Nhóm tứ cường BRIC (Ba Tây - Nga La Tư - Ấn Độ - Trung Quốc) là nhân tố tích cực
thúc đẩy một trật tự thế giới đa cực (ảnh:
http://photos.upi.com)
HÀ VĂN THÙY
Ngày 15.4.2009, tạp chí Các vấn đề chiến lược của Ấn Độ
công bố bài phát biểu của tướng Trì Hạo Điền, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Trung Quốc tại Hội nghị các tướng lĩnh bàn về chiến lược chiến tranh tương lai,
tổ chức năm 2005, nhan đề: SỬ DỤNG VŨ
KHÍ SINH HỌC, QUÉT SẠCH NƯỚC MỸ.
Bài nói gây chấn động lương tri loài người. Rất nhiều người đã phản bác
tác giả. Trong lĩnh vực khoa học nhân văn, tôi xin trình bày những ý kiến sau:
Tướng Trì Hạo Điền nói:
“Như mọi người đều biết, theo quan điểm truyền
bá của các học giả phương Tây, toàn thể loài người trên Trái Đất có nguồn gốc
chung từ một người mẹ duy nhất ở Châu Phi. Như vậy, không một chủng tộc nào có
thể tự nhận mình là chủng tộc siêu đẳng nhất. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của
đại đa số các học giả Trung Quốc, người Trung Quốc khác với các chủng tộc khác
trên thế giới. Chúng ta không có nguồn gốc từ Châu Phi. Trái lại, chúng ta có
nguồn gốc độc lập trên đất Trung Quốc. Nguời Bắc Kinh ở Chu Khẩu Điếm mà tất cả
chúng ta đều bắt nguồn từ đó đại diện cho một giai đoạn tiến hoá của tổ tiên
chúng ta.
Nguồn gốc nền
văn minh Trung Hoa
Trước đây,
chúng ta thường nói rằng nền văn minh Trung Quốc có lịch sử 5.000 năm. Nhưng hiện
nay, rất nhiều chuyên gia nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó
có khảo cổ học, văn hóa sắc tộc, và văn hoá khu vực đã đi tới một sự thống nhất
rằng các phát hiện mới như nền văn hoá Hongshan ở vùng Đông Bắc, nền văn hoá
Liangzu ở tỉnh Chiết Giang, các phế tích Jinsha ở tỉnh Tứ Xuyên, và khu di tích
văn hoá đế chế Yongzhou ở tỉnh Hồ Nam tất cả đều cho thấy bằng chứng về sự tồn
tại của nền văn minh tiền Trung Quốc, và chúng khẳng định rằng riêng lịch sử
canh tác lúa đã có từ 8.000-10.000 năm truớc đây. Điều này bác bỏ quan niệm về
lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc…
Bởi vậy, chúng
ta có thể xác định rằng chúng ta là sản phẩm của nền văn hoá có nguồn gốc từ
cách đây hơn 1 triệu năm, nền văn minh và tiến bộ với lịch sử hơn 10.000 năm, một
dân tộc có 5.000 năm lịch sử, và một thực tế Trung Quốc với lịch sử hơn 2.000
năm. Đó là dân tộc Trung Quốc tự gọi mình như vậy.Là dòng dõi của Viêm và
Hoàng, dân tộc Trung Quốc mà chúng ta tự hào thuộc về dân tộc đó. Nước Đức
Hitle đã từng kiêu hãnh tự coi mình là chủng tộc siêu đẳng nhất trên Trái đất,
nhưng thực tế là dân tộc chúng ta còn siêu việt hơn người Đức rất nhiều.”
Trước hết cần xác định, phát biểu của ông
tướng họ Trì có phù hợp với khoa học không? Ở đây cần trả lời hai câu hỏi:
1. Người Trung Quốc có phải là hậu
duệ của Người vượn Bắc Kinh không?
Tài liệu khảo cổ học thế giới ghi rằng,
năm 1920, kỹ sư mỏ người Thụy Điển Anderson phát hiện cốt sọ người sống 7000
năm trước ở di chỉ Ngưỡng Thiều phía nam Hoàng Hà. Do hình thái sọ rất giống
người Trung Quốc hiện đại nên giới khoa học nhận định, người Ngưỡng Thiều là tổ
tiên của người Trung Quốc. Sau đó, vị kỹ sư này còn khai quật di chỉ Chu Khẩu
Điếm ở phía Bắc Bắc Kinh, khám phá cốt sọ hoá thạch 600.000 năm của người Đứng
thẳng Homo erectus, được đặt tên là Người vượn Bắc Kinh Homo pekinensis. Cũng tại
đây còn tìm thấy cốt sọ của người hiện đại Homo sapiens 27.000 năm tuổi. Do
trong cùng một vùng địa lý, khám phá được người Đứng thẳng, người hiện đại sớm
và người hiện đại muộn nên giới khoa học đồng thuận cho rằng, con người đã từ
Người vượn Bắc Kinh chuyển hóa thành người hiện đại sớm rồi người hiện đại muộn.
Từ đây, thuyết đa vùng của tổ tiên con người (Multigegional hypothesis) được củng
cố: từ Người vượn Bắc Kinh tiến hóa thành người Mongoloid, chủ nhân của châu Á.
Trong khi đó, ở châu Âu, Người đứng thẳng Neanderthal tiến hóa thành tổ tiên
người châu Âu.
Tuy nhiên, vào thập niên 1970, các khai quật
khảo cổ cho thấy, 250.000 năm trước, Người
đứng thẳng tuyệt diệt trên đất liền châu Á. Vết tích cuối cùng của họ được
tìm thấy khoảng 200.000 năm trước tại Ngandong Indonesia. Từ đó dẫn tới hoài
nghi: do vắng mặt ở châu Á từ rất lâu
trước nên không thể có chuyện người vượn Bắc Kinh chuyển hóa thành người hiện đại.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, di truyền học khám phá: trong bộ gen người châu
Âu hiện đại chỉ có từ 1 đến 2% gen của người Neanderthal. Điều này khẳng định,
Người đứng thẳng chỉ là họ hàng xa mà không phải là tổ tiên của loài chúng ta.
Với phát hiện vững chắc này của di truyền học, thuyết đa vùng của nguồn gốc
loài người bị bác bỏ. Thuyết ra khỏi châu Phi (Out of Africa ) được thừa nhận:
người hiện đại Homo sapiens xuất hiện tại châu Phi 200.000 năm trước.
Do không có chuyện Người đứng thẳng chuyển
hóa thành người hiện đại nên cũng không có chuyện người vượn Bắc Kinh hóa thành
người Trung Quốc. Kết quả là, phát biểu của ông Trì Hạo Điền đưa tới hai hệ quả:
- Một là sai về mặt khoa học.
- Thứ hai, nếu đúng thì người Trung Quốc
là hậu duệ của Người vượn, một loài ở bậc tiến hóa thấp hơn loài chúng ta. Cố
nhiên, về sinh học, người Trung Quốc
thuộc loại thấp kém chứ không hề siêu việt! Tự nhận là hậu duệ của một
loài thấp kém nhưng lại vỗ ngực cho là mình ưu việt là việc làm ngu xuẩn hết phần
thiên hạ!
2.Tổ tiên người Trung Quốc là ai?
Năm 2001 người ta phát hiện tại hang Điền
Nguyên thành phố Chu Khẩu Điếm những mảnh xương ống chân của con người sống khoảng
40.000 năm trước nhưng không biết đó là ai? Năm 2013 nhờ di truyền học vào cuộc
đã khám phá, đó là người đàn ông khoảng 40 tuổi, là tổ tiên các dân tộc Đông Á:
Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và cũng là thủy tổ của người bản địa châu Mỹ.
Nhà nhân học Trung Quốc Ngô Tân Trí (吴新智) nói: “Trung Quốc
từ 20.000 năm trước cho tới nay, không có bằng chứng nào cho thấy con người có
những hoạt động di cư lớn. Vì vậy, cần phải nói rằng ông là tổ tiên của chúng
tôi.” (而我们中国从2万年前一直到现在,没有任何证据表明人类有很大的迁徙活动。所以应该说,他就是我们的祖先.)
Khi nghiên cứu sâu hơn, khoa học phát hiện,
người đàn ông này là người Việt cổ thuộc chủng Australoid đã từ Việt Nam đi lên
Nam Hoàng Hà 40.000 năm trước. Từ đó người Việt cổ chiếm lĩnh Hoa lục và làm nên
các nền văn hóa rực rỡ như Tiên Nhân Động, Ngọc Thiềm Nham tỉnh Giang Tây là
nơi sáng tạo công cụ gốm đầu tiên của nhân loại 20.000 năm và thuần hóa lúa nước
12.400 năm trước; Giả Hồ 9000 năm trước, Hà Mẫu Độ 7000, Ngưỡng Thiều 7000 năm
trước.
7000 năm trước, tại Ngưỡng Thiều, người Việt
cổ chủng Australoid tiếp xúc, hòa huyết với người Mongoloid ở phía bờ Bắc (cũng
từ Việt Nam đi lên 40.000 năm trước), sinh ra chủng người Nam Mongoloid (South
mongoloid), được nhân học gọi là người
Việt hiện đại, chủ nhân văm hóa Ngưỡng Thiều và Long Sơn.
Trong quá trình lịch sử, nhất là sau cuộc
xâm lăng của Hiên Viên vào Nam Hoàng Hà năm 2698 TCN, người Việt hiện đại di tản
về phương Nam, đem nguồn gen Mongoloid chuyển hóa người Việt cổ sang chủng
Mongoloid phương Nam, làm nên dân cư Nam Trung Quốc, Việt Nam và Đông Nam Á
ngày nay.
Người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương
Nam ở lại Nam Hoàng Hà, một phần làm dân cư vương triều Hoàng Đế, một phần
thành dân cư nhà nước Dương Việt, Đông Di… sau là người nước Sở. Khi Lưu Bang lập
quốc, được gọi là người Hán. Do cùng chủng tộc Mongoloid phương Nam nên khi nhà
Hán mở rộng lãnh thổ, dân cư những vùng mới chiếm đều trở thành người Hán. Như
vậy, về mặt sinh học, người Hán
chính là người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam do hậu duệ của người Việt
sinh ra 7000 năm trước ở lưu vực Hoàng Hà. Từ thực tế lịch sử này,
có thể khẳng định, chỉ những thành tựu văn hóa tại lưu vực Hoàng Hà sau 7000
năm trước mới do tổ tiên trực tiếp của người Trung Quốc kiến tạo.
Còn người Việt Nam, được
sinh ra từ tổ tiên 70.000 năm trước nên có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất
trong dân cư châu Á. Cùng một chủng Mongoloid phương Nam nên người Việt Nam và
người Trung Quốc cùng một nguồn gốc. Về mặt sinh học, người Việt Nam gần tổ
tiên hơn người Trung Quốc nên người Việt Nam có chỉ số đa dạng sinh học cao hơn
người Trung Quốc. Như vậy, về mặt nòi giống, theo cách nói của ông tướng họ
Trì, người Việt Nam phải “ưu việt” hơn người Trung Quốc!
3. Một nền giáo dục thất
bại.
Khổng Tử, được người
Trung Quốc tôn là vạn thế sư biểu có nói: “Tiên học lễ, hậu học văn.” Lễ là sự
đối xử nhân ái với con người, tôn trọng, yêu thương con người. Nền giáo dục tạo
nên những kẻ vô nhân tính như Trì Hạo Điền là nền giáo dục thất bại về LỄ, điều
lớn nhất trong phẩm cách con người. Nhưng về VĂN trong ý nghĩa tri thức, cho thấy
họ Trì cũng là kẻ dốt nát, thiếu kiến thức sơ đẳng về khoa học nên lầm lẫn lung
tung, cũng là sản phẩm của nền giáo dục thất bại. Trong khi từ chối nguồn gốc
châu Phi của cộng đồng nhân loại thì lại nhận (vơ) Người vượn làm tổ tiên! Trái
ngược với họ Trì, tuy là trưởng lão của dân cư châu Á nhưng người Việt Nam
không bao giờ tự nhận là ưu việt về nòi giống. Cho đến nay, người Việt Nam vẫn
giữ được phẩm tính mà Không Tử ngợi ca “Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo” là lấy
sự khoan dung mà dạy dỗ, không thù ghét kẻ vô đạo. Không phải nòi giống, chính
phẩm tính nhân văn làm nên sự ưu việt của người Việt Nam.
Trung Quốc chấp nhận chết đến 800
triệu dân để quét sạch nước Mỹ?
Tháng Hai 10, 2020
Năm
2008, khi gặp đại sứ Mỹ Michael Michalak, mình trích nguyên câu nói trên của
Trì Hạo Điền thì ông ấy bảo: “He’s insane”. Sau đó có vẻ hồi hộp, vị Đại sứ rút
thuốc ra hút và im lặng. Rõ ràng dần dần người Mỹ sẽ suy nghĩ nghiêm túc về
Chinazi, khi chấp nhận cả phương án có thể chết đến 800 triệu dân để quét sạch
nước Mỹ.
Dưới
đây là một phần bài phát biểu của Tướng Trì Hạo Điền – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng Trung Quốc tại Hội nghị các tướng lĩnh bàn về chiến lược chiến tranh
tương lai tổ chức năm 2005…
(Tài
liệu được công bố trên Tạp chí Các vấn đề chiến lược, Ấn Độ, 15.4.2009).
“Như
mọi người đều biết, theo quan điểm truyền bá của các học giả phương Tây, toàn
thể loài người trên Trái Đất có nguồn gốc chung từ một người mẹ duy nhất ở Châu
Phi. Như vậy, không một chủng tộc nào có thể tự nhận mình là chủng tộc siêu
đẳng nhất. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của đại đa số các học giả Trung Quốc,
người Trung Quốc khác với các chủng tộc khác trên thế giới. Chúng ta không có
nguồn gốc từ Châu Phi. Trái lại, chúng ta có nguồn gốc độc lập trên đất Trung
Quốc. Nguời Bắc Kinh ở Chu Khẩu Điếm mà tất cả chúng ta đều bắt nguồn từ đó đại
diện cho một giai đoạn tiến hoá của tổ tiên chúng ta.
NGUỒN
GỐC NỀN VĂN MINH TRUNG HOA
Trước
đây, chúng ta thường nói rằng nền văn minh Trung Quốc có lịch sử 5.000 năm.
Nhưng hiện nay, rất nhiều chuyên gia nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
trong đó có khảo cổ học, văn hóa sắc tộc, và văn hoá khu vực đã đi tới một sự
thống nhất rằng các phát hiện mới như nền văn hoá Hongshan ở vùng Đông Bắc, nền
văn hoá Liangzu ở tỉnh Chiết Giang, các phế tích Jinsha ở tỉnh Tứ Xuyên, và khu
di tích văn hoá đế chế Yongzhou ở tỉnh Hồ Nam tất cả đều cho thấy bằng chứng về
sự tồn tại của nền văn minh tiền Trung Quốc, và chúng khẳng định rằng riêng
lịch sử canh tác lúa đã có từ 8.000-10.000 năm truớc đây. Điều này bác bỏ quan
niệm về lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc…
Bởi
vậy, chúng ta có thể xác định rằng chúng ta là sản phẩm của nền văn hoá có
nguồn gốc từ cách đây hơn 1 triệu năm, nền văn minh và tiến bộ với lịch sử hơn
10.000 năm, một dân tộc có 5.000 năm lịch sử, và một thực tế Trung Quốc với
lịch sử hơn 2.000 năm. Đó là dân tộc Trung Quốc tự gọi mình như vậy.Là dòng dõi
của Viêm và Hoàng, dân tộc Trung Quốc mà chúng ta tự hào thuộc về dân tộc đó.
Nước Đức Hitle đã từng kiêu hãnh tự coi mình là chủng tộc siêu đẳng nhất trên
Trái đất, nhưng thực tế là dân tộc chúng ta còn siêu việt hơn người Đức rất
nhiều.
Đã
có nhiều bài học, trong đó có bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, cũng
như bài học về tại sao Đức và Nhật Bản lại thất bại trong Chiến tranh thế giới
thứ Hai. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản ở
Liên Xô và các nước Đông Âu. Hôm nay, điều quan trọng với chúng ta là nói về
các bài học thất bại của Đức và Nhật Bản.
Như
mọi người đều biết, nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh rất nhiều về vấn đề giáo
dục cho dân chúng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Đảng và Chính phủ quốc xã đã tổ
chức và xây dựng rất nhiều thể chế tuyên truyền giáo dục, ví như Cơ quan hướng
dẫn tuyên truyền quốc gia, Bộ Giáo dục và tuyên truyền quốc gia, Cục thanh tra
nghiên cứu dư luận thế giới và giáo dục, và Cơ quan thông tin, tất cả đều nhằm
gieo vào tâm trí của dân chúng Đức, từ học sinh các lớp tiểu học đến các trường
đại học, là dân tộc Đức là chủng tộc thượng đẳng, và thuyết phục dân chúng rằng
sứ mệnh lịch sử của chủng tộc Ariăng (Arian) là trở thành chủ nhân thế giới và
thống trị toàn thế giới. Khi đó, nhân dân Đức thống nhất chặt chẽ hơn nhiều so
với chúng ta hiện nay.
Tuy
vậy, nước Đức đã bị thất bại nhục nhã cùng với nước Nhật Bản đồng minh. Vì sao
vậy? Chúng ta đã đi tới một số kết luận tại các hội nghị nghiên cứu của Bộ
Chính trị để nghiên cứu về các quy luật quyết định sự thăng trầm của các cường
quốc lớn, và tìm cách phân tích sự phát triển nhanh chóng của Đức và Nhật Bản.
Khi đó, chúng ra đã quyết định xây dựng mô hình đất nước dựa theo mô hình nước
Đức, song chúng ta quyết không lặp lại các sai lầm mà người Đức đã mắc phải.
Xin
nêu ra những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của họ: Thứ nhất, họ có quá
nhiều kẻ thù cùng một lúc, bởi họ đã không tuân theo nguyên tắc là chỉ tiêu
diệt kẻ thù ở một thời điểm nhất định; Thứ hai, họ quá hăng hái, thiếu sự kiên
nhẫn và bền gan, những phẩm chất đòi hỏi phải có để thực hiện những sự nghiệp
vĩ đại; Thứ ba, khi tới thời điểm đòi hỏi phải tỏ ra tàn bạo thì họ lại tỏ ra
quá mềm yếu, do vậy đã để lại những nguy cơ bộc lộ về sau này.
Giả
dụ khi đó, Đức và Nhật có thể làm cho Mỹ đứng trung lập và tiến hành chiến
tranh từng bước đối với Liên Xô. Nếu thực hiện chiến lược đó, tranh thủ thời
gian đẩy nhanh các nghiên cứu và thành công trong việc làm chủ công nghệ hạt
nhân và tên lửa, và sử dụng các vũ khí đó bất ngờ tấn công Mỹ và Liên Xô, thì
khi đó Mỹ và Liên Xô đã không thể chống lại họ và buộc phải đầu hàng.
Đặc
biệt là Nhật Bản đã phạm phải sai lầm khi tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào
Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công này không nhằm vào các phần có tầm quan trọng
sống còn đối với nước Mỹ. Thay vì điều đó, cuộc tấn công này lôi kéo nước Mỹ
tham gia chiến tranh, tham gia lực lượng những nước đào huyệt chôn vùi hai nhà
nước phát xít Đức và Nhật Bản.
Tất
nhiên, nếu họ không phạm 3 sai lầm nói trên và giành chiến thắng, thì lịch sử
thế giới đã được viết theo hướng khác hẳn. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ
không nằm trong tay chúng ta. Nhật Bản có thể chuyển thủ đô của họ tới Trung
Quốc và thống trị toàn bộ đất nước Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc và toàn bộ châu
Á dưới sự chỉ huy của Nhật Bản với toàn bộ sự thông minh của Phương Đông sẽ
chinh phục phương Tây do Đức lãnh đạo và thống nhất toàn thế giới.
NGƯỜI
TRUNG HOA LÀ CHỦNG TỘC THƯỢNG ĐẲNG?
Như
vậy, những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của Đức và Nhật Bản là lịch sử
không sắp xếp để họ trở thành những chủ nhân của Trái Đất, vì tóm lại là họ
không phải những chủng tộc ưu việt nhất.
So
sánh về hình thức bên ngoài, Trung Quốc ngày nay giống một cách đáng ngại với
người Đức trước kia. Cả hai đều coi mình là những dân tộc siêu đẳng nhất; cả
hai đều có lịch sử bị các cường quốc bên ngoài bóc lột và do vậy đều mang nặng
sự hận thù; cả hai đều cảm thấy mình sống trong một không gian rất không phù
hợp; cả hai đều giương cao ngọn cờ dân tộc và chủ nghĩa xã hội và gắn cho mình
nhãn hiệu chủ nghĩa xã hội quốc gia; cả hai đều có một nhà nước, một đảng, một
nhà lãnh đạo, và một học thuyết.
Nhân
dân Trung Quốc chúng ta thông minh hơn người Đức bởi xét về cơ bản, chúng ta là
chủng tộc ưu việt hơn chủng tộc của họ. Đó là kết quả bởi việc chúng ta có lịch
sử lâu đời hơn, đông dân hơn và đất đai rộng lớn hơn. Xét trên cơ sở này, tổ
tiên của chúng ta để lại cho chúng ta hai di sản cốt yếu nhất, đó là chủ nghĩa
vô thần và sự thống nhất vĩ đại. Đó chính là đức Khổng Tử, người đã sáng lập ra
nền văn hoá Trung Quốc và để lại cho chúng ta những di sản này.
Hai
di sản nói trên xác định rằng chúng ta có khả năng sống còn cao hơn Phương Tây.
Đó là lý do giải thích tại sao chủng tộc Trung Quốc thịnh vượng lâu dài như
vậy. Chúng ta có sứ mệnh không được để bị chôn vùi cả trên Thiên đàng cũng như
trên Trái đất, bất kể đó là những thảm họa do thiên nhiên, do con người gây ra
hay thảm hoạ quốc gia và cho dù chúng nghiêm trọng tới mức nào. Đây là ưu thế
của chúng ta.
Ví
dụ về phản ứng đối với chiến tranh chẳng hạn. Do cho tới nay nước Mỹ chưa hề
nhìn thấy chiến tranh trên đất nước họ, nên một khi các kẻ thù vào đất Mỹ, họ
có thể tiến tới tận thủ đô Oasinhtơn trước khi Quốc hội Mỹ kết thúc việc thoả
luận và cho phép tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng chiến tranh. Tuy nhiên, đối
với chúng ta, chúng ta sẽ không lãng phí thời gian vào những việc tầm thường
như vậy. Đồng chí Đặng Tiểu Bình có lần đã nói: Lãnh đạo Đảng sẽ thông qua các
quyết định một cách mau lẹ. Một khi các quyết định được thông qua, chúng sẽ
được thực hiện ngay lập tức. Sẽ không có việc lãng phí thời gian vào những việc
tầm thường như ở các nước tư bản. Đó là ưu thế của chúng ta.
Nguyên
tắc tập trung dân chủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc được xây dựng trên truyền
thống và sự thống nhất vĩ đại. Mặc dù nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh tới cơ
chế tập trung ở mức cao khi ra các quyết định, song họ chỉ chú trọng tới quyền
lực điều hành đất nước, nhưng lại coi thường cơ chế lãnh đạo tập thể ở cấp
Trung ương. Bởi thế về sau này Hitle đã bị rất nhiều người phản bội, điều đó đã
làm suy kiệt ghê gớm khả năng chiến tranh của Đức quốc xã.
Có
một nhận xét rất nổi tiếng trong một bộ phim về sức mạnh và quyền uy: Những kẻ
thù thường gặp nhau trên một con đường nhỏ, chỉ có những kẻ dũng cảm mới chiến
thắng. Dạng chiến đấu với tinh thần một mất một còn đã cho phép chúng ta dành
được quyền lực tại Trung Quốc đại lục. Số phận lịch sử đã quyết định rằng Trung
Quốc và Mỹ sẽ không tránh khỏi đối đầu trên một con đường nhỏ và chiến đấu
chống lại nhau! Mỹ, không giống như Nga và Nhật Bản, chưa bao giờ làm tổn
thương Trung Quốc và cũng giúp Trung Quốc chống lại cuộc chiến đấu chống Nhật
Bản. Tuy vậy, Mỹ tất yếu sẽ là trở ngại, trở ngại lớn nhất! Về lâu dài, quan hệ
giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là đấu tranh một mất một còn.
Có
thời, một số người Mỹ tới thăm Trung Quốc và tìm cách thuyết phục chúng ta rằng
mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Đồng chí
Đặng Tiểu Bình khi đó đã trả lời một cách lịch sự: Hãy về nói với chính phủ của
các ngài rằng Trung Quốc và Mỹ không có mối quan hệ phụ thuộc và hiểu biết lẫn
nhau như vậy. Rõ ràng là đồng chí Đặng Tiểu Bình đã quá lịch sự, đồng chí ấy có
thể nói thẳng: Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một trong các quan hệ đấu tranh
một mất một còn.
Tất
nhiên, hiện giờ không phải là thời gian thích hợp để phá vỡ quan hệ với Mỹ.
Chính sách cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngoài của chúng ta còn phải dựa
vào tiền vốn và công nghệ của họ, chúng ta vẫn còn cần tới nước Mỹ. Do vậy,
chúng ta cần phải nỗ lực tăng cường quan hệ của chúng ta với Mỹ, học tập nước
Mỹ trên mọi lĩnh vực và sử dụng Mỹ làm tấm gương cho việc tái thiết đất nước.
QUÉT
SẠCH NƯỚC MỸ
Để
giải quyết vấn đề nước Mỹ, chúng ta cần phải vượt lên trên những điều thông
thường và hạn chế. Trong lịch sử, khi một nước đánh bại và chiếm đóng một nước
khác, họ không thể giết hết dân chúng của nước bị chinh phục một cách hiệu quả
bằng gươm hoặc giáo dài, hay thậm chí bằng súng tiểu liên hoặc súng máy. Bởi vì
không thể giữ được vùng đất rộng lớn mà không duy trì người của mình trên vùng
đất đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta chinh phục nước Mỹ theo kiểu đó, chúng ta không
thể đưa nhiều người Trung Quốc di cư tới Mỹ.
Chỉ
có thể sử dụng những biện pháp đặc biệt để quét sạch nước Mỹ và sau đó chúng
ta mới có thể đưa nhân dân Trung Quốc tới đó. Đây là lựa chọn duy nhất đối với
chúng ta. Đó không phải là vấn đề chúng ta muốn hay không muốn. Những biện pháp
đặc biệt nào chúng ta có thể thực hiện để quét sạch nước Mỹ ? Những loại vũ khí
thông thường như máy bay chiến đấu, đại bác, tên lửa hay tàu chiến không thể
làm điều đó; các loại vũ khí huỷ diệt như vũ khí hạt nhân cũng không thể làm
được như vậy. Chúng ta không ngu ngốc đến nỗi cùng tự huỷ diệt với Mỹ bằng cách
sử dụng vũ khí hạt nhân, cho dù trên thực tế chúng ta vẫn tuyên bố giải quyết
vấn đề Đài Loan bằng mọi giá.
Chỉ
có thể sử dụng loại vũ khí không huỷ diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người
chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Công nghệ sinh học hiện đại
đang phát triển nhanh chóng, và các loại vũ khí sinh học mới được phát minh nối
tiếp nhau. Tất nhiên là chúng ta không để lãng phí thời gian; trong những năm
qua chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí này.
Chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu quét sạch nước Mỹ một cách hoàn toàn bất
ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban chấp hành trung ương Đảng đã
sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay
và thay vào đó, tập trung phát triển các loại vũ khí có thể thủ tiêu hàng loạt
dân chúng của nước thù địch.
Xét
về mặt nhân đạo, chúng ta cần phải cảnh báo cho dân chúng Mỹ và thuyết phục họ
rời khỏi nước Mỹ và để lại vùng đất họ từng sinh sống trên đó cho người Trung
Quốc. Hoặc là ít nhất họ phải rời khỏi một nửa nước Mỹ để nhường phần đất đó
cho người Trung Quốc, bởi phát hiện ra nước Mỹ lần đầu tiên chính là người
Trung Quốc.
Nhưng
sẽ phải làm điều đó như thế nào? Nếu chiến lược đó không thực hiện được, thì
khi đó chúng ta chỉ còn một lựa chọn duy nhất. Tức là sử dụng những biện pháp
kiên quyết để Quét sạch nước Mỹ và giành lấy nước Mỹ cho chúng ta ngay lập tức.
Thực tế lịch sử của chúng ta cho thấy chừng nào chúng ta thực hiện được điều
đó, không có nước nào trên thế giới có khả năng ngăn cản chúng ta. Hơn nữa, với
một nước Mỹ với một tư cách thế giới bị mất đi, thì tất cả các kẻ thù khác buộc
phải đầu hàng chúng ta.
Vũ
khí sinh học là một loại vũ khí tàn ác chưa từng thấy, song nếu nước Mỹ không
chết thì Trung Quốc sẽ bị huỷ diệt. Nếu nhân dân Trung Quốc bị mắc kẹt trên
diện tích đất hiện nay, thì sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội Trung Quốc chắc chắn
sẽ xảy ra. Theo cách tính mô hình hoá trên máy tính của tác giả Yellow Peril,
hơn một nửa dân số Trung Quốc sẽ chết, và con số đó sẽ là hơn 800 triệu người!
Ngay sau khi giải phóng, vùng đất màu vàng của chúng ta có khoảng 500 triệu
dân, trong khi dân số chính thức hiện nay là hơn 1,3 tỉ người. Khả năng của
vùng đất màu vàng này đã đạt tới mức giới hạn của nó. Một ngày nào đó người ta
có thể biết điều đó xảy ra nhanh chóng như thế nào, sự sụp đổ lớn có thể xảy ra
vào bất kỳ thời điểm nào và hơn một nửa dân số của chúng ta sẽ buộc phải ra đi.
Chúng
ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng hai phương án. Nếu thành công trong việc sử dụng
vũ khí sinh học bất ngờ tấn công nước Mỹ, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại
về người trong cuộc chiến tranh với Mỹ. Nếu trong trường hợp cuộc tấn công đó
thất bại, và kích động một cuộc phản công bằng vũ khí hạt nhân từ nước Mỹ,
Trung Quốc sẽ phải gánh chịu một thảm hoạ, trong đó hơn một nửa dân số sẽ chết.
Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng với các hệ thống phòng không để bảo vệ các
thành phố lớn và vừa của Trung Quốc…”
Trì
Hạo Điền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét