Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

TRUYỀN THUYẾT VỀ THẦN CHỦ THIÊN HẬU Ở MALAYSIA VÀ INDONESIA

TRƯƠNG SỸ HÙNG '

Tọa lạc trên đồi Robson, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, chùa Thiên Hậu có diện tích 6.760 m2, được xây dựng từ năm 1981 và khánh thành vào ngày 3/9/1989. Ảnh: Triip Me
 

Các nước hải đảo Đông Nam Á hầu như nằm giữa bốn bề là đường biển vì vật cũng là nơi đón nhận biểu tượng tín ngưỡng thờ thần Thiên Hậu.

    Tục thờ Thiên Hậu ở hai nước Đồng Nam Á hải đảo vẫn còn hiện tồn là do sức sống bền bỉ, sâu sắc, không bị phụ thuộc vào sự hiện đại hóa của văn hóa phương Tây. Đền thờ Thiên Hậu ở Malaysia tại thủ đô Kuala Lumpur được xem là một trong những công trình mẫu mực, do người Hoa xây dựng theo phong cách Trung Hoa. Nằm trong diện tích 1.5 mẫu, kiến trúc của chùa nổi bật với những đường cong uốn lượn, sơn son thếp vàng, mái cong và trang trí tỉ mỉ công phu. Khuôn viên đền có khu vườn trồng cây thuốc, có giếng nước, có hồ nước nuôi thả thả rùa và thủy sản.

1.    Tín ngưỡng thờ thần Thiên Hậu ở Malaysia:  

     Malaysia là một trong những đất nước có nền văn hóa đa dạng và độc đáo nhất trên thế giới. Văn hóa Malaysia chịu ảnh hưởng nhiều của phương Tây sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng cũng đậm đà những nét văn hóa phương Đông thuần túy do ảnh hưởng của các nước láng giềng như Trung Quốc và Ấn Độ… Có ảnh hưởng nhiều ít tùy nơi từ tất cả các luồng văn hóa Đông, Tây nhưng đến nay văn hóa Malaysia vẫn thể hiện đậm nét bản địa và cũng có biểu hiện sự tiếp nhận, chắt lọc tinh hoa của nền văn hóa Hoa, Ấn; tạo nên một diện mạo mới đa dạng. Nhiều gam màu phong phú dư sức thuyết phục khi có thuyết “thế giới phẳng” mưu toan làm lu mờ bản lĩnh, bản sắc văn hóa tộc người. Một xã hội đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và đa văn hóa gồm trên 50% người Malay, 30% người Trung Quốc, khoảng 8% người Ấn Độ; số còn lại thuộc về một số dân tộc di cư đến sinh sống gần đây từ Campuchia, Việt Nam… mỗi tộc người lại mang đến một tiếng nói của nền văn hóa khác, nhưng khi gặp nhau trên một địa danh Đông Nam Á hải đảo này nó đã hòa quyện và thăng hoa, góp phần tạo nên nền Malaysia hiện đại.

     Kết quả khai quật di chỉ khảo cổ học Lenggong Malaysia gần đây đã nói rõ quá trình khai khẩn, lập nơi cư trú khởi nguyên của các tộc người có nguồn gốc bản địa Mã Lai. Và biến động lịch sử đã khiến cho văn minh Hồi giáo, Ấn Độ, Trung Hoa du nhập. Văn hóa Malaysia tinh lọc, tiếp nhận theo cách riêng của mình, tạo nên một nền văn hóa rất đa dạng và điển hình.

      Nằm bên cạnh một hồ nước thanh bình, sự hiện diện của thánh đường Hồi giáo, như bức tranh thêu dệt một khung cảnh kỳ vĩ, biểu tượng cho nền văn hóa đặc trưng, truyền thống, biểu tượng của một đất nước Malaysia hiện đại, hội nhập và phát triển.

     Cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 13km về phía bắc, ẩn mình sau những ngọn núi đá vôi là vùng đất thiêng-thánh địa Hinđu giáo của người Mã Lai gốc Ấn Độ. Động Batu hình thành cách đây hơn 400 triệu năm. Vào thế kỷ XVII, động Batu là nơi trú ẩn của tộc người thiểu số Temuan thuộc bộ tộc Orang Ashli. Một thời gian dài, động Batu chìm vào sự lãng quên. Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, những giáo sỹ Hinđu khi tìm kiếm một vùng đất để thờ tự các vị thần linh đã phát hiện ra Batu. Từ đó, Batu được xây dựng trở thành trung tâm Hinđu giáo.


     Nổi bật nhất khi đến thăm động Batu là pho tượngthần Murugan cao 42,7m đặt phía trước thánh địa. Bên trong Batu gồm những hang động lớn nhỏ khác nhau, trong đó có 3 hang động lớn là hang Thờ (Cathedral Cave), hang nghệ thuật (Art cave) và hang bảo tàng (Museum Cave).  Tháng 10 theo lịch Hinđu hàng năm (giữa tháng Giêng và tháng hai âm lịch Việt Nam), tại Batu diễn ra một nghi lễ lớn nhất của tín đồ Hinđu gọi tên lễ hội Thai Pusam, nghĩa là tháng đẹp của dải sao Ngân Hà. Truyền thuyết kể rằng, khi trời đất mới hình thành, các vị thần sao ở thượng giới luôn bị thần trăng chế ngự nên không thể tỏa sáng. Ra uy cứu sao Pusam, thần Shiva đã dùng cây đinh ba phóng vào mặt trăng, làm vợi bớt ánh sang, nhường khoảng không vũ trụ cho sao Pusam tỏa sáng hơn, chiếm giữ một phương. Vì vậy lễ hội Thai Pusam còn có tên khác là lễ hội ngôi sao tỏa sáng. Theo nghi thức, người tự nguyện thành tâm sám hối tội lỗi phải mang trên mình một vật thiêng bằng que kim loại (KaWati) xiên thủng da thịt, cổ, lưỡi, mũi, môi… rồi hòa mình vào đám rước, vượt 272 bậc thang lên động Batu, vào điện thờ. Khi vị chủ lễ vừa đọc kinh vừa tháo KaWati ra khỏi thịt da rồi xoa thuốc cầm máu cho tín chủ. Đây là nghi thức kết thúc cuộc hành trình thể hiện tín ngưỡng thờ Trời của Con Người dưới Mặt Đất (Dương - Âm); ở đây là một cá thể thực hành để được xóa bỏ mọi tội lỗi do quan hệ ứng xử mắc phải.

      Mỗi nước hải đảo Đông Nam Á có một diện mạo văn hóa. Malaysia cũng một tụ điểm giao thoa của nhiều nền ẩm thực hàng đầu trên thế giới, mỗi dân tộc đã mang đến cho nền nghệ thuật ẩm thực Malaysia một hương vị màu sắc riêng, hòa quyện với nhau tạo nên những món ăn truyền thống vô cùng đặc biệt, đa dạng cả về màu sắc, hương vị. Những món ăn đặc sắc ở đây đã trở nên thú vị và hấp dẫn như món Nasi lemak, Ikan bakar, Roti canai, Char kuay teow, Nasi campur và món mì Phúc Kiến do người Hoa cải tiến.  

      Người Trung Quốc đặt chân đến đất nước Malaysia vào những năm đầu thế kỷ XV. Sống giữa nền văn hóa đa sắc màu của Malaysia, bản sắc Trung Hoa vẫn bảo tồn  giữa cộng đồng người Mã Lai gốc Hoa. Đặc trưng văn hóa Trung Hoa mang tính biểu trưng cao, hội tụ tại ngôi đền cổ thờ Thiên Hậu ở thủ đô Kuala Lumpur, tiếng địa phương gọi là đền Thean Hou Temple.

      Người Hoa ở Malaixia còn có những phiên bản mang màu sắc bản địa hóa về Thiên Hậu. Tại Thiên Hậu cung Sơn Hải cung (Persatuan Penganut Dewi Ma Chor Poh Pulau Pinang) tại Georgetown, Penang, Malaixia có các truyền thuyết Thiên Hậu: khu vực xung quanh động Nhật Lạc (Mặt trời lặn) thời trước khi lấp biển có một dòng hải lưu nhỏ trong vịnh, vốn là nước biển mặn, không thể dùng làm nước uống. Ay vậ3 mà mỗi khi đến ngày 23 tháng 3 âm lịch, dòng nước ấy bỗng nhiên biếr thành nước ngọt. Tương truyền Ban quản trị miếu dùng nguồn nước này; để nấu ăn, dân gian người Hoa tin rằng nếu ăn được món ăn nấu bằn; nguồn nước đó sẽ nhận được phúc lành; Tương truyền hôm trước lễ đả: sinh Thiên Hậu (vào ngày 22 tháng ba âm lịch), bờ biển trước cửa miê xuất hiện một con rồng có thể biến sắc, hễ đến 12 giờ tốì ngày 22 thán ba thường cất tiếng kêu đến sáng sớm. Dân gian tin rằng con rồng ấy bế hiệu ngày lễ đản sinh của Thiên Hậu1. Chùa Thiên Hậu ở Kuala Lumpur được xem là một trong những công trình chùa chiền xây dựng theo phong cách Trung Hoa, có quy mô lớn ở Đông Nam Á. Khuôn viên của ngôi chùa này rộng trên 1.5 mẫu. Kiến trúc của chùa nổi bật với cổng chính hình vòng cung, sơn son thếp vàng, mái cong và trang trí rất công phu. Khuôn viên chùa còn có trồng thảo dược, có giếng ước, có hồ rùa, hình thành một bức tranh tổng thể dễ chịu và không kém phần đẹp mắt. Bên trong của Chùa Thiên Hậu, người ta thờ Bà Thiên Hậu ở điện chính, ngoài ra còn thờ Phật Bà Quan Âm, Thủy Vị Sinh Nương.

     Chùa Thiên Hậu ở Kuala Lumpur không chỉ đơn giản là điểm văn hóa tâm linh; vào dịp lễ tết, nhất là tết trung thu, không khí nhộn nhịp vui tươi của một lễ hội đậm nét đẹp văn hóa truyền thống của người Á đông.

     a) Danh tính của thần Thiên Hậu không có biến dị nhiều, nhưng tình tiết của mỗi truyền thuyết có những điểm diễn biến khác. Có dị bản kể rằng, Thiên Hậu có tên là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, thuộc huyện Bồ Dương, tỉnh Phúc Kiến. Bà sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông. Mẹ của bà phải mang thai 14 tháng mới hạ sinh. Sau đó, tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà tu theo Phật giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ Nguyên vị bí quyết và bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo, bà còn xem thiên văn trên biển cho ngư dân đảo Mi Châu.

     Một lần, cha bà tên Lâm Nguyện đi thuyền cùng hai anh trai của bà, chở muối đi bán tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền gặp bão lớn...Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ liền bị cơn buồn ngủ bất thường. Và trong lúc ngủ đã xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được o áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà thức giấc, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà.

     Năm Canh Dần (1110nhà Tống sắc phong cho bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Lại có tài liệu cho biết bà sinh năm 960 tại đảo Mi Châu, huyện Bồ Điền, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến; là con thứ 7 của ngư phủ Lâm Nguyện, còn gọi là Lâm Thiện Nhân. Ông nội bà từng là tổng đốc ở Phúc Kiến. Khi sinh ra bà không khóc tiếng khóc như những trẻ sơ sinh khác, nên còn có tên gọi là Mặc Nương, nghĩa là  cô gái im lặng. Nổi tiếng bơi giỏi từ năm 15 tuổi; năm 16 tuổi, Lâm Mặc Nương lượm được 2 miếng "đồng phù" (bùa vẽ trên đồng nhỏ) ở dưới giếng nước và luôn mang theo trên người khi tập luyện võ nghệ, nên trở thành người có phép lạ nổi danh. Rồi qua mấy lần cứu người vượt biển bị sa ngã, cô đã thu phục và cảm hóa được các hai vị hung thần Thiên lý nhãn và Thuận phong nhĩ. Ở đây nêu hai thuyết khác nhau về năm mất của bà, một rằng bà mất năm 987 khi 28 tuổi, lúc bà lên núi và bay về trời, hai rằng bà mất năm 16 tuổi khi bơi ra biển để tìm cha; nhưng điểm thống nhất sau khi bà mất được dân làng nhớ ơn, suy tôn là Thông hiền linh nữ và lập đền thờ. Triều đình nhà Tống sắc phong cho bà là Thần nữ Nam Hải thần nữ, đời Tống Cao Tông phong bà là Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu nhân. Đời Nguyên Thế Tổ phong cho bà mỹ tự Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi. Triều đại nhà Thanh “tái bổ nhiệm” lại gia phong thần Thiên Hậu vào đời Khang Hy.

     Các nước Đông Nam Á hải đảo hầu như tất cả đều nằm giữa bốn bề là đường biển, vì vậy cũng là nơi đón nhận biểu tượng tín ngưỡng thờ thần Thiên Hậu. Truyền thuyết do người Hoa phát ngôn hoặc quảng bá bằng nhiều hình thức văn bản phổ thông cũng gây ra nhiều dị bản không khác cốt truyện nguồn gốc là mấy.

      Năm 1989 mặc cho cũng có yếu tố “định san phẳng văn hóa thế giới”, nhưng đền Thiên Hậu vẫn được xây dựng thành công, do cộng đồng dân di cư từ đảo Hải Nam đến định cư ở Kuala Lumpur. Ngôi đền gồm 4 tầng, tọa lạc trên diện tích rộng đến 6.760m2. Kiến trúc hiện đại kiến trúc truyền thống Trung Hoa, bao gồm các yếu tố Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo với cổng Tam Quan, trụ cột sơn son thiếp vàng, mái vè tam cấp trùng thiềm điệp ốc.

     Chính phủ Malaysia ưu ái cho cộng đồng người gốc Hoa được phép làm thủ tục đăng ký kết hôn ở đền, do sư trụ trì đảm trách. Thủ tục đăng ký kết hôn tại đền có giá trị pháp lý như đăng ký tại các cơ quan công quyền. Bước vào chính điện là ba pho tượng sơn son thếp vàng. Tượng thờ Thiên Hậu nương nương được bài trí ngay chính giữa, Bà được xem là vị thần phù hộ cho ngư dân và người đi biển. Phía bên trái là tượng Phật Bà Quan Âm và bên phải là Thủy Biên nương nương (cũng được gọi là Hải Biên nương nương) là vị nữ thần giữ cho sóng yên, biển lặng. Quy định không được bật lửa trong chính điện nên ai muốn viếng thăm viếng thì phải chủ động thắp hương ngay từ phía ngoài… 

    Tại ngôi đền, mỗi năm có khoảng 5.000 cặp đôi đến lễ thần và làm thủ tục đăng kí kết hôn; đặc biệt là vào tháng 8 âm lịch và ngày lễ tình nhân Valentine mới được du nhập từ phương tây, đền Thiên Hậu cũng thu hút được khá đông.

     Đền Thiên Hậu là một tập hợp tổng thể những công trình kiến trúc của người Mã gốc Hoa ở Malaysia. Tương truyền Thiên Hậu được tôn vinh là Thánh mẫu, hay nữ thần biển Ma Tổ (biến âm khi đọc phiên âm tiếng Hoa là Mazu) là một vị thần linh thiêng trong tín ngưỡng của người Trung Quốc. Truyền thuyết kể, tiền thân nữ thần là một  thanh nữ có tên Lâm Mặc, ngay từ khi còn nhỏ cô đã nổi tiếng là người tốt bụng, hiền lành, dũng cảm; sinh trưởng trong một gia đình ở Mi Châu, tỉnh Phúc Kiến (nay thuộc cảng Tây An, tỉnh Phúc Kiến) có khả năng báo trước diễn biến thời tiết giúp đỡ ngư dân ra khơi vào lộng an toàn. Đặc biệt, khi thần đã xuất hồn bay giữa biển khơi cách nhà hàng trăm cây số để cứu cha và anh trai trong cơn bão, nhưng vì sức mạnh giông tố quá ghê gớm, người cha không qua khỏi. Đau buồn thương nhớ thân sinh, khi Lâm Mặc rời xa trần thế khi đang ngủ ở tuổi 28. Để tỏ lòng tôn kính sự hiếu thảo của người trinh nữ; dân địa phương đã lập ban thờ cúng và tôn linh cô thành thần. Lịch sử thăng trầm qua đi, cư dân quanh vùng, nhất là người làm nghề trên sông trên biển đã thực hành nghi lễ cầu xin trợ giúp và dường như lần nào cũng có hiệu quả. Hiện nay có hơn 1.500 ngôi đền thờ thần Thiên Hậu trên toàn thế giới.

    Đền thờ Thiên Hậu (Thean Hou Temple) nổi tiếng linh thiêng, với kiến trúc độc đáo là biểu tượng cho tín ngưỡng thờ thần Biển của cộng đồng người Hoa ở khu dân cư trên đồi Robson, với diện tích hơn 6.760m². Được xây dựng theo phong cách Trung Hoa, với khuôn viên rộng hơn 1.5 mẫu Bắc Bộ, đền Thiên Hậu chính thức khánh thành năm 1989, được ghi nhận là một trong những công trình kiến trúc đền thờ nữ thần Biển độc đáo, lớn nhất Đông Nam Á. Toàn cảnh kiến trúc khu đền có gam màu đỏ là chủ đạo với họa tiết trang trí đậm chất Trung Hoa. Trang trí nội, ngoại thất rất công phu, những dải đèn lồng đỏ rực uốn lượn dưới diềm mái ngói cong vút, theo các ngõ ngách và đường chính. Đền xây theo tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau, tạo thành mặt bằng giống hình tứ giác theo kiểu kiến trúc truyền thống của người Hoa. Chính điện là ba bức tượng sơn son thếp vàng. Tượng thờ Thiên Hậu nương nương được đặt ngay chính giữa vị trí trang trọng nhất. Phía bên trái là tượng Phật bà Quan Âm và bên phải là Thủy Biên nương nương (cũng được gọi là Hải Biên nương nương) tương truyền là cánh tay đắc lực của thần Thiên Hậu, luôn bám sát Thần giữ cho sóng yên, biển lặng.

    Kiến tạo tầm cao của ngôi đền có 4 tầng: Tầng 1 làm nơi bán đồ lưu niệm và các quầy bán đồ ăn chay. Tầng 2 là nơi tổ chức hội tiệc của người Hoa. Tầng 3 là văn phòng. Tầng trên cùng (Top level, không gọi là tầng 4 vì tục kiêng) là nơi thờ phụng, diễn ra các nghi lễ dâng cúng thường xuyên. Hai bên hành lang đền là một khoảng sân để đặt tượng 12 con giáp, cũng là nơi các tín chủ, người hành hương có thể thắp hương cầu nguyện, trải nghiệm văn hóa tâm linh đậm nét Á Đông.

     Ngôi đền gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của người Hoa và tục tôn thờ vị thần biển che chở cho cộng đồng cư dân nghư nghiệp có cuộc sống yên bình, ấm no, tránh được tai nạn bão gió nơi biển cả. Toàn bộ kinh phí xây dựng đều được quyên góp bởi cộng đồng ngư dân ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) và người Hoa sở tại đã định cư nhiều đời ở Malaisia. Vào những dịp lễ lớn hàng năm như lễ Phật Đản, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán… đền Thiên Hậu được trang hoàng hết sức lộng lẫy, mở rộng cửa đón chào mọi người. Tại đây, cứ mỗi độ đón xuân vui Tết, những gia đình cùng bạn bè tín chủ nô nức rủ nhau đến lễ cầu an, cầu may cho một năm mới an lành, ra khơi vào lộng được thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều hải sản cho mỗi chuyến đi.

      b) Saman giáo hoà nhập trong đời sống văn hóa tín ngưỡng thờ thần Thiên Hậu luôn dung nạp thêm nhiều nếp sống phong tục cổ xưa của các tộc người đã định cư ở đây. Những linh tượng có sức cuốn hút đông đảo các tầng lớp trong xã hội. Hầu hết mọi tầng lớp cư dân và cả những người đã cải đạo theo Hồi giáo, Công giáo hay Ấn giáo ở Đông Nam Á hải đảo luôn tỏ thái độ tôn kính linh vị thần tượng Thiên Hậu, cầu xin thần “thiên biến vạn hóa” ngầm giúp bảo vệ tính mệnh, lãnh thổ và nhất là xung quanh việc sinh nở cho mình.

     c) Trong các buổi lễ thần và nghi thức cầu nguyện, người Malaysia có một niềm tin tuyệt đối, coi như mọi ý cầu xin được thần Thiên Hậu ban cho phép mầu nhiệm. Người thầy cúng được sùng bái như hiện thân vô địch siêu hình của thần thờ. Mọi nghi thức cầu cho được mùa, cầu mưa, cầu nắng, cầu sức khoẻ, cầu cho buôn may bán đắt.. .đều diễn ra ở nơi thực hành tín ngưỡng dân gian.

      Tục thờ thần Thiên Hậu ở một số nước Đông Nam Á hải đảo đôi khi cũng nhuốm màu Saman giáo. Lịch sử bang giao giữa Đông Nam Á hải đảo với Trung Hoa thời cổ và phương tây hiện đại có khi xảy ra những cuộc xâm lăng, có khi do thương mại có lồng ghép mục đích truyền giáo. Tất cả các chuyến hành trình bằng tầu thuyền của các nhà thám hiểm, các nhà buôn phương Tây đều có các linh mục đi cùng để “lo phần hồn”cũng như giúp họ tìm hiểu phong tục, tập quán địa phương, tìm đường đi… để phục vụ mục đích chiếm đoạt lâu dài. Các thầy cúng lợi dụng các thủ thuật phù thủy, biện pháp thực hành Saman giáo ở khắp các ngõ ngách trong cuộc sống của cư dân bản địa, giữ vai trò thúc đẩy sự “linh nghiệm” của các hình thức chữa bệnh, trừ tà bằng bùa chú và “thuốc tiên”; khiến cho thần quyền và thế quyền thế tục hóa nhanh gọn, dễ dàng gắn bó mật thiết với nhau, khiến cho saman giáo và tôn giáo ít khi xảy ra hiện tượng xung đột.

      2. Cư dân Philippin hiện đại là sự tổ hợp của một số tộc người khác nhau, trong một địa bàn cư trú, có chung một mô hình kinh tế, xã hội. Với một khoảng cách không xa lắm, người ở miền Tây Luzon có thể đi lại, buôn bán từ vùng ngoại ô vào nội thành thủ đô Malina; vươn ra nơi sinh sống của nhóm người Negritos gần tỉnh Zambales. Hàng hóa trao đổi ch yếu là quần áo bình dân; đôi khi có cả những bộ lễ phục Tây, Tầu đủ loại, nhuộm nhoặm xu thời, nhập nội bằng đường hàng không và đường biển. Thực tế lịch sử cho biết, diện mạo kinh tế của cư dân Philippin ở trong vùng mới chuyển từ săn bắn hái lượm sang canh tác trồng trọt từ những năm cuối thế kỹ XIX.

     Cộng hoà Philippines trải dài trên bờ biển 1.210 km, bao gồm 7.107 hòn đảo lớn nhỏ quây quần giữa biển. Philippines cùng là một trong những nước có mức độ tây phương hoá cao. Tây Ban Nha và Hoa Kỳ đã từng có ảnh hưởng văn hoá lớn nhất vì trong lịch sử Philippines đã từng là thuộc địa của Tây Ban Nha hơn 350 năm và là thuộc địa của Hoa Kỳ trong gần 100 năm.

      Tuy hầu hết diện tích đất vẫn là nông nghiệp, Philippines là một địa chỉ quan trọng cung cấp nguồn hải sản và sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Philippines sở hữu  7.107 bãi biển đẹp và có 16 bãi tắm và nghỉ dưỡng nổi tiếng như:  Coron, Palawan

Lặn biển và ngắm nhìn những con tàu đắm là một trong những hoạt động được yêu thích nhất của Coron. Những con tàu của Nhật Bản bị đắm ở bờ biển Coron từ trước 1945, ngày nay được bảo tồn phục vụ cho các hoạt động lặn biển tham quan đầy thú vị. Một trong những địa điểm lặn nổi tiếng ở đây là Lusong Gunboat, là nơi rất thích hợp để ngắm những rạn san hô. Coron còn nổi tiếng với những vách núi đá vôi, in bóng làn nước màu ngọc xanh lam và phong cảnh tuyệt đẹp. Eo biển El Nido, Palawan là 1 trong 20 bãi biển đẹp nhất thế giới, với các vách đá vôi, và làn nước màu xanh ngọc, những bãi cát trắng trải dài, những vách đá dựng đứng.  Bãi Bitaog, Catanduanes nằm tách biệt hoàn toàn khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của thành phố, có một bầu không khí thanh bình và cảm giác vô cùng thoải mái, bãi cát trắng mịn, làn nước trong xanh như pha lê và những tảng đá đẹp sững sờ! Bãi Borawan, Quezon với sự tương đồng giữa những bãi cát trắng và dãy đá vôi. Đường bờ biển cát trắng trải dài tít tắp, nước trong vắt tận đáy, quần thể sinh vật biển và hải sản vô cùng phong phú.  Nhiều đầm phá ven bờ, tạo ra vẻ hoang sơ và lộng lẫy.

      Bãi biển Santa Cruz, Zamboanga thuộc tỉnh Zamboanga có một bãi biển cát hồng vô cùng độc đáo. Đảo lớn Santa Cruz ở Zamboanga là điểm là một trong “21 bãi biển đẹp nhất thế giới”. Với gam màu pastel lung linh của thiên nhiên lúc nào cũng như đang đùa nghịch sóng nước và đón gió biển lồng lộng. Hòn đảo hoang sơ Siargao, Surigao Del Norte đã trở thành bãi biển được người dân địa phương và  xa gần yêu thích. Ở Camiguin, Bohol có hòn đảo Camiguin còn gọi là “hòn đảo lửa” tên gọi có nguồn gốc từ bảy ngọn núi lửa bao quanh là những dải cát trắng dường như vô tận. Đảo Panglao cũng có những bãi biển cát trắng mịn trải dài, làn nước trong xanh, và rất gần với một số địa danh nổi tiếng của Bohol.  Hang Hinagdanan là nơi thờ thần bản xứ, cũng có lúc người ta rước thần Thiên Hậu vào thờ chung với thần bản địa.

     Miền biển Boracay, Aklan nổi tiếng nhất là Boracay được mệnh danh là “thiên đường biển đảo” thuộc tỉnh Aklan. Những quần tụ san hô tạo thêm khung cảnh thiên nhiên đẹp và khí hậu ôn hoà. Tại đây, nơi khởi nguồn tên gọi quốc gia quần đảo từ thời Ruy López de Villalobos đặt tên hai hòn đảo Samar và Leyte là Las Islas Filipinas theo tên vua Philip II của Tây Ban Nha trong chuyến viễn chinh không thành công của ông năm 1543. Những bằng chứng khảo cổ học và cổ sinh vật học cho thấy loài người hiện đại (homo sapiens) đã hiện diện ở Palawan khoảng 50.000 năm trước. Những dân cư đó được gọi là người Tabon. Ở thời đại đồ sắt, những người dân thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo từ phía Nam Trung Quốc và Đài Loan đã đi qua những chiếc cầu lục địa tới định cư ở Philippines. Những nhà buôn Trung Quốc đã tới đây vào thế kỷ thứ 8.

      Philippines là một quần đảo giáp biển Philippines ở phía đông, giáp biển Nam Trung Quốc ở phía tây, và giáp biển Celebes ở phía bắc. Đảo Borneo nằm cách khoảng 200 km về phía tây nam và Đài Loan thẳng phía bắc. Với ba nhóm đảo: Luzon, Visayas và Mindanao. Cảng biển đông đúc Manila, ở Luzon, là thủ đô quốc gia và là thành phố lớn thứ hai sau vùng ngoại ô của nó là Thành phố Quezon. Philippines là nước đông dân thứ mười hai trên thế giới, dân số của họ là 86.241.697 người vào năm 2005. Gần hai phần ba sống ở những đảo vùng Luzon. Manila, thủ đô, là thành phố đông dân thứ mười một trên thế giới.

      Hệ thống giáo dục có hiệu quả và dựa theo chương trình giảng dạy của Hoa Kỳ. Tỷ lệ biết chữ là 95.9%, một trong những nước cao nhất châu Á, với tuổi thọ bình quân là 72,28 năm đối với nữ và 66,44 đối với nam. Tăng trưởng dân số khoảng 1,92%, với 26,3 trẻ em trên 1.000 dân. Trong 100 năm từ cuộc điều tra dân số năm 1903, dân số đã tăng mười một lần.

      Người dân Philippines được gọi là Filipinos theo tiếng Philippines. Theo thống kê của chính phủ và các nghiên cứu di truyền, đa số dân của Philippines là hậu duệ của nhiều nhóm người thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo đã di cư tới hòn đảo này nhiều đợt từ hàng ngàn năm trước từ Đài Loan, hầu hết họ sống trộn lẫn với những nhóm người đã sống rải rác ở các đảo vùng phía Nam Trung Quốc thời tiền sử, và từ đó tạo lập nên nguồn gốc cho "dân tộc Philippines" ngày nay.

      Những Filipino lai, hay những người có dòng máu "dân tộc Philippines" pha trộn với một dòng máu nước ngoài khác từ thời tổ tiên (không gồm những pha trộn đã xảy ra từ thời tiền sử) hình thành một nhóm thiểu số nhưng có vị trí kinh tế và chính trị cao. Một nghiên cứu di truyền gần đây của Đại học Stanford cho thấy rằng 3,6% dân số có ít nhất một vài tổ tiên người châu Âu. Ba nhóm thiểu số nước ngoài lớn nhất là người Hán, người Mỹ và Nam Á. Những nhóm thiểu số nước ngoài còn lại có số lượng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng, gồm Tây Ban Nha, các dân tộc châu Âu khác như Ả Rập, Indonesia, Triều Tiên, Nhật Bản, và các nước châu Á khác. Philippines là một trong những quốc gia gồm nhiều chủng tộc nhất ở châu Á bởi vì nó có số lượng lớn các nhóm ngôn ngữ dân tộc bản địa.

      Cebuano là tộc người lớn nhất hiện sinh sống trên đảo Bisayan, tập trung chủ yếu ở Cebu – một thành phố lớn thứ hai của Philippin; ở Bihol, tây Leyte, đông Negros và bắc Mindanao. Cư dân Cebuano phần lớn là nông dân, song cũng có một số người hành nghề buôn bán nhỏ, kiếm sống ở thành thị, ven  đô. Thị trấn Sibulan với dân số 12.000 người nằm ở góc Đông Nam đảo Negros. Ngư dân và nông dân sống tập trung ở vùng đồng bằng nhỏ hẹp nằm giữa eo biển và dãy núi nằm giữa vùng dân cư.

      Nhìn chung, dân Magatas cũng như các làng (= barrio) khác ở Sibulan đã quen  một nếp sống với nhịp độ chậm chạp và đã trở thành thói quen ăn sâu vào nhận thức của cộng đồng nông dân sản xuất nhỏ, đầu óc bảo thủ, năng suất lao động  thấp. Các mối quan hệ họ hàng thường bị chi phối mạnh mẽ vào các mối quan hệ xã hội. Hơn thế, tiềm ẩn trong những miền quê ấy, cư dân bản địa  không những không tự nâng cao ý thức xã hội, mà còn không chịu tiếp nhận ảnh hưởng bởi khuynh hướng thay đổi chính trị trong hội nhập văn hóa quốc tế ở Philippin.

        Nằm sát biển, thành phố đảo Cebu lại ở giữa trung tâm của quần đảo Philippin, có một hải cảng tuyệt vời, giữ vị thế quan trọng kể từ khi chế độ thựcư dân của Tây Ban Nha có mặt. Trưởng đoàn thám hiểm đầu tiên khám phá ra quần đảo Philippin là Magienlang đã cùng đoàn thám hiểm đổ bộ lên đất Cebu và bị giết ở Mactan khi vượt qua một eo biển hẹp năm 1615. Thế kỷ thứ XIX, chính quyền cai trị Tây Ban Nha đã mở của để Philippin tiếp xúc với nền thương mại thế giới. Cư dân ở vùng nông thôn Cebu và các đảo lân cận chuyển đổi ngay phương thức canh tác mới để làm ra các sản phẩm nông nghiệp như gạo, ngô, đường,  chuối v.v. Chẳng bao lâu sau, khi người Mỹ biết đến Cebu, cùi dừa khô cũng trở thành một mặt mới được xuất khẩu ra thị trường thế giới[1].

    Sự khác biệt về nhà ở hiện nay phản ánh sự phân biệt giai cấp xã hội trong thành phố Cebu. Trên đại thể, có thể phân biệt rõ ba giai cấp. Tầng lớp đông nhất và thấp nhất bao gồm những người thất nghiệp, người làm công nhật, lái xe, nội trợ, bán hàng rong, buôn bán vặt, người làm thủ công và làm nghề nông ở ngoại ô thành phố. Tầng lớp trung lưu bao gồm các thương gia, người bán hàng, làm văn phòng, quản lý văn phòng, công nhân viên chức ngành dân chính, giáo viên và những người làm nghề khác với thu nhập không cao; và tầng lớp thượng lưu thường là các nhà lãnh đạo chính trị, các thương gia và các chuyên gia đầu ngành cư trú tại thành phố.

    Mọi biến cố lành dữ, may rủi trong cuộc sống đều được được quy vào nguyên nhân do ma quỷ, và chỉ có thuật phù thủy mới chữa lành bệnh, giúp con người có cuộc sống ấm no, yên ổn. Tuy nhiên, do những thành tựu khoa học phát triển rộng khắp ngày nay, người dân Cebuano đã có sự tiếp thu những kiến thức y học sơ đẳng nhất định qua thực tiễn giao tiếp. Trong khi việc sử dụng tân dược mỗi ngày một tăng thì nền y học không chấp nhận bất cứ một nguyên nhân thần bí nào do thế lực thần thánh vô hình gây ra. Tuy vậy, những kiến thức, ý niệm về thuật phù thủy trong saman giáo của người Cebuano vẫn còn có thể phục nguyên, sau những biến đối cơ bản của các khía cạnh xã hội hiện đại. Mặc cho những tiệm thuốc Tây bày bán nhan nhản khắp nơi, bệnh viện có quy mô tầm cỡ sừng sững giữa các trung tâm cư dân; nhưng người dân Cebuano vẫn gìn giữ thuật phù thủy như một báu vật được bảo vệ kín đáo, duy trì ở mọi nơi mọi lúc trong suốt trường kỳ lịch sử.

   Đáng chú ý hơn là cổ tục saman giáo biểu hiện bằng thuật phù thủy ở Philippin không chỉ là sản phẩm kinh nghiệm, chứa đựng tâm lý dân tộc, mà nó còn là một hiện tượng phổ biến ở các khu vực đang phát triển trên thế giới. Cùng với những tàn dư tín ngưỡng lịch sử của mỗi cộng đồng tộc người, song hành với những thủ pháp nghệ thuật saman giáo dễ thu hút mọi người, ma thuật phù thủy còn có những biện pháp đuổi bắt ma tà, trị bệnh kỳ lạ. Nhiều biểu hiện phi lý, trái ngược với kiểm nghiệm thực tế bằng  khoa học hiện đại. Một số người đã quan sát thấy rằng trong các xã hội mà các tín ngưỡng saman giáo còn tồn tại, hiện tượng tín ngưỡng này lạc hậu, ấu trĩ trực tiếp gây ảnh hưởng đến tính mạng con người, vượt quá mức nhận thức cụ thể của con người trong một số hoàn cảnh, nhưng đều bất lực tạm thời chấp nhận.([2])

   Quan tâm nghiên cứu tín ngưỡng saman giáo của người Cebuano ở Philippin cũng phải tuân thủ nguyên tắc trên. Đã là cách ứng xử hợp tình hợp lý, nhằm giữ vững bản lĩnh, bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân tộc ở Philipin nói riêng và của tất cả các cộng đồng dân tộc khác ở Đông Nam Ánói chung. Tác động của các kết quả nghiên cứu là nhân tố thuyết phục làm tăng những giá trị tốt đẹp;  làm giảm những hành động bùa chú mê tín, phù phép vô lý của saman giáo trong việc khai thác và bảo tồn vốn cổ.

   Cần phải chú ý rằng, mỗi khi có người chẳng may bị mắc bệnh; phải cầu cứu đến pháp thuật trị bệnh của thầy phù thủy, thì tùy từng trường hợp cụ thể, do hoàn cảnh chủ quan của người bệnh, hay do dư luận khách quan qui chiếu sẽ dẫn đến cách ứng xử khác nhau. Có trường hợp bệnh nhân bị chính thầy phù thủy dùng phép thuật gây ra đau yếu, nhằm rửa hận hoặc lấy cớ kiếm tiền thì những người đã thực sự là nạn nhân của saman giáo.

   Đa số dân nghèo từ thành thị đến thôn quê đều vô tư gửi niềm tin vào thế lực thần thánh vô hình; và thầy phù thủy lại là người “trần mắt thịt” duy nhất, gần gũi họ nhất dễ tiếp xúc nhất, là người đại diện ở khâu trung gian thực hiện những cuộc giao lưu giữa người thực tế bằng hình hài xương thịt thực sự, với các vị linh thần nào đã, có thể cứu giúp chữa bệnh, kéo dài sự sống.

     Các tri thức về saman giáo của người Cebuano, trước hết phải thấy nhân vật chính là thầy phù thủy. Không phải bất cứ ai tùy hứng muốn làm thầy phù thủy bằng cách luyện tập phù phép, học cách thiết lập các mối quan hệ với các linh hồn trợ giúp cho ma thuật mà được. Theo quan niệm dân gian, chân dung một thầy phù thủy thường có nguồn gốc xuất thân với các biểu hiện bí ẩn khác lạ. Hầu như mọi kiến thức về phép thuật, mọi thông tin có quan hệ giữa trời đất, giữa thế giới con người với thế giới vô hình đã được thần thánh “mã hóa” và “cài đặt” cho một số rất ít người, sinh ra là phải đảm nhận số phận thầy phù thủy. Dường như môi trường văn hóa xã hội truyền thống, bao gồm cả truyền thống và biến đổi có hàng loạt những tiêu chí riêng cho thầy phù thủy ở Cebuano với phép thuật sử dụng Barang. Những hiệu quả cụ thể do thuật phù thủy làm được, đã cảm hóa, củng cố niềm tin của mọi người trong mọi hoàn cảnh xã hội theo xu hướng nào cũng kín đáo, với những nét đặc trưng khiến công chúng đều biết và không thể dễ dàng lơ đãng. Bên cạnh những hiệu quả nhằm chứng minh bằng thực tế khả năng thuyết phục công chúng, bản thân mỗi thầy phù thủy khi hành nghề bất kỳ lúc nào, ở cũng phải hết sưc thận trọng đến từng chi tiết, nhằm tránh rủi ro cho dù là rất nhỏ xảy ra.

   Có thầy phù thủy luôn ý thức giữ kín một số pháp thuật riêng có; hoặc do gia truyền hoặc do thầy đi học thêm được từ xa ở đâu đã, về làng áp dụng khi hành nghề. Thầy phù thủy phải là người hiểu biết rành rõ những nghi lễ đi liền với tín ngưỡng barang đã đành; song việc bổ sung những phép thuật mới lạ do từng thầy tự tìm hiểu nâng cao hoặc biết cách nhập nội làm cho phép thuật có vẻ mạnh hơn, hấp dẫn hơn. Khi gặp trường hợp thầy phù thủy sử dụng pháp thuật mới quá mức, người dân Cebuano cho rằng, đã là linh hồn của quỷ Satăng nhập vào barang, và lúc đã thuật dùng barang của thầy phù thủy được coi như là hành động của ma dữ. Và hình như loại ma dữ này có mối liên minh với các thầy phù thủy, chúng có thể gây bệnh tật và chết chóc cho con người. Có người đã từng khẳng định rằng, chính mắt mình đã nhìn thấy một linh hồn ma dữ “hơi cao, tóc trắng, chân bước đi không gập gối,”cùng đi với một người phụ nữ làm nghề phù thủy.” Một truyền thuyết khác lại cho rằng linh hồn ma đã là “ông tổ nghề” sẵn có từng chi tiết cách thức dạy cho các thầy phù thủy, tiếp cận các mối quan hệ  với các linh hồn như thế nào. Tiếng bản địa gọi đã là Ingkanto – biểu tượng một vị thần có sức mạnh vô địch, luôn bảo trợ cho thầy phù thủy hành nghề. Đôi khi, người Cebuano vẫn truyền khẩu rằng, Ingkanto là những linh hồn thực sự nguy hiểm và thường hiện hình bất ngờ trước mặt mọi người là bóng dáng một người đàn ông điển trai, hay một người phụ nữ xinh đẹp[3]. Bất cứ một thầy phù thủy nào cũng có niềm ước muốn được tìm đến nơi ở của hồn linh Ingkanto và đương nhiên là ước muốn được Ingkanto truyền cho nhiều phép lạ hơn.

     Xem xét hoạt động thịnh hành của thuật phù thủy, làm ảnh hưởng đến sự phát triển y học hiện đại ở Cebuano, cần phải có cách tiếp cận, phân tích và chỉ ra được sự hơn hẳn, tính biệt lập của tất cả các lĩnh vực:y, dược và cơ chế vận hành, nhằm thay đổi nhận thức, giúp cho cộng đồng cư dân nắm bắt, hiểu được những mặt vô lý trong ngôy biện lập lờ của các vị thầy cúng, thầy phù thủy và lang vườn. Song song với biện pháp hành chính, y học hiện đại  sử dụng hóa dược, nghiên cứu cụ thể từng vị thuốcư dân gian, chỉ rõ ưu khuyết trong từng loại dược liệu chữa bệnh truyền thống; đưa các loại dược liệu dân gian vào sản xuất theo qui trình khoa học hiện đại; trả lại quyền cấp bán cho các thầy lang ở cả thành thị và thôn quê. Chỉ có những việc làm cụ thể, thiết thực như vậy, vừa làm vừa phân tích và thể hiện, làm rõ những tác dụng của thuốc chữa bệnh theo y họcư dân gian và thuốc chữa bệnh y dược hiện đại mới gây được ảnh hưởng dư luận; khiến từng thành viên trong cộng đồng cư dân tự giác lựa chọn.

     Nhìn chung ở các vùng nông thôn, dù có đất đai, trang trại nhỏ thì năng suất lao động vẫn còn thấp, mức thu nhập phúc lợi rất hạn chế. Đi liền với lối sống kinh tế tiểu nông đã còn có hàng loạt nghĩa vụ, bổn phận của từng người, từng nhóm người theo dòng họ, theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp…như gia đình, làng xãm có ảnh hưởng quan trọng đến từng lĩnh vc kinh tế xã hội. Sự phân biệt đẳng cấp có thể nảy sinh từ thu nhập hàng ngày, hàng giờ  trong cuộc sống thực tại.

     Quan niệm của người Philippin về các loại bệnh phi tự nhiên trực tiếp trợ giúp cho hệ thống y học dân gian tồn tại dai dẳng và phát triển bề vững, cụ thể như ở Cebuano. Các bệnh nhân chấp nhận dịch vụ y tế của các thầy lang dân gian một cách tự nguyện, có niềm tin cố hữu cổ truyền. Thành công của y học hiện đại có thể loại bỏ một trường hợp cụ thể khỏi loại bệnh được chẩn đoán theo y học dân gian, song nó không thể loại hẳn suy nghĩ của người quan sát cả phạm trù bệnh học dân gian mà có lẽ sẽ được sử dụng như cơ sở để hiểu rõ các triệu chứng bệnh trong tương lai. Đã là sự thật đối với tất cả các phạm trù bệnh họcư dân gian nói chung, kể cả thuật phù thủy.

        Tuy nhiên, không nên cường điệu quá tầm quan trọng của các kết quả quan sát trực tiếp sự cạnh tranh giữa y học dân gian và y học hiện đại. Các nhà quan sát làm việc tại các địa bàn khác ngoài Phippin đã nhận xét rằng, bất chấp các niềm tin vào y học dân gian, hoạt động y học hiện đại vẫn được tận dụng triệt để nếu như có cơ hội để đánh giá hiệu quả của chúng trên cơ sở kiểm nghiệm thực tế. 

      Người Cebuano sống trong môi trường y tế rất phức tạp với các lý giải của họ về các sự kiện y tế nhằm thay thế những lý giải của hai hệ thống y tế này và thông thường sự khác biệt về quan điểm của các thầy thuốc là khác nhau trong cùng một hệ thống. Trong bối cảnh đó, việc chọn lựa thầy thuốc điều trị thường chỉ là những thị hiếu bất thường.

        Điều đó không bình thường đối với các bệnh nhân thường dao động giữa y học dân gian và y học hiện đại với các bệnh nhân hay lo lắng, hay nôn nóng vói kết quả chữa trị một bệnh nào đó. Điều đó tương khắc với nền tảng y học tổng hợp mà giờ đây chúng ta quay lại để xem xét các hoàn cảnh trong đó một số bệnh tật được cho là do thuật phù thủy.

     d) Lễ hội Saman giáo trong đời sống văn hoá Philippin

   Ở Philippines hầu hết các tộc người đều thích những cuộc diễu hành đường phố đầy màu sắc, tiếng phách dân tộc trống, kèn, xylophones, trang phục sequined đáng kinh ngạc, nhảy múa, ca hát! Mặc dù hầu hết các lễ hội của đất nước có nguồn gốc tín ngưỡng tôn giáo sâu sắc; nhất là ảnh hưởng của lễ hội Công giáo. Ở xứ sở Sinulog của Cebucũng nhưư các miền quê khác trên đất nước Philippin có hàng trăm lễ hội diễn ra trên khắp các quần đảo theo chu kì thời tiết quanh năm.

     Hòn đảo huyền bí của Siquijor trong khu vực Visayas của Philippines từ lâu đã nổi tiếng với Saman giáo, phù thủy và phép thuật. Song chính người dân bản địa ở đây cũng nói rằng, ở đây “có cả những phù thủy tốt và những điều chưa tốt nên tốt nhất là người lạ không cần tham gia hoặc thử nghiệm lĩnh vực nghệ thuật bí ẩn của ma thuật saman giáo.

    Xuất phát từ những quan hệ dân sinh như sở hữu đất đai, tình yêu,hôn nhân và gia đình trong xã hội truyền thống của người Cebuano ở Cebu; thuật phù thủy gắn liền với bùa chú và các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc lá theo kinh nghiệm dân gian đã trở thành tập quán lâu đời. Dù cho khi các thành tựu y học hiện đại đã tràn vào, nhưng nhiều người là cư dân bản địa vẫn giữ mãi các thói quen đến các thầy lang dân gian và thầy phù thủy chữa bệnh bằng tâm tình tự giác, nể phục đến mức cuồng tín; nhiều khi có hại đến tài sản, tính mạng. Các trường hợp cụ thể đã nêu trên xác nhận rằng, việc phù phép phù thủy vẫn đã và đang  xảy ra trong xã hội Cebuano hiện nay đã trở thành hiện tượng xã hội chứa đựng nhiều bí ẩn, gây khó hiểu trong kiểm soát xã hội. Những ràng buộc xã hội mang tính pháp luật, không đủ mạnh để phòng chống hoặc can thiệp những bất hòa trong cộc sống. Trong đời sống quan hệ nhân sinh có mâu thuẫn nảy sinh, thì những ràng buộc phi pháp luật như thuật phù thủy có cơ hội trỗi dậy gây ra nỗi lo sợ cho cả cộng đồng. Đã là quy luật tâm lý bảo thủ duy trì tập tục cổ truyền của các thế hệ tổ tiên người Cebuno ở Philippincũng nhưư hầu hết các tộc người khác ở Đông Nam Á; kể cả hải đảo và lục địa.

     Với sự quan tâm đến các vấn đề phát triển xã hội trong thời đại điện tử hiện nay, thuật bùa chú, phép thuật phù thủy có thể bị y học và khoa học thực nghiệp trấn áp đây đã, nhưng những biến tướng tinh vi, sâu kín của cổ tục tràn đầy sức sống ma giáo này chắc chắn vẫn có chốn nương thân. Bất cứ ở đâu, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, không phụ thuộc vào quy chế pháp luật, saman giáo vẫ sẵn sàng bùng nổ khi các tiêu cực xã hội lộ diện. Những bất công trong thu nhập kinh tế, những ứng xử thiếu dân chủ, những yếu kém trong nghiệp vụ chuyên môn… trong xã hội chính là động lực ngầm nuôi dưỡng và duy trì sức sống của pháp thuật phù thủy, của những mặt trái trong Tục thờ thần Thiên Hậu ở một số nước Đông Nam Á hải đảomang đậm màu sắc tín ngưỡng bản địa.

     Những hành động xã hội mâu thuẫn với thuật phù thủy và lang y dân gian ở Cebuano vẫn thường gây sự bất hòa và sẵn sàng thừa nhận hạn chế một cách công khai mà khôntg sợ các nhân tố kiểm soát xã hội. Và cũng như một số ràng buộc khác của saman giáo trong tín ngưỡng dân gian, thuật phù thủy ở Cebu được xã hội dân sự coi là thích hợp. Thực tế cũng có bằng chứng có thể xác nhận việc suy giảm tầm quan trọng của thuật phù thủy, ở một vài nhóm nhỏ trong cộng đồng cư dân Đã có vài thế hệ Tây học hoặc được đào tạo theo lối hiện đại ở các các cơ sở nước ngoài, hiện hữu trở lại cộng cư ở cộng đồng Cebuano. Song, ngay trong nội bộ cộng đồng ấy, nếp sống cổ truyền vẫn có tính cổ hủ thống nhất của tộc người vẫn sống động bình thường.



(1) Frederick L. Wernstedt. The Role and Impotance of Philippine Interisland Shipping and Trade, data paper No26, Southeast Asia Program, conell University, 1957 - Tr. 38.

(1) John Middleton and E. H. Winter, eds. Witchcraft and sorcery in East Africa, New York: Praeger, 1963

(1) Richard.Lieban, The Danggerous Ingkantos, IIIness and Social Coltrol in a Philippine Community//American Anthropologist, Vl, 64, 1962

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét