TRƯƠNG SỸ HÙNG
Những câu chữ khúc triết, những lời văn tâm huyết với tình yêu non sông đất nước, với cách viết bộc trực thẳngthắn, tướng quân Trần Quốc Tuấnđã bày tỏ nỗi lòng của một vị tướng chỉ huy quân sự tài ba lỗi lạc, tinh thông binh pháp, não luyện thuật ứng xử giữa các tầng lớp tướng lĩnh, binh sĩ, tri thức, nhân quần trongbài Hịch tướng sĩ... “ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
…Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”.
Nếu Trần Quốc Tuấn sinh năm 1231, thì luận văn quân sự Hịch tướng sĩ được ông viết năm 54 tuổi. Vượt qua mốc “ngũ thập tri thiên mệnh”; là người có nguồn gốc xuất thân họ Trần ở vùng Sơn Nam Hạ xưa, ông thấu hiểu tâm lý cộng đồng người Việt, thấu hiểu cuộc sống mưu sinh của cư dân nông nghiệp vùng ven biển, sông ngòi chằng chịt; muôn người như một, luôn phải vững tay chèo lái giữa trời nước mênh mông và thực hành “dĩ nông vi bản”, cần cù lao động, duy trì mô hình cư nghiệp bán ngư bán canh để bảo vệ và xây dựng quê hương. Cuộckháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên là một cuộc chiến tranh vệ quốc của quân dân Đại Việt. Từ năm 1258 đến năm 1288 khoảng thời gian gần 3 năm 9 tháng, quân xâm lược NguyênMông chia làm 3 đợttấn công Đại Việt. Xen giữa các đợt giao chiếncó các hoạt động ngoại giao. Kết thúc cuộc chiến, Đại Việt giữ vững nền độc lập; trên danh nghĩa triều cốngnhà Nguyên để tránh xung đột kéo dài.Chiến thắng giặc xâm lược Nguyên – Môngở thế kỹ XIII của quân dân Đại Việt được xem là một trang sử hào hùng nhất;đó là chiến công vang dội của vương triều Trần.
Năm 1285 và năm 1287,Trần Nhân Tông cử Trần Quốc Tuấn làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, trực diện đánh giặc. Cả hai lần cầm quân xung trận, đội quân của đại tướng Trần Hưng Đạo đều giành thắng lợi vẻ vang.Khoảng 10 năm sau, vào đời vua Trần Anh Tông (1276 – 1320), Trần Quốc Tuấn nghỉ hưu trí ở địa danh Vạn Kiếp (nay thuộc x.Hưng Đạo, h. Chí Linh, t. Hải Dương).
Danh tướng kiệt xuất Trần Quốc Tuấn qua đời, nhân dân Đại Việt tôn thờ ông là Hưng Đạo vương – đề cao tài năng võ nghệ của một vĩ nhân trong dòng tộc Trần, là đức thánh Trần và lập đến thờ cúng, cầu đảo khắp nơi.Cả cộng đồng dân tộc Đại Việt, cả dân tộc Việt Nam truyền đời tôn vinh, ngưỡng mộ.Đặc biệt đến thời hiện đại, năm 1992, hội đồng khoa học hoàng gia Anh đã vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất thế giới trong mọi thời đại, trong đó có hai vị tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thời Trần và đại tướng Võ Nguyên Giáp thời đại Hồ Chí Minh.
Thời đại nhà Trần được biết đến là một trong những thời đại hào hùng nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam; với chiến công ba lần đánh thắng giặc Mông - Nguyên xâm lược, làm nên hào khí Đông A vang dội trong lịch sử nhân loại. Để có được thành tựu xuất sắc, điển hình ấy, các vua quan nhà Trần đã biết đoàn kết, huy động tiềm năng nội lực của các tầng lớp nhân dân ở khắp các địa bàn cư trú, nơi hang cùng ngõ hẻm, khắp các chợ vùng quê, dốc sức, đồng lòng tham gia cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ non sống đất nước..Một bậc tri thức lớn như Trương Hán Siêu người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên, trước là môn khách của Trần Quốc Tuấn, sau được Trần Quốc Tuấn tiến cử vào triều đình. Năm 1308 vua Trần Anh Tông ban chức Hàn lâm học sĩ. Các triều vua từ Anh Tông đến Dụ Tông, ông được giữ nhiều chức vụ quan trọng.Trí lực mẫn tiệp, minh triết của ông đã dốc bầu tâm sự trong bàiBạch Đằng giang phú.Một người đan sọt làng Phù Ủng là Phạm Ngũ Lão đã Tỏ lòng: Múa giáo non sông trải mấy thu/ Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu/ Công danh nam tử còn vương nợ…Một nhà ngoại giao - thi sĩ Nguyễn Trung Ngạn không nguôi nhớ từng khung cảnh đồng quê, từng món ăn dân dã, trên đường đi sứ… Đấy là dẫn liệu ba danh nhân ở ba dòng họ khác nhau, toàn tâm toàn chí, ký thác đời mình với nhà Trần đã là tiêu biểu cho ý chí sắt đá một lòng giữa vua, quan và các tầng lớp dân chúng đương thời để đánh giặc cứu nước và xây dựng đất nước.
Trong khoảng 175 năm (1225 - 1400), vương triều Trần đã làm nên một trang sử hào hùng, vẻ vang trong lịch sử dựng nước và giữ nước của quân dân Đại Việt. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi, đã khẳng định sức mạnh trường tồn, dẻo dai của cộng đồng dân tộc Đại Việt, mở ra một kỳ nguyên mới trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Vương triều Trần là một thời đại anh hùng. Khí phách anh hùngấy thể hiện cao nhất với những chiến công hiển hách, là thời đại mà nền văn hiến Đại Việt được củng cố; xây dựng và phát triển vượt trội với những thành tựu rực rỡ nhất.
Trải 14 đời vua triều nhà Trần, có hơn 100 năm thịnh trị (1225 - 1329). Với 5 đời vua: Trần Thái Tông (1225 - 1258), Trần Thánh Tông (1258 - 1278), Trần Nhân Tông (1279 - 1293), Trần Anh Tông (1293 - 1314), Trần Minh Tông (1314 - 1329); vương triều Trần đã để lại một di sản văn hóa vô cùng to lớn và độc đáo trong mọi lĩnh vực: Quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, xác lập danh xưng quốc gia Đại Việt có nội lực hùng mạnh nhấtchâu Á đương thời tạo lập được HÀO KHÍ ĐÔNG A.
Kinh thành Thăng Longđã chứng kiến nhiều biến động lịch sử,khi Việc chuyển ngôi vua cuối cùng triều Lý là Lý Chiêu Hoàng cho chồng là Trần Cảnh năm Ất Dậu (1225) mở đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử Đại Việt thật phù hợp với quy luật, có tình có lýnhờ sự sắp xếp khôn ngoan của Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung.Nhìn lại sự kiện này, sử gia xưa cóngười phê phán Trần Thủ Độ là thoán đoạt, bất trung. Với cái nhìn biện chứng của các sử giasau này thìhành động của Trần Thủ Độ là kịp thời, tinh nhạy và sáng suốt, phù hợp với thực tiễn lịch sử. Trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy, giặc ngoại xâm Mông – Nguyên sắp tràn sang xâm lược Đại Việt. Vua Lý Cao Tông ăn chơi sa đọa, dân tình đói khổ, loạn lạc nổi lên khắp nơi. Đội quân Quách Bốc dấy lên (1209) vua sợ, bỏ kinh thành chạy vào núi rừng Quy Hoá.Lý Huệ Tông (1212 - 1224)dẫm lên vết xe đổ của vua cha, mắc bệnh thần kinh phải thác thân vào chùa, phó mặc triều chính, dù Trần Tự Khánh và Trần Thủ Độ đã hết lòng phò tá.Thực chất vương triều nhà Lý đã quá ruỗng nát, không thể dựng lại được.Bàn giao quyền lực quốc gia cho nhà Trần đúng lúc là quy luật tất yếu phù hợp với sự đòi hỏi bức xúc của lịch sử.
Nhà Trần luôn chú ý đến giáo dục, đào tạo thế hệ kế cận. Năm 1247 “mùa xuân, tháng 2, mở đại khoa, ban cho Nguyễn Hiển đỗ Trạng Nguyên, Lê Văn Hưu đỗ Bảng Nhãn, Đặng Ma La đỗ Thám Hoa”, cả ba vịđều là những danh nhân, được tôn thầnđể dân chúng ghi ơn các vị có công với nước. Các khóa thi cao học sau này có Thám hoaTrần Đạo Tái, được cử làm tướng mang 3 vạn quân đi giúp Chăm Pa, đánh bại Toa Đô.Trạng nguyên Mạc ĐĩnhChi, người nhỏ bé, xấu xí nhưng vẫn được đi sứ sang nhà Nguyên, được phong là Lưỡng quốc Trạng nguyên. Nguyễn Sỹ Cố, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An… đều là những nhà khoa bảng nổi tiếng, những văn thần kiệt xuất ở vương triều Trần. Trong vương gia, tướng Trần Quốc Toản mới 16 tuổi đã giương cao cờ "Phá cường địch báo Hoàng Ân", nhiều lần đánh quân Thoát Hoan thua đau tan tác.
Tháng 12 năm Giáp Thân (1284) vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, triệu các bô lão, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Muôn người đồng thanh một tiếng ĐÁNH, thể hiện ý chí ý dân là ý trời . Thực ra nhà vua đã biết trước được ý đồ xâm lược của giặcngoại xâm. Việc làm có ý nghĩa lớn lao tăng thêm sự nhất trí cao trong khối đại đoàn kết dân tộc, và do đó nhà Trầnđã giành thắng lợi.
Trên phương diện ngoại giao, nhà Trần có những kế sách rất sáng suốt, từ việc vua Trần tống giam sứ giả của giặc, đến việc đón sứ giả từ biên giới về kinh thành Thăng Long,việc tiễn sứ giả về nước và làm thơ ca ngợi, uống rượu giao hoan của Trần Quang Khải; việc tiếp Sài Thung của Trần Hưng Đạo, tại sứ quán khi hắn hống hách, ngông nghênh không chịu vào yết kiến vua, khi quân hầu của hắn trích mũi giáo vào đầu ngài, máu chảy ròng ròng trên má,ngài vẫn bình thản ung dung tiếp chuyện sứ giả làm cho chúng kinh ngạc, kính phục. Phong cách đàng hoàng đĩnh đạc đó thể hiện bản lĩnh siêu hạng, biết cương nhu đúng lúc, đúng lẽ để đạt được mục đích chính đáng của mình.Sự kiện làm dư luận Kinh thành xao xuyến là việc tiễn đưa công chúa Huyền Trân sang làm hoàng hậu của vua Chế Mân nước Chămpa, thu hai châu Ô và châu Lý thống nhất hòa nhập vào Đại Việt, thực hiện kế sách "hoà Nam, cự Bắc", đây là một phương sách rất khôn ngoan để bảo toàn lãnh thổcủa triều đình.
Trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, từ chủ trương quyết chiến chiến lược của triều đình, đến hầu hết các trận chiến đều diễn ra dọc trên dòng sông Hồng. Từ Đông Bộ Đầu đến Thiên Trường. Ngay tại kinh thành Thăng Long, việc sơ tán cả một vương triều từ Thăng Long về Hưng Hoá về vùng Sơn Nam Hạ được thực hành an toàn. Diệu kế "vườn không nhà trống" đã điễn ra rất tài tình mau lẹ. Chủ động để tiền tài, vật lực, nhân lực không rơi vào tay giặc, gây cho lũ ngoại xâm sự bất ngờ nghi hoặc là nhờ sự dẫn dắt chỉ huy của Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ góp phần quyết định thắng lợi chung của cả vương triều.
Tạo được thế chủ động ngay từ đầu, vương triều Trần đã đào luyện được những minh quân, tướng lĩnhVĂN VÕ SONG TOÀN như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải… Khi vận nước lâm nguy, họ dám đương đầu chịu trách nhiệm với vua, với nước như những lời tâm huyết:"Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"(Trần Thủ Độ); "Bệ hạ muốn hàng, trước tiên hãy chém đầu thần đi đã" (Trần Quốc Tuấn)… Rất nhiều, rất nhiều tướng lĩnh các cấp trong quân đội nhà Trần đều rất trung thành và tài giỏi. Điều đókhẳng định rằng triều Trần đã có đủ một đội ngũQuân minh, Thần trung, Phụ tử, Tử hiếu, Phật từ bi nhập thế, Dân lương thiện…
Thời Trần củng cố Văn Miếu – đại học đường đầu tiên của Đại Việt để đào tạo đại học, cao học khoa học xã hội nhân văn; thành lập Giảng võ đường để đào tạo những tướng lĩnh tài ba, tại kinh đô Thăng Long.
Vương triều Trần là thời đại vàng son rực rỡ nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.Nếu tách riêng lịch sử Phật giáo Việt Nam,cần thấy rõ vai trò của các sư vãitrong suốt ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông–Nguyên và củng cố đất nước sau chiến tranh. Tự tưởng Phật giáonhập thế khi đất nước có giặc ngoại xâm và cả sự xuất thế vào chùa của hoàng đế, để tạo ra một trường phái mới là đóng góp vượt gộp, xây dựngnền tảng đạo đức thấm nhuần tinh thần yêu nước, đậm bản sắc văn hóa PhẬt giáo Đại Việt.
Vua Trần Thái Tông là người tinh thông dịch lý Nho, Phật, Lão, sùng tín đạo Phật, lấy giá trị tinh thần minh triết của cả ba loại hình tư tưởng bổ trợ hài hòa cho nhau. Điều quan trọng hơn cả, vị quốc sư Trần Thái Tông đã khởi xướng lập ra trường phái Phật giáo Việt Nam thời Trần. Các tác phẩm Khoá hư lục, Cư trần lạc đạo phú… có nhắc lại lời của quốc sư Viên Chứng, trụ trì chùa Vân Yên tại quần thể chùa Yên Tử: "Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm lặng mà biết, thì đó chính là Phật."Như vậy Phật giáo Việt Nam, Thiền phái Đại Việt thời Trần đã dung nạp tất cả tinh hoa văn hoá và tín ngưỡng Việt Nam tạo nên một nguồn sức mạnh tâm linh mới; kết thành sức mạnh nội lực trường tồn cho dân tộc Việt Nam; khẳng định vị trí: độc lập, tự chủ, tô đậm bản sắc văn hoá.
Thời đại Hồ Chí Minh, thời kỳ dân tộc Việt Nam trực tiếp tham gia hai cuộc kháng chiến kiến quốc; nhất là trong công cuộc đổi mới đương đại; hầu hết con cháu, anh em họ Trần hiện đang cư trú trên đất nước Việt Nam, hay làm ăn ở nước ngoài đã luôn luôn chung lung đấu cật với nhân lực của tất cả các dòng họ khác, ăn ở xen kẽ lẫn nhau,đều tự nguyện trở thành nguồn nhân lực bổ sung kịp thời.
Đương đại, họ Trần có những người con xuất sắc như Tổng bí thư Trần Phú, giáo sư Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, các danh tướng Trần Văn Trà, Trần Nam Trung… Ở thời kỳ đổi mới có chủ tịch Trần Đức Lương và các giáo sư, tiến sĩ, các tướng lĩnh, các anh hung, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và các văn nghệ sĩ, các doanh nhân tiêu biểu của họ Trần đang tiếp nối truyền thống vẻ vang của tiên tổ, cha ông…Lớp lớp những người con của họ Trần đang học tập, làm việc để giữ vững nề nếp gia phong, xứng đáng là hậu duệ của một dòng họ từng lập được chiến công oanh liệt thời Trần, làm nên lịch sử HÀO KHÍ ĐÔNG A muôn đời tỏa sáng.
Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản diễn ca Lịch sử nước ta năm 1942 đã viết:
Đời Trần văn giỏi, võ nhiều
Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiển minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét