Trước khi tiến hành cuộc tọa đàm, Ban giám đốc trung tâm tổ chức tọa đàm đã dâng lễ tại đình làng, đền thờ Triệu Vũ Đế, đền thờ Trình Thị phu nhân và nhà thờ chi họ Triệu sở tại.
Trong khi đó, nội bộ các tiểu vương quốc
thuộc Bách Việt đã và đang có sự phân hóa, chuyển đổi khá rõ. Có bộ phận bị
“nội thuộc” hoàn toàn vào nhà Tần, nhà Hán, sau dần bị mất cả tính danh tộc
thuộc, có bộ phận lớn mạnh sau những cuộc chinh phạt lẫn nhau, có bộ phận giữ
vững tồn tại độc lập, không liên minh, không thần phục nhưng yếu ớt… Triệu Hồ
chỉ kế nghiệp vua được hai năm thì mất. Triệu Anh Tề - cháu nội Trọng Thủy nối
ngôi 12 năm (124-112). Với hai năm mạt vận của nhà Triệu, cả hai ông vua đều
không giữ trọn được 1 năm nối ngôi; đó làTriệu Hưng, húy Ai Vương (112) và
Thuật Dương Vương, húy Kiến Đức (111). Vì
vậy, kể từ đời cháu Triệu Đà trở đi, không có ông vua nối nghiệp nào tự mình
củng cố đất nước lớn mạnh lên được. Nghiêm trọng nhất là, chỉ trong một năm giữ
ngôi vua, Triệu Hưng đã tôn vinh mẹ đẻ là bà Cù thị người Hán làm thái hậu. Nhà
Hán lúc nào cũng lăm le thôn tính từng bộ phận của Bách Việt, nên thừa cơ cho
ngay An Quốc Thiếu Quý là tình nhân của hoàng thái hậu nhập nội cung Nam Việt,
tăng bổ thêm chức Hưng thần phục cho thái tử. Lữ Gia vị quan đại thần đã làm
việc trong nội cung 25 năm, từ thời Triệu Hồ (136trCN) được phong Thái phó. Cả
hai việc đó đều hướng tới mục đích dụ dỗ vua Nam Việt Triệu Hưng thần phục và
nội thuộc nhà Hán. Năm 112trCN nhà Hán sai Hàn Thiên Thu đem 200 tướng, quân
tinh nhuệ đánh chiếm Nam Việt. Lữ Gia huyết chiến không cam tâm làm nô lệ đã
cầm quân kháng cự quyết liệt; giết chết Cù thị và vua hèn Triệu Hưng cùng bọn
sứ thần nhà Hán, lập con trưởng (của Triệu Hưng với bà vợ khác) là Thuật Dương
hầu Kiến Đức lên ngôi. Nhưng thực lực nhà Triệu không đứng vững được nữa. Sự
bội phản của một bộ phận quan lại các cấp từ nội triều đã bị nhà Hán mua chuộc
đã làm mất hết sinh lực Nam Việt. Cuối năm 111trCN, Lộ Bác Đức đưa 10 vạn quân
nhà Hán tấn công toàn tuyến Nam Việt, hạ thành Phiên Ngung. Bọn tay sai người
Việt tiếp tay quân Hán cướp nước. Tô Hoàng bắt vua Kiến Đức, Đô Kê bắt Lữ Gia
nộp cho Lộ Bác Đức. Thế là sự nghiệp quốc gia Nam Việt sụp rơi vào tay nhà Hán
Như vậy, rõ ràng là không có lý do gì để
đánh đồng nhà Hán cũng như nhà Triệu là “giặc ngoại xâm” được. Với cống hiến to lớn của Triệu Vũ Đế trong
vương triều nhà Triệu, tinh thần độc lập tự chủ đối với cộng đồng dân tộc của
người Việt đã được khẳng định. Tập thể tác giả cuốn sách Nhà Triệu - Mấy vấn đề lịch sử là những nhà nghiên cứu khoa học thuộc
nhiều chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn: Nguyễn Văn An, Lê Văn Chi, Tạ
Đức, Kiều Thu Hoạch, Trương Sỹ Hùng, Vũ Thế Khôi, Lã Duy Lan, Nguyễn Khắc Mai,
Trịnh Sinh, Trương Sỹ Tâm, Nguyễn Hữu Tâm, Trần Thị Băng Thanh, Lê Ngọc Thành,
Nguyễn Gia Thắng, Đinh Khắc Thuân, Lê Kim Thuyên, Hà Văn Thùy, Triệu Triệu,
Phạm Lê Trung, Nguyễn Việt, do Trương Sỹ Hùng và Nguyễn Khắc Mai chủ biên, thực
sự là một công trình khoa học có giá trị gợi mở. Dư luận khoa học xã hội đã
lắng đọng sự đồng cảm, và cuộc tọa đàm vừa qua đã láy lại vài điểm mấu chốt và
đặt ra một số hướng tìm hiểu sâu hơn về nhà Triệu và lịch sử Nam Việt.
Tác giả Nguyễn Khắc Mai đánh giá: “Triệu Đà
là người đã xưng đế chống lại nhà Hán, lập quốc với danh xưng Nam Việt, phân dã
bờ cõi một vùng từ “nam Ngũ Lĩnh…đến đất Việt Thường”, là sự mở đầu cho một
thực thể mới, Việt tộc lập quốc, xưng đế, mở đường cho các triều đại phong kiến
Việt Nam về sau, đời nối đời, họ nối họ “hùng cứ một phương”sánh cùng các thế
lực phong kiến phương Bắc. Chúng ta bây giờ không thể quên, không thể dửng
dưng, không thể coi Triệu Đà như một bóng dáng lịch sử xa xôi, dường như chẳng
có gì liên quan đến hôm nay.Triệu Đà đã có công tổ chức một nhà nước, một quốc
gia sơ khởi của Việt tộc, có quốc thống mới, tạo lập một minh triết giữ nước,
giữ độc lập, chủ quyền cho danh dự quốc thể muôn đời,với “Quốc danh Nam
Việt” như chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết.
Trong cuốn sách, Trương Sỹ Hùng nhận định, nhân vật Triệu Đà trong nghiên cứu
lịch sử hiện đại vẫn tiềm ẩn những ý kiến chưa thống nhất trong đánh giá. Tại
cuộc tọa đàm này, ông cho rằng, tổ tiên xa xưa của Triệu Đà là người Bách Việt.
Sau nhiều biến cải thăng trầm của lịch sử, những thay đổi do tranh chấp địa bàn
cư trú, do khẳng định quyền lực các dòng họ và việc hình thành các liên minh bộ
lạc…khiến đời sau có những ghi nhận khác biệt.
Cách đây hai năm, một ngôi đình mới được
phục dựng tại làng Thượng Gia, cách đền thờ Triệu Vũ Đế khoảng 300m, do công
của thập phương và nhân dân trong xã, huyện, tỉnh. Về việc tại sao ở đền thờ
Đồng Sâm có đền thờ vua Triệu Đà, ông Trương Sỹ Hùng cho biết, đình được xây
dựng trên nền ngôi đình cũ, theo lệ làng là nơi đón tiếp quan khách và tiếp
nhận chiếu chỉ, sắc phong thành hoàng của các vương triều phong kiến và cũng là
một điểm thờ Triệu Đà. Thần tích và truyền thuyết khẳng định, trong lần đi kinh
lý dọc các cửa biển, triền sông để mở rộng địa bàn sinh tụ, khi đến Đồng Sâm,
Triệu Đà đã lấy một người vợ thứ họ Trình là người làng.
Tác giả Vũ Thế Khôi khẳng định
Triệu Đà là vị vua đầu tiên thúc đẩy quá trình tiếp biến văn hóa Hán - Việt và
quảng bá sâu rộng việc học và sử dụng chữ Hán; một loại hình ký tự có nguồn gốc
Việt cổ. Tạ Đức nêu những ý kiến của các sử gia nước ngoài nghiên cứu về Triệu
Đà. Trịnh Quang Vũ khái quát những nét đặc sắc trong trang phục, biểu tượng vật
gia dụng, hàng chục ấn đồng, tượng vũ nữ…thời nhà Triệu.Nguyễn Nguyên Bình cho
rằng, các triều đại thống trị Trung Hoa truyền đời nuôi giữ ý đồ thôn tính các
nước nhỏ xung quanh, Triệu Đà đã nêu cao bài học cảnh tỉnh đó. Trần Thị Băng
Thanh cho rằng, Ngô Thì Nhậm cũng như một số tác giả khác có những đánh giá
trái chiều về Triệu Đà là do hạn chế của nhận thức thời đại.Nguyễn Mạnh Duân
nêu ý kiến cần gắn việc người Việt ghi nhớ, tôn vinh Triệu Đà với tục thờ cúng
tổ tiên của người Việt. Tất cả những đề xuất khoa học của trung tâm lý học Đông
Phương, của các tác giả Kiều Thu Hoạch, Hà Văn Thùy…đều được chủ tọa khái quát
nêu lên. Những ý kiến còn lại của các nhà nghiên cứu, hầu hết đều đánh giá cao
công lao to lớn của Triệu Đà và nhà Triệu trong lịch sử văn hóa Việt Nam.
Cuối
cùng, ông Triệu Ngoạn (*), Trưởng tộc Triệu ở Đồng Sâm có lời cảm ơn hai trung tâm
Minh Triết và Trung tâm Lý Học Đông Phương đã giúp cán bộ và nhân dân địa
phương có dịp tìm hiểu sâu sắc hơn về các bậc khởi tổ. Kết quả của cuộc tọa đàm
khẳng định, giới khoa học cần phải nhìn nhận lại, đánh giá lại về Triệu Đà và
nhà Triệu. Hệ thống sách nghiên cứu lịch sử và sách giáo khoa cần có sự nghiên cứu nghiêm cẩn, sửa chữa nhưng nhận
thức đã ấu trĩ trong lịch sử. Không phải ngẫu nhiên mà bộ sử vĩ đại Đại Việt sử ký toàn thư viết: “ Họ Triệu, nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại nhà Tần, chiếm giữ
đất Lĩnh Nam, xưng đế, đòi ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm
mới mất, cũng là bậc vua anh hùng”./.
--------
(*) Do sơ xuất, ở phiên bản trước chúng tôi ghi nhầm là Triệu Xuân, nay xin được đính chính và mong được lượng thứ!.
--------
(*) Do sơ xuất, ở phiên bản trước chúng tôi ghi nhầm là Triệu Xuân, nay xin được đính chính và mong được lượng thứ!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét