Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

HIẾN PHÁP VÔ VI

Vọng Đạo (tranh Thẩm Chu 1427-1509)
TMT: Trong bài “Bao giờ có được Vô vi?” chúng tôi có đề cập đến sự thăng trầm, suy thoái từ thời đại hoàng kim “vô vi nhi trị”  (   )  cho tới thời kỳ hu vi ( ) - dùng bá đạo trị dân của nước Trung Hoa. Hiu được điu đó, chúng ta (và cả người Trung Quốc nữa) có thể sẽ áp dụng thành công tư tưởng Vô vi huyền diệu của Lão Tử để xây dựng một thể chế chính trị tốt đẹp  hơn.

Sơ lược về Lão Tử và Đạo Đức Kinh
Lão Tử là nhà huyền học và nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại, tác phẩm Đạo Đức Kinh chỉ khoảng 5.000 chữ,  gồm 81 chương cô đọng, xúc tích, cao siêu mà ông để lại chứa đựng cả một hệ tư tưởng đầy tính nhân văn, đề cao giá trị con người và dạy người ta phải sống hoà hợp với thiên nhiên (thuyết vô vi). Có thể nói rằng, đến nay có rất ít người hiểu được trọn vẹn Đạo Đức kinh của Lão Tử , kể cả các học giả Trung Hoa. Ngay Osho (1931-1990) – một bậc thầy tâm linh nổi tiếng thế giới người Ấn Độ, người tự nhận là Lão Tử tái sinh cũng chỉ bình giảng ĐĐK ở những góc độ nhất định nào đó.  
Tiên lượng trước được điều này, Chương 70 (Tri nan, ĐĐK) Lão Tử viết:
”Lời ta dễ biết dễ làm,
Nhưng mà thiên hạ chẳng am chẳng tường.
Lời ta nói có chủ trương,
Việc ta vốn có lối đường chốt then.
Nhưng mà tục tử ngu hèn,
Hiểu ta chẳng nổi chuyện xem thường tình.
Hiểu ta mấy bậc tinh anh,
Ít người hiểu được lên danh càng lừng.
Xưa nay những bậc thánh nhân,
Ngọc tàng dưới lớp áo quần xác xơ”.(ĐĐK, Chương 70)
Lời của ông “dễ hiểu” bởi ông là bậc thánh nhân, còn thiên hạ là “phàm nhân” dễ đâu hiểu được lẽ vi diệu của đất trời. Đạo Đức Kinh là những lời dạy của thánh nhân về mọi việc trong đất trời, dạy về cách đối nhân xử thế hợp đạo Trời cho cả vua, quan, dân, và dạy cả việc làm … Thánh. Khác với Kinh Phật hoặc giáo lý của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, ĐĐK nguyên thuỷ (gốc) đã không bị xuyên tạc, sửa đổi trong hàng nghìn năm qua, đó thật sự là một điều vô cùng may mắn.
Chúng tôi cho rằng, trải qua hàng nghìn năm với bao bài học đau thương gian khó, đến nay nhân loại đã tiến được một bước dài trên con đường tiến hoá, tìm Đạo để tới đích cuối cùng là trở thành Một với Thượng Đế, trên đường Đạo, Công nghệ Thông tin chính là nhịp cầu cuối cùng kết nối khoa học và tâm linh. Công nghệ thông tin sẽ giúp cho việc giải thích mối tương quan giữa ý thức và vật chất, thực và ảo, cứng và mềm, ẩn và hiện,… được rõ ràng hơn.
Thời Lão Tử không có máy tính và Internet, không có khái niệm “lập trình”, “Chương trình”, “phần mềm” nên ông đã không thể diễn giải (cho người khác hiểu) được cái Đạo của mình (“Đạo khả đạo, phi thường đạo; Danh khả danh, phi thường danh”), ông “gọi liều là đạo, xưng ào là to – Đại đạo”. Ngày nay, chúng ta đã và đang thấy được sức mạnh của máy tính và Internet, sức mạnh của sự kết nối và năng lực lưu trữ, xử lý thông tin của các hệ thống máy chủ. Do đó, chúng ta có thể hình dung Ông Trời, Thượng Đế là Nhà Lập trình vĩ đại nhất, là tác giả của Chương trình Tạo hoá – Chương trình tạo dựng vũ trụ đã và đang “chạy” ổn định hàng chục tỉ năm qua. Cái mà Lão Tử gọi là Đạo chính là Chương trình Tạo hoá – cái có trước đất trời, cái được thiết kế, “thử nghiệm” , hoàn thiện ở một thời điểm nào đó trước Bigbang và ở đâu đó trong một thế giới khác, trước vũ trụ của chúng ta. Trái đất của chúng ta dù quá nhỏ bé trong vũ trụ bao la nhưng cũng đủ chỗ cho muôn loài động thực vật, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp cùng tồn tại, sinh sống hài hoà hàng tỉ năm qua. “Trời có nói gì đâu mà bốn mùa cứ tiếp nối, vạn vật cứ sinh hoá. Trời có nói gì đâu?”(lời Khổng Tử). Khi Chương trình Tạo hoá “chạy” thì mọi thứ cứ thế mà vận hành một cách tự động thì cần chi phải nói, phải hét. Vô vi mà Lão Tử nói đến chính là việc không được tuỳ tiện can thiệp một cách thô bạo, bị động vào tiến trình diễn ra, vào Chương trình Tạo hoá cho dù người đó có quyền năng tối thượng. Cũng bởi Vô vi là nguyên tắc tối thượng nên chúng sinh oán thán, trách móc Trời còn nhiều hơn việc xướng danh, ca tụng Ngài!.
Lão Tử, tranh của Triều Vô
Cữu (1053-1110) đời Bắc Tống

Lão Tử kiến nghị xây dựng một bản Hiến pháp Vô vi
Sau khi viết xong cuốn Đạo Đức Kinh và để lại cho Huyện lệnh Doãn Hỷ ở Hàm Cốc quan, Lão Tử cưỡi trâu đi về phương Nam, biệt tích. Tương truyền, Đạo, do đó đã theo Ngài về nước Nam (?), bởi vậy người phương Bắc bao đời sau vẫn đau đáu hướng về Nam nuối tiếc, mong ngóng, bái vọng Lão Tử và Đạo Vô vi của ông.
Đọc Đạo Đức Kinh chúng ta sẽ thấy Lão Tử từ mấy nghìn năm trước đã “kiến nghị, góp ý” cho việc xây dựng Hiến pháp của một quốc gia như thế nào. Thậm chí, chỉ cần phân tích một trong số 81 chương của Đạo Đức Kinh, Chương thứ 29 - Vô Vi (chỉ gồm 60 chữ) chúng ta sẽ thấy được điều đó. Thật vậy, Lão Tử viết:
1. Tương dục thủ thiên hạ nhi vi chi, ngô kiến kỳ bất đắc dĩ. Thiên hạ thần khí, bất khả vi dã. Vi giả bại chi, chấp giả thất chi.
2. Cố vật hoặc hành, hoặc tùy, hoặc hư, hoặc xuy, hoặc cường, hoặc luy, hoặc tỏa, hoặc huy.
3. Thị dĩ thánh nhân khứ thậm, khứ xa, khứ thái.
(Hán văn :  無 為  - , . , . , . , , , , , , , . , , ).
Dịch nghĩa:
1. Muốn đem thiên hạ mà làm (theo ý mình) ta thấy không thể được. Thiên hạ là đồ vật linh thiêng, không thể làm (theo ý mình). Hễ làm thì hỏng, hễ giữ thì mất.
2. Cho nên vật hoặc đi hoặc theo, hoặc hà hơi hoặc thổi, hoặc mạnh hoặc yếu, hoặc bền vững hoặc mong manh.
3. Cho nên thánh nhân chỉ ngăn sự thái quá, sự xa xỉ, sự tham lam.
Có 3 chủ thể được đề cập trong chương này là:
(i)     Chính quyền (tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo,…) gồm những kẻ luôn muốn độc chiếm nhào nặn, lãnh đạo, sai khiến chúng dân thiên hạ;
(ii)   Dân chúng (thiên hạ thần khí) và vạn vật (muôn hình muôn vẻ);
(iii) Thánh nhân (thay Trời hành Đạo).
Mọi người, mọi tổ chức đạo giáo, chính trị, xã hội đều mong muốn nhào nặn con người theo ý mình, duy Lão Tử dạy ta không nên nuôi hoài bão cải tạo con người theo chiều hướng chủ quan của mình.
Lão Tử vốn chủ trương thiên chân thiên tính là hoàn hảo, cho nên nếu ta có dụng tâm muốn thay đổi con người thì chỉ làm cho con người trở nên sa đọa mà thôi. Chính vì từ trước tới nay con người đã bị nhồi sọ bằng mọi chủ nghĩa, chủ thuyết, nên ngày nay con người thực y như đang bị ngây ngất, vật vờ vì những cần sa ma túy tư tưởng.
Lão Tử nhắc nhở, cảnh báo nhà cầm quyền rằng: lòng người, “thiên hạ” tức người dân, mọi người dân đều là cao quý, là thứ linh thiêng, “bất khả vi dã”, không được tuỳ tiện nhào nặn, uốn nắn họ theo ý đồ của riêng mình, không được cậy bạo lực cường quyền áp đặt, đàn áp vô lý. Mọi sự ngông cuồng vô lối là vi phạm nguyên tắc “Vô vi”, chắc chắn sẽ thất bại và không đem lại hạnh phúc ấm no cho người dân:
“Những muốn nặn, muốn nhào thiên hạ,
Suy cho cùng, chẳng khá được nao.
Lòng người nghệ phẩm (thần khí) tối cao,
Ai cho ta nặn, ta nhào tự do.
Ngao ngán kẻ mưu đồ như vậy,
Chẳng chóng chày, hủy hoại lòng người.
Lòng người ai nắm giữ hoài,
Già tay nắn bóp, bao đời tiêu ma”. (ĐĐK, Chương 29)
Ở đây, Lão Đam “kiến nghị” về cách hành xử của chính quyền, phải biết thực sự vì dân, tôn trọng dân, coi dân làm chủ. Ngược lại, chính quyền độc tài, toàn trị, tàn bạo hà khắc chắc chắn sẽ sớm …“tiêu ma”.
Hiến pháp được xây dựng phải có chỗ cho tất cả, bởi vì người dân theo thiên mệnh có nhiều loại, nhiều tính cách, cuộc sống khác nhau:  
“Người trần thế (muôn hoa đua nở),
Có nhanh chân, cũng có chậm chân.
Người nóng nảy, kẻ lần chần,
Người in gang thép, kẻ thuần đào tơ.
Người kiên gan, kẻ như cánh bướm”.(ĐĐK, Chương 29)
Có thực sự tôn trọng tự do, hạnh phúc của mọi người, mọi thành phần, chính quyền mới là một chính quyền lý tưởng, do vậy Hiến pháp - bản giao kèo thiêng liêng giữa Chính quyền và người dân phải chứa đựng những nội dung thể hiện được quyền tối cao của người dân chứ không chỉ là vị trí độc tôn của chính quyền.
Nhà cầm quyền luôn biết vậy và người dân luôn mong vậy, song điều gì đảm bảo cho những điều tốt đẹp của con người được viết ra thành Hiến pháp, thành Vật tổ (Totem), được cam kết tôn thờ và được thực hiện nghiêm minh trong cuộc sống?. Lão Tử nói phải có Đạo, hiểu Đạo và làm theo Đạo. Thánh nhân sẽ giúp chính quyền và người dân hành Đạo, Đạo Trời Vô vi. Bản Hiến pháp được xây dựng theo những nguyên tắc của Đạo Trời là Hiến pháp Vô vi!. Hiến pháp Vô vi sẽ giống như một phần mềm máy tính được thiết kế chặt chẽ, hoàn hảo, được lập trình rồi vận hành, giám sát tự động, là một hệ thống của kỷ nguyên thông tin, cho dù có máy móc (“bất vị thân”, mọi người đều bình đẳng) song lại phải rất linh hoạt, thông minh. Để làm được điều đó, chúng ta hãy “học tập và làm theo” cách thức, đường lối mà Thiên nhiên - Tạo hoá - Thượng Đế - Ông Trời đang “cai quản” cả Vũ trụ này mà chúng ta là một phần trong đó.   
Có câu rằng “Trời là ông Thánh không nói, ông Thánh là ông Trời biết nói”, ngụ ý rằng Thánh nhân là công cụ của Trời, đại diện cho Trời để “Thay Trời hành Đạo”. Cũng có câu rằng “Ý dân là Ý Trời” do vậy, chính quyền phải biết lắng nghe lời dân, lựa ý dân để làm tròn trọng trách của mình. Lịch sử phát triển của loài người cho đến ngày nay không thể thiếu được vai trò của các bậc cao cả - Thánh nhân, Vĩ nhân, thiên tài,… và dĩ nhiên là cả số đông dân chúng (thiên hạ).
Đạo Trời siêu vi huyền diệu, ẩn áo khó thấy, khó theo, bởi vậy trong những dịp cần thiết, ở những thời điểm chuyển biến tâm linh trọng đại, Thượng Đế lại “phái” một vị tinh tú xuống trần làm Thánh nhân. Đối với bậc Thánh, làm việc cho Trời, cho dân, cho sự tiến hoá của con người và vạn vật, vì vậy:
“Thánh nhân khinh khoát tầng cao,
Vô vi, thầm lặng, tiêu hao dạy đời.
Kìa xem muôn vật thảnh thơi,
Im lìm sinh hoạt, một lời cũng không.
Ngày đêm làm chẳng kể công,
Công thành phơi phới, tuyệt không bận lòng.
Không nấn ná lúc thành công,
Cho nên tồn tại mãi cùng thiên thu”. (ĐĐK, Chương 2)
Thánh nhân không ham quyền lực, bổng lộc, không tranh chấp với ai, Ngài chỉ quan sát, vận hành Đạo, thực thi Đạo, ngăn chặn sự lạm dụng thái quá, xa xỉ, tham lam cốt để tránh rủi ro, thảm hoạ cho mọi chúng sinh:
“Nên thánh hiền sùng thượng chữ khoan.
Chỉ ngăn quá lạm cực đoan,
Quá giàu, quá chướng, quá ham tiền tài”. (ĐĐK, Chương 29)
Kết luận 
Có thể khi đọc bài này, quý vị sẽ cả cười, ôi, giờ là thời nào mà còn nói chuyện Thánh, chuyện thần, Đạo với chả Đức!. Ngày xưa có Thánh sao chúng nhân vẫn phải lầm than, khổ đau?.  Ông Thánh ngày nay – nếu có sẽ như thế nào, làm gì để … hành Đạo, để ngăn chặn sự thái quá, sa đoạ, suy đồi?.
Chúng tôi chỉ có thể trả lời rằng, mọi thứ đã được “lập trình” trong Chương trình Tạo hoá. Các Thánh mỗi giai đoạn chỉ thực thi một “sứ mệnh” nhất định, không hơn không kém, chưa thể xây dựng được Thiên đường khi chưa học qua các bài học cần thiết.
Thánh nhân thời nay (nếu có) sẽ phải sử dụng sức mạnh của trí tuệ, của tri thức. Hành đạo và truyền giáo bằng … máy tính và Internet. Ngài sử dụng sức mạnh của mạng, của chương trình phần mềm để giám sát, tính đếm, ngăn chặn cái “quá lạm, quá chướng, quá ham tiền tài” đối với mọi thứ, mọi việc, mọi người một cách hoàn toàn tự động.
Và cũng với tư duy hệ thống, chính mỗi người lại được tham gia vào hệ thống mạng để thực thi vai trò, sứ mệnh của mình. Kết nối với nhau và kết nối với Thượng Đế (“Thị vị phối thiên cổ chi cực”) là diệu pháp của người xưa mà người thời nay có thể thực hiện được cho bất kỳ người nào, thật là tuyệt vời, thưa quý vị.
Cuối cùng, để minh chứng cho sức mạnh của Chương trình Tạo hoá, không cần đi đâu xa, chúng ta chỉ cần nhìn vào cơ thể chính mình. Trung bình ta có 80.000 tỷ tế bào các loại, mỗi tế bào có một mã số định danh (ID), một cơ chế tựa như một “chương trình phần mềm” trong ta có nhiệm vụ quản trị toàn bộ các tế bào, không cái nào bị bỏ sót, bỏ rơi, tất cả trong một “Tiểu vũ trụ” thống nhất, hoạt động trơn tru, hài hoà trong cả cuộc đời dài tới trăm năm. Bao nhiêu thông tin, bao nhiêu dữ liệu phải lưu trữ xử lý; bao nhiêu tình huống, bao nhiêu quyết định phải thực thi, tự động, hoàn toàn tự động và nhịp nhàng. Nếu không được “lập trình”, không được “tin học hoá, tự động hoá” làm sao cái cơ thể nhỏ bé của chúng ta có thể quản trị được khối lượng thông tin, dữ kiện to lớn như vậy. Thật thú vị khi đem “cái phần mềm” trong ta so sánh với hệ thống tin học nào đó phải “quản”  90 triệu dân Việt Nam hay cả 7 tỷ người trên trái đất. 
Như vậy, chỉ cần cập nhật một chút kiến thức về công nghệ thông tin vào tư tưởng của Lão Tử là chúng ta lại có thể đem Đạo của Ngài vào cuộc sống hôm nay, vậy, tại sao chúng ta lại không bắt đầu ngay bây giờ bằng việc hiến kế xây dựng một bản Hiến pháp Vô vi lý tưởng./.
------------

Ghi chú: Các trích dẫn ĐĐK theo Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, nhantu.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét