Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

TÁI BẢN SÁCH NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VIỆT NAM CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN THẾ ANH



     Giáo sư Nguyễn Thế Anh - nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng trong giới khoa học lịch sử Việt Nam. Trước năm 1975 ông đã từng giữ chức viện trưởng viện đại học Huế (1966 – 1969), trưởng bộ môn sử học của trường đại học văn khoa Sài Gòn (1969 – 1975) đồng chủ biên tập san Sử địa (1966- 1974). Từ tháng 5 năm 1975, ông định cư ở nước ngoài; tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trung tâm, các viện: Centre National de la Recherche Scientifique Paris (Pháp), Institute of Southeast Asian Studies (Singapore) và đại học Harvard (Mỹ). Năm 1991 trường École Pratique des Hautes Études và Đại học Sorbonne, mời ông đảm nhiệm chức giáo sư chuyên ngành lịch sử văn hóa Đông Dương. 
  Năm 2005 Nguyễn Thế Anh nghỉ hưu tại Pháp và vẫn tham gia ban giảng huấn của Viện Việt học (Institute of Vietnamese studie Là thành viên ban biên tập của nhiều tạp chí nổi tiếng như: Bulletin de la Société des Études Indochinoises, Bulletin de l'École Française d'Extrême-Orient, Journal Asiatique, Journal of International and Area Studies…Nguyễn Thế Anh đã đủ tư cách là một nhà nghiên cứu khoa học chân chính. Xét góc độ là tác giả, nếu tính cả sách chủ biên, đồng tác giả, chuyên luận và các bài báo khoa học, giáo sư Nguyễn Thế Anh đã có hơn 120 tiêu đề thư mục, trong đó có:
 1.Bibliographie critique sur les relations entre le Viêt-Nam et l'Occident, Paris, 1967.
 2.Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Saigon, 1968 (2nd ed., 1970, 3rd ed. 2008). 
3.Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ. Saigon, 1970 (2nd ed. 1974, 3rd ed. 2008). • Phong trào kháng thuế miền Trung năm 1908. Saigon, 1973 (2nd ed. 2008). 
4. The withering days of the Nguyen Dynasty. Singapore, 1978.
5. Le Đại Việt et ses voisins. Paris, 1990. 
6. Monarchie et fait colonial au Viêt-Nam (1875-1925). Le crépuscule d'un ordre traditionnel. Paris, 1992.
7.  Notes sur la culture et la religion en Péninsule indochinoise. Paris, 1995. 
8. Guerre et paix en Asie du Sud-Est. Paris, 1998.
9. Trade and navigation in Southeast Asia (14th-19th centuries). Paris, 1999.
10. L'Asie Orientale et Méridionale aux XIXe et XXe siècles. Paris, 1999, in coll. with Harmut Rotermund & alii. 
11, Parcours d’un historien du Viêt Nam. Recueil des articles écrits par Nguyễn Thế Anh. Paris, 2008. .
12. Việt Nam. Un voyage dans son histoire. Paris, 2009
     Mấy năm gần đây, do thực tiễn nhu cầu đòi hỏi ; những công trình nghiên cứu sử học Việt Nam của Nguyễn Thế Anh được tái bản ở trong nước bằng tiếng Việt và có nhiều người thuộc nhiều đối tượng tìm đọc. Giới Việt Nam học khắp thế giới cũng tin vào những sưu tập tư liệu với cách xử lý có logic hợp lý của ông. Chẳng hạn như : Kinh tế & xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn (1970), nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm 2016. Và như chính tác giả đã viết trong Lời nói đầu : «Cho tới nay các sử phẩm về Việt Nam vẫn còn dành cho các sự kiện kinh tế và xã hội một địa vị quá khiêm nhường, chỉ chú trọng tới sự diễn tiến chính trị . Tình trạng chênh lệch này rất có hại cho sự hiểu biết tường tận về con người Việt Nam trong quá khứ, không phải chỉ là các ông vua, ông quan trong triều, mà còn chính là người thường dân trong đời sống hàng ngày của họ. Chúng ta phải nhìn nhận là cơ cấu kinh tế căn cứ trên các cách thức sản xuất, quy định một phần lớn những thực hiện của một quốc gia, một dân tộc : các thể chế chính trị và pháp luật, các hoạt động tinh thần, các tín ngưỡng tôn giáo. » Sưu tập chuyên đề Phong trào kháng thuế ở miền Trung qua các châu bản triều Nguyễn – nhà xuất bản Văn học tái bản năm 2008 - «được dịch giả, tác giả giới thiệu năm 1973 tại Sài Gòn, nhưng sách chưa kịp phát hành thì chính phủ Sài Gòn đã ra lệnh cấm phổ biến... Nguyên cuối năm 1972, thủ tướng Sài Gòn là Trần Văn Hương có ban hành một loại thuế mới gọi là thuế kiệm ước. Quyết định vừa ra đời thì các lực lượng yêu nước và giới sinh viên, học sinh Sài Gòn phát động phong trào chống thuế kiệm ước bằng cách biểu tình rầm rộ tại các thành phố lớn, nhất là các thành phố Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng…Các cuộc biểu tình kéo dài trong nhiều ngày, chính quyền Sài Gòn lo sợ, hoảng hốt bằng cách vừa giải tán các cuộc tuần hành phản đối, vừa ra quyết định cấm phát hành cuốn sách – do bộ văn hóa và giáo dục thanh niên xuất bản năm 1973.» Có lẽ còn vì trong bài Nguyễn Thế Anh đã trích văn Đặng Thai Mai trong Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỹ XX (Văn hóa, H, 1961) : «bọn người hiếu sự ở Nam Nghĩa ngầm mưu xúi giục làm loạn, trước thì dụ dân cắt tóc cải trang, kế thì đặt trường diễn thuyết, sau hết thì mê hoặc nhân dân bằng việc kêu xin giảm thuế, cùng nhau tụ tập, xướng làm dân quyền, dần dần đến công đường náo thị, mà tỉnh, phủ, huyện quan sở tại không ngăn chặn được. » Gần đây nhất, Việt Nam thời Pháp đô hộ (Lửa thiêng xuất bản, S, 1970) được tái bản ở nhà xuất bản Khoa học xã hội, H, 2017 góp thêm một tiếng nói khoa học vẫn cấp thiết đặt ra. Đây là một chuyên khảo lịch sử khá chi tiết, cận kẽ về « một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi, nhưng đã để lại rất nhiều tài liệu, mà mới chỉ có một phần được khai thác. Đối với giai đoạn này, còn bao nhiêu vấn đề chưa được giải thích, còn nhiều khía cạnh phải đào sâu. » Và Theo dòng lịch sử cũng vừa được nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2017...Xem vậy, cùng định hướng tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc như Trần Huy Liệu với Lịch sử 80 năm chống Pháp (1957- 1961), nhóm tác giả Trần Văn Giầu với Lịch sử cận đại Việt Nam (1960 - 1963), Phan Khoang với Việt Nam Pháp thuộc sử (1961)…tuy các tác giả đều hướng tới một đề tài mà tránh được sự sao chép lẫn nhau.


 




Thành tựu của mỗi công trình nghiên cứu, tìm hiểu đều viết về một giai đoạn lịch sử nhưng tái hiện sự thật, giúp cho các thế hệ sau có cơ sở tài liệu để tiếp tục sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa yêu nước, kiên quyết bảo vệ nền độc lập dân tộc vẫn thể hiện được mỗi người một vẻ. Tuy nhiên, khi đề cập đến thời tiền sử, tác giả Nguyễn Thế Anh cũng không tránh khỏi cái nhìn duy lý, chỉ căn cứ vào địa danh quốc gia và ranh giới địa lý hiện đại để khai thác tư liệu và nhận định lịch sử.
     Trong Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á (Lửa thiêng, 1972) tác giả viết : « Các nền văn minh của Đông Nam Á phần lớn là con đẻ của Ấn Độ. Chỉ có mình nước Việt Nam đã nhận được ngay từ thuở đầu nhiều nguyên tố của văn hóa Trung Hoa đến nỗi sẽ không bao giờ thoát ra khỏi khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. » Cho dù đây chỉ là một sự khái quát vì tác giả đã ghi rõ ở bìa sách là trừ Việt Nam. Song, nhận định thứ nhất thì khá rõ, nhưng nhận định thứ hai chưa thật chuẩn vì thời tiền sử, thậm chí cả chục thập kỷ đầu Sau CN. những địa danh quốc gia Việt Nam, Trung Quốc như hiện nay chưa được định hình. Địa bàn cư trú của cư dân Bách Việt còn trải dài lên hết bờ nam sông Dương Tử. Sau nhiều cuộc chinh phạt trong lịch sử, người Hán đã thôn tính và đồng hóa một bộ phận khá lớn họ thành người Hoa hạ và nhập luôn cả lãnh thổ vào Trung Quốc.



      Chún
g tôi chưa có dịp đọc Phương pháp sử học – những nguyên tắc cơ bản của tác giả nên không dám phê phán, ở đây chỉ là gợi lại một ấn tượng từ năm 1972, khi được đọc cuốn sách để trao đổi ý kiến. Trung tâm văn hóa Minh Triết xin chúc mừng giáo sư có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử có giá trị, được tái bản. Giới Việt Nam học và sử học Việt Nam vẫn đón đợi những đóng góp mới của ông.

                                                                                                                       TRƯƠNG ĐÔNG HÀO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét