Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

MỪNG TRUNG TÂM MINH TRIẾT LÊN BẢY (2007-2014)



Nguyễn Khắc Mai

TMT: Ngày 13/12/2014 tại Hà Nội, Trung tâm Minh triết tổ chức buổi Lễ Mừng lên Bảy (2007 -2014), đông đảo nhân sĩ trí thức và bạn bè quan tâm đã đến dự và chia vui với các Nhà Minh triết Việt.
I - Lịch sử thành lập
Năm 2007, Trung tâm được thành lập trong khuôn khổ Nhà xuất bản Tri thức. Sau gần hai năm hoạt động, Đoàn chủ tịch Hội đồng Trung Ương LHKHKTVN ra Quyết định 145/QĐ-LHH, ngày 27-7-2009 thành lập Trung tâm, như một đơn vị Khoa học - Công nghệ hoạt động theo Nghị định 81 của Chính Phủ.
          Ngày 20-11-2009, Bộ KHCN cấp Giấy chứng nhận Đăng Ký Hoạt động Khoa học và Công nghệ, số A881. Hội đồng điều hành Trung tâm do GS Trần Ngọc Hiên nguyên Phó Giám đốc Học viện Nguyễn Ái Quốc làm chủ tịch, thành viên gồm 9 GSTS các ngành triết học, văn học, sử học,... Có hơn 100 GSTS, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia làm cộng tác viên.
          Năm nay, 2014, tròn 7 năm hoạt động của Trung tâm, kể từ ngày chính thức hoạt động.
          II - Những kết quả hoạt động
          - Đã tổ chức hàng chục cuộc Hội thảo khoa học về minh triết và nhiều đề tài khoa học và văn hóa. Có ba cuộc hội thảo và ba cuộc tọa đàm triết học vởi triết gia F. Jullien (Pháp) về lĩnh vực minh triết.
- Đã tổ chức những hoạt động học thuật để kỷ niêm nhiều sự kin văn hóa có tầm quan trọng, như kỷ nim 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục, Tưởng niệm Chế Thắng Phu Nhân Nguyễn thị Bích Châu, vị Thánh mẫu đã để lại áng văn giá trị Kê Minh Thập sách, Tọa đàm khoa học về Ngô Thì Nhậm, Lương Kim Định,... học giả trong nước và ngoài nước dư luận xã hội hoan nghênh. Kê Minh Thập Sách, được coi như một “Thiên cổ hùng văn” (Nước ta đã có Chiếu dời Đô, có Thơ Nam quốc sơn hà, có Hịch tướng sĩ, có Cáo Bình Ngô, có Sớ thất trảm, nay có thêm Sách Kê minh).
- Lục tìm minh triết của người xưa về Biển, thấy tư tưởng dự báo chiến lược thiên tài của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585):
Vạn dặm Biển Đông dang tay giữ,
Muôn năm Đất Việt vững thanh bình.
Trung Tâm đã hợp tác với nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khởi động “Chương trình minh triết làm chủ Biển Đông. Đã tổ chức nhiều hoạt động, trong đó có việc Tôn vinh những tác giả đã có công trình về chủ quyền biển, đảo đã xuất bản, kỷ niệm sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa, phối hợp và hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Tuần lễ Biển Đảo Việt Nam... Trên cơ sở tư duy minh triết (hệ thống, hoàn chỉnh... ), đã đưa ra được quan niệm chỉnh thể về Chiến lược Biển Đông phải gồm cả 4 mặt: Bảo vệ chủ quyền, Phát triển kinh tế, Nâng cao trình độ khoa học Biển và Xây dựng Văn hóa Biển.
          - Đã xây dựng một Đề tài cấp Nhà nước, Minh Triết trong Tiến Trình Lịch sử Văn hóa Việt Nam. Hội Đồng thẩm định có GS Phan Huy Lê, Cố GS Vũ Ngọc Khánh, GS Sử học Chương Thâu, GSTS Triết học Nguyễn Trọng Chuẩn, GSTS XHH Tô Duy Hợp... Hội đồng đã khẳng định, đề tài mới, cấp bách, sẽ là sự bổ sung cho cấu trúc văn hóa Việt. Đáng tiếc trong sáu Nhánh đề tài, kinh phí chỉ cấp cho một nhánh rưỡi. Những nhánh quan trọng khác như: Giá trị Minh triết Việt (tổng thể và tổng hợp), Minh triết trong Trị Đạo (quản trị Đất nước), Minh triết của những nhà văn hóa lớn của Đất Nước. Minh triết của Bảy Tộc lớn của Việt Nam, đành phải gác lại. Hy vọng thời gian tới sẽ có sự quan tâm đúng mức của học giả cũng như của nhưng cơ quan nhà nước có liên quan.
          - Năm 2013, Trung tâm cũng đã nhận được đề tài biện luận về Văn Hóa trong Hiến Pháp mới, đã tổ chức nhiều hội thảo với hàng chục tham luận có giá trị. Nhiều luận giải hợp lý được dư luận hoan nghênh (nhưng cũng không được phản ảnh trong Hiến pháp mới!).
- Đã tổ chức được một trang web tại địa chỉ http://MinhtrietVietnam.com , và một trang mạng cá nhân tên http://ThonMinhTriet.com , để đăng tải những kết quả nghiên cứu và giao lưu học hỏi.
Nhận xét: Một Trung tâm mới mẻ, hoạt động chỉ dựa vào sự hợp tác tự nguyện của các nhà nghiên cứu và tài trợ của bạn bè hảo tâm, trong một thời gian ngắn đã làm được những việc có ý nghĩa về văn hóa. Khái niệm Minh triết, lĩnh vực minh triết, ý nghĩa minh triết trong đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục... ngày càng được nói tới nhiều. Có điều, cũng như trong mọi lĩnh vực văn hóa khác, hệ thng chính trị của ta, giới công tác văn hóa chính thống của ta vẫn còn chưa thật quan tâm lĩnh vực rất có ý nghĩa này.
          III- Minh Triết, giá trị văn hóa nhân loại đang phục sinh
Đó là kết luận của giới nghiên cứu nước ta, mà cũng là kết luận của học giả thế giới. Xin đơn cử:
- Thế k XVIII ở Hà nội còn có Thôn tên Thôn Minh triết, gần chợ Giám, ngày nay ở vùng Cát linh.
- Cụ Ngô Thời Nhậm từng đề cập tới minh triết: Minh triết dĩ bảo thân, vô cứ vu lê, vô khốn vu thạch. Nghĩa là có minh triết thì đủ giữ gìn thân mệnh không bị quàng vào giây, vấp vào đá (Vượt qua được mọi khó khăn) đó là phương châm xử thế rất đúng đắn, rất quy luật. Nó tương ứng như câu nói ni tiếng của Thomas Jefferson (Hoa kỳ): Nếu biết hòa nhập minh triết vào quyên lực, thì ít dùng quyền lực mà hiệu quả lớn.
- Trong Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện có đôi câu đối rất ý nghĩa: Dục anh tài nhi sử năng Quốc Tử Giám cao huyền mô khải .
Dưỡng Minh Triết dĩ kế trị, Thăng Long kinh trường tụ tinh hoa. Nghĩa là: Nuôi nấng anh tài để sử dụng năng lực của họ. Quốc Tủ Giám nêu cao mẫu mực. Bồi dưỡng Minh Triết để nối tiếp cuộc trị bình. Kinh đô Thăng Long mãi quy tụ tinh hoa.
Hiện nay trong xã hội ta tần số sử dụng minh triết đã lớn hơn trước nhiều. Nhiều nhà nghiên cứu, có cả giới trẻ đã chú ý đến thuật ngữ và kháiniệm này.
Google và Wikipedia cung cấp ngồn ngộn tri thức và tư liệu về wisdom và sagesse. Trang Wisdom pages và Wisdom books cung cấp hàng năm cả triệu trang viết về minh triết.
Qua phân tích và khảo sát có thể đi đến kết luận rằng, ”bất cứ cá nhân nào, hệ thống xã hội nào, kể cả những quốc gia dân tộc, chính dảng, một gia đình, một doanh nghiệp, cả một hệ thống triết học…nếu không có minh triết, chắc chắn sẽ không “nguyên, Hanh, Lợi, Trinh”, nghĩa là không rõ ràng , không thông suốt, không đem lại hiệu quả, mà cũng không thể bền vững lâu dài.
IV- Kết Luận
Không có quốc gia nào muốn phát triển văn hóa mà phó mặc cho xã hội, để xã hội tự mày mò, mà không có sự gia công của Nhà nước. Đời nhà Đường văn hóa Trung hoa phát triển rực rỡ nhờ kết hợp cả hai yếu tố đó. Quan đại thần của nhà vua phải cỡi giày cho thi tiên Lý Bạch! Nước ta thời vua Lê Thánh Tông cũng cho một ví dụ sáng giá. Thế kỷ XVIII, thế k ánh sáng cũng không là ngoại lệ.
Học giả Lloyd Bruce chuyên gia về “Chiến lược điều hành” (Anh quốc) tuyên bố: Các nhà lãnh đạo (vĩ mô và vi mô) nếu không hiểu và không biết ứng dụng minh triết, họ sẽ trả giá đắt cho sự vô tâm của mình. Ông khẳng định: Nhân loại hãy vượt qua nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức để kiến tạo nền kinh tế minh triết và xã hội minh triết.
          Minh triết - một giá trị văn hóa vừa cổ kính lại rất kim nhật kim thì. Minh triết Việt Nam, đang như ngọc còn nằm trong đá, những hạt đã được phát hiện thì cũng chưa được trau chuốt mài rũa cho thật tinh tế.
          Lỗ Tấn từng nói ”Hy vọng giống như con đường, nhân loại ban đầu không có đường, cứ đi mãi thì thành đường”.
          Bảy năm là một chặng. Xin cùng đi tiếp./. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét