TÌM LẠI CỘI NGUỒN KINH DỊCH
Kính gửi: Các học giả
và nhà nghiên cứu quan tâm tới Kinh Dịch
Kinh
Dịch là một danh tác kỳ thư của văn minh Phương Đông. Sự bí ẩn của Kinh Dịch đã
thách thức trí tuệ nhân loại cho đến tận ngày hôm nay. Tuy nhiên, nguồn gốc Kinh
Dịch vẫn là điều bí ẩn.
Để củng cố thêm những nhận định và phát hiện mới về nguồn gốc Kinh Dịch, chúng tôi, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết với Trung tâm nghiên cứu Lý học phương Đông, kết hợp tổ chức Hội thảo khoa học TÌM LẠI CỘI NGUỒN KINH DỊCH theo những nội dung sau:
1- Xác định một cách khoa học, thuyết phục nguồn gốc của Kinh Dịch;
2- Phân tích những sai lầm, bất cập của Chu Dịch;
3- Xác định tính chân lý trong nội hàm của Việt Dịch;
4- Trên cơ sở đó đưa ra phương án phục dựng cuốn Dịch của tổ tiên Việt.
Chúng tôi kính mời các nhà nghiên cứu và thực hành Dịch tham dự Hội thảo bằng cách viết tham luận về những vấn đề nên trên.
Bài viết xin được gửi về:
* Ông Nguyễn Khắc Mai Giám Đốc Trung Tâm nghiên cứu Minh Triết Việt.
Địa chỉ email: maiminhtriet@gmail.com
* GSTS Trương Sĩ Hùng, địa chỉ email: truongdonghao@gmail.com
* Ông Hà Văn Thùy, địa chỉ email: thuyhavan@gmail.com
* Ông Nguyễn Khắc Mai Giám Đốc Trung Tâm nghiên cứu Minh Triết Việt.
Địa chỉ email: maiminhtriet@gmail.com
* GSTS Trương Sĩ Hùng, địa chỉ email: truongdonghao@gmail.com
* Ông Hà Văn Thùy, địa chỉ email: thuyhavan@gmail.com
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quý vị./.
Nguyễn Khắc Mai
----------------------------------------
TÌM LẠI CỘI NGUỒN KINH DỊCH
Kinh Dịch là một danh tác kỳ thư của văn minh Phương Đông. Sự bí ẩn của Kinh Dịch đã thách thức trí tuệ nhân loại cho đến tận ngày hôm nay. Tuy nhiên, nguồn gốc Kinh Dịch vẫn là điều bí ẩn.
Chính
quyền nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa, người tự nhận là chủ nhân Kinh Dịch, đã
bốn lần phối hợp với cơ quan Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO, tổ chức Hội thảo về
Kinh Dịch tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo bài viết trên "Thế giới những điều
chưa biết", Nhà xuất bản Giang Tô, Trung Quốc, năm 2008 thì chính các học
giả Trung Quốc hiện giờ cũng chưa dám khẳng định Kinh Dịch là của đất nước họ.
Tác giả bài viết dẫn ra truyền thuyết “Bào Hy họa quái” có từ xa xưa nói rằng
Phục Hy làm ra Kinh Dịch. Do không thỏa mãn với những chi tiết hoang đường của
truyền thuyết, tác giả đi tìm cách giải thích khác. Tuy nhiên, sau một vòng dẫn
ra những ý kiến cho rằng Dịch được làm từ thời nhà Hạ, rồi nhà Chu, nhưng thấy
không thuyết phục, tác giả bài viết lại trở về đề xuất ban đầu là Bào Hy làm Dịch!.
Nhưng
khoảng nửa thế kỷ trước, một số học giả Việt Nam, như: Giáo sư Kim Định trong “Việt
lý tố nguyên”, Giáo sư Lê Văn Sửu với “Nguyên lý thời sinh học cổ Ðông phương”
và “Học thuyết Âm Dương Ngũ hành”, Giáo sư Bùi Văn Nguyên với “Kinh Dịch Phục
Hy” rồi Giáo sư Nguyễn Tiến Lãng với cuốn “Kinh Dịch - sản phẩm sáng tạo của
người Việt”... đề xuất ý kiến đòi bản quyền sáng tạo Kinh Dịch cho người Việt.
Những
năm gần đây xu hướng này thu hút thêm nhiều nhà nghiên cứu, như: Nguyễn Vũ Tuấn
Anh với “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, Nguyễn Thiếu Dũng với những bài báo “Kinh
Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam?” và “Chiếc gậy thần - dạng thức nguyên thủy
của hào âm hào dương”, và Tiến sỹ Trần Quang Bình với cuốn sách dầy dặn về Kinh
Dịch, sản phẩm sáng tạo bí ấn huyền vĩ của Kinh Dịch đã thách thức trí tuệ con
người. Hà Văn Thùy với bài Viết lại lịch sử hình thành Kinh Dịch…
Trong
cuốn Việt Dịch, Tiến sỹ Hà Hưng Quốc, từ California Hoa Kỳ, đi từ tổng cộng có
tất cả 67 lời trong hai vế “Vô Cực nhi Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng
Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh Càn Khôn vạn vật” và “Thiên
nhất sanh Thủy, địa lục thành chi: Địa nhị sanh Hỏa, thiên thất thành chi; Thiên
tam sanh Mộc, địa bát thành chi; Địa tứ sanh kim, thiên cửu thành chi; Thiên
ngũ sanh Thổ, địa thập thành chi,” đã đưa
một tiếng nói chứng minh Kinh Dịch là của người Việt.
Các
nhà nghiên cứu tiền bối bằng sự cảm nhận sâu sắc văn hóa phương Đông, đã thấy
những chỗ bất cập của Kinh Dịch trong bản văn chữ Hán, nhận ra linh hồn văn hoá
Việt trong tên gọi các quẻ, trong cách giải nghĩa Dịch, mà cho rằng Dịch có cội
nguồn từ nền văn hiến Việt. Giáo sư Kim Định nhờ phát hiện triết lý an vi trong
Dịch, đồng thời căn cứ ở tư liệu lịch sử cho rằng trước khi người Hán vào Trung
Nguyên thì người Việt đã tràn khắp 18 tỉnh của Trung Hoa; Phục Hy, Thần Nông là
vị vua người Việt vì vậy, cố nhiên, Dịch phải là sản phẩm của người Việt. Nhìn
chung, các vị đưa ra nhiều lý lẽ nghe có vẻ xuôi tai, nhưng về chứng cứ chưa đủ
mạnh nên chưa thuyết phục được ngay cả giới học giả trong nước.
Những
tác giả như Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thiếu Dũng, Trần Quang Bình, Hà Hưng Quốc…,
mỗi người theo khả năng của mình đưa ra nhiều bằng chứng để chứng minh cho ý tưởng
Kinh Dịch là của người Việt.
Nguyễn
Thiếu Dũng phát hiện ra “Chiếc gậy thần – dạng nguyên thuỷ của hào âm hào
dương” trên trống đồng Lạc Việt, quẻ Lôi Thuỷ Giải trên chiếc nồi đất thời
Phùng Nguyên cách nay 3500 năm và dựa vào truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ
tìm ra Trung thiên đồ nên cho rằng Kinh Dịch là di sản sáng tạo của Việt Nam…
Trần
Quang Bình dựa vào công cụ điện toán, phát hiện ra trong 40.320 đồ hình Bát
quái lý thuyết, Bát quái Văn Vương chỉ là 1 trong 24 đồ hình đạt tới 6 chíều đối
xứng. Chỉ duy nhất một đồ hình đáp ứng cả 8 chiều đối xứng, được gọi là Bát
quái chuẩn. Ông cũng giải mã hoa văn khắc trên trống đồng và phát hiện Bát quái
chuẩn trên trống Lạc Việt. Cũng nhờ giải mã hoa văn trống đồng, tác giả cho rằng
Nòng và Nọc là hai ký hiệu nguyên thuỷ của hào Âm hào Dương của Dịch Lạc Việt.
Ông cũng cho rằng mình tìm ra Bát quái Âu Lạc trong tranh Đàn Lợn của làng Đông
Hồ. Từ đó ông kết luận, là người thủ giữ Bát quái chuẩn, lại có hiện vật là quẻ
Lôi Thuỷ Giải trên gốm 3500 năm tuổi nên người Âu Lạc là chủ nhân của Kinh Dịch,
còn người Trung Hoa, nhận được vật cống Hà Đồ của người Việt, nhưng chưa được
người Việt dạy cho Bát quái chuẩn, vì vậy đã dùng Bát quái sai lạc của Văn
Vương.
Nguyễn
Vũ Tuấn Anh nhận ra sự không hoàn chỉnh của “Hậu thiên Bát quái Văn Vương phối
Lạc Thư” đã hiệu chỉnh và lập ra “Hậu thiên Bát quái Lạc Việt phối Hà Đồ”; và
xác định rằng: “Hậu thiên Bát quái Lạc Việt phối Hà Đồ” mới là đồ hình mô tả
nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Từ nguyên lý căn để này, tác giả Nguyễn
Vũ Tuấn anh đã ứng dụng để hiệu chính hầu hết các ngành lý thuyết ứng dụng liên
quan đến học thuyết Âm Dương Ngũ hành; trong đó gồm: Xác định bảng Lạc Thư hoa
giáp; Tử Vi Lạc việt, Địa lý lạc Việt…vv…..Từ đó, xác định rằng: Người Lạc Việt
mới đích thực là chủ nhân của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Tháng
Năm 1987, các học giả Trung Quốc khám phá trong ở Dốc Tây Thủy, thành phố Bộc
Dương tỉnh Hà Nam một ngôi mộ cổ 6500 tuổi chôn với hình Thanh Long, Bạch Hổ,
Nhị thập bát tú, 24 tiết khí trong năm… chứng tỏ lúc này trình độ về thiên văn
học, phong thủy của người Việt đã trưởng thành. Điều này cũng cho thấy, những
tư tưởng về Dịch học đã hoàn chỉnh. Ta biết rằng, chủ nhân ngôi mộ Bộc Dương thuộc
di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều là người Lạc Việt. Mặt khác, lịch sử cho thấy, người
Hoa Hạ ra đời cùng với nhà nước Hoàng Đế - khoảng 4.700 năm cách ngày nay. Như
vậy, Dịch lý ra đời trước khi người Hoa Hạ xuất hiện gần 2000 năm, nên không thể
là sản phẩm của người Hoa Hạ…
Từ
đó có thể nhận định rằng, sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu Dịch lý, cũng như
văn hóa lịch sử người Việt đã đưa lại những bằng chứng ngày càng vững chắc,
không chỉ khẳng định bản quyền sáng tạo Dịch lý là của người Việt, mà còn phân
định ngày càng rõ ràng, cụ thể những cái sai lầm bất cập của Chu dịch và xác định
cội nguồn đich thực của nền văn minh sáng tạo nên Kinh Dịch.
Tuy
nhiên, tất cả những thành tựu trên là nỗ lực cá nhân của những người đi tìm
chân lý. Nhưng do chưa được tập hợp, tổ chức, nên những công trình nghiên cứu
xuất hiện một cách phân tán, tản mạn. Điều này dẫn tới mối nguy là sáng kiến của
từng cá nhân thiếu sự cọ sát, trao đổi nên hạn chế sự hoàn thiện để đạt tới
chân lý. Mối nguy khác, nghiêm trọng hơn, là các nhà nghiên cứu ngày một cao tuổi,
sức yếu và năng lực ngày thêm suy giảm thậm chí qua đời mang theo những ý tưởng
quý giá!.
Mặt
khác, trước đây, chúng ta tìm về nguồn gốc Kinh Dịch trong điều kiện lịch sử
phương Đông cũng như Việt Nam được viết một cách sai lầm, theo hướng người
phương Tây xâm nhập Nam Hoàng Hà dựng vương triều Hoàng Đế cùng văn minh Hoa Hạ.
Tiếp đó người Hán mang văn minh Hoa Hạ - trong đó có Kinh Dịch - khai hóa các
dân tộc phương Nam… Nay, nhờ khám phá mới của khoa học, chúng ta biết rằng, người
tiền sử từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ Dương tới Việt Nam 70.000 năm trước.
Trên đất Việt Nam xưa, những dòng người di cư đã hòa hợp dòng máu và ngôn ngữ
sinh ra người Lạc Việt. Rồi từ đây, người Lạc Việt lan tỏa ra toàn bộ Đông Nam
Á, chiếm lĩnh Ấn Độ và 40.000 năm trước,
đi lên khai phá Hoa lục. Tiếng nói Lạc Việt vùng Thanh-Nghệ đưa lên Quảng Đông,
Quảng Tây, Phúc Kiến làm nên tiếng nói Trung Hoa. Khảo cổ học khám phá 25.000
năm trước người Lạc Việt có mặt ở Động Người Tiên tỉnh Quảng Tây. 20.000 năm
trước chế tác ra đồ gốm đầu tiên và 12.400 năm trước thuần hóa cây lúa sớm nhất
thế giới. 9.000 năm trước, tại văn hóa Giả Hồ Hà Nam, người Lạc Việt sáng tạo
ký tự tượng hình đầu tiên. Khoảng 4000-6000 năm trước, tại Cảm Tang Quảng Tây,
Lương Chử Chiết Giang… chữ viết tượng hình gọi là phù tự, dùng cho bói toán,
cúng tế của người Việt đã trưởng thành. Cũng lúc này, những tri thức về Âm
Dương, Ngũ Hành, Dịch lý của người Việt đã hoàn chỉnh. Thời gian của mộ Bộc
Dương 6500 năm trước tương đương với thời kỳ xuất hiện của Phục Hy…
Thực
tế lịch sử của tổ tiên Lạc Việt như vậy tạo cho chúng ta cơ hội cũng như nhiệm
vụ không những xác định một các khoa học chủ nhân của Kinh Dịch mà còn chỉnh lý
những sai lầm lệch lạc trong sách Dịch hiện có để hoàn chỉnh công trình sáng tạo
kỳ vĩ của tổ tiên nhằm phục vụ dất nước cùng nhân loại trong kỷ nguyên mới.
Do
nhận thức như vậy, chúng tôi, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết với Trung
tâm nghiên cứu Lý học phương Đông, kết hợp tổ chức Hội thảo khoa học TÌM LẠI CỘI NGUỒN KINH DỊCH theo những nội dung sau:
1- Xác
định một cách khoa học, thuyết phục nguồn gốc của Kinh Dịch.
2- Phân
tích những sai lầm, bất cập của Chu Dịch.
3- Xác
định tính chân lý trong nội hàm của Việt Dịch.
4- Trên
cơ sở đó đưa ra phương án phục dựng cuốn Dịch của tổ tiên Việt.
Chúng
tôi kính mời các nhà nghiên cứu và thực hành Dịch tham dự Hội thảo bằng cách viết
tham luận về những vấn đề nên trên.
Bài
viết xin được gửi về:
* Ông Nguyễn Khắc Mai Giám Đốc Trung Tâm nghiên cứu Minh Triết Việt.
Địa chỉ email: maiminhtriet@gmail.com
* GSTS Trương Sĩ Hùng, địa chỉ email: truongdonghao@gmail.com
* Ông Hà Văn Thùy, địa chỉ email: thuyhavan@gmail.com
* Ông Nguyễn Khắc Mai Giám Đốc Trung Tâm nghiên cứu Minh Triết Việt.
Địa chỉ email: maiminhtriet@gmail.com
* GSTS Trương Sĩ Hùng, địa chỉ email: truongdonghao@gmail.com
* Ông Hà Văn Thùy, địa chỉ email: thuyhavan@gmail.com
Trân trọng cảm ơn sự quan
tâm của quý vị./.
Nguyễn
Khắc Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét