Đồng chí Nguyễn Văn GiangTỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tiền Hải |
- Kính thưa Giáo sư Nguyễn Khắc Mai,
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết.
- Kính thưa Giáo sư, Tiến sỹ Trương
Sỹ Hùng, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết.
- Kính thưa Tiến Sỹ Nguyễn Hồng
Chuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
- Kính thưa các đồng chí lãnh đạo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa - Thể
thao và Du lịch, Sở Thông tin - Truyền Thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo
Thái Bình.
- Kính thưa toàn thể quý vị đại biểu
và các đồng chí
Hôm nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Tiền Hải phối hợp với Trung tâm nghiên
cứu văn hóa Minh Triết thuộc Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ
chức hội thảo khoa học “Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với quê hương Tiền Hải”. Doanh
điền sứ Nguyễn Công Trứ là người có công thành lập huyện Tiền Hải. Hội thảo
khoa học là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực tri ân Doanh điền
sứ Nguyễn Công Trứ và chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828
- 2018).
Thay mặt Huyện ủy, HĐND, Uỷ ban nhân dân huyện tôi xin nhiệt liệt chào
mừng các vị đại biểu khách quý đã về dự hội thảo, kính chúc các quý vị đại biểu
và các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Kính thưa các vị đại biểu!
Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) người làng Uy Viễn, huyện
Nghị Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, xuất thân từ dòng dõi quan lại nhà Lê cũ, đỗ Giải
nguyên năm 41 tuổi, làm quan suốt triều Minh Mệnh và Thiệu Trị, về hưu năm 70
tuổi. Các sử gia thời Nguyễn ghi nhận
ông là con người trác lạc, có tài khí
chẳng những có tài thơ văn mà còn lập công lớn nơi chiến trận, lĩnh chức doanh điền, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, gây thành mối lợi vĩnh
viễn cho đất nước.
Ông thường được cử đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Ông
nhận ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự phản kháng của họ là bởi “không có ruộng
đất, không có nghiệp thường để làm ăn” - đã đẩy họ đến sự khốn cùng phải nổi
dậy giành lấy quyền sống của mình. Trong lời sớ đề nghị khẩn hoang, trên cơ sở
quan sát thực địa trên bãi Tiền Châu, ông đã nhìn thấy “mối lợi tự nhiên đến
vô cùng” khi tiến hành công cuộc khẩn hoang vùng đất vàng, đất bạc này. Đề
nghị của Nguyễn Công Trứ được Minh Mệnh chấp nhận. Tháng 3 năm 1828, Nguyễn
Công Trứ đi thuyền đến bãi biển Tiền Châu, trực tiếp tổng chỉ huy cuộc doanh
điền, thành lập huyện Tiền Hải. Để tạo tiền đề cho công cuộc khẩn hoang, Nguyễn
Công Trứ chủ trương khai thác tiền vốn của các nhà hào phú bằng cách huy động
họ ra làm nguyên mộ chiêu dân, lập ấp, đồng thời các ấp, xã lập đến đâu thì lập
các “kho nghĩa thương” tới đó.
Với chủ trương thu hút bộ phận nghĩa quân vào công
cuộc khẩn hoang, Nguyễn Công Trứ tạo ra lối thoát không những cho nông dân
nghèo và giải quyết những khó khăn trong “kế sách an dân” của giai cấp thống
trị đương thời. Những người từ chỗ là lực lượng đối kháng mạnh mẽ của triều
đình đã trở thành nhân tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế và ổn định xã
hội. Đó là biện pháp thông minh và táo bạo mà Nguyễn Công Trứ thực hiện thắng
lợi trên vùng đất Tiền Châu. Tháng 9 năm 1828, công cuộc khẩn hoang hoàn thành,
Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ dâng sớ đề nghị thành lập huyện Tiền Hải, gồm 7 tổng (Tân An, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Phong, Tân
Định, Tân Bồi, Tân Cơ) với 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 4 giáp; dân số 2.350
người, số ruộng đất là 18.970 mẫu.
Huyện Tiền Hải khi
thành lập thuộc trấn Nam
Định. Khi Tỉnh Thái Bình Thành lập năm 1890, Tiền Hải là một huyện của tỉnh
Thái Bình. Sau nhiều lần chia tách, sát
nhập đến nay huyện Tiền Hải có 34 xã và 1 thị trấn.
Từ
những ngày đầu mở đất đến nay người Tiền Hải xây dựng được truyền thống “dũng cảm, kiên cường, đoàn kết, sáng tạo”.
Tiền Hải đi vào lịch sử với thành công của công cuộc khẩn hoang, với phong trào
cách mạng 14/10, với những danh nhân đất nước như vị võ tướng Vũ Đức Cát thuộc triều đại Tây Sơn, nhà tư tưởng Bùi Viện đề
xướng duy tân đất nước dưới triều Nguyễn; nhà yêu nước, nhà thơ Ngô Quang Bích,
Phó bảng Trần Xuân Sắc… Những chiến sĩ cách mạng ưu tú như Vũ Trọng, Vũ Nhu,
Ngô Duy Phớn….
Kính
thưa các quý vị đại biểu và các đồng chí!
Phát huy truyền thống quê
hương, Tiền Hải hôm nay đang đổi mới, hội nhập và phát triển. Kinh tế của huyện
tăng trưởng khá, trở thành trọng điểm kinh tế của tỉnh Thái Bình. Tốc độ tăng
trưởng bình quân 5 năm 2012 - 2017 luôn đạt trên 12%. Năm 2017, đạt 13,02%. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: nông, lâm, thủy sản là 39%; công nghiệp, thủ
công nghiệp, xây dựng đạt 43%; thương mại, dịch vụ 18%. Thu nhập bình quân đầu
người đạt gần 40 triệu đồng/người/năm.
Tiếp tục khai thác tài nguyên
biển để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản; khai thác nguồn khí đốt để phát triển
công nghiệp với 1 khu công nghiệp với diện tích 466ha; 5 cụm công nghiệp Trà
Lý, Tây An, Cửa Lân, An Ninh và Nam Hà với diện tích trên 298ha; các điểm công
nghiệp và làng nghề ở các xã Tây An, Tây Sơn, Đông Cơ, Nam Hà; khu du lịch sinh thái Cồn Vành với quy hoạch
gần 2.000ha; có 16 xã nằm trong khu kinh tế Thái Bình với diện tích gần
15.000ha. Năm 2017, huyện có 27/34 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Công
tác văn hóa - xã hội có bước tiến bộ, An ninh chính trị được giữ vững; trật tự an
toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều
đổi mới. Sự thay đổi về diện mạo và đời sống về mọi mặt của nhân dân ngày càng
được nâng lên là những biểu hiện rõ nét cho sự phát triển không ngừng của Tiền
Hải.
Kính thưa các quý vị đại biểu và các đồng chí!
Hội thảo
khoa học "Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với quê hương Tiền Hải” được tổ chức
nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2018), sẽ giúp chúng
ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những công lao to lớn của Doanh
điền sứ Nguyễn Công Trứ với quê hương Tiền Hải; thấy rõ quá trình 190 năm Tiền
Hải xây dựng và trưởng thành. Qua đó, góp phần khơi dậy truyền thống yêu nước
của quê hương cách mạng 14-10 anh hùng, là nguồn cổ vũ quan trọng để Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân Tiền Hải phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020. Phấn
đấu đến hết năm 2018 có 34/34 xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Năm 2019 huyện Tiền Hải trở thành huyện nông thôn mới.
Kính thưa các quý vị đại biểu và các đồng chí!
Sau một thời
gian không dài với sự giúp đỡ của Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm
nghiên cứu văn hóa Minh Triết; Giáo sư - Tiến sỹ Trương Sỹ Hùng, Chủ tịch Hội
đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết và các nhà khoa học; sự
quan tâm chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch,
Sở Thông tin - Truyền thông; Huyện Tiền Hải có dịp tổ chức hội thảo khoa học
với chủ đề: “Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với quê hương Tiền Hải” nhân kỷ niệm
190 năm thành lập huyện.
Hội thảo đề cập
sâu sắc về lịch sử vùng đất, con người, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng -
an ninh… từ truyền thống đến hiện tại của Tiền Hải. Cùng với những nội dung về
sự kiện khai hoang lấn biển, quai đê xây dựng hệ thống Đại thủy nông toàn diện,
thành lập huyện tiền Hải tháng 9 năm 1828. Những thành tựu của huyện Tiền Hải
190 năm hình thành và phát triển, gắn với lịch sử hình thành đất đai và cư dân,
truyền thống, bản sắc văn hóa Tiền Hải, trong tổng thể văn hóa Thái Bình; những
tiềm năng, thế mạnh của vùng đất, con người Tiền Hải trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, nhằm giúp giúp Tiền Hải thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ,
giải pháp phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội, để Tiền Hải ngày càng trở nên giàu
mạnh.
Ban Thường vụ
Huyện ủy Tiền Hải trân trọng cảm ơn tình cảm sâu sắc, bài viết tâm huyết, công
phu, mang tính khoa học cao với nhiều sự tìm tòi phát hiện mới cùng những sự lý
giải khoa học quý báu, hữu ích của các nhà khoa học được trình bày tại hội thảo.
Với khuôn khổ thời gian cho phép, chúng tôi đề nghị các đại biểu hội thảo tập
trung trao đổi về một số vấn đề chính sau:
Một là: Từ những
nguồn tư liệu đã sưu tầm và phát hiện được, hướng tới việc nhận định, đánh giá,
lý giải được những nét đặc trưng, những đặc điểm nổi trội của huyện Tiền Hải về
các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và việc hình thành truyền thống tiêu biểu của con
người Huyện Tiền Hải qua cuộc khai khẩn của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ.
Hai là: Khẳng định vị
thế của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ cùng với sinh khí mà đất trời ban tặng,
tinh thần to lớn mà doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã để lại trên mảnh đất này,
đã trở thành những đặc điểm mang tính truyền thống của huyện Tiền Hải, có ý
nghĩa trong sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Ba là: Bằng những cứ
liệu khoa học để lý giải chỉ ra được một cách khách quan, chân thực, chính xác
về những thành tựu cùng những hạn chế và bài học kinh nghiệm đối với từng lĩnh
vực trong quá trình phát triển 190 năm qua của Huyện Tiền Hải.
Chúng tôi trân trọng đề nghị thông qua hội thảo này, các nhà khoa học sẽ đặt
ra những vấn đề cần đề xuất, tư vấn, kiến nghị với Trung ương, với tỉnh Thái
Bình về việc quan tâm chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ để tạo đà xây dựng quê hương Tiền
Hải, ngày càng phát triển.
Thay mặt Huyện
ủy, HĐND, UBND Huyện Tiền Hải và ban tổ chức hội thảo, tôi xin bày tỏ sự trân
trọng và cảm ơn Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh
Triết; Giáo sư - Tiến sỹ Trương Sỹ Hùng, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm
nghiên cứu văn hóa Minh Triết; Tiến sĩ Nguyến Hồng Chuyên và các nhà khoa học ở
các cơ quan nghiên cứu ở Trung ương đã cùng phối hợp tổ chức và đồng chủ trì
hội thảo. Cảm ơn các nhà khoa học đã nhiệt thành tham gia viết tham luận và
tham dự hội thảo. Cảm ơn các sở, ban, ngành của tỉnh đã quan tâm tạo điều kiện
cho hội thảo thành công. Cảm ơn các phòng, ban, cơ quan chuyên môn của huyện; các
cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương, của tỉnh, của huyện đã về dự, đưa tin
hội thảo.
Xin kính chúc
các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, vị khách quý, các nhà khoa học cùng toàn thể quý vị
sức khỏe và hạnh phúc. Chúc hội thảo
thành công tốt đẹp!
Xin
trân trọng cảm ơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét