TMT: Sáng
ngày 30/12/2017, Tại Viện Sena, 35 Điện Biên Phủ, Hà Nội Lễ kỷ niệm Mừng Lên Mười
của Trung tâm Minh Triết đã được tổ chức thành công tốt đẹp. Đông đảo nhân sĩ,
trí thức yêu thích Minh Triết của Thủ đô Hà Nội đã không quản trời mưa rét đã đến
dự, chia sẻ những tình cảm yêu thương, quý trọng đối với Trung tâm Minh Triết qua
những phát biểu chân thành và cảm động.
Một
số nhân sĩ, trí thức không đến dự được nhưng cũng gửi thư chức mừng đem theo những
nhắn gửi, kỳ vọng, sự cảm phụ và sự tin tưởng vào hướng đi trong thời gian tới
của Trung tâm Minh Triết. Mở đầu, buổi Lễ mừng, mọi người được nghe GĐ Trung
tâm Minh Triết dọc Thư chúc mừng của Gs Chu Hảo, người đã hết lòng ủng hộ việc thành
lập và luôn sát cánh với bước đi của Trung tâm trong 10 năm qua.
Sau
báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động và trưởng thành, thay mặt lãnh đạo Trung tâm,
Gs Nguyễn Khắc Mai đã trao bằng tôn vinh 4 cá nhân xuất sắc, tiêu biểu đã có nhiều
đóng góp cho Trung tâm Minh Triết nói riêng và cho sự nghiệp nghiên cứu, truyền
bá tri thức Minh Triết nói chung. Đó là PGS Nguyễn Hữu Dũng Chủ tịch Hội Nuôi
biển công nghiệp; đó là GS Nguyễn Mạnh Hùng với công trình chuyển ngữ cuốn “Minh
Triết phương Tây”, là một trước tác của
Bertrand Russell; là cụ Nguyễn Hữu Giao, người không mệt mỏi với việc trao “Hành
trang vào đời” cho lớp trẻ, thanh thiếu niên; đó là Hà Văn Thùy, một nhà nghiên
cứu độc đáo, tâm huyết với nền văn minh Việt cổ.
Nhân
dịp này, 10 cá nhân khác cũng được vinh danh là những “Sái phu Minh Triết” để
ghi nhận những đóng góp không mệt mỏi, bất vụ lợi vì sự phát triển của Trung tâm
Minh Triết. Đó là Gs Chương Thâu, Gs Chu Hảo, GS Tô Duy Hợp, Gs Phạm Khiêm Ích,
PGS.TS Trần Thị Băng Thanh, Ts Đinh Hoàng Thắng, GS.TS Trương Sỹ Hùng, Ks Ngô Sỹ
Thuyết, NNC Đỗ Đức Thịnh , PGS Nguyễn Hữu Sơn.
Sau
phần Lễ mừng là 3 tham luận chính được trình bày và thảo luận sôi nỏi. Tham luận
Gs Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc TT nêu rõ giá trị của Minh Triết đối với sự phát
triển của đất nước. Tham luận về Tư duy Minh Triết của Gs Phạm Khiêm Ích. Tham
luận Kinh tế Minh Triết của Ths Ngô Toàn đến từ Tp. Đà Nẵng. Nhiều ý kiến, phát
biểu của các học giả, nhà nghiên cứu văn hóa khác đếu đánh giá hướng đi tích cực
của Trung tâm Minh Triết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân
yêu bằng con đường phục hưng văn hóa. Tìm hiểu và phát huy những giá trị văn
hóa, Minh Triết của tổ tiên Việt tộc chính là cách khẳng định chủ quyền, xây dựng
và giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của cha ông ta để bảo vệ đất nước.
Dường
như trong hành trình 10 năm qua, Trung tâm Minh Triết cũng đã khẳng định được giá
trị rất đáng tự hào của mình. Có lẽ trên hành trình tìm Đạo, tìm Minh Triết chúng
ta đã đi được nửa quãng đường nhưng hết sức quan trọng, đã tìm được Minh Triết và
có đủ tự tin để bước vào một giai đoạn mới ứng dụng những giá trị Minh Triết để
góp phần giải quyết những vấn đề của đất nước. Có Minh Triết bạn mới có thể
giúp đời, có Minh Triết chúng ta mới có thể thấu triệt được những vấn đề cơ bản
nhất về con người và sự vật. Minh Triết là một báu vật vô cùng quý giá, đó là
thứ mà cho đi không vơi, khoe ra không sợ mất, càng chia sẻ càng có, càng cho
đi càng nhiều. Những nhà Minh Triết chân chính thực ra là những Nhà Thông Thái,
và có lẽ các nhà Lãnh đạo cao nhất của Việt Nam nên và cần phải gặp gỡ họ để mong
được nhận những câu trả lời cho tất cả những nan đề mà họ và đất nước đang gặp phải. Vậy nên, hơn lúc nào hết, chúng tôi cho rằng Minh Triết cần thiết cho sự phát triển, đi lên của đất nước Việt Nam thân yêu./.
Xem Nội dung buổi Lễ kỷ niệm tại đây và tại đây!.
Trước tiên xin được cảm ơn Cụ cùng Trung tâm Minh triết đã vinh danh bạn tôi Hà Văn Thùy.
Chu
Hảo, Đà Nẵng ngày 29 tháng 12 năm 2017
THƯ CHÚC MỪNG TRUNG TÂM MINH TRIẾT
Thưa Quý vị và các bạn,
Tôi xin nhiệt liệt chúc mừng Sái phu Minh
triết - Giám đốc Trung tâm Nguyễn Khắc Mai và các cộng sự nhân dịp ký niệm 10
năm thành lập Trung Tân Minh Triết. Tôi
tin rằng Trung tâm sẽ ngày càng lớn mạnh
hơn và hoạt động sôi nổi hơn!
Là người được vinh hạnh tham gia thành lập
và chứng kiến từng bước đi gian khó nhưng đầy hứng khởi của Trung Tâm, tôi vui
mừng nhận thấy rằng các hoạt động của Trung tâm ngày càng có tính học thuật cao
hơn và thiết thực hơn. Những nỗ lực không mệt mỏi riêng Giám đốc Nguyễn Khắc
Mai và của cả Trung Tâm ngày càng được xà hội quan tâm và trân trọng. Tôi nghĩ
đó là phần thưởng vô giá dành cho những người “tử vì Đạo Minh Triết” như Quý vị.
Mặc cho thời thế đảo điên, mặc cho bất an
rình rập từ mọi phía, tôi vẫn mong rằng tất cả chúng ta sẽ đón chào Năm mới với
Tâm thế an nhiên và Sức khỏe dồi dào.
Gửi Quý vị lời chào thân ái từ phương xa!
----------------------
Nguyễn
Đăng Việt, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29.12. 2017
KÍNH GỬI CỤ : NGUYỄN KHẮC MAI: GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM MINH TRIẾT
Trước tiên xin được cảm ơn Cụ cùng Trung tâm Minh triết đã vinh danh bạn tôi Hà Văn Thùy.
Là bạn thời đại học, chúng tôi có hơn nửa
thế kỷ quen biết và hơn 20 năm nay cùng sống tại thành phố Hồ Chí Minh nên càng
gần gũi nhau hơn. Có lẽ tôi là một trong những người sớm được đọc sách của anh
Hà Văn Thùy. Ngay từ cuốn sách đầu, anh mở ra hướng mới là dùng di truyền học để
khảo cứu lịch sử văn hóa Việt, tôi đã thấy hướng đi có nhiều triển vọng. Bởi lẽ,
nói cho cùng thỉ văn hóa-lịch sử là hoạt động xã hội của con người trong quá khứ.
Ở thế kỷ trước, do bế tắc trong xác định nguồn gốc các chủng tộc phương Đông
nên người Pháp phải tìm con đường vòng là dùng văn hóa học và nhất là ngôn ngữ
học lịch sử để tìm chủ nhân nền văn minh. Nhưng phương cách này chung cuộc cũng
không đưa lại kết quả mong muốn. Vì vậy, khi công nghệ di truyền được áp dụng,
khám phá dòng gen thiêng liên chảy xuyên suốt trong huyết quản không chỉ của
người Việt Nam mà toàn dân châu Á thì đó chính là cây gậy thần sẽ giải quyết mọi
vấn đề của lịch sử-văn hóa phương Đông…
Suy ngẫm lại, dường như anh Thùy đi
đúng theo “thiên mệnh” nào đó do số phận sắp đặt. Anh yêu văn chương nhưng
không dám thi vào khoa Văn vì biết lý lịch không được “trong sạch”. Học Sinh học
nhưng trong đầu anh vẫn mơ hồ ý nghĩ cho rằng, đây chỉ là cái nghề “tạm dung,”một
bước đệm để anh cầm bút viết văn. Do vậy, không chỉ học chuyên môn, anh còn đọc
rất nhiều sách văn học tại thư viện khổng lồ của nhà trường. Anh cũng miệt mài
học ngoại ngữ. Không có từ điển, anh buộc phải học tiếng Anh qua tiếng Nga. Một
công việc khác của anh là làm thơ. Năm 1967, chúng tôi ra trường rồi mất hút
nhau trong chiến tranh. Mãi sau này qua những bài bút ký phát trên Đài Tiếng
nói Việt Nam hay báo Văn nghệ mới biết anh thành nhà văn và lưu lạc tới tận đất
Rạch Giá xa xôi. Rồi sau một trong những bài ký đó, anh buộc phải đi trốn và bị
đuổi việc. Người đuổi việc anh không ai xa lạ, chính là đồng chí 3X sau này! Một
thời anh lên Sài Gòn trồng nấm với chúng tôi. Thất bại, anh trở về Rạch Giá
trong vòng tay chăm sóc của vợ là một cô giáo. Cũng may, trong những ngày lang
thang ăn nhờ ở đậu tại Sài Gòn, anh mua được mảnh đất nhỏ. Rồi năm 1996 anh dựng
căn nhà cấp bốn làm nơi ở. Chính tại đây, vào một đêm tháng Tám năm 2004 anh biết
được thông tin về việc người tiền sử từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ tới Việt
Nam. Với kiến thức Di truyền chưa kịp quên, anh như bừng tỉnh trong niềm vui vô
hạn với ý nghĩ: “Nếu tin này đúng thì không chỉ dẫn tới viết lại lịch sử Việt
Nam mà còn làm thay đổi vận mệnh dân tộc.” Từ đó, anh tập trung toàn bộ trí lực
cho công việc. Đến nay, ngoài hàng trăm bài viết, anh đã xuất bản 6 cuốn sách:
Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn học, 2007), Hành trình Tìm lại cội nguồn
(NXB Văn Học, 2008), Tìm cội nguồn qua di truyền học (NXB Văn học, 2011). Tiếp
đó là hai cuốn Viết lại lịch sử Trung Hoa và Tiến trình lịch sử văn hóa Việt.
Do không được in trong nước, năm 2014 anh nhờ bạn in bên Mỹ và phát hành trên
Amazon. Năm sau, xin được giấy phép in nhưng phải đổi tên thành Khám phá lịch sử
Trung Hoa và Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt (NXB Hội Nhà văn). Năm
2017 anh vừa in xong cuốn Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại đến hiện thực (NXB Hội
Nhà Văn).
Thưa Cụ Nguyễn Khắc Mai, Trung tâm của Cụ đứng ra vinh danh anh Hà Văn
Thùy là điều rất đáng trân trọng. Bởi lẽ người đời thường phù thịnh, chạy theo
đám đông, còn Hà Văn Thùy chỉ là cá nhân nhỏ bé. Tôi được biết, cuối năm 2013,
Tạp chí Tia sáng dự kiến hội thảo về những cuốn sách của anh Thùy. Để chắc ăn,
Ban Biên tập làm cuộc thăm dò nhỏ với một số học giả tên tuổi. Những câu trả lời
như sau: “Hà Văn Thùy chỉ là một vệt của Kim Định, Trần Ngọc Thêm. Mấy năm trước,
một học giả Đài Loan có ý định dịch sách của Thêm ra tiếng Đài, tôi nói chẳng có giá trị gì, không đáng dịch. họ đã nghe, và không dịch nữa!. Vị Phó
Giám đốc Đại học Quốc gia phát biểu: “Hà Văn Thùy là người ghen ăn tức ở. thấy
ông Nguyễn Tài Cẩn quá nổi tiếng nên chọc phá.” Vị giáo sư khác: “Hà Văn Thùy
chỉ là một cá nhân, không có trong tổ chức nào.” “Hà Văn Thùy chỉ là thường
dân. Phương Tây không có chuyện thường dân phê bình các giáo sư.” Vị giáo sư
người Mỹ trả lời, một vị giáo sư khác: “Ông này chỉ cóp nhặt tài liệu trên mạng
rồi viết nhăng cuội, không đáng tin.” Trước những “phản biện” đó, cuộc hội thảo
bị dẹp!.
Một điều khiến tôi bức xúc là, tại sao những cuốn sách phải nói là đạt tới
sự tuyệt vời của của trí tuệ, của lòng yêu nước, của tinh thần nhân bản như vậy
lại bị từ chối xuất bản, lại bị cộng đồng trí thức ghẻ lạnh xua đuổi? Không thể
nào hiểu nổi! Xin kể một vài câu chuyện. Tôi có người anh là PGS, tiến sỹ, từng
là thư ký của Tướng Võ Nguyên Giáp. thấy sách của anh Thùy ở nhà tôi. anh mượn
đọc. Đọc xong anh hỏi tôi: “Cuốn sách này ông Lê có chưa? Tôi nói “Chắc là chưa,
vì sách in ở Mỹ, anh ấy chỉ có ít cuốn tặng bạn thân.” Anh nhờ tôi xin một bộ rồi
nhân có việc ra Hà Nội đem tặng bạn là Giáo sư Phan Huy Lê. Lần ấy ông Lê đi vắng
nên không tặng được. Sau đó khi tôi ra Hà Nội, anh nhờ tôi tặng sách vị giáo sư
đáng kính. Nhưng rồi cả anh ấy và tôi không được một dòng hồi âm. Trong một dịp
ra Hà Nội, tôi đã tới Ban Tuyên giáo Trung Ương trình bày về những cuốn sách của
anh Thùy, đề nghị Ban chỉ đạo cho chuyên môn nghiên cứu vì là vấn đề quan hệ tới
vận mệnh dân tộc. Người ta hứa với tôi nhiêu điều. Nhưng sau đó là im lặng. Lần
khác tôi lại tới, đề nghị trả lời về kiến nghị bữa trước.
Tôi tiếc cho dân tộc, tiếc cho đất nước. Hàng nghìn năm tuy được giải
phóng về chủ quyền lãnh thổ nhưng chưa bao giời được giải phóng về văn hóa, vẫn
bị cái bóng Trung Hoa đè nặng. Lý do là không tìm ra văn hóa của mình trong sự
trộn lẫn với văn hóa Tàu. Nay có người tìm lại được một cách rõ ràng, chính xác
lịch sử-văn hóa tổ tiên thì lại coi khinh, chối bỏ! Tư tưởng đúng khi vào quần
chúng sẽ tạo nên sức mạnh vĩ đại. hình như cụ Mác nói thế. Tôi hoàn toàn tin rằng,
những khám phá mới về lịch sử văn hóa dân tộc khi nhập tâm 90 triệu người sẽ trở
thành sức mạnh ghê gớm. Đang tiếc là có một lực cản cũng ghê gớm đang cùm trói
đất nước trong vòng ngu dân.
Thưa Cụ Nguyễn Khắc Mai,
Trong bài viết ngắn vinh danh anh Thùy, Trung tâm của Cụ đã đánh giá
công bằng và trung thực, chứng tỏ người đánh giá có tâm và nắm được về cơ bản
công trình của anh Hà Văn Thùy. Tuy nhiên, nếu nói tới cùng thì sự đánh giá như
vậy mới ở phần xác chứ chưa đạt tới cái hồn; mà đó mới là mối quan tâm hàng đầu
của một Trung tâm có tên Minh triết Việt, việc chỉ ra đâu là sự minh triết của
văn hóa Việt. Đấy là việc, từ nửa thế kỷ trước, triết gia thiên tài Kim Định đề
xuất minh triết Việt gồm vũ trụ quan tham thiên lưỡng địa; nhân sinh quan nhân
chủ, thái hòa, tâm linh; là cơ chế bình sản và đạo Việt An vi. Trong công trình
của mình, từ toàn bộ lịch sử văn hóa 70.000 năm của tộc Việt, do tìm ra cái gốc
của nền minh triết ấy, Hà Văn Thùy xác lập cơ sở khoa học cho ý tưởng Kim Định.
Đó là, từ rất sớm, do sinh sống bằng nông nghiệp lúa nước, người Việt quan tâm
và tôn trọng tất cả những yếu tố khác nhau của môi trường, tạo nên nếp tư duy tổng
hợp. Cùng với việc tôn trọng thiên nhiên, kinh tế nông nghiệp cũng xác lập vị
trí quan trọng của phụ nữ. Chính hai yếu tố này làm nên sự minh triết của người
Việt.
Trong bài viết có câu tôi phải đọc nhiều lần mà không hiểu nổi: “một số
khẳng định của tác giả còn tỏ ra võ đoán” Điều này cần xem lại. Tôi không thấy chỗ nào
võ đoán trong các cuốn sách của anh Thùy. Dòng tư tưởng của HVT là nhất quán,
không chỉ trong mỗi cuốn mà trong tất cả các cuốn sách đã in và những bài báo đã
viết. Mỗi đề xuất đều được chứng minh bằng những chứng cứ thuyết phục. Có những
đề xuất ở cuốn này nhưng sau thấy sai, tác giả đã rút lai. Chẳng hạn như trước
đó cho rằng, sau trận Trác Lộc, Lạc Long Quân đưa đoàn quân dân Việt theo Hoàng
Hà ra biển rồi đổ bộ vào Rào Rum Ngàn Hống lập nước Văn Lang như trong truyền
thuyết thì ở cuốn Nhà nước Xích Quỷ tác giả đã rút lại. Do vậy, trong sách của
mình, anh không dám nói gì về nước Văn Lang! Tôi không nói công trình của anh
Thùy hoàn hảo, không còn chỗ để tranh luận. Có thể có nhiều chỗ để chê nhưng
nói rằng võ đoán là không thỏa đáng. Điều này cũng có thể thông cảm được, bởi lẽ
công trình của anh Thùy quá rộng lại quá sâu mà một người bình thường trong thời
gian ngắn khó có thể đốn ngộ được! Tôi đồng ý với nhận xét của Tiến sỹ Nguyễn Đức
Hiệp trong lời giới thiệu cuốn Viết lại lịch sử Trung Hoa: “Bằng công trình của
mình, nhà nghiên cứu Hà Văn Thuy trên thực tế, đã đặt nền móng cho khoa học
nhân văn Việt Nam hiện đại và đưa khoa học nhân văn Việt Nam đứng vào hàng tiên
phong của thế giới.” Đúng thế, từ vị trí “điều kiện tệ hại của hoc giới Việt
Nam” Hà Văn Thùy đưa khoa học nhân văn
Việt Nam vươn lên hàng đầu thế giới.
Thưa Cụ Nguyễn Khắc Mai,
Tôi hoàn toàn chia sẻ những lời sau: “Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh
Triết Việt tôn vinh Hà Văn Thùy là bước đầu ghi nhận những kiên trì nỗ lực của
một nhà nghiên cứu có tâm huyết với nền văn minh Việt cổ, hy vọng những kết luận
táo bạo của ông được xã hội ghi nhận xứng đáng.”
Vâng, tôi cũng tin như vậy bởi lẽ, những khám phá này không còn là của
riêng của Hà Văn Thùy mà trở thành tài sản của cả dân tộc. Chúng ta thường nói
“Việt Nam rừng vàng biển bạc.” Nay rừng hết rồi còn biển vừa ô nhiễm vừa bị cưỡng
chiếm. Vì vậy, lịch sử-văn hóa được khám phá là tài sản vô giá mang lại sức mạnh
vĩ đại cho dân tộc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét