Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

THƯ MỜI VIẾT THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC TÌM VỀ CỘI NGUỒN SỬ VIỆT


THƯ MỜI VIẾT THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC TÌM VỀ CỘI NGUỒN SỬ VIỆT



Hà Nội ngày 07 tháng 09 năm 2018

Kính gửi các học giả, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa người Việt.
Cho đến nay, việc tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa Việt chúng ta vẫn còn một câu hỏi then chốt chưa được trả lời thỏa đáng: Việt Nam có Sử từ bao giờ? Mặc dù vào thời Trần-Lê, các sử thần cho rằng, nước ta có sử từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN. Còn hiện nay, các cán bộ thông sử hầu như đều khẳng định, lịch sử Việt Nam chỉ có 2700 năm. Nhưng cả hai đáp án đều chưa đủ chứng cứ vững chắc nên không thuyết phục. Trong khi đó, sự thật là, khi chưa biết thời điểm hình thành của lịch sử dân tộc thì mọi cuốn sử được viết là không có cơ sở. Không thể chối bỏ tình trạng đáng lo ngại hiện nay là chúng ta đang trong cuộc đại khủng hoảng về Sử học.Vì vậy, vấn đề thiết cốt đặt ra hôm nay là phải xác định thời điểm có Sử của dân tộc Việt.
Điểm lại việc khảo cứu Sử Việt từ đầu thế kỷ tới nay, ta thấy ngoài việc sao chép những tư liệu từ trước của giới học giả kinh viện còn có nhiều nghiên cứu đưa ra những phát hiện mới về cội nguồn cùng lịch sử dân tộc. Nhờ công nghệ di truyền đọc được mã số ADN trong máu huyết người Việt và các tộc người châu Á, nhiều nhà khoa học như Y.J. Chu, Stephen Oppenheimer… đã khám phá ra 70.000 năm trước, người Homo sapiens từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ di cư tới Việt Nam. Tại đây, các dòng người tiền sử hòa huyết sinh ra người Lạc Việt. 50.000 năm trước, người Lạc Việt lan ra các bán đảo và các quần đảo đảo Đông Nam Á, chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước đi lên khai phá Hoa lục. Tiếp cận thông tin này, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn và tiến sỹ Nguyễn Đức Hiệp đã công bố nhiều bài viết trên tạp chí Tư tưởng ở Úc. Luật sư Cung Đình Thanh cho in cuốn Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học. Ở Pháp, giáo sư Trần Đại Sỹ có sử dụng những khảo cứu về chuyên đề trên, đưa vào tiểu thuyết lịch sử. Một nữ tác giả người Việt ở Mỹ tên Tao Babe công bố bài viết: Việt cổ-cái nôi của văn minh châu Á…
Nhờ khả năng lan tỏa của mạng xã hội, thông tin như vậy đã tới được đông đảo người Việt trong và ngoài nước.  Do xác định được ngườiViệt là ai, từ đâu tới và qua quá trình thế nào để có mặt trên đất châu Á hôm nay, nhiều vấn đề vốn bí ẩn của lịch sử-văn hóa dân tộc Việt đã được khám phá mà đường hướng chung là: người Lạc Việt là tổ tiên các dân tộc châu Á. Trên đất châu Á, người Việt đã xây dựng nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa, chữ Lạc Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa. Tất cả những thành tựu của văn minh Trung Hoa đều được bắt đầu từ nguồn gốc văn hóa Việt…Sau 80 năm khai quật và khảo cứu văn hóa khảo cổ Lương Chử Hàng Châu tỉnh Chiết Giang, năm 2016 giới học giả Trung Quốc thừa nhận: Lương Chử là nhà nước của người Lạc Việt được thành lập đầu tiên ở phương Đông 5300 năm trước, là “cội nguồn của văn minh Trung Quốc”. Bằng nhiều tiêu chí so sánh cho thấy, nhà nước Lương Chử nhiều khả năng là nhà nước củaThầnNông, tiền thân của nhà nước Xích Quỷ tồn tại lâu bền trong truyền thuyết, trong tâm trí người Việt…Có thể nói, đó là những khám phá không chỉ dẫn tới viết lại Sử Việt mà còn thay đổi vận mênh dân tộc. Những phát hiện đó đã được nhànghiên cứu Hà Văn Thùy công bố bằng nhiều bài viết đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng và sáu cuốn sách: Tìm lại cội nguồn  văn hóa Việt (2006), Hành trình tìm lại cội nguồn (2008), Tìm cội nguồn qua di truyền học (2011), Khám phá lịch sử Trung Hoa (2016), Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt (2016) Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại đến hiện thực (2017).Trong dịp kỷ niệm mười năm thành lập, Trung tâm Văn hóa Minh triết đã long trọng vinh danh nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy với cụm công trình khảo cứu trên.
Để góp phần phổ biến công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa này, Trung tâm Văn hóa Minh triết cùng với Trung tâm Lý học phương Đông quyết định tổ chức Hội thảo khoa học TÌM VỀ CỘI NGUỒN SỬ VIỆTvới mục đích:
1.      Trình bày những khám phá mới về cội nguồn và lịch sử dân tộc.
2.      Tiêu chí xác định thời có Sử của dân tộcViệt.
3.      Xác định thời điểm hình thành Sử Việt.
Chúng tôi mong các học giả, các nhà nghiên cứu viết tham luận đóng góp cho Hội thảo theo ba chủ đề trên.
Tham luận xin gửi:
Ông Nguyễn Khắc Mai:maiminhtriet@gmail.com
Ông Trương Sỹ Hùng:truongdonghao@gmail.com
Ông Hà Văn Thùy: thuyhavan@gmail.com
Thời gian: muộn nhất là ngày 15 tháng 10 năm 2018.
Vị nào cần mua sách Khám phá lịch sử Trung Hoa, Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt và Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại tới hiện thực xin liên hệ với Lê Khánh: khatsi235@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn,
Thay mặt Ban tổchức
Giám đốc Trung tâmVăn hóa Minh triết
Nguyễn Khắc Mai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét