(Những
quan điểm trái chiều giữa các học giả Đức và Trung Hoa)
TS. Nguyễn Tiến Hữu,nguyên
giáo sư ĐH München và ĐH Passau, CHLB Đức BÀI THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC
TÌM VỀ CỘI
NGUỒN SỬ VIỆT 2018
DẪN NHẬP
Nhân kỷ niệm 10 năm kết
nghĩa giữa hai thành phố Fankfurt (Đức) và Quảng Châu (Trung Quốc), lãnh đạo
hai thành phố đã tổ chức một cuộc triển lãm rất công phu và tốn kém tại nước Đức
là tp. Fankfurt (từ 15.12.1998 đến 22.01.1999) và tại tp. München (từ tháng 1 đến
tháng 3.1999). Tên cuộc triển lãm là: Bảo
vật vua Triệu Mộ - lăng mộ vua Nam Việt. Đức ngữ là Schätze
für König zhao Mo - Das Grab von Nan
Yue.
Thành phố Fankfurt đã
xuất bản một cuốn sách nghiên cứu rất khoa học, dày 367 trang (khổ lớn 23 x 29
cm) có hàng ngàn hình ảnh, đồ họa với tính khoa học nghiêm túc, để giới thiệu
cuộc triển lãm. Sách có giá khá đắt (50 Euro thời 1999) đúng tầm cỡ cuộc triển
lãm “vĩ đại” lần đầu tiên ra mắt tại Châu
Âu (theo lời giới thiệu đầu sách)(1). Hiện
nay tôi đang sở hữu cuốn sách này.Các bảo vật được triển lãm gồm hàng ngàn cổ vật
là đồ tùy táng trong ngôi mộ: trống đồng, thạp đồng, gương đồng, đồ gốm, ngọc
bích… toàn là cổ vật sản xuất thời đại Đông Sơn do dân Lạc Việt thời Hùng Vương
chế tác. Các chuyên gia khảo cổ học và cổ sử người Đức đã khẳng định như thế
trong các bài chuyên khảo, nhưng các các nhà nghiên cứu và các quan chức Trung
Hoa (Phó giám đốc bảo tàng, chủ tịch Hội kết nghĩa hai tp. Fankfurt và Quảng
Đông…) thì giới thiệu bảo vật của bảo tàng một
cách mập mờ chủ yếu đề cao Tây Hán mà phớt lờ Nam Việt vốn có địa vị độc lập,
tự chủ dưới thời nhà Triệu.
Với tên gọi bảo tàng bằng
chữ Hán là Tây Hán Việt Vương mộ bác vật
quán (chữ Hán….), người Trung Quốc muốn nhấn
mạnh đến Tây Hán hơn là Nam Việt và phớt lờ địa vị chủ ngôi mộ là một hoàng đế
Nam Việt có con dấu Văn Đế hành tỉ
(Wen Di xong xi) được chôn theo nằm bên cạnh. Đáng lẽ phải đặt tên là “Lăng mộ bác vật quán thời Tây Hán” mới
đúng tinh thần của chủ mộ. Cái tên này được các học giả Đức dịch đảo ngược lại
thành “Bảo vật vua TriệuMộ - lăng mộ vua
Nam Việt”. Họ bỏ chữ “Tây Hán” và
nhấn mạnh chữ Nam Việt.
Nhà nghiên cứu Trương
Thái Du cũng chung một quan điểm khi ông đề cập đến cái tên gọi của bảo tàng bằng
chữ Hán “Tây Hán Việt Vương mộ bác vật
quán” . Ông viết: “Thấy chữ này như một chiếc cũi vô hình trói
buộc nhận thức, định dạng di tích mộ Nam Việt Văn vương trong vòng cương tỏa của
nền văn hóa Hán tộc, mặc dù ý chí độc lập và tự cường gần 100 năm của các triều
đại Nam Việt vương là không thể phản bác. Bằng chứng là từ thời Triệu Đà, Nam
Việt đã chịu xưng vương trước nhà Hán nhưng Triệu Hồ vẫn sử dụng “Văn Đế hành tỉ”, chữ Đế xem như một biểu tượng bất khuất” (2).
Trong bài này tôi chỉ
bàn về các bài giới thiệu cuộc triển lãm của các học giả Đức và các quan chức
người Trung Hoa đại diện cho chính quyền hai thành phố kết nghĩa. Phần này rất
quan trọng đối với độc giả xem triển lãm, vì nó có tính cách hướng dẫn và định
hướng cho cuộc triển lãm.
TRUNG QUỐC MUỐN ĐÁNH TRÁO QUA MẮT
CÁC CHUYÊN GIA NGƯỜI ĐỨC
Gần đây học giả Trung
Quốc Quan Mẫn (Guan Min) trong bài nghiên cứu Tứ đại phát minh của Trung Quốc: liều thuốc độc của phép thắng lợi tinh
thần (3). Nói về thói quen Trung Quốc hay “nhận
bừa”những phát minh của nhân loại làm của riêng mình như đúc đồng, luyện
kim, kỹ nghệ ngọc thạch, kỹ nghệ thủy tinh, thuốc nổ, kim chi nam, thuật in ấn,
làm giấy,…Quan Mẫn phê phán nghiêm khắc“người
Trung Quốc vốn kiêu căng, cho rằng Trung Quốc là nơi phát minh sớm nhất”
còn các dân tộc khác như Bách Việt là loại man
di.
Nay nhân dịp giới khảo
cổ học phát hiện ra lăng mộ của Triệu Văn Đế tại Quảng Châu vào năm 1980 và đã
xây dựng một bảo tàng đồ sộ mang tên “Lăng
mộ Triệu Văn Đế”(gần Phiên Ngung, kinh đô Nam Việt xưa, nay thuộc thành phố
Quảng Châu, Tring Quốc). Triệu Văn Đế cũng có tên là Triệu Muội, Triệu Mộ hay
Triệu Văn Vương, là cháu nội của Triệu Đà làm vua Nam Việt từ năm 124 đến năm
112 TCN.
Lợi dụng cuộc triển lãm
quy mô này, người Trung Quốc vốn có sẵn mưu đồ đại Hán (chiếm đất, chiếm văn hóa các dân tộc ngoại bang), khuếch
trương, khoe khoang nền văn hóa Hán tộc và phớt lờ nền văn hóa bản địa của Nam
Hán đã một thời là một vương triều đứng ngang hàng với hoàng đế Tây Hán trị vì
gần 100 năm qua năm triều đại của nhà Triệu (207 - 111 TCN), với một nền văn
minh xán lạn phát triển rất cao, có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Hán tộc sau này.
Đó là nền văn hóa Đông Sơn thời Hùng vương.
NAM VIỆT DƯỚI
THỜI NHÀ TRIỆU
Khi Triệu Đà sang đánh
An Dương Vương thì bên Trung Quốc nhà Tần đã suy, nhà Hán sắp lên trị vì. Đang
lúc Trung Quốc có đại loạn, chính trị rối rắm thì Triệu Đà cai trị Nam Việt như
một nước hoàn toàn độc lập, tự chủ, tuy bề ngoài còn triều cống vua Hán cho có
lễ nhưng trên thực tế thì Triệu Đà và các vua sau đã cai trị Nam Việt như ông
vua một nước độc lập, thậm chí tự xưng là Đế
ngang hàng với hoàng đế phương Bắc. Sau này Triệu Văn Đế cũng dùng con dấu “Văn
Đế hành tỉ” (wen di xeng xi), mà tiến sĩ Uta Lauer, Đh.
Fankfurt (Đức), chuyên gia khảo cổ học đã dịch sang Đức ngữ là “Siegel des Kaisers” “con dấu của HoàngĐế”(Kaiser có nghĩa là Hoàng đế)(4).
Vấn đề độc lập tự chủ của Nam Việt dưới thời nhà
Triệu được các học giả người Đức nhấn mạnh và mô tả rất khoa học kèm theo
nhiều hình ảnh và dịch đúng nghĩa, đang lúc các quan chức Trung Quốc phớt lờ những
điểm này mà chỉ nói đến Tây Hán mà hoàng đế có quyền thực sự kể cả trên đất Nam
Hải tận biên cương phía Nam xa xôi. Đó là bài giới thiệu cuộc triển lãm của ông
Lin Shusen, thị trưởng thành phố Quảng Châu với câu như sau “Năm 1983 ngôi mộ vua Nam Việt vương được khai quật và được xem nhưkho tàng quý giá của văn hóa thời
Tây Hán trong vùng Lĩnh Nam… cuộc triển lãm trưng bày hàng ngàn hiện vật
tùy táng sẽ giúp hiểu biết lịch sử xã hội
thành phố Quảng Châu hơn 2000 năm trước…”(5).
Bài giới thiệu này chỉ
15 hàng ngắn gọn, đang lúc các bài của các học giả Đức toàn là những nhà khảo cổ
danh tiếng thì rất dài; như bài giới thiệu của tiến sĩ Margarete Prüch, người
chủ biên cuốn sách này (5 trang); hoặc bài của tiến sĩ Hermann Josef Röllicke với
đề tài Nam Việt theo sử gia Tư Mã Thiên
(145 - 85 TCN) dài 12 trang với 21 chú thích khoa học, tham khảo; bài của
tiến sĩ Lucas Nickel Lăng mộ bằng đá của
vua Nam Việt dài 15 trang với 47 chú thích khoa học. Trong bài nghiên cứu của
tiến sĩ Nickel, tác giả luôn dùng những lời lẽ tôn kính đối với vương triều nhà
Triệu và chứng minh Nam Việt là một vương quốc hùng mạnh, độc lập với Hán triều
phương Bắc. Tác giả viết: “Chủ nhân của
ngôi mộ là Triệu Văn Đế, vị hoàng đế
thế hệ thứ hai sau Triệu Đà là vị hoàng
đế khai quốc Nam Việt, một vương quốc cường thịnh ở thế kỷ thứ II TCN (6)”. Tiến
sĩ L. Nickel mô tả lăng mộ Triệu Việt Vương “như
một triều đình thu nhỏ của thiên hạ ý thức được quyền lực đế vương của mình,
không thua kém những hoàng đế phương Bắc. Ngoài các đồ mai táng quý giá ra còn
có cả thân nhân gia quyến của cả một triều đình cùng kẻ hầu hạ (15 người) cũng
được chôn theo: hoàng hậu, phi tần, quan hầu hạ, ngựa xe…”(7). Ts. Nickel
đặc biệt mô tả“các thùng đựng đồ mai táng
nhỏ được đóng con dấu hoàng đế (Di
yin) trên đất nung. Đây là con dấu chỉ riêng hoàng đế dùng, không ai có quyền
dùng nó. Điều này đặt ra câu hỏi liệu lăng mộ này đã được Triệu Mộ cho xây khi
ông còn sống và tự tay đóng dấu này lên các thùng đựng đồ mai táng, các nhân vật
sẽ được tuẫn táng sau khi ông mất. Toàn bộ quy mô hoành tráng với 11.465 báu vật
và 15 nhân mạng tùy táng với xe ngựa, châu ngọc quý giá, các con dấu cá nhân và
của cả hoàng hậu là ý định của Triệu Mộ cho hậu thế có một khái niệm về một
vương quốc Nam Việt hùng mạnh, tự cường khác với những gì sử sách của Hán tộc phương Bắc có thể viết không đúng về Nam Việt”(8). Tiến sĩ
Nickel viết tiếp: “Sử gia Hán triều xem
Triệu Mộ là một ông vua thuộc quốc (tiếng Đức: Lehenskönig) dưới quyền hoàng đế
nhà Hán, nhưng toàn cảnh lăng mộ lại tỏ ra người chủ mộ tự đặt mình ngang hàng với Hán đế, không chỉ các con dấu to nhỏ đủ
cỡ với dòng chữ Văn Đế hành tỉ (Wen
Di xong xi) mà còn cả trên các chuông đồng nhạc cụ. Ông không bao giờ tự nhận
mình là vua (Đức ngữ là König) mà đàng hoàng là một hoàng đế (Đức ngữ là Kaiser) (9)”.Ngay ông nội của chủ mộ là Triệu Đà
cũng tự xưng là Triệu Vũ Đế (Wudi), thì chủ mộ cũng tự xưng là Triệu Văn Đế
(Wendi). Tiến sĩ Nickel nói tiếp “Việc
này tỏ ra là một hành độngngang ngược
quá sức (Đức ngữ là ungeheuer provoquant)chẳng có một chút mảy may phục tùng Hán đế… Ngay cái tên nhạc phủ
(yue fu) với các nhạc cụ cung đình như chuông, đàn đá… cũng tỏ ra chủ mộ có
riêng một triều đình uy nghi của một vị hoàng đế.Một ngôi mộ với chuông, khánh
của một nhạc phủ như thế không thể
có ở các ngôi mộ của một nước chư hầu nào mà người đứng đầu chỉ là vua (vương hầu,
tiếng Đức: Lehenskönig). Ngôi lăng mộ của Triệu Văn Đế rõ ràng là một dấu hiệu
chính trị đối ngoại và ngoại giao chứng tỏ mìnhđường đường là một hoàng đế Nam Việt mà Hán triều phương Bắc phải
công nhận. Tại triều đình Triệu Văn Đế, ông
phớt lờ các luật lệ nghiêm ngặt của Hán triều cấm mai táng theo lối nhà Hán,
chỉ dành riêng cho bậc thiên tử nhà Hán trung ương.Lăng mộ Triệu Văn Đế đã nâng
cao vị chủ mộ lên một bậc: mộ kiểu hoàng đế của một người tự xưng là hoàng đế
khi còn sống” (10).
Các tác giả người Đức
trong cuốn sách này đều có chung một quan điểm như tiến sĩ Nickel trong bài viết về Triệu Văn Đế. Đó là
các học giả:
Ts. Hermann Josef
Röllicke với bài “Nam Việt theo sử gia Tư
Mã Thiên (145 - 85 TCN)” (11).
Ts. Andrea C Keller với
bài “Thế giới người chết thời Tiền Hán” (12).
Ts. Jesica Rawson với
bài “Nơi ở vĩnh cửu: Những ngôi mộ các
vua Nam Việt và các hoàng tử ở Đông Trung Hoa” (13).
Ts. Magdalene von
Dewall với bài “Miền Hoa Nam - nơi gặp gỡ
các nền văn hóa cổ sử” (14).
Ts. Thomas O. Höllman với
bài “Phiên Ngung cánh cửa phía Nam đi vào
Trung Hoa thời nhà Hán” (15).
Ts. Uta Lauer với bài “Khép kín lại và đóng dấu ấn - Các con dấu
trong lăng mộ vua Triệu Mộ” (16).
Và sau đây một vài
trích dẫn bài của ông Lin Qihua, nhàkhảo cổ học Trung Hoa, là một trong bốn Phó
Giám đốc bảo tàng, với đề tài“Ngôi mộ vua
Nam Việt tại bảo tàng Quảng Châu”. Bài viết gồm 7 trang không có chú thích
khoa học (17).Bài này ông Lin Qihua chủ yếu kể lại
công cuộc khai quật ngôi mộ Triệu Văn Đế tại Quảng Châu.Có nhiều sai lầm cố ý hạ
giá trị vị trí chính trị và văn hóa bản địa Bách Việt vốn rất cao của Nam Việt.
Sau đây là vài sai trái của ông Lin
Qihua:
-
Ông viết “có 1000 đồ mai táng”(18)(thực sự là có 11.465 đơn vị)
-
Ông không nói đến
các thạp đồng, gương đồng và những đồ đồng, đồ gốm có nguồn gốc Đông Sơn. Các
gương đồng mà những tác giả nước Đức mô tả rất kỹ và rất khoa học đề cao nghệ
thuật đúc đồng và kỷ thuật làm thủy tinh của Nam Việt.
-
Về đồ đồng ông
Lin Qihua chỉ viết“có hơn 300 cổ vật làm
bằng đồng…”. Sự thật đồ đồng mai táng trong lăng mộ có 600 hiện vật(19). Các báu vật này rất
quan trọng minh chứng kỷ thuật đồng sắt của Bách Việt thời ấy rất cao và có nguồn
gốc đồ đồng Đông Sơn.
-
Về các miếng thẻ
ngọc thạch ông Lin Qihua viết: “có 240 miếng,
đặc biệt là bộ áo của vua được kết nối với những sợi tơ lụa”(20). Sự thật số ngọc thạch rất nhiều, riêng bộ áo vua
mặc đã có đến 2.291 thẻ ngọc(21).
Ông kể lại các cuộc triển
lãm lưu động những báu vật lăng mộ Triệu Văn Đế ở nhiều nơi như Hồng Kông
(1991), Nhật (1996), Đài Loan, đặc biệt là tại nước Đức, lần đầu tiên trên đất Châu Âu. Ông viết: “Nhân dịp kỷ niệm 10 năm kết nghĩa hai thành phố Quảng Châu và
Fankfurt, 100 báu vật quan trọng từ ngôi mộ được đưa sang Đức triển lãm để dân
chúng được chiêm ngưỡng và có được một ấn
tượng về nền văn hóa của Quảng Châu trước 2000 năm trước(22).Không một lời
về Nam Việt mà chỉ nói văn hóa Quảng Châu, làm cho dân chúng Âu Châu lầm tưởng
là văn hóa Trung Hoa vì họ chỉ biết Quảng Châu nằm trong tỉnh Quảng Đông của
Trung Quốc”. Ông Lin Qihua viết tiếp: “về
phong cách hình dáng ngôi mộ đặc biệt chú
trọng phong cách kiến trúc mộ táng thời Hán” (23)vẫn
khác với phong tục phương Nam của Nam Việt.
Ông nhấn mạnh đến văn
hóa Đại Hán, đặc biệt ở bức tường hai bên cổng chính vào Bảo tàng được trang
trí bắt chước những miếng bi ngọc
(thuộc đồ mai táng ở trong mộ) để “tượng trưng cho văn hóa Hán tộc”(24). Về bức
tượng đắp hình một con cọp, ông viết:“để
khơi nhớ nền văn hóa cổ nước Chu”(25).
Và ông kết luận: “Tháng 6 năm 1983 phát hiện ngôi mộ, khánh
thành bảo tàng năm 1988 .Trong 10 năm đã có 2 triệu lượt khách thăm bảo tàng.Họ
đến từ nước ngoài và trong nước và mọi người đều bở ngỡ choáng ngợp trước kho
tàng quý báu và nền văn hóa cổ đại của
Trung Hoa.Không gian hài hòa, kiến trúc đặc sắc, tiếp đón nồng hậu, ai cũng
khen ngợi. Họ là: các lãnh đạo nhà nước Trung Hoa, các nguyên thủ quốc gia, các
vị khách quý được mời. Bảo tàng trở thành một điểm tham quan cho mọi tầng lớp
xã hội: đối với học sinh đây là một phòng học thứ hai, để dạy lớp thực nghiệm…
Bảo tàng này mở ra cánh cửa nhìn vào 2000 năm lịch sử và văn hóa là một ví dụ
tuyệt vời cho việc khai thác và giữ gìn một ngôi mộ thời Hán kết nối việc bảo tồn và sử dụng trong thời hiện đại”
(26).
Đọc bài giới thiệu của
ông Lin Qihua, độc giả người Đức và Châu Âu sẽ có ấn tượng đây là một bảo tàng
ngôi mộ của một nhà vua Hán ở Quảng Đông Trung Quốc chứ không có một khái niệm
gì về lịch sử và văn hóa của một vương
triều nhà Triệu là Đế vương của Nam Việt gần 100 năm trên một vùng đất rộng
lớn của nước Văn Lang xa xưa mà chủ nhân là dân Lạc Việt.
LỜI KẾT
Qua việc lăng mộ
Triệu Văn Đế ở Quảng Châu, chúng ta thấy luận điệu tuyên truyền của người Hán
nhằm chiếm đoạt văn hóa truyền thống người Việt. Chúng ta vốn tự hào là con rồng cháu tiên, có bổn phận cấp bách
ôn lại lịch sử cha ông và đòi lại sự công bằng lịch sử của tổ tiên bằng cách
xác định sự thật lịch sử rằng: Dân Lạc Việt chúng ta từ phía Nam tiến lên phía
Bắc và đã có mặt lâu đời trên đất Trung Hoa và để lại một nền văn minh nông nghiệp
xán lạn mà ngày nay dân Trung Hoa đang
thừa hưởng. Cái gọi là văn minh Trung Hoa ngày nay đều do các dân Lạc Việt sáng tạo trong đó có cả chữ Hán, tiếng nói, kinh Dịch, Tứ thư,Ngũ kinh và kỷ thuật (kỷ nghệ đúc đồng, sắt, thủy tinh,
làm giấy, mái nhà cong...) đến cả phong tục tập quán tín ngưỡng nhất là hệ tư
tưởng triết lý âm dương kinh dịch... cả nền
minh triết Việt.
Đây là những lý do giải mã câu hỏi: “Tại
sao dân Việt Nam là dân tộc duy nhất không bị Hán hóa, đang lúc các dân tộc
khác trong khối Bách Việt đều bị Hán hóa”. Câu trả lời đơn giản là: “không hề có Hán hóa nòi giống của chúng
ta” như lời nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy khẳng định (27).
Câu chuyện dân gian trong tranh Đông Hồ (“Nòng nọc đứt đuôi”(28)) dụng ý nói rằng: dân tộc Trung Hoa hiện tại, đặc biệt ở miền Nam Hoa vốn là dòng dõi con cháu Lạc Việt sẽ có ngày tìm về với tổ tiên Việt một cách tự nguyện
vì dòng máu Việt vẫn còn chảy trong con người Trung Hoa ngày nay mà khoa học
công nghiệ hiện đại đã công nhận qua xét nghiệm ADN (29).
Bảo vật trong Lăng mộ Triệu Văn Đế là sự nối
tiếp phát triển từ Hùng Vương đến Âu Lạc và Nam Việt là đỉnh cao may mắn còn được
giữ lại dưới lòng đất suốt hơn 2000 năm để chúng ta và con cháu mai sau chiêm
ngưỡng, tìm hiểu, giải tỏa nhiều nghi vấn ẩn số lịch sử. Học giả Hoàng Xuân Hãn có
lần
nói: “Chúng ta phải tìm hiểu lịch sử cha
ông dưới đất và dưới nước”. Thật đúng khi mà chiến tranh, giặc ngoại xâm chủ yếu là người Hán trong 1000 năm
Bắc thuộc,
bão lụt, hỏa hoạn đã tàn phá và cướp đi quá nhiều di
tích lịch sử cha ông thì những gì khảo cổ học khai quật được thật là vô giá nên
người Trung Hoa muốn chiếm đoạt để nhận
bừa là của họ. Bổn phận chúng ta ngày nay là“Phục hồi kho tàng văn hóa của tổ tiên, lập nên tập đại thành của văn
hóa dân tộc Việt... tập trung trí lực viết lại cuốn sử chân thực của tộc Việt”
như nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy tha thiết kêu gọi (30).
CHÚ
THÍCH
(1) Prüch M. (chủ biên), 1999, tr. 25.
(2) Trương Thái Du, 2006, tr. 110.
(3) Văn hóa Nghệ An, số 247 (25.08.2017), tr. 32.
(4) Laurer, V. trongPrüch M. , 1999, tr. 122.
(5) Röllike, H. J. trongPrüch M. , 1999, tr. 33.
(6) Nickel, L. trong Prüch M. , 1999, tr. 54.
(7) Sách đã dẫn, tr. 64.
(8) Nt
(9) Sách đã dẫn, tr. 66.
(10) Nt
(11) Röllike, H. J. trongPrüch M. , 1999, tr. 33.
(12) Keller, A. C. trongPrüch M. , 1999, tr. 44.
(13) Rawson, J. trongPrüch M. , 1999, tr. 80.
(14) Dewall, M. trongPrüch M. , 1999, tr. 80.
(15) Höllman, T. O. trongPrüch M. , 1999, tr. 108.
(16) Lauer, U. trongPrüch M. , 1999, tr. 122.
(17) Lin Qihua, trong Prüch M. , 1999, tr. 25.
(18) Nickel, L. trong Prüch M. , 1999, tr. 25.
Xem Nguyễn Xuân Quang, Những nét văn hóa Bách Việt trong mộ Nam Việt Vương trong mộ Việt Vương, Quảng Châu, Trung Quốc, Nguồn: https://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/2011/07/29/nhung-net-van-hoa-bach-viet-trong-mo-nam-viet-vuong-quang-chau/
(19) Nguyễn Xuân Quang có ghi rõ: 36 đỉnh đồng, 9 thạp đồng, 9 bình đồng, nhạc khí gồm 14 thanh, một bộ chuông gồm 14 cái,…
(20) Lin Qihua, trong Prüch M. , 1999, tr. 25.
(21) Trịnh Quang Vũ, Mỹ thuật Đông Sơn trong lăng mộ Nam Việt Văn Đế (2000 năm trước), Nguồn: http://hodovietnam.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=3260&Itemid=32
(22) Lin Qihua, trong Prüch M. , 1999, tr. 25.
(23) nt, tr. 30.
(24) nt, tr, 32
(25) nt
(26) nt
(27) Hà Văn Thùy, 2008, Hành trình tìm lại cội nguồn - Nghiên cứu và đối thoại, Nxb. Văn học, tr. 191.
(28) Chuyện kể rằng: Bọn nòng nọc mới nở sống dưới nước tưởng cha mình là con cá trê nên theo cha. Khi nòng nọc đứt đuôi nhảy lên bờ thì theo mẹ là con cóc.
(29) Hà Văn Thùy, 2017, Nhìn lại việc đánh giá Triệu Đà và nước Nam Việt.
(30) Hà Văn Thùy, 2017, Nhà nước xích quỷ - Từ huyền thoại đến hiện thực, Nxb. Hội Nhà văn.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
- Bảo tàng lăng mộ Triệu Văn Đế, Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bảo_tàng_Lăng_mộ_Triệu_Văn_Đế
- Đào
Duy Anh, 2005, Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông
tin, tr. 93-94
- Hà
Văn Thùy, 2006, Tìm lại cội nguồn văn hóa
Việt, Nxb. Văn học.
-
2017, Nhà nước xích quỷ - Từ huyền
thoại đến hiện thực, Nxb. Hội Nhà văn.
-
2015, Thủy tổ người Việt thực sự ở đâu?, Nguồn: httpt://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thuy-to-nguoi-Viet-thuc-su-o-dau.html.
-
2008, Hành trình tìm lại cội nguồn - Nghiên cứu và đối thoại, Nxb. Văn học.
-
2017, Nhìn lại việc đánh giá Triệu Đà và nước Nam Việt.
-
2016, Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt, NXB Hội Nhà văn
- Nam
Việt (趙國), Nguồn:http://zh.wikipedia.org/Nam-Việt.
- Nguyễn
Duy Chính, Lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng
Châu, Nguồn: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/chu-de/12963-phát-hiện-mộ-triệu-đà-nam-việt/
- Nguyễn
Xuân Phước, Bách Việt trong lòng Đại Việt,
Nguồn: https://bienxua.wordpress.com/2018/03/28/bach-viet-trong-long-dai-viet/
- Nguyễn
Xuân Quang, Những nét văn hóa Bách Việt
trong mộ Nam Việt Vương trong mộ Việt Vương, Quảng Châu, Trung Quốc, Nguồn:
https://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/2011/07/29/nhung-net-van-hoa-bach-viet-trong-mo-nam-viet-vuong-quang-chau/
- Prüch
M. (chủ biên), 1999, Schätze für König
Zhao Mo - das Grab von Nam Yue (tiếng Việt: Bảo vật vua Triệu Mộ - lăng mộ vua Nam Việt), Nxb. Umschau/Braus
Verlag, Frankfurt, Đức ngữ. Sách gồm 6 bài nghiên cứu về đề tài này.
- Trần
Đại Sỹ, 1995, Từ triết học đến huyền thoại
về nguồn gốc tộc Việt, trong Văn nghệ Tiền Phong, tr. 13-14 & 74-75.
- Trịnh Quang Vũ, Mỹ thuật Đông Sơn trong lăng mộ Nam Việt Văn
Đế (2000 năm trước), Nguồn: http://hodovietnam.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=3260&Itemid=32
- Trương
Sỹ Hùng & Nguyễn Khắc Mai (đồng chủ biên), 2017, Nhà Triệu - mấy vấn đề lịch sử, Nxb. Hội Nhà văn.
- Trương
Thái Du, 2004, Cổ sử Việt Nam - Một cách
tiếp cận vấn đề, Nxb. Lao động.
Long Hải, ngày
Giỗ tổ Hùng Vương, 2018.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét