Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Minh Triết - Wisdom

Kết quả hình ảnh cho nguyễn khắc mai
GĐ Trung tâm Minh Triết
Nguyễn Khắc Mai
Nguyễn Khắc Mai
Minh Triết được thu thập từ tri thức, kinh nghiệm và trực cảm mà khả năng ứng dụng rất tốt. Nó là sự áp dụng đúng đắn, nhạy cảm của tri thức. Ở  một số phạm vi, những mệnh đề (câu chữ) của Minh Triết và thông tuệ thường có ý nghĩa tương đồng, trùng hợp với nhau.
Thường người ta xem Minh Triết như là phẩm chất mà một số người chưa trưởng thành có thể đạt được nhờ kinh nghiệm thực chứng hay nhờ kiến thức sâu rộng. Cái tinh tuý của Minh Triết là “đạo” (virtue) được bắt nguồn từ văn hoá, triết học và tôn giáo.
Nhiều người cắt nghĩa Minh Triết là biết ứng dụng trực cảm như là khả năng tiên đoán kết cục và hành động tối ưu xảy ra trong dài hạn. Tóm lại, Minh Triết là cái nhãn quan quy tụ cả lý tưởng, và nguyên lý để chỉ đạo mọi hành vi và quyết định.

Bình diện triết học
· Từ Philosophie có nguồn gốc Hy_la: Philos = Love_tình yêu, Sophia = Wisdom -Minh Triết.
· Cái  đối lập với Minh Triết là điên rồ (Ghi chú thêm của dịch giả: Phương Đông gọi là Hôn ám. Minh quân >< Hôn quân. Minh Triết >< Hôn thức, ám trí )
· Học phái Aristole coi Minh Triết là Knowledge of cause -Tri thức của chung cuộc.
Treethinkers và đồng phái cho Minh Triết bắt nguồn từ lương tri (pure raison) và lương năng (perhaps experiance). Nhiều người cho rằng Minh Triết bắt nguồn từ trực cảm hoặc tuệ năng (spirituality).
           Bắt đầu với văn minh Cổ Hy Lạp, Văn hoá châu Âu gắn Minh Triết với đức hạnh. Chẳng hạn nhiều triết gia  đề cập đến đức tính của Minh Triết tương quan với dũng cảm và sự tiết chế. Còn trong Cơ đốc giáo Roman thì Minh Triết (sự cẩn trọng) lại gắn với công bằng, kiên định và tiết chế được coi như 1 trong 4 đức hạnh căn bản. Học phái Platon lại coi Minh Triết như là trí thức về lẽ Thiện và lòng dũng cảm hành động cho hợp lý. Lẽ Thiện sẽ là lẽ phải trong mọi mối quan hệ. Theo học phái Platon, lẽ Thiện bao hàm những ý tưởng hoàn hảo về thiện chính (good government) thân ái, thiện hữu, thiện đồng và những cái đúng trong quan hệ với Thượng đề (cõi thiêng).
Có thể Socrate quan niệm rằng nghiên cứu cái tình yêu Minh Triết không quan trọng bằng những nhu cầu khác, ông tập trung chú ý vào sự khám phá những cái chưa biết và quả quyết chỉ ra những mâu thuẫn trong những công dân tội nghiệp của mình.
Những nhà Hô-lít (học phái Holist-Chủ toàn luận) tin rằng người Minh Triết (thông tuệ) cảm nhận và hành động với sự liên minh liên kết cùng người khác . Theo họ người Minh Triết giúp người khác coi trọng cái nền tảng của tính liên kết trong đời sống.
Thoreau tin rằng “đặc trưng của Minh Triết là không vô vọng”.
Nicolas Maxwell, nhà triết gia hiện đại nhấn mạnh nền tảng của mọi cố gắng khảo cứu hàn lâm là kiếm tìm và cổ vũ Minh Triết - Minh Triết là vỏ sò của năng lực để thực hiện các giá trị trong đời sống của mình và của người khác - như vậy Minh Triết bao gồm cả tri thức và hiểu biết bí quyết, mà còn vượt lên cả những điều đó.

Trên bình diện tâm lý

Các nhà tâm lý học đã tập hợp tư liệu về Minh Triết theo những tín ngưỡng hoặc lý thuyết dân gian thông thường. (theo Stenberg (1985) - Lý thuyết mắc nhân về trí thông minh, sáng tạo và Minh Triết) Họ chỉ ra rằng “có sự trùng hợp (giao thoa) giữa Minh Triết với thông minh, tính nhạy cảm, sự linh nghiệm và sự khôn ngoan, nhưng chắc chắn rằng Minh Triết là có sắc thái riêng không thể lẫn lộn. (Brown, SC, Greeme JA (2006) The Wisdom Development Scale).
Nhà lý luận nhân cách học Erik Erikson cho rằng Minh Triết nằm ở tầng cuối trong mô hình 8 tầng của lý thuyết về phát biểu tâm lý xã hội. Erikson cho rằng con người, trong vòng 65 năm đời, với tầng phát triển cao nhất, họ phải giải quyết thật nhất quán sự đối nghịch giữa đạo lý và sự thất vọng. Ông đề xuất rằng đạt tới Minh Triết là giải pháp tốt nhất và là kết cục của cuộc thử thách đó. Cái mà ta gọi là Minh Triết, nó gắn liền lập tức với hành vi của ta trong cảc cuộc đời. Nên mỗi người đều có thể ứng dụng Minh Triết cho riêng mình.
Tóm lại, theo phái Erikson thì Minh Triết như là kết quả tiềm năng tối ưu trong kinh nghiệm trường đời.
Trong những năm 1970, Clayton là nhà nghiên cứu tiên phong về Minh Triết. Ông được thừa nhận như là nhà tâm lý học đầu tiên nêu vấn đề “Làm sao để đạt đến Minh Triết và ở vào tuổi nào thì Minh Triết ảnh hưởng tới” (Hall, Stephen S. may:2007.The Order_and Wiser Hypothesis). Hoạt động của Clayton đã khiến cho Paul Baltes chú ý nên đã lập ra ổ Berlin Dự án Minh Triết tại học viện về phát triên nhân loại mạng tên Max Planck. Nhà nghiên cứu Minh Triết khác là Manika Aldert, một nhà xã hội học đã phát minh về “Ba chiều kích của thứ bậc Minh Triết”, một trác nghiệm cho mọi cá  nhân có thể sắp xếp cấp độ Minh Triết của mình từ 1 đến năm. Rất nhiều các xuất bản phầm về nghiên cứu Minh Triết có mặt từ 1984 đến 2000.

Trên bình diện tôn giáo

Nhiều tôn giáo đặc biệt chú ý đến Minh Triết trong truyền đạo. Trong tôn giáo và thần thoại vùng Lưỡng Hà coi Euki hay còn gọi là EA là thần của Minh Triết và thông minh.
Thần thoại của vùng Bắc Âu (Norse) cho rằng Odin chính  là vị thần của Minh Triết. Có rất nhiều câu chuyện xung quanh vị thần của Minh Triết này, trong đó có chuyện, có một lần, ông đã móc mắt mình đem tặng cho Mimir là người canh giữ điều thiện, sự hiều biết và Minh Triết. Odin đã đạt được chất mật của thi ca từ những người khổng lồ, uống nó để làm tăng quyên lực của nhà trường và thi ca đặng phục vụ Thượng đế.
Trong Đạo Hồi nhà tiên tri Mohamet được coi như người được Thượng đế chon lựa để đại diện cho Minh Triết của người. Tiên tri Mohamet phán bảo: “Nỗi kính sợ Thượng đế trong mỗi hành vi, mỗi tính toán, mỗi hiểu biết của các con mà Thượng đế tối linh luôn cảnh tỉnh giúp các con khắp mọi lúc, mọi nơi đó chính là Minh Triết tối thương. Giáo lý Islam cho rằng: “Thánh Allah ban cho trái tim cuộc sống với ánh sáng của Minh Triết giống như Allh dã ban mưa móc cho đất đai khô cằn”.
Trong Cơ đốc giáo, những thầy tu (magi) hay những nhà thông thái (wise men) đã được Chúa Trời sai xuống để đem cho Giesus mới sinh ba quà tặng -Wisdom cùng lẽ công bằng và công lý. Trong Cựu ước Thiên cách ngôn (Proverbe) có câu: “Nỗi lo sợ của nhà vua là khởi đầu của Minh Triết.”. Kinh thánh gồm cả kinh của Minh Triết (Wisdom of Solomon) Cơ đốc giáo phân biệt rõ giữa Minh Triết thế tục và Minh Triết thánh thần. Minh Triết là một trong bảy tặng phẩm của Chúa Thánh thần (Holy Spirit).
Cách ngôn của Đạo Do Thái: “Nỗi lo sợ của Thượng đế là khởi đầu của Minh Triết”, ”Mà sự khởi đầu nỗi lo sợ của Thượng đế là sự khinh ghét cái xấu, cái ác.”
Khổng Tử cho rằng có thể học Minh Triết theo 3 phương pháp: Tư (reflection), Tập (imitation), Hành (expériènce)(*).  Trong sách Trung Dung Khổng Tử nói: “Hiếu học cận hồ trí, lực hành cận hồ nhân, tri sĩ cận hồ dũng”.
Nghĩa là “Thích học thì gần tới Trí, gắng sức làm (theo cái học ) thì gần tới cái Nhân, biết xấu hổ là gần tới cái Dũng”. Điều này cùng với câu mở đầu sách Đại học: “Đại học chi đạo trị minh minh đức, tại tân (thân) dân, tại chỉ ư chí thiện.”, có thể có tương đồng với quan niệm “Thận trọng” đặc biệt nếu diễn dịch là “tính cách trong sáng, lương tâm trong sáng của luân lý La-mã xưa”.
Nhà Phật cho rằng người đạt Minh Triết nhờ ở sự tu tập tốt trên cả ba mặt: thân, khẩu, ý. Người Minh Triết dầu khó khăn gặp việc thiện cũng làm. Việc ác dù dễ dàng cũng không. Điều đó gọi là tạo nghiệp: Đức Phật dạy nhiều Minh Triết như:
- Người phán xử bị quyền lực chi phối không phải bao giờ cũng công bằng. Còn người Minh Triết luôn luôn thận trọng phân biệt đúng và sai.
- Kẻ nào hướng dẫn người khác bằng hoà bình, lẽ phaỉ và sự hài hoà được coi là người bảo vệ công bằng. Minh Triết và chân lý.
+Thật ái ngại cho  những kẻ nào làm nhà tu hành mà còn Sõn và Si (foolish and ignorant).
+ Kẻ nào có đức hạnh đi đôi với công bằng, biết làm việc thiện, tránh điều ác, đó là người Minh Triết, thật xứng đàng là vị chân tu.
+ Người biết phân biệt được thiện, ác, đó là thiện trí thức.
Lão giáo (trong thực hành) coi Minh Triết là biết nói cái gì đúng lúc.
Vài trích dẫn về Minh Triết:
- Người Minh Triết không phát ngôn lúc nguy hiểm (Lão giáo);
- Tôi mong rằng Minh Triết sẽ phát triển cùng quyền lực, khiến cho dùng ít quyền lực mà hiệu quả to lớn. (Thomas Jefferson);
- Kiên nhẫn là bạn đường của Minh Triết.(Aesop);
- Người Minh Triết nói điều họ biết, con người ngu ba hoa mọi chuyện.(Plato);
- Hiểu biết đến rồi đi còn Minh Triết thì ở lại ( A.L. Tennyson);
- Cần có Minh Triết để hiểu Minh Triết cũng như cần có tai thẩm âm để nghe âm nhạc.(Walter Lipmann);
- Tất cả những gì tôi biết, đó là tôi chẳng biết gì (Socrates).

Nguyễn Khắc Mai dịch từ Wikipédia, the free encyclopédia, 30-3-1008.



(*) Có phải điều này được dẫn từ Trung Dung (Doctriue of The Mean) “Bác học, Thẩm vấn, Thận tư, Minh biện, Đốc hành = Học rộng, hỏi kỹ, nghĩ cẩn thận, phân biện rõ ràng, làm cho đến nơi. (Dịch giả chú thích).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét