TMT: Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy trong bài viết: “Chiếc xe ngựa và đoàn tàu siêu tốc” mới đây có đề cập đến sự lạc hậu của “Hệ điều hành” (HĐH) mà chúng ta đang sử dụng trong
việc quản trị đất nước. Tương tự, khi nói đến những yếu kém của một thể chế, người ta nói đó là do “lỗi hệ thống”- loại lỗi rất nặng của một “Hệ điều hành” (Operating
Systems). Phải chăng, đã đến lúc Việt Nam cần phải nâng cấp hệ thống quản trị bằng một Hệ điều hành mới.
Hệ điều hành là
gì?
Trong khoa học máy tính, HĐH là chương trình phần mềm
quan trọng không thể thiếu của một chiếc computer (gồm phần cứng, HĐH và các
phần mềm ứng dụng khác). HĐH thực hiện những tác vụ cơ bản để lưu trữ, xử lý
thông tin dữ liệu cũng như điều khiển các thiết bị phần cứng và thiết bị ngoại
vi kết nối với máy tính. HĐH là phần mềm nền tảng để hàng loạt các chương trình
ứng dụng khác có thể “chạy” trên đó nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.
So sánh hay liên hệ việc quản trị đất nước trong thời
đại Internet ngày nay với hoạt động của một hệ thống máy tính là hoàn toàn hợp
lý, nhất là trong việc quản trị lượng thông tin khổng lồ (big data) được sinh
ra trong quá trình vận hành hệ thống kinh tế - xã hội. Lịch sử phát triển của
chiếc máy tính như chúng ta đã biết, cũng đi từ chiếc bàn tính đến những chiếc
siêu máy tính hiện nay với tốc độ tính toán lên đến hàng chục nghìn triệu-tỉ
phép tính một giây. Ngành CNTT là một ngành của sự sáng tạo, phát triển với
“tốc độ của tư duy” (Bill Gates) vì vậy sự đổi mới của phần cứng, phần mềm (HĐH
và chương trình ứng dụng) diễn ra vô cùng mạnh mẽ và nhanh chóng, có tính “hủy
diệt sáng tạo”, sản phẩm dịch vụ ra sau nhanh chóng thay thế, tiêu diệt sản
phẩm dịch vụ trước đó.
Xu thế số hóa, tin học hóa là không thể cưỡng được,
bởi vậy bất cứ Nhà nước, chính quyền nào cũng phải theo kịp để nắm bắt, hiểu, sử
dụng một HĐH hiện đại và thích hợp nhất cho mô hình phát triển của mình. Những
kỹ sư IT Việt Nam ngày nay sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc thay thế,
nâng cấp, sửa chữa và hoàn thiện một HĐH giúp cho hoạt động của bộ máy Chính
phủ đạt được hiệu quả cao nhất. Và không chỉ là vấn đề kỹ trị của công nghệ,
dưới cái nhìn của các “Nhà Lập trình”, rất nhiều vấn đề khác cũng sẽ được luận
giải một cách cặn kẽ và đơn giản, bởi có lẽ, sự hình thành, phát triển của Vũ
trụ này, trong đó có sự sống trên hành tinh được khai triển theo lối “lập
trình”!. Chúng ta hãy cùng nhau quan sát, tìm hiểu thế giới này theo cái nhìn
của những “Nhà lập trình” và hệ thống khái niệm của ngành khoa học máy tính.
Thế nào là sự
hiểu biết
Để có đủ hành trang đi tìm cho Việt Nam một HĐH mới, trước
hết chúng ta hãy tự kiểm tra, đánh giá “sự hiểu biết” của chính mình. Trong
cuốn “Minh Triết thiêng liêng”, bà Annie Besant (1847-1933) một nữ học giả nổi
tiếng của môn phái Thông Thiên học có viết:
”Một Đại sư một
hôm được một đệ tử hỏi thế nào là sự hiểu biết. Ngài đáp rằng có hai sự hiểu
biết, một thứ thấp và một thứ cao. Tất cả những điều hiểu
biết thông thường như khoa học, mỹ thuật, văn chương, kinh sách cho đến thánh
thư Vệ đà, tất cả những môn đó đều thuộc thứ hiểu biết thấp. Chỉ có sự hiểu
biết Đấng Duy Nhất sáng tạo vạn vật mới là sự hiểu biết cao, sự hiểu biết Trời,
sự hiểu biết Thượng Đế, nguồn cội của sự sống trường tồn”.
Chúng ta có thể tin tưởng hoặc cảnh giác, nghi ngờ lời
khuyên của bất cứ ai, trong bất cứ cuốn sách nổi tiếng nào, song quả thực sự hiểu
biết của đại đa số có lẽ chỉ ở “sự hiểu biết thấp”!. Mặc dù suốt ngày chúng ta
kêu Trời, gọi Chúa nhưng liệu ai có thể có được “sự hiểu biết cao” như vị Đại
sư nọ nói đến. Tuy nhiên, với bản tính tò mò và ham hiểu biết, một mặt chúng ta
không ngừng tích lũy tri thức để nâng cao hơn nữa tầm hiểu biết (thấp), mặt
khác chúng ta vẫn đau đáu khát vọng mong có được sự hiểu biết về nguồn cội của
sự sống và vạn vật – thứ “hiểu biết bậc cao”!.
Và các bậc chân sư cũng có lời khuyên rất rõ ràng, cụ
thể rằng:
“Nếu bạn muốn
biết, biết một cách rõ ràng chứ không phải ước mong, tưởng niệm mà thôi, biết
với một niềm tin không lay chuyển, thì bạn hãy tìm Đấng Thánh Linh không phải ở
ngoài bạn mà ở trong bạn. Bạn đừng
gặp nhà khoa học, họ không chỉ bảo gì được ngoài những luật thiên nhiên bất
biến; bạn đừng hỏi nhà thần học, họ chỉ lý luận suông mà thôi; bạn cũng không
thể nào nhờ các nghệ sĩ tuy họ diễn tả rất khéo vẻ đẹp của Thượng Đế; bạn cũng
không nên thảo luận với các triết gia, họ chỉ đưa ra những luận cứ trừu tượng.
Bạn hãy hướng vào trong chớ đừng quay ra ngoài, bạn hãy tiến sâu vào lòng mình
và tìm ở buồng tim của bạn sự mầu nhiệm rất đáng cho bạn khám phá, và chỉ ở đó
và ở đó mà thôi, bạn mới có thể tìm ra
Thượng Đế. Và khi bạn tìm được Ngài, bạn sẽ thấy rằng tất cả trong vũ trụ
đều ca tụng sự vinh quang của Ngài và bạn sẽ thấy Ngài ở khắp nơi. Đó là Chân
lý căn bản, chân lý của các chân lý, là Minh Triết Thiêng Liêng.”
Là con người “lý tính”, chúng ta thấy được gì khi nhìn
sâu vào lòng mình?. Khoa học máy tính, công nghệ phần mềm giúp chúng ta dễ dàng
có một chuyến thám hiểm (mô phỏng) đi vào cơ thể tới từng cơ quan nội tạng. Quả
thật, đây là một hệ thống tuyệt vời, được thiết kế hoàn hảo, đâu đó có bóng
dáng của “sự lập trình” và sự hiện hữu của một “Chương trình phần mềm” dạng “Hệ
điều hành” đang thực thi và giám sát vô vàn “tác vụ” của từng bộ phận dù là nhỏ
bé nhất như các cấu thành trong mỗi tế bào cho đến các mô, các cơ quan, bộ
phận, các hệ (xương, tuần hoàn, thần kinh, tiêu hóa, đồng hồ sinh học,…) và toàn
bộ cơ thể. Phần mềm HĐH trong tôi và bạn có nhiệm vụ quản trị, điều hành và đảm
bảo cho hoạt động của một cơ thể/ một hệ thống chứa tới 50-60 nghìn tỷ đối
tượng (toàn bộ tế bào và các cơ quan, bộ phận)!.
Liệu chúng ta có đủ hiểu biết để trả lời câu hỏi “Ai, trí tuệ nào đã thiết kế, lập trình,
chỉnh sửa và hoàn thiện vô vàn chức năng chứa đựng trong Phần mềm Hệ Điều hành
này?”. Liệu chỉ qua quá trình chọn lọc tự nhiên được chăng hay chớ (kiểu tiến
hóa của C.Darwin) mà sự sống có được thành quả như ngày nay, cho dù đã phải
trải qua hàng tỉ năm trời?. Theo sự hiểu biết/ phát hiện (không có gì là mới
mẻ) của chúng tôi, có Một Trí tuệ, Một Trí tuệ vĩ đại là tác giả của Sự Sống
cũng như của Vũ trụ và Vạn vật. Với Một Trí tuệ siêu nhiên thì việc thiết kế,
lập trình, theo dõi, giám sát để tạo ra những sản phẩm “tầm cỡ” như Vũ trụ này hoặc
“Chương trình Tạo hóa” là một điều đơn giản và dễ hiểu. Cách thức mà Trí tuệ Vũ
trụ/ Ông Trời/ Thượng Đế tạo dựng lên Vũ trụ và Vạn vật đó là sự LẬP TRÌNH.
Thật thú vị là cách thức đó lại rất gần hoặc chính là những công việc của giới
CNTT, những công việc đầy tính sáng tạo của các kỹ sư IT ngày nay. (Phúc thay
cho Dân IT!).
Như vậy, nếu có được sự hiểu biết cao nghĩa là có được
Minh Triết, là thấy được, tìm được Trời/ Thượng Đế/ Đấng Thánh Linh trong chính
tâm khảm mình và ở khắp nơi trong vũ trụ. Qua đó, chúng ta sẽ thấy rằng chính
Ngài – Đấng Sáng tạo mới là chỗ, là nơi để loài người dốc lòng, dốc sức nỗ lực
“Học tập và làm theo”. Chúng tôi muốn
nói đến việc học cái bí quyết, cách thức, thuật toán trong “lập trình” để tạo
ra được những Hệ điều hành, những phần mềm quản trị hàng chục nghìn tỉ đối
tượng một cách hoàn hảo. Dân số Việt Nam chưa tới 100 triệu, cả thế giới có 7,5
tỷ người, vậy mà đã có biết bao nhiêu thân phận khốn khó bị bỏ rơi, bị lãng
quên trong nghèo đói, bệnh tật và bạo lực. Đó chính là lỗi của hệ thống quản
trị quốc gia, nơi đang sử dụng một HĐH lạc hậu, nhiều lỗi và kém hiệu quả.
Vũ trụ này phải
chăng là … SỐ?
Người ta nói, bản thể của Vũ trụ là bất biến, thế giới
sự vật hiện tượng là biến thiên; Trong Kinh Dịch có Tiên thiên và Hậu thiên,
Tiên thiên là bất biến, Hậu thiên là biến thiên, thay đổi. Như vậy, nói theo
dân IT: Bản thể (Tiên thiên) là một “phần mềm” đã hoàn thiện và được “đóng
gói”, chỉ chờ được “cài đặt” vào “đâu đó” để “chạy”!. Vì được “đóng gói” chưa
được khai triển nên bất biến, vô hình, vô tiếng; chỉ sau khi được kích hoạt,
được cài đặt chương trình phần mềm này mới “chạy”, được “hiển dương” và cho ra
các sản phẩm mà tác giả - người thiết kế, lập trình mong muốn. Thế giới sự vật,
hiện tượng mà chúng ta quan sát được là Hậu thiên, đầy biến động.
Quan sát sự thụ thai khi tinh trùng gặp trứng, chúng
ta thấy được thời điểm “phần mềm tạo người” được kích hoạt, khởi đầu từ việc
nhân đôi/ phân chia tế bào gốc một cách có kiểm soát bằng một cái “software”.
Có lẽ, “bản thiết kế người” không chỉ nằm ở người mẹ hay người cha mà còn phải
được mã hóa và lưu trữ đâu đó một cách hết sức cẩn mật và an toàn. Về điều này,
ông Hoàng vật lý S.Hawking từng nói, ông hết sức băn khoăn vì không hiểu tại sao
chỉ với 23 nhiễm sắc thể của bố và 23 nhiễm sắc thể của mẹ lại có thể chứa đựng
cả một “bản thiết kế” quá đỗi phức tạp như vậy!. Chúng tôi thì cho rằng, 23 cặp
nhiễm sắc thể đó không chứa hoàn toàn cả “bản thiết kế” mà chỉ chứa một phần,
quan trọng hơn cả là ở đó chứa những “con trỏ” (pointer) trỏ đến địa chỉ nơi
chiếc máy chủ Vũ trụ lưu trữ “bản thiết kế”. Có thể, S.Hawking không/ chưa nghĩ
được rằng mỗi người không phải chỉ là một chiếc PC đơn lẻ mà chúng ta được kết
nối Online với Trí tuệ Vũ trụ, từ đó thông tin, dữ liệu được đồng bộ giữa Cá
thể và Bản thể và chúng ta bị giám sát chặt chẽ, tự động theo chế độ 24x7!. Tôi
và bạn thực sự không thể có được “tự do, độc lập” theo một khía cạnh nào đó.
Thế giới vạn vật gồm vô số những thế giới, những hệ
thống khác nhau. Các hệ thống chứa nhau và ngược lại, chúng được chứa trong
những hệ thống khác theo mô hình đệ quy/ chiết hình (fractal) gọi là Cây đệ
quy. Có thể nói mô hình cây là mô hình phổ biến trong tự nhiên cũng như trong
tổ chức xã hội. Bởi vậy, việc tổ chức các hệ thống thông tin theo mô hình cây
là cách thức mà chúng ta học tập thiên nhiên, tôn trọng tự nhiên do đó sẽ là mô
hình đúng đắn và bền vững.
Đến đây, chúng ta tạm hiểu rằng bản chất của Vũ trụ
này là … số, là các bit thông tin và đã được “lập trình”, đó là những điều “bất
biến”, nếu tin tưởng tuyệt đối vào điều đó chúng ta sẽ có được sự hiểu biết cao
và không gì có thể lay chuyển được mục đích bất biến, cao cả của loài người là
“Trở thành Một với Thượng Đế, với Trí Tuệ
Vũ trụ!”. Nên nhớ, trong Đạo Cao đài người ta đã từng dạy nhau rằng: “Học là để học làm Trời/ Có đâu mãi mãi làm
người thế gian”. Triết lý của giáo dục, do đó có thể đúc kết thành: “Học để làm ăn; Học để làm người; Học để làm
thần thánh”. Trong giai đoạn “quá độ” này, hoặc tới đây, chúng ta sẽ làm gì
để đi hết quãng đường còn lại.
Hãy kết nối Người
với Người
Gần đây, người ta hay nói về IoT, về kết nối vạn vật,
về cách mạng 4.0 như một trào lưu thời thượng, và họ nói một cách “cửa miệng” cùng
với sự sáo rỗng của ngôn từ. Có biết đâu rằng, các nho gia và nhiều tôn giáo
hàng ngàn năm trước đã phát biểu rằng “Thiên
địa vạn vật đồng nhất thể”, có nghĩa rằng, vạn vật trong sâu thẳm đều có
những điểm giống nhau, cùng bản chất,
cùng cách thức, thậm chí cùng một “cội nguồn”. Và như vậy, vạn vật đương nhiên
đã sẵn có sự kết nối và trao đổi “thông tin, dữ liệu” với nhau!. Cái gọi là IoT
chẳng qua là một khái niệm đặt ra mà con người sẽ phải tìm tòi, học hỏi để cố
gắng được “bằng” với thiên nhiên mà thôi.
Hoặc, với cách mạng 4.0, tức là robot hóa, số hóa,…
điều này đồng nghĩa với sự “lập trình” điều khiển tự động hiện diện ở khắp nơi.
Ấy thế mà, hàng triệu năm qua, trong mỗi sinh vật sống từ virus, vi khuẩn, đơn
bào, đa bào, từ thực vật, động vật cho đến con người sự “lập trình” đã thể hiện
rất rõ trong từng cá thể và trong mỗi tế bào. Chiếc thang xoắn ADN hay ARN
trong nhân mỗi tế bào đã “chứa/ mang” những dòng mã lệnh (CODE), những chương
trình phần mềm, những đoạn mã di truyền chứa thông tin, dữ liệu. Và trong mỗi
sinh vật sống, đều có chứa một HĐH để điều khiển mọi hoạt động của cá thể/ sinh
thể đó trong 1 vòng đời. Như vậy, “tự nhiên/ thiên nhiên” có trí tuệ và thông
minh hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Cơ chế hoạt động mà “tự nhiên” lựa chọn, sử
dụng lại hết sức tối ưu, linh hoạt, diệu kỳ và rất ổn định, rất ít lỗi (đạt
được sự hoàn thiện).
Không những vậy, vạn vật trong vũ trụ dường như cũng
được quản lý, giám sát, điều chỉnh, hoàn thiện,… bằng những Chương trình phần
mềm để chúng có thể tồn tại bên nhau, tương tác lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau
như những phần tử trong cùng một hệ thống (hệ sinh thái).
Mạng lưới viễn thông và Internet ngày nay đã góp phần
kết nối hàng tỉ người với nhau, nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Trên nền tảng hạ
tầng CNTT đó, chúng ta cần phải có những phần mềm là kết quả của sự sáng tạo
đặc biệt. Chúng tôi muốn nói đến loại phần mềm mà thiên nhiên sử dụng đại trà
để quản trị hàng chục nghìn tỉ đối tượng một cách chính xác, bền bỉ, tối ưu, hiệu
quả, ổn định hàng chục, hàng trăm năm trời.
Giả sử rằng, các kỹ sư IT của chúng ta đã học được một
chút bí quyết của tự nhiên để tạo ra loại phần mềm nói trên, tuy chưa được hoàn
thiện nhưng đã có được phiên bản đầu 1.x, 2.x – làm tiền đề cho những phiên bản
mới trong tương lai. Khi đó, chúng ta sẽ có thể bắt tay thực hiện Dự án “Cây
Dân số và đặt Chiếc Đồng hồ Dân
số Việt Nam tại Bờ Hồ “. Chỉ một con số chính xác, sống động về số dân Việt
Nam, được hiển thị giữa Thu đô hoặc một góc trên màn hình TV cũng nói lên được
rất nhiều điều: Người với Người đã được kết nối, kết nối thực sự và sống động
như các tế bào trong một sinh thể. Sẽ không còn ai, người nào bị bỏ rơi, bị
lãng quên trong cuộc đời này nữa.
Lời kết
Xã hội loài người đã trải qua nhiều mô hình quản trị
quốc gia, điển hình là các mô hình: Đức trị, Pháp trị và Kỹ trị. Có lẽ, một nhà
nước chưa phát triển lắm cần phải biết kết hợp một cách thông minh, khéo léo cả
3 mô hình quản trị này. Thật may là ngày nay, ngành CNTT có thể đem lại những
công cụ hữu hiệu để giúp cho việc quản trị đất nước được hiệu quả và hiện đại
hơn. Cho dù đất nước “mãi không chịu lớn” nhưng chắc chắn trong thâm tâm các
nhà lãnh đạo Việt Nam hẳn cũng muốn biết rõ nước mình thực sự có bao nhiêu dân,
kho có bao nhiêu tiền và bao nhiêu thứ khác nữa. Những câu hỏi dạng 5W (World/
Who/ What/ Where/ When) giống như những lát cắt truy vấn dữ liệu cần phải được
đáp ứng tức thì, bởi vậy, việc cấp bách hiện nay là phải làm một cuộc cách mạng
về quản trị thông tin quốc gia. Điều đó có nghĩa là, chúng ta hãy tìm cho Việt
Nam một Hệ điều hành mới với phiên bản tốt nhất, “chạy” ổn định và hiệu quả. Hãy
gặp gỡ chúng tôi, cho chúng tôi cơ hội được chia sẻ những hiểu biết và ý tưởng của
mình về một Hệ điều hành và cách thức xây dựng, triển khai những hệ thống quản
trị thông tin quốc gia.
Nghiên cứu Đạo Đức kinh và thuyết Vô vi của Lão tử,
chúng tôi còn biết được rằng, ở cấp độ cao nhất, cấp độ “Vô vi” thì hầu như mọi
việc đều được tin học hóa, tự động hóa, được vận hành và giám sát, được hướng
dẫn, cảnh báo bằng những chương trình phần mềm, mọi người đều “thuận thiên” tự
giác tuân thủ và hành động đồng bộ với các chức năng của hệ thống.
Nếu như dự án “Cây
dân số” nói ở trên được triển khai sớm và thành công, chúng ta sẽ dễ dàng
triển khai trồng tiếp một loạt “Cây” khác và lời bài hát “Một đời người, một
rừng cây” của Nhạc sĩ Trần Long Ẩn lại
vang lên, lấp lánh hy vọng: “…Có một cây
là có rừng/ Và rừng sẽ lên xanh, rừng giữ đất quê hương…”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét