác rừng, đất đai nguồn nước xô bồ, lạc hậu tham lam ... cũng đều là hình thức hà bạo mới! Ta đang cải cách hành chính, đang xây dựng và đổi mới hệ thống công quyền từ Đảng đến những cơ quan nhà nước làm sao cho văn minh, công bằng, dân chủ hài hòa với hệ thống dân sự ... thì những mách bảo bỏ phiền nhiễu, chặn lũ lộng quyền, thải bọn tham nhũng chính là nói với chúng ta đó thôi.
            Điều thứ năm, thứ sáu mới thật là thần tình kỳ diệu. Sao lại có một tư duy, một cách đề cập sắc sảo đến vậy về hai vấn đề cấp bách của chúng ta. Bà nói phải chấn Nho phong. Nho phong tức là việc học, không hỉ là học để biết, để làm mà hơn thế là để làm người!. Mà cũng không chỉ là việc học, còn là vấn đề rộng lớn hơn của văn hóa khoa học. Ngọn đuốc Nho phong, ngọn đuốc văn hóa, khoa học phải được thắp sáng khắp nơi.! Chưa bao giờ lại thấy lời nhắn gờit lịch sử làm ta xúc động dường vậy. Điều thứ sáu, nguyên văn: “Nguyện cầu trực gián, hội thành môn dữ ngôn lộ tịnh khai”. Nghĩa là “hãy cầu lời nói thẳng khiến cho cổng thành cùng đường ngôn luận rộng mở”. Phải cầu xin chứ không phải “có cho nói mới được nói”! Sao lại có ý kiến cập nhật dường vậy. Đường ngôn luận lại đi đôi với mở cửa. Ngôn lộ của chúng ta hôm nay chưa thật văn minh, công bằng, dân chủ. Bởi vì con đường mở ra từ quá khứ lạc hậu. Cũng giống như rác rưởi trên đường vẫn bám cuốn theo luồng bánh xe quay vậy. Trở lại kế sách thứ ba, bà nói phải nén chặn lũ quyền thần để trừ sâu mọt hại dân. Lũ lộng quyền ngày nay đang tùy tiện “làm luật”, bán đất, chia chác, làm quy hoạch treo, dung túng xã hội đen, bảo kê cơm tù, làm nhiều việc đã rồi ảnh hưởng tới lợi ích của dân của nước.
            Người Việt Nam xưa nay vẫn quan tâm hai điều dựng nước và giữ nước. Bốn điều sau cùng là nói kế sách tăng cường sức mạnh quân sự, quốc phòng. Quân và Tướng, khí giới và trận pháp, đều là những gợi ý sâu sắc. Riêng vấn đề chọn tướng cốt người thao lược thì đấy là một nguyên lý, một triết lý của muôn đời mà không chỉ cho quân sự. Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của họat động nhà nước hôm nay từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, an ninh quốc phòng, đối ngoại ... đều có thể lấy nguyên lý ấy để rà xét chiêm nghiệm và giải đáp.
            Trong lời kết luận bản tấu bà nói rõ “Phù duy sở sự, thậm thiết thời nghi”. Mấy điều ấy hết sức cấp thiết, rất phù hợp thời thế. Vì lẽ những tư tưởng đúng ở thời xưa mà cũng hợp với thời nay, tôi gọi đó là Minh Triết giữ nước và dựng nước.
1.      Thử cắt nghĩa thân phận “chiếc bánh trôi” minh triết.
Trần Nhân Tông trong bài thơ Tặng bánh xuân cho Trương Hiẻn Khanh, một sứ thần Trung hoa có câu (lời dịch):
            Bánh xuân đầy mâm như hồng ngọc,
            Phong tục xưa nay của nước nhà.
Ta hiểu chiếc bánh trôi đã trở thành dấu ấn văn hóa Việt. Trong hình tượng viên ngọc quý, chiếc bánh trôi hiện ra tròn trặn, trắng nuột nà, thơm tho ngọt ngào. Còn thân phận của nó lại chìm nổi vô lường. Minh triết Việt có biết bao phẩm chất tốt đẹp trong thân phận cái bánh trôi. Trân quý như ngọc; Đẹp giản dị; Tròn đầy là sự viên mãn; Trắng nuột nà là sự tinh khiết là tượng trưng cho ánh sáng là sự minh bạch không đen tối. Vị ngọt ngào chính là phần thưởng của hạnh phúc, của niềm vui thắng lợi trong cuộc đời. Gắn với nước là gắn với sự uyển chuyển, mềm mại, linh hoạt, trôi chảy hanh thông. Minh triết Việt có tất cả những phẩm chất của chiếc bánh trôi, một hình ảnh triết mỹ trong dáng vẻ một chiếc bánh xuân của “phong tục xưa nay của nước nhà”.
Nhưng như chiếc bánh trôi, Minh triết Việt cũng có nỗi thăng trầm của nó. Phải chăng vì những phẩm chất siêu việt lại cô đọng trong một hình hài dân dã, thô sơ nên ra đời rồi bị lãng quên. Nó xuất hiện trong một lúc nào đấy rồi chìm khuất trong thời gian.
Phải chăng minh triết là phẩm chất siêu việt, thăng hoa, tinh tế của văn hóa Việt của tâm hồn Việt, nó quá khó để nhận ra trong dời thường, trtong những con gnười tầm thường ?!
Nhân loại tiến hóa là một quá trình nhào nặn văn hóa để đưa văn hóa trở thành đời thường. Đó là một cái lý mà Ngô Thì Sĩ đã nhận ra “Đem đạo đời thường để cảm hóa lòng người”. Nhưng vì con người vốn sống bản năng thường dễ thể hiện tính “con” hơn là sống theo những phẩm “người”. Các triều đại Việt và dường như cả trong dân gian cứ đời ông, đời cha, đời con thì tốt đẹp, đến lũ cháu chắt là hư đốn. Có hai tố chất dường như thâm căn cố đế trong văn hóa Việt. Đó là sự hời hợt. Tính hời hợt đã bị bắt quả tang trong nhận xét được ghi chép của những cha cố đều truyền đạo. Họ khen người Việt nhiều điều khéo tay, chăm chỉ, chất phác, nhưng họ nhận ra ngay tính hời hợt. (Xem Tính cách người Đàng ngoài, Tạp chí Xưa và nay, 4 – 2003). Do tính hời hợt nên Văn hóa Việt ít để lại sự tìm tòi tinh tế, thống kê chi ly, phân tích cặn kẽ những giá trị tinh hoa của mình. Thường chỉ là những ghi chép như là để lại một gia bảo, ít có sự phân tích đi sâu để truy tìm ứng dụng. Cũng may mà còn có sự ghi chép!
Có một nhược điểm thứ hai là tính truyền thừa. Truyền thừa chỉ thể hiện trong Phật giáo. Nhưng trong nghiên cứu văn hóa phải gọi là một thiệt thòi, một nhược điểm. Dường như cái kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” hoặc “tắm lúc nào vuốt mặt lúc ấy” hoặc “đời cua cua máy đời cáy đào” đã trở thành một thói quen, tập tục, lối sống. Một triết thuyết “vô vi cư điện các” may còn có Thiền uyển tập anh ghi chép lại.Vào thời hiện đại “quốc tộ” chỉ được đưa vào chương trình sách Giáo khoa Trung học phổ thông làm bài “đọc thêm”. Quốc tộ được dịch là “Vận may của nước”! Biết bao viên ngọc khác bị vùi lấp, quên lãng.
Từ khi Tống nho du nhập mạnh vào Việt Nam, nghĩa là từ khi có cácc khoa thi đại học, có nền giáo dục mở rộng, thánh hiền chỉ được nói đến, thờ phụng là người Tàu. Dường như chỉ có Chu Văn An được thờ vì khí phách nho gia cương trực, hơn là vì học thuật! Các “nhà” của chúng ta ít tham khảo nhau, trích dẫn nhau, tiếp nối tiếp tay để mở rộng một triết lý, một kiến giải văn hóa. Trường hợp hiếm hoi là Phan Huy Chú đã trích dẫn lưu lại một câu nói nổi tiếng của Ngô Thì Sĩ. “Đem đạo thánh hiền để quở trách thói đời không bằng đem đạo đời thường để cảm hóa lòng người.”!
Ngày xưa đã vậy. Thánh hiền, bách gia chư tử là bên Tàu. Thời nay đã từng kéo dài một “học phong” xấu, sùng ngoại, sùng mộ những “ác”, “in”, “ốp ép” v...v. Quên lãng cha ông, những giá trị tinh hoa của dân tộc, học tập người xưa một cách hình thức chắp vá. Dường như ở tầm quốc gia đã nảy sinh một thái độ hời hợt, hình thức đối với giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, mọi vấn đề quy về một giá trị đơn nhất, ngoại lai khiến càng làm nghèo đi văn hóa, tạo ra sự đứt gãy văn hóa trong thời hiện đại.
Nếu nhân loại đang có phong trào đi tìm lại chính mình qua Minh triết, Việt Nam ta cũng cần di tìm bản lai diện mục của dân tộc qua lát cắt Minh triết.
      Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài,
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.             
                                                                                                (Ca dao)
IV
MINH TRIẾT THAM GIA VÀO SỰ PHÁT TRIỂN HÔM NAY

            Phát triển là khái niệm hiện đại. Mà nội hàm của lý thuyết phát triển cũng dần được mở rộng. Dường như thế kỷ XX khi nói phát triển, người ta nghiêng hẳn, nhấn mạnh vấn đề kinh tế. Các Mác cho rằngkinh tế là nội dung chủ yếu, cơ bản của phát triển. Các nước xó hội chủ nghĩa (cũ) gần như tuyệt đối hóa vấn đề kinh tế, đặc biệt là sản xuất vật chất. Ở nước ta một thời chỉ nhăm nhăm kinh tế. Và dân gian mỉa mai “làm kinh tế, kinh thế!”. Bất chấp quy luật, bất chấp lời lỗ, bất chấp kỹ thuật. Cú những nghịch lý mà người ta ít chịu khó tỡm hiểu và phõn tớch. Năm 1956 Liên Xô viện trợ cho miền Bắc Nhà máy Trung quy mô, sau này chuyển thành Nhà máy công cụ số 1. Cũng thời gian Hãng Honda Nhật xây dựng nhà máy cơ khí đầu tiên của mình. Năm mươi năm sau Hãng Honda từ nhà máy đầu tiên phát triển thành tập đoàn kinh tế quốc tế. Cũng Nhà máy Trung quy mô - Cơ khí công cụ số 1 bị hội chứng “quan sát mình”, tự ăn mình, gặm dần tài sản đến nỗi phải bán bớt đất, cho thuê mặt bằng, xé nhỏ ra để tồn tại lay lắt! Vài chục năm trước tôi đó đề cập vấn đề này trong một cuộc trò chuyện với người đồng hương từng làm Giám đốc Công cụ số 1, sau lên làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Anh nói lần đầu tiên nghe lập luận như vậy.
            Nhân loại khôn dần. Vào những năm 80 thế kỷ trước bắt đầu nói đến hai mặt của phát triển là tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển con người, phát triển xã hội. Những năm 90 nhấn mạnh thêm lý thuyết phát triển bền vững – phải chăm lo gìn giữ, tôn tạo môi trường. Ngày nay vấn đề phát triển phải được nhận thức và hành xử trong một thế hoàn chỉnh hệ thống. Cho nên cái quan điểm “kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt” trong thực tế đó bị hiểu và hành xử lệch lạc. Lệch lạc đến mức đó dẫn đến tệ nạn phá hoại môi trường nghiêm trọng, phá hoại văn hóa và làm tha hóa con người!. Cần có nhận thức thật tốt và năng lực thật sự để chỉ đạo và thực hiện cái “trọng tâm” ấy.
            Mô hình phát triển của Việt Nam từ 1945 đến nay thường lệch, mất cân đối, thiếu hài hòa. Cái lệch, mất cân đối, thiếu hài hòa dễ thấy nhất là giữa nhận thức trên một số câu chữ trong văn kiện và đời sống thực tiễn. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn than phiền lý luận không khớp với thực tiễn, Đường lối không đi vào cuộc sống, nói không đi đôi với làm ... Những ví dụ dễ thấy (và khó sửa) là nói Khoa học, Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng khách sạn lan tràn, cao ốc thương mại văn phòng lan tràn, sân golf và dự án treo đánh cắp đất đai của nông dân lan tràn ... Nói lao động và người lao động là giá trị quý báu nhất nhưng chính sách lương “là tội lỗi” kéo dài (ý kiến của nhóm Phú Trọng, Khắc Mai ... trong Đề tài Phương pháp luận về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong thời hiện đại).
            Đã đến lúc phải coi trọng bồi đắp, học hỏi, rèn luyện để có năng lực xó hội để không lệch, không mất cân đối, không thiếu hài hũa.
            Để có thể thực hiện được một quá trình phát triển trong một lĩnh vực xã hội nào đấy, có lẽ Đảng Cộng sản Việt Nam phải chuẩn bị để có những ủy viên Trung ương (trước hết) là người:
            a. Có năng lực (nhận thức và thực thi) phác thảo quá trình phát triển của một lĩnh vực (hoặc một địa phương).
            b. Có năng lực bao quát những nội hàm của quá trình phát triển đó (đầu tư vật chất, con người, phương thức, chính sách, luật lệ, công nghệ ...).
            c. Có tâm huyết, dám đem cả cuộc đời mình “đặt cược” vào đó. (Về bản chất công tác tổ chức của Đảng không làm được điều này).
            d. Có nhân cách dân chủ để biết “nghe” biết “bàn” biết “quyết”, biết tập hợp nhân lực, nhân tài, tức là biết vận dụng vốn xã hội.
            Suy nghĩ về vấn đề này, vào đầu những năm 90 tôi có thử nêu ra một “lôgich” gọi là lập luận 3 chữ D. Tôi lấy mẫu tự Anh ngữ để bàn. Chữ D thứ nhất là: Destructurisation. Đây là một chữ tôi tự sáng chế – sau này thấy triết gia F. Jullien đưa thuật ngữ destruirisation, đều có nghĩa là giải cấu trúc. Tôi nghiệm thấy muốn phát triển trước hết phải giải cấu trúc. Bởi thúc đẩy hình thành một cấu trúc mới dự vật chất hay ý thức đều phải trải qua giải cấu trúc – chữ D thứ nhất. Trong thực tế và lý luận muốn giải cấu trúc phải có chữ D thứ hai: Democratisation – Dân chủ hóa. Dân chủ hóa là một quá trình vừa cá nhân, vừa xã hội vừa ý thức vừa tổ chức vật chất để có thể giải cấu trúc.Trên cơ sở hai chữ D đó mà tiến tới đạt được, thành được chữ D thứ ba: Developement – Phát triển. Rồi có thể coi phát triển là tiền đề để có Dân chủ hóa, để có giải cấu trúc mới, đợt cao hơn. (Xin xem Xưa và nay số         ).
            Việt Nam xưa và Phương Đông không sử dụng khái niệm phát triển. Việt Nam và Đông phương xưa chỉ có khái niệm Dịch.
·        Dịch là biến dịch;
·        Dịch là giao dịch, là liên quan nhau;
·        Dịch là bất dịch.
            Quan niệm Dịch là một quan niệm siêu biện chứng. Như biện chứng của Hegel thì C.Mác cho là duy tâm, đầu lộn ngược, đi đầu xuống đất. Còn biện chứng của C.Mác thì lại là hoàn toàn duy vật dù đầu ở trên. Nhưng thế giới (cả vật chất giới, nhân giới, ý thức giới) thì lại có cả hai, cả Tâm và Vật.
            Chẳng hạn trong quan niệm Dịch người ta phải lập tức thấy âm – dương, thấy ngũ hành, thấy tam tài là Thiên - Địa - Nhân. Thấy trong âm có dương và trong dương có âm. Lại thấy ngũ hành không chỉ là ngũ vật (5 loại vật chất cấu tạo thế giới, mà là “5 hành” (5 hành thời vận động)  có tương sinh, tương khắc, tương giao, tương hòa. Nếu triết lý phát triển của chủ nghĩa duy vật lấy phân tích mâu thuẫn làm trọng, coi khắc phục mâu thuẫn, coi đấu tranh làm động cơ để phát triển, thì Dịch không những chỉ ôn hòa mà hợp lý. Dịch không chấp đoan, nghĩa là năm lấy một đầu. Dịch cũng không chấp một mà chấp hai, ba và sự biến hóa. Dịch chủ trương lấy Trung chính, Trung hòa làm trọng. Trung chính, trung hòa chứ không ba phải, chiết trung ở giữa. Đặc biệt Dịch rất coi trọng thuận quy luật (đạo trời), thuận thời cơ (tình, thế, địa), thuận lòng người (nhân). Coi trọng quy luật, coi trtọng thời cơ, điều kiện vật chất, coi trọng yếu tố con người đồng thời trong từng việc, từng vật, từng ý (tứ). Khi đề cập tới con người là lý tới cả ba mặt – lợi ích - phẩm chất (đạo đức) – năng lực (thánh hay phàm, trí hay ngu, quân tử hay tiểu nhân). Nhiều chủ trương chính sách của chúng ta vì thế không hệ thống và toàn diện. Thường khi quên con người, nhất là con người của số đông, quần chúng. Nếu không thì méo mó lệch lạc. Như chỉ để ý lợi ích vật chất, không chú ý lợi ích tinh thần. Như chỉ nói phẩm chất hay năng lực và chỉ nhấn mạnh cái khả năng, cái giá trị để lợi dụng như công cụ. Người ta cho đó là cái lý thuyết phát triển thiếu con người.
Dịch góp vào cho lý thuyết phát triển của chúng ta những lập luận, những lý và lẽ rất hay, rất hợp lý, rất tốt. Chẳng hạn Dịch nêu cho chúng ta một nguyên lý của một tiến trình phát triển, dù trong một lĩnh vực hay trong một tổng thể. Đó là Nguyên – Hanh – Lợi – Trinh.
Nguyên là nói cái (sự) khởi đầu. Khởi đầu phải đúng, tốt, mạnh mẽ (đủ vẻ đẹp), mà đúng, tốt, mạnh là một thể không tách rời. Trong triết lý phát triển của chúng ta phạm trù Nguyên ít được quan tâm.
Hanh là núi sự thông suốt, trôi chảy không bế tắc. Nói hanh thông là vậy. Bởi có hanh thông mới có biến dịch, mới đạt tới cái mới hơn, tốt hơn, mới đi đến kết quả. Từ trong nguyên mà chuẩn bị cho hanh. Và từ trong hanh (và không hanh, bế) mà biết phải bổ sung cho nguyên để đạt tới cái hanh thông, giải tỏa cái bế, cái bí. Hiện nay trong xó hội rất chú trọng những giải pháp “bôi trơn”. Nhưng đó vừa là phi nguyên, phi hanh, nó là một tình thế dung tục của phản nguyên, phản hanh, nó luôn tạo ra bế tắc. Nó là nỗi nhục của phát triển, là bãi nước bọt nhổ vào phát triển.
Lợi. Vừa là quá trình vừa là kết quả của nguyên và hanh. Lợi mình, lợi người, lợi nước, lợi nhà, lợi cho cộng đồng, cho xã hội, cho nhà nước, cho công dân, cho Đảng cầm quyền, cho nhà cầm quyền, cho từng người dân và cả xã hội công dân, dân sự. Dịch đề cao cái mỹ lợi – cái lợi lớn, cái lợi của hòa đồng, không phải là cái lợi cục bộ. Cái lợi cục bộ, cá nhân ích kỷ nào cũng gây bế tắc. Vì nó đó làm rối loạn cái quá trình hanh thông, biến dịch và giao dịch. Hiện tượng tham nhũng là do chỉ chú ý cái lợi nhỏ, ích kỷ, cục bộ. Vì đã tính đếm sai cái giá trị tiền lương kéo dài khiến đạo đức xó hội suy thoái, cái tốt không đứng vững, trạng thái lương tâm nghề nghiệp của xã hội bị đánh cắp, bị mai một. Đó là đó chú ý cỏi lợi nhỏ, cục bộ và làm bế tắc quá trình phát triển xã hội v.v... Những chủ trương không thuận lợi cho tự do sáng tạo, tự do ngôn luận và những quyền tự do dân sự khác, lại là đặc trưng của văn minh, công bằng, dân chủ của một Dân tộc một xã hội hiện đại, tưởng rằng sẽ có “lợi” cho điều hành, cho lãnh đạo, cho giữ gìn quyền uy ... lại gây nên bế tắc lớn của giáo dục, của phát triển khoa học, nghệ thuật là những lĩnh vực để thể hiện phẩm chất nhân văn, tiến bộ, làm thăng hoa xã hội. Cụ Nguyễn Hữu Cầu, một nhân vật trọng yếu của Đông Kinh nghĩa thục đó có lý khi cho rằng “Các dân tộc chỉ trường tồn nhờ khoa học và nghệ thuật”.
Trinh là sự vững vàng, chắc chắn, bền bỉ. Nó là kết quả của bền lâu và chắc chắn của phát triển. Nó là trạng thái thành đạt của một con người, một cộng đồng, một xã hội trong một sự, việc, quá trình, lĩnh vực phát triển. Trinh là sự cố định những phẩm chất người và xã hội, là một nấc thang, một bậc thang chắc chắn, khẳng định của con người và xã hội. Có thể nói không có Trinh cũng không có phát triển. Chỉ là vật vờ, bấp bênh, quanh quẩn tựa như “con kiến leo phải cành cụt leo ra leo vào”.!
Nguyên – Hanh – Lợi – Trinh là nguyên lý của phát triển của Dịch. Nó cũng là những nội dung, những phẩm chất tổng hòa của Dịch. Nó cung cấp cho lý thuyết phát triển hiện đại một giá trị, một năng lực, một cái nhìn mới về một “mode d’ intelligibilitộ” vừa cổ kính vừa hiện đại. Mode d’ intelligibilité vừa là phương thức của tư duy cũng có thể gọi là phương thức trí thức.
Có thể kết thúc phần này bằng ý kiến tuyệt vời của Nguyễn Ái Quốc mà chúng ta từng vô tâm quên lãng: “Phải bổ sung học thuyết của Mác bằng Dân tộc học Phương Đông”. Điều mới nghe tưởng như là một ý kiến vu vơ đầu thế kỷ XX hóa ra là một giá trị Minh triết.
Có một giá trị Minh triết Việt cần được đưa vào hệ nhận thức về lý luận phát triển. Đó là câu nói của Ngô Thì Sĩ, một sĩ phu lớn của thế kỷ XVIII mà chúng ta chưa đánh giá hết tầm cỡ. Cái ý kiến mà chính Phan Huy Chú, một sĩ phu khác đó phải đưa vào sách của mình:
Đem Đạo thánh hiền để quở trách thói đời không bằng đem Đạo Đời Thường để cảm hóa lòng người”.
            Đây quả là một giá trị minh triết, một nguyên lý để định hướng, để định phẩm, định hình một chủ trương phát triển, một quá trình, một quy trình phát triển. Phải lấy cái thường (bình thường) làm trọng. Phải lấy đời thường làm trọng. Coi đạo đời thường là cần thiết, có ích, đúng và tốt hơn cả.
Quá trình Đổi mới cho ta nhiều bài học về Đạo Đời Thường. Trong Dịch có khi cũng đề cập đến ý “tuyệt thánh, khí trí” (dứt thánh, bỏ trí) là vậy.
            Mãi tận ngày nay, chúng ta vẫn còn thói xấu hay lấy “thánh hiền” để hù dọa xã hội. Một mô hình phát triển mà người chủ trương, người rao giảng, người thi hành và cả dân chúng nữa cũng không rõ là gỡ là thế nào nhưng vẫn “quở trách” vẫn áp đặt cho người dân cho xã hội! Cho nên Các Mác có lý khi nói rằng “Khi một chính phủ lừa dối (nghĩ một đằng, nói một nẻo, làm theo lối khác ...) thì dân chúng hoặc trở thành một lũ mê tín chính trị, hoặc quay ra chỉ lo lấy cái tư riêng của mình, không lo gì tới quốc gia xã hội nữa!”
            Đạo đời thường có nghĩa là công ăn, việc làm, ý nghĩ, vui chơi, giải trí, thỏa mãn nhu cầu cả vật chất cả văn hóa, tinh thần cả thân xác cả tâm linh của con người. Nghĩa là những nhu cầu cá nhân và xã hội bình thường của nhân dân.
            Nhưng đạo đời thường cũng có nghĩa là cái gì gọi là bình thường của nhân loại đương đại dân mình cũng được dùng, được hưởng.
            Nếu biết nhân danh Đạo đời thường để thúc đẩy phát triển thì đấy mới là: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, mới là “chí công vô tư”, mới là: “Trên thế giới không gì tốt đẹp bằng phục vụ nhân dân” như Hồ Chí Minh nói.
            Đây là ý kiến rất chủ quan và là ý kiến của một người. Điều khả thủ là sự mong ước chân thành.                                                                       
Viết xong tại Nhà nghỉ Tam Đảo 18A, Ngày 20/05/2009, KM.



1 Nhân đây xin nói thêm đáng lẽ những người cộng sản VN phải rất tự hào về một người Việt Nam từ đầu Thế kỷ XX đã dám đưa ra một nhận định “phải bổ sung chủ nghĩa Mác bằng dân tộc học Phương Đông”. Nhận định ấy bị cất dấu kỹ suốt thế kỷ XX mà VN cũng chỉ rụt rè để vào phần phụ lục của tập II Tổng tập Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia).
* Th. Jefferson là Tiến sĩ Luật, Giáo sư Luật, Tổng thống Hoa Kỳ thứ tư, tác giả Tuyên ngôn dân quyền Mỹ.
* Hồ Chí Minh từng nói: Đừng tưởng cứ dán nhãn cộng sản lên trán là đã khiến người ta sợ.
* Xem Nguyễn Khắc Mai, Đôi điều về nhà nước pháp quyền, Tạp chí Thông tin lý luận, 1989
* Chế Thắng nghĩa là người có mưu lược làm nên chiến thắng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét