Nhà văn Trần Đại Sỹ
Đây là tư liệu điền dã quý hiếm do ông Trần
Đại Sỹ được chứng kiến và ghi nhận. Các chi tiết như tác giả thuật lại cho thấy,
vào thời Đường (năm 627) ở vùng Nam Dương Tử truyền thuyết về Đế Minh, Kinh
Dương Vương vẫn truyền khẩu. Điều này chứng tỏ truyền thuyết đã gắn bó lâu đời
với người dân, đồng thời hoàn toàn bác bỏ ý tưởng của Liam C. Kelley cho rằng,
câu chuyện về họ Hồng Bàng chỉ là sự ngụy tạo của trí thức Việt thời trung đại.
Tiếc rằng trước đây các nhà Nho Việt Nam không tìm được sách này nên để mất một
chứng tích bằng văn tự quý giá về tổ tiên người Việt. (BTMT)
Tương truyền vua Minh lập
đàn tế cáo trời đất trên núi Quế Dương, phân chia lãnh thổ Lĩnh Bắc tức Trung Quốc,
Lĩnh Nam tức Đại Việt.Đàn tế đó gọi là thiên đài. Nhưng dãy núi Quế Dương có mấy
chục ngọn núi nhỏ không biết ngọn Thiên Đài là ngọn nào ?Trên bản đồ không
ghi.Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên Đài nằm gần
bên bờ Tương Giang.Điều này dễ hiểu, tỷ như ngày nay, du khách nhìn bản đồ sẽ
không thấy địa điểm Sài Gòn, nhưng trong dân chúng vẫn nhớ tên cũ.
Đi thăm Thiên Đài :
Thiên Đài là ngọn đồi nhỏ,
cao 179m, đỉnh tròn có đường thoai thoải đi lênTrên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay
để hoang.Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn nhưng không có người trụ trì.Chùa xây
bằng gạch nung, mái lợp ngói.Lâu ngày chùa không được tu bổ, nhiều chỗ ngói bị
lở, bị khuyết.Tường mất hết vữa, gạch bị mòn nhiều chỗ gần như lún sâu.Duy nền
với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra.Bên trong cột kèo bằng
gỗ đã nứt nẻ khá nhiều.Những câu đối, chữ còn, chữ mất.
Tại thư viện Hồ Nam tôi
tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết như phượng múa rồng
bay, gồm 60 trang. Đầu đề ghi: Thiên Đài
di sự lục.Trinh Quán tiến sĩ Chu Minh Văn soạn. Trinh Quán là niên hiệu của
vua Đường Thái Tông, từ năm Đinh Hợi (627) đến Đinh Mùi (647) nhưng không biết
Chu đỗ tiến sĩ năm nào ? Tuy sách do Chu Minh Văn soạn, nhưng dường như bản
nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang Hy.
Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh Văn soạn, phần chép tiếp theoChu
Minh Văn, của một sư ni tên Đàm Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba
chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang Hy (1662-1772).
Chu Minh Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loại văn cổ rất súc
tích, đầy những điển cố cùng thành ngữ lấy trong Tứ thư, Ngũ kinh cùng kinh Phật. Nhân viên quản thủ thư viện thấy
tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô
cùng. Nhưng nếu ông ấy biết rằng, tôi chỉ được học loại văn đó vào hồi sáu, bảy
tuổi thì ông sẽ hết phục. Tài liệu Chu Minh Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi
tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc Tục. Vua lập đàn tại núi
này để tế cáo trời đất. Vì vậy đài cũng mang tên Thiên Đài, núi cũng mang tên
Thiên Đài sơn, Minh Văn còn kể thêm: « Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên Đài
thờ vua Đế Minh, vua Kinh Đương. Đến thời ĐôngHán, một tướng của vua Bà tên Đào
HiểnHiệu được lệnh rút khỏi Trường Sa. Khi rút tới Quế Dương ông cùng nghìn
quân lên Thiên Đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa.Ông cùng quân sĩ nhất
định tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm được núi. Về đời Đường
để xóa vết tích Việt Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ LĩnhNam mới
cho xây chùa tại đây ».
Tôi biết vua Bà là vua
Trưng, còn tướng Đào HiểnHiệu là em con chú của Bắcbình vương Đào Kỳ. Ngài Đào
Kỳ lĩnh chức Đại Tưmã thời vua Trưng. Còn tướng Đào Hiển Hiệu tước phong quốc
công, giữ chức Hổnha đại tướng quân. Nữ tướng Hoàng Thiều Hoa chỉ huy trận rút
lui khỏi Trường Sa, hồ Động Đình, đã sai Hiển Hiệu đi cản hậu, đóng nút chặn ở
Thiên Đài, đợi quân Lĩnh Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển Hiệu cùng chư quân
lên núi thấy di tích thời quốc tổ, quốc mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến,
khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây. Ngoài cổng chùa có hai
đôi câu đối :
Thoát
thân Nam thành xưng sư tổ,
Thọ
pháp Tây thiên diễn Phật kinh.
Hai câu này ngụ ý ca tụng
thái tử Tất Đạt Đa đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát sau đó đắc pháp ở
Tây thiên, đi giảng kinh.
Tam bảo linh ứng, phong
điều vũ thuận,
Phật công hiển hách quốc
thái dân an.
Hai câu này là ngụ ý nói:
Tam bảo linh thiêng, khiến cho mưa thuận, gió hòa đó là công lao của nhà Phật
khiến quốc thái dân an.
Nơi có dấu vết Thiên Đài
còn đôi câu đối khắc vào đá :
Thiên Đài đại đại phân
Nam, Bắc.
Lĩnh địa niên niên dữ Việt
Thường.
Nghĩa là : Từ sau vụ vua
Minh tế cáo ở đây, đài thành Thiên Đài, biết bao đời phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ
Lĩnh năm này qua năm khác với giòng giống Việt Thường. Chỗ miếu thờ của Đào Hiển
Hiệu có đôi câu đối :
Nhất kiếm Nam Hồ kinh Vũ đế,
Thiên đao Bắc Lĩnh trấn
Lưu Long.
Nghĩa
là:
Một kiếm đánh trận ở phía
Nam hồ Động Đình làm kinh tâm vua Quang Vũ nhà Hán.Ý chỉ nữ tướng Phật Nguyệt
đánh bại Mã Viện ở phía Nam hồ Động Đình. Một nghìn tay đao do Hiển Hiệu thủ ở
Bắc núi Ngũ Lĩnh trấn Lưu Long.
Kết luận:
Như vậy việc vua Minh tế cáo trời đất là có thật.Vì
có Thiên Đài nên thời Lĩnh Nam mới có trận hồ Động Đình.Hai sự kiện đó chứng tỏ
lãnh địa thời vua Trưng cũng như Văn Lang xưa quả tới Ngũ Lĩnh, hồ Động Đình»
. Trần Đại Sĩ. Về
Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh. - http://www.vietnamvanhien.net/NuiNguLinh.pdf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét