HỘI
THẢO KHOA HỌC
DOANH
ĐIỀN SỨ NGUYỄN CÔNG TRỨ
VỚI
QUÊ HƯƠNG TIỀN HẢI (1828 – 2018)
Lục
Trương
Hướng tới kỷ niệm 190 nămthành lập huyện
Tiền Hải (1828 – 2018), tỉnh Thái Bình; ngày
27 tháng 09 năm 2018 vừa qua, tại
trụ sở huyện Đảng bộ đã diễn ra hội thảo khoa học Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với quê hương Tiền Hải. Trong lời khai mạc ông Nguyễn Văn Giang – tỉnh ủy viên, bí thư huyện
ủy Tiền Hải đã xác định: “ Hội thảo khoa học được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 190 năm
thành lập, sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những công
lao to lớn của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, với đất nước Việt Nam nói chung
và với quê hương Tiền Hải nói riêng; đồng thời cũng là dịp nhìn lại quá trình
190 năm Tiền Hải xây dựng và trưởng thành. Kết quả của hội thảo, sẽ góp phần
khơi dậy truyền thống yêu nước anh hùng, tạo thêm nguồn cổ vũ quan trọng để Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân Tiền Hải phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết đại
hội Đảng lần thứ XII, nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2010; phấn
đấu đến hết năm 2018 có 34/34 xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hội thảo khoa học là một trong
những hoạt động có ý nghĩa thiết thực tri ân Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ và
chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2018)”.
Doanh điền sứ
Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) nguyên quán ở làng Uy Viễn, huyện Nghị Xuân, tỉnh
Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình quan chức nhà Lê, thi đỗ Giải nguyên năm
41 tuổi, ông đã nhập thế “xuất xử hành tàng” suốt bốn đời vua nhà Nguyễn: Gia Long Minh Mạng Thiệu Trị và Tự Đức; năm
71tuổi mới nghỉ hưu. Đương thời có người
đã ghi nhận ông là con người trác lạc, có
tài khí; chẳng những có tài thơ văn
mà còn lập công lớn nơi chiến trận, lĩnh chức doanh điền, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, gây thành mối lợi vĩnh
viễn cho đất nước.
Sinh thời
Nguyễn Công Trứ, nhất là từ khi ông được
bổ nhiệm là quan, nhà Nguyễn đã dần bộc lộ những tiêu cực xã hội, không thức nhận
rõ ràng lợi ích quốc gia trong quan hệ ngoại giao; nên từng bước dẫn đến sự lệ
thuộc, và hậu quả nặng nề nguy hiểm là tự làm mất quyền thống trị đất nước. Vì
vậy các tầng lớp nhân dân Việt Nam đã tự giác đứng lên, tổ chức những cuộc đấu
tranh, đòi lại cuộc sống độc lập, dân chủ, giữ lấy miếng cơm manh áo do bàn
tay, khối óc mình làm ra, đặng cùng nhau dựng xây đất nước. Nguyễn Công Trứ thường
được triều đình cử đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở dạng này. Song
chính trong những lần tiếp xúc trực tiếp ấy, ông nhận ra nguyên nhân sâu xa dẫn
đến sự phản kháng của nhân dân là vì cơ chế hủ lậu của chính quyền đã đẩy họ đến
sự khốn cùng, phần lớn người nông dân không có ruộng đất, các tầng lớp quan lại
tham nhũng; buộc họ phải nổi dậy giành lấy quyền sống chính đáng của mình. Trên
cơ sở quan sát thực địa ở bãi biển Tiền Châu, Nguyễn Công Trứ nhìn thấy “mối lợi tự nhiên đến vô cùng”, ông viết
sớ đề nghị vua Minh Mạng cho khẩn hoang. Đề nghị của Nguyễn Công Trứ được vua Minh
Mạng chấp nhận. Tháng 3 năm 1828, Nguyễn Công Trứ trực tiếp tổng chỉ huy cuộc
khẩn hoang đất bãi thành ruộng canh tác và thổ cư xen kẽ; chủ trương đưa ra
chính sách khai thác tiền vốn của các nhà hào phú, bằng cách huy động họ ra làm
nguyên mộ chiêu tập dân tứ xứ và tách một phần dân bản địa ra; gộp lại với nhau
lập làng, giáp, ấp mới; đồng thời các đơn vị hành chính các cấp đó lập đến đâu
thì các “kho nghĩa thương” cũng đồng thời xuất hiện. Phần lớn lực lượng nghĩa
quân Phan Bá Vành lui binh, được Nguyễn Công Trứ vận động tham gia vào công cuộc
khẩn hoang, tạo ra lối thoát không chỉ cho nông dân nghèo mà còn giải quyết “kế
sách an dân” của một bộ phận dân chúng, mới hôm qua còn đứng ở trận tuyến đối lập.
Những người từ chỗ là lực lượng đối kháng mạnh mẽ với triều đình, nay gặp Nguyễn
Công Trứ đã trở thành những nhân tố mới
trong sự nghiệp phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Đó là biện pháp thông
minh và táo bạo mà thực hiện thắng lợi trên vùng đất Tiền Châu. Tháng 9 năm
1828, công cuộc khẩn hoang hoàn thành. Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ dâng sớ đề
nghị thành lập huyện Tiền Hải, gồm 7 tổng: Tân An, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Phong, Tân Định, Tân Bồi, Tân Cơ; với 14 lý,
27 ấp, 20 trại, 4 giáp; dân số 2.350 người, số ruộng đất là
18.970 mẫu.
Đương nhiên, trước cải cách hành chính thời Minh Mạng năm 1832, huyện Tiền Hải được thành lập năm 1828 còn thuộc tỉnh Nam Định, trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1890 tỉnh Thái Bình được thành lập, Tiền Hải là một huyện của
tỉnh. Sau nhiều lần chia tách, sát nhập
đến nay huyện Tiền Hải có 34 xã và 1 thị trấn.
Từ khi ra đời đến nay người Tiền Hải đã xây dựng được truyền thống “dũng cảm, kiên cường, đoàn kết,
sáng tạo”. Thời Nguyễn lụi tàn, Tiền Hải đi vào lịch sử với sự nhen nhúm của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Những văn thần võ tướng như: Vũ Đức Cát thời Tây Sơn, nhà cải cách tư tưởng đề xướng duy tân Bùi Viện, nhà chí sĩ yêu nước, tiến sĩ Ngô Quang Bích, phó bảng Trần Xuân Sắc… với những chiến sĩ cách mạng tiền bối như: Vũ Trọng, Vũ Nhu, Ngô Duy Phớn…đã nổi danh, sống mãi với non sông đất nước.
Phát huy truyền thống quê hương, Tiền Hải hôm nay
đang đổi mới, hội nhập và phát triển. Kinh tế của huyện tăng trưởng khá, trở
thành trọng điểm kinh tế của tỉnh Thái Bình. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm
2012 - 2017 luôn đạt trên 12%. Năm 2017, đạt 13,02%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
tích cực: nông, lâm, thủy sản là 39%; công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng đạt
43%; thương mại, dịch vụ 18%. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 40 triệu đồng/người/năm.
Tiếp tục khai thác tài nguyên biển để nuôi trồng,
đánh bắt thuỷ hải sản; khai thác nguồn khí đốt để phát triển công nghiệp với 1 khu công nghiệp có diện tích 466ha; 5 cụm công nghiệp
Trà Lý, Tây An, Cửa Lân, An Ninh và Nam Hà với diện tích trên 298ha. Các điểm công nghiệp và làng nghề ở
các xã Tây An, Tây Sơn, Đông Cơ, Nam Hà và việc xây dựng khu du lịch sinh thái Cồn Vành với
quy hoạch gần 2.000ha đã và đang được triển khai. Điểm diện toàn huyện có 16 xã với diện tích gần 15.000ha, nằm trong khu vực phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình. Năm 2017 huyện có 27/34
xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Công tác văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. An ninh chính trị được giữ vững; trật tự an
toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được chú trọng và đổi mới, phù hợp với nhiệm vụ
lãnh đạo theo xu thế thời đại tin học. Kế thừa, duy
trì và mở rộng địa bàn sinh tụ, không ngừng nâng cao đời sống về mọi mặt của nhân dân
là những biểu hiện rõ nét cho sự phát triển không ngừng của Tiền Hải.
Hội thảo đề cập sâu sắc từng mảng
đề tài về lịch sử vùng đất, con người, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng -
an ninh… của huyện Tiền Hải. Cùng với những nội dung về sự kiện khai hoang lấn
biển, quai đê lập làng, xây dựng hệ thống thủy nông toàn diện hiện đại, gắn liền với việc phát huy truyền thống,
không ngừng sáng tạo giữ vững bản sắc văn hóa, Tiền Hải ngày càng trở nên giàu
mạnh.
Ông Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết nêu ý kiến: “ Trong đền thờ thuộc khu tưởng niệm
Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ ở thị trấn có hai chữ: “Tiền Châu” với nghĩa tự kỳ
vọng giàu có sang trọng, văn minh cho Thái Bình, cho Việt Nam từ ngót
200 năm trước của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ. “Tiền” bộ kim. “Tiền Hải”: biển tiền mang. Giàu cả vật chất, trí tuệ, công ăn việc làm.’
Tham luận Vai trò của Nguyễn Công Trứ trong cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền
Hải năm 1828 của giáo sư tiến sĩ Trương Sỹ Hùng- Chủ tịch hội đồng khoa học
Trung tâm Văn hóa Minh Triết cho biết: “Cách đây 30 ông Bùi Quý Lộ đã làm luận
án tiến sỹ về Nguyễn Công Trứ với công cuộc khẩn hoang, thành lập huyện Tiền Hải,
cho đến nay những tư liệu đó vẫn có giá trị nghiên cứu. Có chuyện cảm động như vị
quan hà đê thời Lê, đã ôm bó tre rào cùng lao cả người và ngựa xuống giữa dòng
chảy ở cửa Ba Lạt cổ thời, hy sinh dũng cảm mong người dân thoát khỏi nạn nước
lụt. Tư liệu hội thảo có nhiều thông tin mới về Nguyễn Công Trứ và vùng đất Tiền
Hải.
Trong nội dung sớ tâu trình vua Minh Mạng,
Nguyễn Công Trứ viết rõ: “Hiện ở Nam Định
các huyện Giao Thủy, Chân Định, ruộng bỏ hoang mênh mông bát ngát không biết mấy
ngàn mẫu, nếu cấp cho tiền công thì có thể nhóm họp dân nghèo mà khai khẩn.
Thêm nữa bãi Tiền Châu hoang rậm, trộm cướp thường tụ họp ở đấy làm sào huyệt,
nay cho khai hoang lập làng, không những có thể cho dân nghèo làm ăn, lại còn dứt
được đảng ác”.
Sinh thời, thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói chúng ta phải nhìn ra biển để phát
triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Không chỉ có tầm nhìn, Nguyễn Công Trứ còn tổ
chức chiêu đinh, khai khẩn. Thế mà, Nguyễn Công Trứ đã từng nhận thức rõ, khởi
nghĩa nông dân nổi lên do triều đình suy thoái. Một mặt ông vẫn mềm mỏng tấu sớ
với vua đưa ra những quyết sách hợp lòng dân, một mặt ông khôn khéo vận động
dân nghèo và những người đã từng chống đối vào cuộc khai khẩn để xây dựng đời sống
mới. Công đức ấy của Nguyễn Công Trứ đã được nhân dân ghi nhận ngay từ khi ông
còn sống. Hiện nay huyện Tiền Hải có ba nơi còn di tích sinh từ - đền thờ Nguyễn
Công Trứ rất cần được lãnh đạo các cấp
quan tâm củng cố, thiêng hóa để thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế đi liền
với phát triển văn hóa.
Ủy viên thường vụ, giám
đốc Trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị huyện Tiền Hải Nguyễn Thị Kim Yến,
trong tham luận có viết: “Cách quy hoạch đất đai, các công trình thủy lợi của
Nguyễn Công Trứ rất khoa học và có tầm nhìn xa. Hệ thống sông ngòi, cầu cống,
đường sá lúc đó đạt tỷ lệ từ 7-8% diện tích. Đây là một tỷ lệ lớn mà các làng cựu
không thể nào sánh được. Người Tiền Hải tự hào về các công trình thủy lợi của
mình. Thật kỳ tài, sau gần hai thế kỷ, hệ thống thủy nông của Nguyễn Công Trứ vẫn
còn được sử dụng như là nòng cốt của hệ thống thủy nông hiện nay. Cách quy hoạch
đó vẫn rất phù hợp với chuẩn xây dựng nông thôn mới ngày nay.”
Tác giả Nguyễn Đức Thiêm với bài tham luận
Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Công Trứ
nguyện lấy dân làm gốc: “Với cách nhìn phong thủy, các mạch khí sông dẫn đến
đâu thì nuôi dưỡng đời sống đến đó. Thái Bình cổ xưa, có thể từ trước thế kỷ X;
còn truyền thuyết về tám cồn doi – tức bãi cát nổi ven biển có phù sa bồi tụ.
Nay tại huyện Hưng Hà 5 cồn đất vẫn còn dấu tích. Khi Nguyễn Công Trứ đến miền
đất Tiền Châu thực thi nhiệm vụ, ông nhìn ra các mạch khí lớn và những chi lưu phân
mạch để làm cơ sở khoa học nhận thức khả năng khai khẩn. Vì vậy ngay cả khi
công cuộc khai hoang , thành lập hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải đã thành công và
hiện tồn đến ngày nay, những địa danh thủy thổ vẫn mang đậm dấu ấn phong thủy. Đó
là hành động của người quân tử hợp ý trời, lòng người. Toàn bộ cuộc đời nhập thế
của Nguyễn Công Trứ lấy dân làm gốc, không để dân lâm vào cảnh lầm than đói
nghèo” khiến ông trở thành nhà kinh tế lớn, nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp
trong tuyên thệ văn chương.
Tham luận của tiến sĩ Nguyễn
Hữu Tâm thể hiện sự dò xét tỉ mỉ từ chính sử Đại Nam thực lục khẳng định: “ Nguyễn Công Trứ phụng sự qua 03 triều
vua với nhiều chức vị khác nhau. Bầu nhiệt
huyết “Chí làm trai Nam, Bắc, Đông,Tây…” đã giúp ông góp phần kiến
thiết xã hội với sự lạc quan, chất phác. Trong gần 30 năm hoạn lộ, đến trị nhậm
chức tại địa phương nào, ông cũng tìm hiểu kỹ càng địa dư phong tục, quan tâm đến
đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội…. của địa phương đó. Không những thế, ông
còn nghiên cứu để đưa ra những kiến nghị: xây dựng đội ngũ quan lại, phương
sách quản lý trị an các vùng trọng yếu đó. Các sử thần triều Nguyễn hạ những lời
khen “Công Trứ coi giữ lâu ngày ở một địa phương lớn, chấn hưng, kiến thiết được
nhiều”.
Giáo sư tiến sĩ Trần Thị Băng Thanh chia sẻ:
“ Nguyễn Công Trứ đánh dẹp Phan Bá Vành là để an dân theo ý tưởng vua quan nhà
Nguyễn. Đi liền với nhiệm vụ được triều đình giao phó, Nguyễn Công Trứ muốn có
một vùng dân cư trù phú và thuần hậu. Thế nhưng những làng ấp mới đều là “dân
nhóm họp, phiêu lưu chưa có liên hệ với nhau”, ông xin triều đình thực thi năm
việc để dân biết sự kiềm thúc của pháp luật lâu dần sẽ trở nên thuần thục. Năm
việc đó là: 1. Đặt trường học; 2.Đặt kho thóc ở xã; 3. Siêng dậy bảo; 4. Cần phòng thủ; 5. Chăm khuyên
răn. Năm hình thức trên đều lấy thuyết phục, khuyến khích và đề phòng là chính,
mục đích nhằm xây dựng một vùng đất mới trở thành những mẫu hình làng ấp thanh
bình, thuần phong mỹ tục. Sớ tâu lên, vua khen phải, giao xuống cho đình thần
bàn, họ cho việc mở trường chưa cần kíp, còn các việc khác thì cứ giao cho các
chức sắc đã có, vua cũng nghe theo, không duyệt cho làm. Việc ấy đành bỏ. Giả
như kế hoạch mở trường của Nguyễn Công Trứ được thực hiện từ những năm ông đề
xướng thì rất có thể Tiền Hải đã có người bước vào hàng khoa bảng sớm hơn khoa
thi Canh Tí! Theo tôi biết, người thi đỗ cử nhân đỗ khoa Canh Tí, Thành Thái thứ
12(1900) như Nguyễn Tựu người xã An Khang là rất hiếm. Cuộc đời quan lộ của
Nguyễn Công Trứ thăng trầm như vậy nhưng
lòng nhiệt tình cống hiến của ông không thể phủ nhận. Nhiều đồng sự của ông cũng
biểu hiện ghen ghét. Trong thời gian trưởng thành, phụng vụ ba vị vua, chỉ có vua
Minh Mạng biết dùng tài thao lược của Nguyễn Công Trứ.
Giám đốc Nguyễn Khắc Mai nhìn nhận Nguyễn
Công Trứ ở góc độ đa tài. Nguyễn Công Trứ là con người đa tài, đa tình, đa đoan. Trong đền thờ thuộc khu tưởng niệm Doanh điền
sứ có hoành phi :“Ích quốc lợi dân” . Ông là một nhà kinh tế lớn với dấu ấn Tiền
Hải, Kim Sơn. Chữ “Kinh tế” được người Nhật dịch nghĩa là buôn bán, sản xuất nhằm
mục đích “Kinh bang – tế thế” (xây dựng đất nước, cứu giúp đời sống kinh tế thịnh
vượng), hay cũng có nghĩa là “Kinh thế, tế dân” (xây dựng cuộc đời, làm lợi cho
dân). Bên cạnh sự nghiệp kinh bang tế thế, ông còn có tài văn chương.Thơ Nôm là
chủ yếu.Văn chương chính trị của ông đọc rất xúc động. Nhiều người nhận thấy:
chữ nghĩa đời thường khi vào thơ ca Nguyễn Công Trứ có giá trị riêng, ý nghĩa
sâu sắc hơn. Thí dụ bài Vịnh cây thông:
Ngồi buồn mà trách ông xanh,
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà
reo.
Giữa trời, vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thời trèo với thông.
Trong bài ông vận dụng phép nói ngược. Hình
tượng cây thông – con người trượng phu như là một mật mã gửi cho thế hệ sau, và
phải chăng ứng nghiệm với thời nay?
Tài năng nghệ thuật của đóng vai trò quan
trọngtrong việc định hình thể loại, cơ sở trình bày thuyết phục giá trị di sản
Ca trù. Đa đoan là từ quan đầu triều xuống làm quan lính thú.Đa tình là có tình
yêu thương đất nước, nhân dân, triều đình của mình. Nguyễn Công Trứ có 7 bà vợ
chính thức, và không đếm được tình nhân bao nhiêu. Có những giai thoại đẹp về
tính đa tình này của Nguyễn Công Trứ. Chẳng hạn năm 73 tuổi, khi đã nghỉ hưu,
cưới vợ hầu 17 tuổi; khi người vợ hỏi tuổi, câu trả lời của ông bằng hai câu
trong bài thơ Tuổi già cưới vợ hầu:
Tân
nhân dục vấn lang niên kỷ
Ngũ
thập niên tiền nhị thập tam
Ngĩa
là:
Người vợ mới hỏi ta bao tuổi
Năm mươi năm trước, mới hai ba
Nguyễn Công Trứ là“Con người kinh tế”, “Con người thông
thái”. Nhân học ngày nay còn đề cập: “Con
người vui chơi” thì ông cũng là một nhân chứng. Nhân sinh quý thích chí. Đây là
một nhân cách đặc biệt, là dấu hiệu chỉ báo “nhân kiệt Việt Nam”. Chúng ta mong
rằng, cần có nhiều Uy viễn… Đây là suy nghĩ, cảm nhận về Nguyễn Công Trứ của cá
nhân tôi, cần nghiên cứu nhiều chiều, làm sao truyền bá trong học sinh, sinh
viên bài học của một nhân cách lớn.
Trong phiên thảo luận, nhà giáo ưu tú Vũ Thế
Khôi phát biểu: “Tiền Hải là đất mới nhưng trên căn cũ (căn cũ vì đất đai vốn
thuộc vùng Sơn Nam Hạ – Đại Việt xưa). Nguyễn Công Trứ mang tầm nhìn phát triển
đến; ông quy định các làng hạn chế chiều ngang nhưng không giới hạn hướng ra biển).
Chúng tôi muốn luận bàn về tầm nhìn văn hóa. Hôm nay trên đường về dự hội thảo,
chúng tôi được đức Phật trợ duyên, viếng thăm “Đốc tâm tự” (Chùa dốc lòng) ở
huyện Kiến Xương, giáp giới với Tiền Hải. Phải chăng cụ Nguyễn Công Trứ thực sự
dốc lòng và cũng đã viếng thăm và tỉnh tâm hơn; nên cụ thành công trong công cuộc
khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải. Có nhận định khía cạnh “Nho tài tử” Nguyễn
Công Trứ; tài tình hưởng lạc, nhưng chưa đủ. Nguyễn Công Trứ là người quân tử,
người quân tử luôn lo cho dân, dẫn đạo dân chúng (vai trò dẫn đạo). Biết lo cho dân, lo đến nơi chốn, khai khẩn đất xong còn tổ chức
đời sống kinh tế và văn hóa, lo đến tận cùng hiệu quả thiết thực. Ông có tình
yêu rộng lớn, bao quát chúng sinh. Điểm này gần quan niệm của Nguyễn Du: sở dĩ
lầm đường lạc lối khó quay trờ về, cụ mở con đường giúp cho đạt được an sinh. Huyện
Tiền Hải ta có thể phát huy căn văn hóa tốt, thừa hưởng tinh hoa cổ truyền và
thực tế góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp mãi mãi.
Nhà báo Nguyễn Nguyên
Bình nhận xét: “Đất địa linh nhân kiệt, nên tôi cũng muốn “thấy người sang bắt
quàng làm họ”. Mẹ sinh tôi ở Thái Bình (ở xã Kỳ Trọng, huyện Thái Ninh cũ, nay
thuộc xã Đông Hà, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Chủ trương mới: “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”, thì hàng trăm năm nay đã làm. Đạo Nho có thể có những hạn chế, nhưng có
nhiều yếu tố tích cực, như ở tinh thần nhập thế, coi việc của thiên hạ là của
mình. Khổng Tử cho rằng: Dân vi quý, xã tắc quý chi, quân vi khinh. Nguyễn Công
Trứ đã quán triệt, tâm niệm những điều như vậy nên đã thành công mỹ mãn trong
công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải (1828) và Kim Sơm (1829).
Ở đây có thể đặt câu hỏi: Tiến bộ như vậy
nhưng tại sao đánh dẹp khởi nghĩa nông dân? – Dẹp để ổn định xã hội để thành
tâm thực hiện các ý đồ phát triển đất nước. Ông 42 tuổi mới bắt đầu vào quan
trường. Quá trình đi lại thi cử đã sống trong dân dã. Sự từng trải của ông đã
được đưa vào các chính sách cai trị. Việc ông mạnh dạn mở lối khai khẩn cho những
người dân chống đối là minh chứng. Trong bài thơ VịnhTthúy Kiều, tại sao ông lại nặng lời đến vậy?
Đã biết má hồng thời phận bạc
Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng
vàng
Chiếc quạt, thoa đành phụ nghĩa Kim lang
Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thì cũng
phải
Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải
Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu
Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu
Mà bướm chán ong chường cho đến thế!
Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm
Bán mình trong bấy nhiêu năm
Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai!
Nghĩ đời mà ngán cho đời !
Mới đọc tưởng là nhà thơ mắng mỏ tà dâm,
giờ mới hiểu bài này Nguyễn Công Trứ tự nói về bản thân ông. Cái tài, cái chí
10 phần mà bị ghen ghét chỉ thực hiện 3, 4 phần. Thâm ý bộc lộ rằng chính ông,
đã “Bán mình trong bây nhiêu năm/ Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai!...”.
Tiến sĩ Phạm Huy Thông là cố vấn ban tôn
giáo của chính phủ, thường nêu một trong những luận đề: Tôn giáo là nguồn lực xã hội (bên giá trị đạo đức, xã hội). Chính
sách đại đoàn kết dân tộc trong đó có đoàn kết tôn giáo.Băn khoăn trao đổi với
các nhà nghiên cứu trong cuộc hội thảo rằng, những người tham gia vào giải quyết
các cuộc khởi nghĩa đều bị kết tội, thí dụ như Trần Lực đàn áp Phan Đình Phùng,
Hoàng Cao Khải đàn áp Hoàng Hoa Thám. Mác nói lịch sử tiến bộ nhờ có nhiều kẻ
ác, cái ác mà xã hội tiến bộ; những kẻ đeo huân chương luôn luôn kìm hãm xã hội.
Trào lưu tiến bộ xã hội báo hiệu xã hội đó không đáp ứng được một số đông nhân
dân, nhưng mặt khác nhà Nguyễn là triều đại chính danh cần ổn định nên đàn áp.
Nguyễn Công Trứ ăn lộc vua, đàn áp nổi dậy sao không thấy ai ghi nhận tội trạng?
Hội thảo được tổ chức kỷ niệm năm chẵn 240
năm ngày sinh Nguyễn Công Trứ và 190 năm
thành lập huyện Tiền Hải theo sáng kiến của các nhà lãnh đạo tỉnh ủy Thái Bình
và huyện ủy Tiền Hải. Công việc thường trực của Trung tâm văn hóa Minh Triết là
nghiên cứu cơ bản, làm sáng tỏ những thời điểm gồm cả sự kiện và con người
trong lch sử; thẳng thắn đóng góp ý kiến tham mưu cho sự nghiệp đổi mới và phát
triển đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh.
Điểm thứ nhất hội thảo khẳng định Nguyễn
Công Trứ là người khẳng khái, không nản chí qua những thăng trầm trong cuộc đời
hoạn lộ. Tính cách và hành động như thế có thể thấy ngay khi ông đến trị nhậm ở
đất Tiền Hải. Ngay khi vừa đến nhận chức, có hai lý trưởng mang của hối lộ đến
cửa quan, đã bị Nguyễn Công Trứ cho giải về tỉnh thành Nam Định để luận tội. Ông
kiên định con đường vận dụng tri thức, nhận ra lực lượng lao động sáng tạo để
đem lại lợi ích thực tế. Ông tạo ra các đơn vị hành chính mới, hình thành bền vững
ngay trong lòng thực tiễn phức tạp và ẩn chứa nhiều khó khăn trở ngại. Ngày
nay, cho dù xã hội khoa học hiện đại 4.0 đã và đang tràn ngập, chúng ta vẫn có
thể học hỏi, vận dụng sách lược kinh bang tế thế của Nguyễn Công Trứ.
Điểm gợi mở thứ hai là luôn duy trì tư
duy thực tế mới mẻ vì phát triển bền vững. Xưa chưa có giáo dục toàn dân mà giáo
dục phong kiến ở cấp cơ sở là hình thức tự phát, chưa có tính hệ thống. Ở vùng
đất mới khẩn lập mà Nguyễn Công Trứ dám mạnh dạn đề xuất thành lập trường học
là thể hiện tầm nhìn chiến lược lâu dài, sáng suốt. Suy nghĩ về văn hóa cơ sở, Nguyễn
Công Trứ đã tổ chức biên soạn hương ước, gia phả theo tinh thần luật Hồng Đức. Đây
là một tiền lệ. Hiện tượng văn hóa tên gọi “nguyên mộ”, “tiên công” cần bỏ công
nghiên cứu, sưu tầm. Hiện còn 2 điểm thờ Nguyễn Công Trứ tại thôn Đông Quách,
xã Nam Hà có thể tìm lại bia cổ trước cửa đền; tại thôn Thủ Chính, xã Nam Chính
cần phải tôn tạo cho khang trang lộng lẫy. Phát huy sức mạnh nhà nước và nhân
dân cùng làm; nếu phục chế xây dựng khang trang thì đây chính là những điểm
tham quan du lịch hấp dẫn. Ngày mất của ông là ngày 14 tháng 11 âm lịch theo
gia phả do con cháu trong dòng họ Nguyễn Công Trứ sao chép và tăng bổ; lần đầu
tiên được chúng tôi công bố bản dịch. Chúng ta tôn trọng từ tâm lòng, cần tạo
đà cho các thế hệ tương lai hương khói, thiêng hóa bằng sự tôn vinh để giáo dục
thế hệ trẻ.
Điểm thứ ba: Nguyễn Công Trứ đã để lại dấu ấn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Hiện hát ca trù đã được UNESCO tôn vinh là một di sản văn hóa nhân loại năm
2009. Tiền Hải có 3 điểm thờ Nguyễn Công Trứ, từ đây có thể gây dựng ba trung
tâm văn hóa văn nghệ quần chúng, phổ biến những bài hát ca trù do chính Nguyễn
Công Trứ để lại và có thể bổ sung những sáng tác mới, phù hợp với khúc thức âm
nhạc ca trù, tạo ra nhiều triển vọng thứ hạng cao trong các hội thi văn nghệ cả
nước và quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét