Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Người Việt với Kinh Dịch

TMT: Buổi Tọa đàm “Người Việt với Kinh Dịch” ngày 02/06/2018 tại Hà Nội do Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương tổ chức đã thành công tốt đẹp, gần 50 nhà nghiên cứu, khoa học gia và những người quan tâm văn hóa Việt cổ đến dự, tham luận và trao đổi thảo luận.
Các tham luận đề cập đến nguồn gốc của Kinh dịch, trình bày những luận cứ, phân tích khoa học để khẳng định chủ nhân của Kinh dịch là người Việt cổ - Tổ tiên của chúng ta ngày nay, sau bị Hán hóa và thất truyền dẫn đến nhiều sai lạc, mặc nhiên coi Kinh dịch là của người Trung Quốc cổ.
Các nhà khoa học, giới nghiên cứu người Việt trong và và người nước cần có một niềm tin vững chắc rằng chỉ có Chủ nhân đích thực của Kinh dịch mới có thể hiểu sâu sắc, làm chủ và tìm cách ứng dụng tinh hoa giá trị của Kinh dịch để giải quyết rốt ráo những vấn đề của Việt Nam nói riêng và của cả nhân loại nói chung.
Cần phải thấy rằng, những giá trị của Kinh dịch không chỉ là những nét văn hóa Phương Đông mà là của cả nhân loại. Kinh dịch có từ thời xa xưa và có thể đó là phương tiện, là thứ ngôn ngữ giao tiếp giữa Người và Thần. Người xưa, với số lượng ít ỏi, thưa thớt họ rất yếu đuối và chất phác, đứng trước thiên nhiên hoang dã họ luôn cần đến chỗ dựa, sự bảo trợ của Thần, của Trời vì vậy họ luôn cần đến sự chỉ dẫn của Thần linh, Kinh dịch là một trong những phương tiện giao tiếp giữa Người và Thần linh chứ không phải là ngôn ngữ giao tiếp thông thường, phổ biến rộng rãi trong đời sống (bằng chứng là rất ít người có thể làm chủ và sử dụng Kinh dịch một cách nhuần nhuyễn).
Người thường chỉ cần dùng tiếng nói, chữ viết, ngôn ngữ thông thường để trao đổi, giao tiếp. Chỉ khi “có việc”, khi cần đến sự chỉ bảo của Thần những nhân vật đặc biệt của thời đó mới chay tịnh, thành tâm, chọn ngày lành, tiết lành, bày biện hương án, định liệu những vấn đề cần hỏi, cần cầu để mong nhận được những “chỉ dẫn đặc biệt” của Thần.
Chúng tôi đã biên tập các bài tham luận, các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong cuốn “Người Việt với Kinh dịch” và sẽ đưa dần lên trang Thôn Minh Triết để chuyển tới đọc giả quan tâm. Ngoài ra, để hiểu thêm về Kinh dịch, quý đọc giả có thể tìm đọc sách của Cố bác sĩ Nhân tử Nguyễn Văn Thọ trên trang http://nhantu.net ./.
Gs Ts Trương Sĩ Hùng khai mạc Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Tham luận của NNC Hà Văn Thùy

Tưởng niệm NNC Nguyễn Thiếu Dũng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét