F. Jullien |
CUỘC TRÒ CHUYỆN HỌC THUẬT VỚI F. JullienQUANH ĐỀ TÀI “MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NỀN VĂN HOÁ”
Chiều ngày 4 -1-2009 tại Khách sạn Sài
gònđã diễn ra cuộc trò chuyện lần thứ 2 với Nhóm nghiên cứu Minh triết và Minh
triết Việt. Dịp này F. Jullien và Gs Lê Hữu Khoá, khách mời của Viện nghiên cứu
Văn hoá (Bộ Văn hoá, hai ông đã dành cho Nhóm MTV hai cuộc đàm thoại. Chiều 4-1
với đề tài trên là tiếp tục cuộc sinh hoạt học thuật trong tháng 9-2008 F.
Julien nói chuyện tại 53 Nguyễn Du. Trong cuộc đàm đạo chiều 4 – 1 này có Gs.
Hoàng Ngọc Hiến chủ tịch Hội đồng nghiên cứu Khoa học của TT Minh Triết Việt, nhà
nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Chủ nhiệm TT, Gs. Bùi Thanh Quất nguyên Khoa trưởng
Khoa triết Đại học Tổng hợp, Pgs. Ts Văn học Trần Thị Băng Thanh, nhà báo Lê Thấu,
bà Mai Thục, Giảng viên Văn hoá Đại học Thăng Long Hà Nội, nhà báo Phạm Phú Bằng,
...
Sau lời Mở đầu của ông Nguyễn Khắc Mai chào mừng, giới
thiệu cử toạ và mời Gs, F. Jullien nói chuyện, Gs. Hoàng Ngọc Hiến chuyển ngữ.
Gs. F. Jullien:
Chúng ta tiếp tục đề tài Sự tương quan giữa
các nền Văn hoá. Có 3 chiều hướng (3 thái độ, 3 sơ đồ) của mối tương quan ấy.
Sơ đồ (thái độ) thứ
nhất. Có một quan niệm muốn tổng hợp các nền Văn hoá. Người ta quan niệm là
Văn hoá Đông – Tây sẽ kết hợp với nhau. Sự thật là Văn hoá các vùng - miền có sự
chênh hướng nhau. Cần làm cho chúng cùng hướng. (Tiếng Pháp có từ Ecart, nó có
02 nghĩa. Một là khoảng cách; hai là chênh lệch. Ông F. jullien dùng écart là sự
chênh hướng. Chênh nhau, chứ không phải cao thấp).
F. Jullien: Văn
hoá có sự chênh nhau, khác nhau, tạo nên sự phong phú đa dạng. Tôi không tin là
có sự hoà đồng các nền văn hoá. Như thế là không hay. Chênh nhau, hai hướng khác
nhau. Sự chênh nhau là rất quan trọng, nếu không chỉ làm nghèo nhau.
Quan niệm (thái độ) thứ hai là đi tìm một mẫu số chung giữa các nền Văn hoá. Quan niệm
của UNESCO là như vậy, và họ xác định Hoà Bình là mẫu số chung. Vì nguyện vọng
Hoà bình là chung cho các dân tộc. Vì thế Hoà Bình là mẫu số chung của các nền
Văn hoá. Tôi không nghĩ như vậy. Bởi ngay Hẻaclite (Triết gia cổ Hy Lạp) và cho
đến Hégel thì các triết gia đã từng có quan niệm khác. Héraclite cho rằng chiến
tranh là cần thiết để rèn luyện con người, để sinh ra chủ nghĩa anh hùng.Hégel
thì cho rằng thưòi bình thì con người nhàn tản, (phẩm tính) dễ bị rã ra, mềm nhũn,
chỉ biết làm ăn. Hoà bình làm rệu ra xã hội, còn chiến tranh tôi luyện con người.
Như vậy nhiều triết gia cho rằng Hoà bình chưa hẳn là mẫu số chung của các nền
văn hoá.
Quan niệm thứ ba. Một
triết gia người Đức hiện đại là Habermas cho là phải tìm ra những tiền đề, những
chuyển động vốn có của bản chất con người. Con người có những quan niệm chung,
chúng có từ trước. Trước khi có sự đa dạng của các nền Văn hoá chúng đã có rồi.
Phải dựa vào những tiền đề này. Như con người có nhu cầu thuyết phục nhau, có
những quan niệm chung, v...v. Những cái này có trước sự đa dạng.
F. Jullien: Tôi
cho rằng Sơ đồ thứ nhất (Đông – Tây kết hợp) là Sơ đồ lười biếng. Nói như vậy
thì dễ dãi quá. Cái (quan niệm) thứ hai là sai lầm. Cái thứ ba thì trái với sự đa
dạng của các nền Văn hoá. Nói như Habermas là vẫn tư duy trong phạm vi châu Âu.
Những cái gọi là nguyên tắc không mâu thuẫn, nguyên tắc thuyết phục lẫn nhau phổ
quát ở châu Âu. Nhưng chuyển sang Trung Quốc thì lại khác. Lão Tử đề cao cái Vô
ngôn. Nói chuyện với những người “vô ngôn” mới hay. Chính cái Vô ngôn khác với
mọi loại tự sự.
Tôi
không tin vào sự hoà trộn.
Tôi
không tin vào mẫu số chung.
Tôi
không tin vào những tiền đề có sẵn giống nhau của bản chất con người. Lấy giá
trị (giống nhau) để làm nền tảng. Trên cơ sở giá trị để đặt ra sự tương quan giữa
các nền Văn hoá. Nếu đặt vấn đề giá trị thì sẽ có sự thoả hiệp. Ví dụ người châu
Âu thì đặt giá trị là sự tôn trọng tự do, người Trung Quốc lại tôn trọng sự hài
hoà. Hai giá trị đó mà tìm cách dung hợp lại thì châu Âu bớt tự do đi một chút,
Trung Quốc bớt ự hài hoà đi một chút. Không phải như vậy! Không phải là thoả hiệp.
Vấn đề là phải hiểu nhau. Cần chú ý một bên là thoả hiệp, một bên là hiểu
nhau.Tôi quan niệm là phải hiểu nhau chứ không thoả hiệp với nhau.
Nguyễn Khắc Mai:
Như thế là phải hiểu nhau, có hiểu nhau mới tôn trọng lẫn nhau. Hiểu và tôn trọng
nhau mới có cái gọi là universel. Còn có một xu hướng là sự bắt chước nhau.
F. Jullien:
Các nền Văn hoá phải định hướng, phải hiểu nhau, không thoả hiệp. Còn bắt chước
nhau là đương nhiên.Còn thoả hiệp là có sự thương lượng, anh bớt cái này một tí,
tôi bớt cái kia một chút. Nó sẽ dẫn đến tình trạng như pha loãng rượu cho hợp
gu nhau. Thoả hiệp giữa các nền Van hoá là không được. Nó sẽ dẫn đến sự tạo ra
các giá trị mềm, nhẽo, các giá trị yếu ớt, nhu nhược của các nền văn hoá. Tôi
cho rằng sự phong phú của các nền văn hoálà sự chênh hướng của chúng. Mỗi hướng
như vậy có nguồn mạch dồi dào của nó. Phải giữ gìn sự chênh hướng mới có sự
sinh sôi nảy nở dồi dào. Các nền Văn hoá không thể thoả hiệp. Cần nhìn cho ra các
chênh hướng, và hiểu ra các hướng khác nhau, mỗi hướng có nguồn lực dồi dào của
nó. Nền Văn hoá nào cũng vậy, đều có thể hiểu được, nơi này có thể hiểu được nơi
kia; có thể tìm hiểu cho được cái khác của người ta.
Cần
tôn trọng cái chênh hướng, và Văn hoá là cái có thể hiểu được. Cho nên quan trọng
nhất là sự Đối thoại – Dialogue. Từ nguyên của Dialogue có Dia là chênh lệch,
Logue là hiểu (Logos = lời nói).
Cần
tôn trọng sự chênh hướng, đồng thời hiểu. Hai bên chênh nhau về cái gì đấy. Nhưng
hai bên phải tìm cách hiểu nhau. Đấy là Đối thoại. Đấy là cách cơ bảnđể làm việc
giữa các nền Văn hoá. Nên chú ý mỗi nền Văn hoá có nguồn lực dồi dào, cái đó tạo
ra sự phong phú của các nền văn hoá. Mỗi nền Văn hoá phải phát triển tận thiện
bản thân mình.
Nguyễn Khắc Mai:
Nhưng ở châu Á đang có nhu cầu tích hợp Văn hoá, phải thực hiện cái s’ intéger
Văn hoá.
F. Jullien: Có
sự tích hợp. Nhưng ta phải thực hiện theo hai chiều. Một chiều là sự thuần nhất
hoá giữa nơi này với nơi kia, giữa vùng, miền khác nhau. Quá trình song song với
nó là quá trình dị nhất hoá, là mỗi nền Văn hoá phải phát triển cái khác biệt của
nó, càng phát triển cái khác biệt càng rõ. Có mặt thuần nhất, có mặt khác nhau.
Bùi Thanh Quất:
Sự thuần nhất là làm cho mình thuần nhất là chính mình, sau đó mới là tích hợp,
tạo ra cái chung chứ không đánh mất mình. Ví dụ chèo phải thuần nhất là chèo, rồi
sau đó mới đưa chất cải lương vào.
Hoàng Ngọc Hiến:
Homogène (đồng nhất) ngược nghĩa với Heterogène (dị chất). Ví dụ như khi mình sống
với Pháp, mình có học cái văn minh của Pháp, cư xử, ứng xử, lịch sự như họ. Như
thế ông F.J giải thích như thế nào?
F. Jullien: Văn
hoá phải biến hoá, không thể chết. Một nền Văn hoá không biến hoá là một nền Văn
hoá chết. Quá trình biến hoá rất phức tạp, có sự thuần nhất hoá, lại có sự dị
hoá. Như ở Pháp thế kỷ trước phương ngữ, biệt ngữ từng vùng rất khác nhau. Ngày
nay tiếng Pháp thống nhất, chuẩn hoá về phát âm, ngôn ngữ, quy tắc ngữ pháp, động
từ. Có Viện Hàn lâm, có văn hoá cổ điển, mọi người hướng về cái chung (chuẩn).
Còn dị nhất thì có những bộ phận vẫn nhấn cái riêng của họ.Ví dụ vùng ngoại ô
Pháp, nó có những cái khác. Cần hiểu điều đó.
Ngay
như từ dialogue, khái niệm này đã có chênh nhau giữa Hy Lạp và Trung Quốc.
Trung Quốc gọi là đối thoại. Đối thoại chỉ có nghĩa là nói với nhau. Khi tôn trọng
cái hướng thì phải biết khai thác mỗi nguồn làm nên sự phong phú đa dạng.
Giữa
sự chênh hướng và cái khác biệt văn hoá cũng có sắc thái, ý nghĩa riêng của nó.
Vấn đề là tìm cho được cái hướng chênh chứ không chỉ là đi tìm cái khác biệt.
Khi nhấn cái khác biệtta chỉ nói cái này khác cái kia. Còn chênh hướng ta nhận
ra cái sức căng giữa hai nền văn hoá. Khi nói sự khác biệt không nói lên được cái
sức căng đó. Khi nói khác biệt sẽ có người đứng bên trên để phán đoán. Còn chênh
hướng là có thể nhìn thấy lẫn nhau, phát hiện những cái chuẩn khác nhau và nghĩ
về cái chuẩn của mình. Nó sẽ phong phú hơn và làm sinh sôi nảy nở.
Ví
dụ rất rõ, nếu so sánh Platon và Aristote khác nhau thì chưa nói được gì. Nhưng
nếu thấy cái chênh, thấy Platon và Aistoteddi theo hai hướng chênh nhau thì sẽ
thấy mở ra một khả năng mới, nhận ra một khả năng khác.
Nguyễn Khắc Mai:
Nói chênh hướng thì phải quan niệm về một độ góc, liệu có sự khép góc đến không độ mà vẫn có hai cạnh khác nhau,
liệu có cái khuynh hướng ấy không?
F.Jullien:
Nếu góc chênh nhau là 0 là hợp vào nhau thì cả hai hướng phát triển đó đều nghèo
đi. Chỉ có sự chênh nhau mới có sự phong phú. Platon và Aristote chẳng hạn, nếu
Aristote đi cùng hướng với Platon, nếu góc đó là 0 thì Aristote chỉ là học trò,
là cái bóng của Platon mà thôi.
NKM: Còn một khả năng
nữa là các nền Văn hoá có sự giao thoa, sự gặp nhau ở góc 360 độ, sự tiếp nhận
nhau, không bài xích nhau mà gặp nhau ở góc 360 độ, ở một trình độ cao hơn chăng?
F. Jullien: Trường
hợp đi một vòng 360 độ là lại về chỗ ban đầu tức là lại nghèo nàn đi. Bergson nói
“Một triết gia ra đời là để nói ‘không’ với người đi trước mình”.
Vậy
cần hiểu khác nhau là thế nào? Khác nhau hay chênh nhau là mở ra một hướng mới,
một khả năng mới. Nếu Hégel không khác Kant thì chỉ là cái bóng của Kant. Triết
học phải khai thác các khả năng chênh nhau. Triết học nhất thiết phải đi chệch
(truyền thống). Trong triết học các triết gia khai thác các hướng khác nhau, tạo
ra các khả năng khác nhau, đấy là cách để phát triển./.
BÀI NÓI CHUYỆN CỦA F. JULLIEN(Ngày 23-1-2009)PHỔ QUÁT, ĐỒNG DẠNG VÀ CÁI CHUNG
Cái mà F.Jullien đề cập
là: Tính phổ quát (phổ quát), tính đồng dạng (đồng phục), vàc cái chung (Le commun).
Sự
rối ren trong tư duy là do ta không phân biệt được ba khái niệm này. Hơn nữa mỗi
khái niệm lại có cái lắt léo của nó. Ba khái niệm khác nhau đã đành, nhưng từng
cái lại có cái “lắt léo” của nó.
Khái
niệm Phổ quát có hai nghĩa: nghĩa yếu
và nghĩa mnhj. Nghĩa yếu có tính chất kinh nghiệm, sự ghi nhận. Nghĩa mạnh : nó
là tiên thiên, được xác định trứoc (tiên nghiệm). Nó vốn là như vậy, nó phải là
phổ quát, theo nghĩa mạnh, là cái tất yếu tiên thiên. Như các quy luật trong
khoa họctự nhiên.Vấn đề là có thể đem cái tính phổ quát trong khoa học tự nhiên
áp dụng vào khoa học xã hội – nhân
văn được không?
Các
triết gia, như Kiecega, Niesh, họ nói: Không thể nào đưa tính phổ quát với nghĩa
mạnh trong khoa học tự nhiên vào lĩnh vực nhân văn được, bởi con người là cá nhân,
là đơn nhất, là đặc biệt. Không thể đưa khoa học tự nhiên vào từng cá nhân con
người. Tính phổ quát trong lịch sử của
châu Âu hiện đại: Cái mà người châu Âu cho là Phổ quát (cho nhân loại) thì hoá
ra chỉ là cái sản phẩm đặc biệt của lịch
sư phát triển tư tưởng văn hoá châu Âu (ví dụ quyền này, quyền nọ ...).
Khái
niệm Phổ quát của châu Âu ra đời không phải là chuyện tất yếu mà là có nguồn gốc
phức hợp, từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Phân biệt Cái phổ quát với cái Cái đồng
dạng (uniform). Hiện nay người ta nhầm lẫn hai cái là một. Thực ra Phổ quát là một sản phẩm của lý trí. Đồng dạng là sản phẩm của sản xuất. Hàng
hoá là đồng dạng. Với toàn cầu hoá, hàng hoá lan tràn, cái đồng dạng, cái mở rộng
dễ nhầm là phổ quát. Phân biệt phổ quát (universal) với cái chung (le comment).
Le comment là khái niệm chính trị, là
cái nói đến sự chia sẻ, từ chia sẻ trong gia đình đến chia sẻ trong thành bang,
mở rộng hơn là chia sẻ trong quốc gia. Khái niệm cái chung có thể mở rộng vô tận, trong tôn giáo còn đến sự chia sẻ
giữa con người và sinh vật khác. Cái Phổ quát là khái niệm lý trí; cái đồng dạng
là một khái niệm kinh tế; còn cái chung là một khái niệm chính trị. Ba khái niệm
khác nhau về nội dung và cả về bình diện (lĩnh vực). Khái niệm chung (cái lắt léo
là ở chỗ) nói khái niệm chung là có sự chia sẻ, trong đó có sự loại trừ - Loại
trừ cái không ở trong cái chung đó, không cho chia sẻ trong vùng chung này. Ở
Pháp hiện nay có cái gọi là chủ nghĩa cộng đồng – nó nhấn mạnh đến sự loại trừ,
là có cái chung, nhưng hiểu là loại trừ cái ở ngoài nó.
F.
Jullien trở về với khái niệm phổ quát. Có ba nguồn tham gia hình thành khái niệm
này. Thứ nhất là bình diện Hy Lạp (logic). Thứ hai là lĩnh vực Luật Lâ Mã. Thứ
ba là sự cứu rỗi của Thiên chúa giáo.
Khái niệm Hy Lạp: Người
khẳng định cách tư duy là khái niệm là từ Stusgas. Trước Stusgas người ta người
ta nghiên cứu về cái “Toàn thể” - “Le ...” Cái toàn, trước Stusgas, là một đối
tượng nghiên cứu . Đến Stusgas, ông đề nghị cách suy nghĩ theo phương thức cái
Toàn, chứ không phải suy nghĩ về cái Toàn. Cái Toàn không phải là một đối tượng
nghiên cứu nữa. Stusgas: suy nghĩ theo phương thức của cái Toàn, tức là suy nghĩ
bằng khái niệm. Khái niệm là bao gồm tất cả những cái cụ thể. Ví dụ: Khái niệm Đẹp
là bao gồm tất cả những cái đẹp. Suy bghĩ bằng khái niệm là một quy tắc suy nghĩ
theo phương thức của cái Toàn, do đó Triết học ra đời. Từ Aristote: có các cấp
hiểu biết khác nhau: cấp tri giác là cấp thấp nhất – Tri giác bao giờ cũng mang
tính cá nhân; tri giác ở người này khác tri giác của người kia. Len cao hơn là
Kỹ thuật. Cuối cùng là Khoa học. Khoa học phải suy nghĩ bằng những Khái niệm (Ý
kiến của Aristote).
-
Lĩnh vực của sự hiện tồn (hiện sinh), Lĩnh vực Khoa học.
-
Lĩnh vực hiện sinh: chú ý đến tự giác / cảm giác mang tính đơn nhất và cá thể.
Khoa học suy nghĩ bằng cái phổ quát. Trong lịch sử phát triển phương Tây, từ
khi phân biệt hiện sinh và khoa học thì có sự mất mát về tư duy, nó bị xé rách
ra. Văn học nghệ thuật ra đời là để bù lấp vào cái mà Khoa học không làm được,
vì khoa học không quan tâm đến cái cá nhân của hiện sinh. Có sự chia cắt giữa
khoa học và hiện sinh, cần có văn học nghệ thuật.
Bình diện thứ hai là Bình diện Luật La Mã. (Đừng nói văn hoá Hy – La. Thực ra văn hoá La MÃ khác Hy Lạp).
La Mã đóng góp về luật. Luật có liên quan đến vị thế công dân – Lúc đầu Luật áp
dụng cho những công dân La Mã ở thành bang này, bảo vệ uy thế của công dân này,
rồi sai mở rộng cho các công dân của đế chế La Mã gồm nhiều thành bang. Luật mở
rộng ra nước Ý rồi mở ra cả đế chế La Mã. Luật La Mã trở thành cái phổ quát
trong toàn đế chế vào năm 212.
Thứ ba bình diện cứu rỗi Thiên chúa giáo.
Sự
tích của Chúa – Cái nhìn của cây Thánh giá. Chính Chúa trời gửi con của mình xuống
trần gian để chết, với cái chết đó đã cứu rỗi cả nhân loại. Thế thì việc đưa
con xuống để chết là một hành động”điên rồ của thánh giá”. Cái điên rồ thánh giá
ngược lại với cái Minh tiết Hy Lạp (có trước). Tuy nhiên, trong thực tế, Kitô
chỉ là nhà tiên tri của một giáo phái, La Mã có rất nhiều giáo phái mà giáo phái
nào cũng có nhà tiên tri. Kito chỉ là một nhà tiên tri của một giáo phái (chưa
phải là phổ quát). Kitô nói bằng tiếng Alamien – là một phương ngữ của tiếng Do
Thái. St Paul nói,
viết bằng tiếng Hy Lạp phổ biến hơn nhiều - Tiếng Hy Lạp là tiếng của triết học,
học thuật, phổ quát thời bấy giờ. St
Paul quan tâm đến những bài học khái quát quanh sự tích
Kitô, những bài học đó có ý nghĩa chung cho mọi người. Với St Paul, Minh triết
Hy Lạp thâm nhập vào Thiên chúa giáo. Điên rồ của thánh giá lật đổ Minh triết
Hy Lạp. Tuy nhiên St Paul
lại đưa nó trở về Minh triết. Đây là ý nghĩa mới (Hoàng Ngọc Hiến nhấn mạnh).
F. Jullien: Tính
phổ quát đối lập với tính đơn nhất. Chúa làmọt con người cụ thể, đơn nhất. Nhưng
cChúa lại là hiện thân của Thượng đế, mà Thượng đế là phổ quát. Thiên chúa giáo
thống nhất dược cái đơn nhất với cái phổ quát.
Lịch
sử tư tưởng châu Âu là sự thế tục hoá tư tưởng này của Thiên chúa giáo. Ví dụ:
Hegel nói rằng: “Napoléon là tinh thần phổ quát của kỵ sĩ” – Các vĩ nhân đều thế,
họ vừa là cá nhân, nhưng lại thể hiện tính phổ quát của thời đại. K. Marx cũng
vậy, K. Marx ddwa giai cấp vô sản hiện thân cho tính giải phóng phổ quát.
Trong
lịch sử tư tưởng châu Âu có hai quan niệm khác nhau và phổ quát. Quan niệm thứ
nhất cho rằng phổ quát là tổng gộp. Ví dụ tiêu biểu là một bức hoạ về Điện thờ
do hai anh em Vaneyck, giữ ở Bảo tàng Bỉ. Bức tranh đưa tất cả các nhân vật vào
tranh: Chúa, đám đông khắp nơi, kể cả người Trung Quốc đội mũ.
Quan
niệm khác, F. Jullien: phổ quát không phải là tổng gộp, nếu vậy thì tất cả đã có,
đã xong, khép kín và một chân trời duy nhất. Tổng quát là mở, đằng sau chân trời
này lại có một chân trời khác. Ví dụ: Ở châu Âu ban đầu là phổ thông đầu phiếu
= đầu phiếu phổ quát. Ban đầu chỉ có đàn ông, sau mới có thêm phụ nữ. Tính mở của
phổ quát, đó là / do đó nó phá vỡ cái khép kín. Quan niệm phổ quát như tổng hợp
là quan niệm dương tính. F. Jullien quan niệm phổ quát âm tính. Ví dụ: phổ thông
đầu phiếu. Quan niệm âm tính là chỉ có đàn ông đi bầu là chưa đủ.
Có
ý niệm phổ quát hay không? Người châu Âu bảo là có. Nhưng khi nghiên cứu Trung
Quốc F. Jullien thấy có những khái niệm người Trung quốc không coi là phổ quát.
Ví dụ khái niệm tồn tại của châu Âu, Trung Quốc không nghĩ thế. Khái niệm chân
lý của châu Âu, Trung Quốc không có khái niệm đó. Khái niệm “chân thiện mĩ” –
khái niệm thay cho chân lý là khái niệm mở ra nhiều khả thí (?) (Tuỳ - tuỳ
nghi, tuỳ cơ, ...). Cùng một lúc mở ra nhiều khả năng. Chân thiện mĩ: chân là
chân chính, chân nhân (Lão Tử). Có
nhiều cái người châu Âu cứ nghĩ mọi người đều nghĩ như vậy, nhưng khong phải như
vậy. Cái phổ quát không cố định ở một chân trời, mà cứ mở rộng mãi. Khái niệm
phổ quát ngày nay vẫn là chính đáng, nhưng nó mở rộng, nó là cái hướng dẫn tư
duy từ chân trời này đến chân trời khác. Kant nói phổ quát là cái điều khiển hướng
suy nghĩ của mình. Ví dụ: Quyền con người mà châu Âu cho là phổ quát, nên họ đòi
hỏi mọi quốc gia. Quyền con người không phải là giá trị có sẵn. Châu Âu thế kỷ
17,18 có Rousso, có các nhà tư tưởng thời Khai sáng, mới có quyền con người. Đó
là một giá trị trong quá trình phát triển, khong phải là cái có sẵn. Khi sang
Trung Quốc thảo luận (?) khái niệm này thấy có sự chênh giữa Đông và Tây. Hiện
nay trên thế giới có hai luồng tư tưởng: Một là giải phóng con người; hai là hìa
hoà tích hợp con người với cộng đồng, xã hội. Hai cái giải phóng và tích hợp cá
nhân đều là phổ quát. Phổ quát có hai phía: phía dương và phía âm. Phía dương: do quá trình lịch sử, như ở
châu Âu, sinh ra khái niệm quyền cá nhân. Phía
âm quyền con người: là quyền nói không với tất cả cái gì chà đạp lên con người.
Quyền con người phía âm (nói không) quan trọng hơn phía dương. Đây là tư tưởng
rất mới, quyền nói không với những gì xúc phạm, chà đạp con người. Đó là cái phổ
quát.
Hoàng Ngọc Hiến bổ sung:
Jullien nói phía dương là phía ở quá trình lịch sử đặc trưng của dân tộc được
khẳng định quyền con người. Không nên bắt một nền văn hoá khác nhận nó là phỏ
quát. Phía âm phổ quát: khi từ chốn là có một cái gì đó của phổ quát quyền con
người nó trội lên vô điều kiện. Khi nó lộ lên là đặc biệt – (Đạo khả đạo phi thường
đạo) - Thượng đế là tuyệt đối, nhưng khi đã nói ra là Thượng đế thì Thượng đế
không còn là tuyệt đối nữa. Trong Thần học, người ta thường rút bớt cái đã giữ
cái khái quát của mọi văn bản. Cái vô điều kiện là cái bắt đầu. Cái phổ quát là
có thật, nhưng không nhiễm cái đặc biệt của một nền văn hoá nhất định.
Cái
phổ quát là cái cảm nhận thấy ở cái khẳng định còn đang thiếu cái gì. Cảm nhận
cái thiếu về quyền con người mới là cái phổ quát. Phổ quát luôn luôn mở, luôn
luôn mới. (Nguyễn Khắc Mai: Có cái quyền con người chỉ ở một nhóm, còn phần đông
chưa có). Ví dụ Mạnh Tử nói về lòng trắc ẩn: “Khi có một đứa bé sắp ngã xuống
giếng, kẻ nào không giơ tay cứu thì không phải là người”. Ở đây Mạnh Tử đã dùng
Negative để nói về tính phổ quát nhân
tính./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét