Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

NGƯỜI VIỆT QUA CHỮ VIỆT 粤 – 越

VIÊN NHƯ

      Nói đến người Việt hay Việt tộc người ta thường cho rằng đó là một nhóm trong dân Bách Việt. Theo các nhà nghiên cứu thì cái tên Bách Việt lần đầu tiên được ghi lại trong sách Lã Thị Xuân Thu của Lã Bất Vi, từ đó người ta thường hiểu rằng Bách Việt là những tộc người sống phía nam Trung Hoa (Nam Dương Tử), riêng với Lạc Việt tức người Việt Nam ngày nay thì theo sách Thủy kinh chú được cho là trích từ Giao Châu ngoại vực ký «Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, thì đất đai có Lạc Điền, ruộng ấy là ruộng (cày cấy) theo con nước thủy triều. Dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc Dân. Có Lạc Vương, Lạc Hầu làm chủ các quận huyện ». Do nghĩ rằng cái tên Việt cùng với nơi sinh sống của họ (phương nam) do người Hán ghi lại nên mặc nhiên người ta nghĩ rằng người Hán có văn hóa, có chữ viết, ngược lại người Nam hay Việt chỉ là những dân tộc không có văn hóa, nếu có thì do người Hán xâm lăng rồi khai hóa cho, những gì được tuyên truyền, giảng dạy ở nước Việt từ trước cho đến nay đều mang khuynh hướng này. Ngay cả ngày nay khi ta có nhiều tư liệu khả dĩ đặt vấn đề về điều phi lí đó thì cũng chẳng mấy ai ở nước Việt tin rằng điều đó là sự thật, ví dụ trường hợp Sĩ Nhiếp, một người Hán, cai trị nước ta khoảng từ 187 – 226. Trong khi đó vào năm 247, Khương Tăng Hội, một tăng sĩ Phật giáo nước Việt đã đến kinh đô Kiến Nghiệp của Ngô Tôn Quyền để truyền đạo, dĩ nhiên ông sử dụng thông thạo chữ Nho (Hán) như Cao Tăng truyện cho biết, hay xa hơn là trống đồng Ngọc Lũ (khoảng 300 TCN), một biểu tượng văn hóa vừa vật thể vừa phi vật thể, trên mặt trống đã ghi chữ vuông.  Làm thế nào mà chỉ với thời gian ngắn, một con người xa lạ lại truyền dạy cho người bản xứ cả nền Hán học, để từ đó về sau tạo nên một kho chữ với âm Hán Việt. Cũng chính vì những tuyên truyền trái với lịch sử nên ngày nay trong tư duy phần đa những người nghiên cứu về tộc Việt chia Hán phía bắc, Việt phía nam; đồng thời xem như lấy Hán làm trung tâm cho việc nghiên cứu người Việt thông qua những ghi chép bằng chữ Nho, với nhận thức đó là những tộc người ở phía nam sông Dương Tử. Có thể nói phương Bắc đã hết sức thành công trong việc định hướng tư duy người đời sau rằng có một biên giới thật sự về địa lý cũng như văn hóa giữa Nam và Bắc, trong đó Bắc là trung tâm truyền bá sức mạnh quân sự lẫn văn hóa. Đây là một nhận thức làm chệnh hướng nghiên cứu về người Việt, không những về nguồn gốc mà cả văn hóa nữa, những nghiên cứu về tộc Việt trong và ngoài nước từ trước tới nay phản ảnh thực trạng này.


Như đã đề cập trên, người Việt là một tộc trong Bách Việt, hầu như người ta mặc định chữ Bách với nghĩa phiếm chỉ số nhiều, vì vậy dường như chẳng ai thắc mắc cách gọi này. Theo tôi Bách là con số đến từ dịch học, như vậy Bách Việt là dân tộc làm ra dịch học, truyện Con Rồng Cháu Tiên minh định cho điều này, tuy nhiên đây là một cách hiểu, cho dù có đúng thì cũng khó thuyết phục người đọc, bởi vì ngày nay những người nghiên cứu về dân tộc thường có khuynh hướng tìm vào cách gọi hay mô tả của sách vở phương bắc, trong đó nói rằng người Việt là người nam, chi tiết này lại được hiểu một cách cụ thể là từ nam Dương Tử, đối với người Việt nam ngày nay cách hiểu này càng rõ nét hơn, vì họ thường trích dẫn cái ranh giới mà truyền thuyết Hồng Bàng Thị đã mô tả, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông hải, Bắc giáp hồ Động  Đình, Nam giáp Hồ Tôn. Tuy nhiên người ta không để ý rằng chính trong truyền thuyết này, tiền nhân nước Việt đã nói họ đã lên sống trong bình nguyên Trong Nguồn và núi Thái từ lâu. Cụ thể truyện viết “姬悅從龍君,藏於龍岱岩- Âu Cơ phải lòng Long Quân, đem nhau về ở núi Long Đại Nham”, núi Đại tức núi Thái, thuộc tỉnh Sơn Đông, nam Hoàng hà hiện nay.

Theo tôi, cái tên Bách Việt hay Việt không phải do những triều đại phương bắc ghi chép lại về một tộc người ở phương nam, mà do chính người Việt ghi lại trong sách vở, về sau người phương bắc lấy làm của mình. Nói như thế có nghĩa là việc xác định người Việt là người phương nam là do chính họ xác định nguồn gốc của mình từ phương nam lên phương bắc sinh sống, chứ không phải là một dân tộc phương Nam, được phương Bắc ghi lại trên con đường khai hóa của họ. Tuy nhiên, như ta biết, từ lâu ở nước ta hầu như phần đa đều nghĩ rằng người Việt vốn trước đây không có chữ viết, văn hóa lạc hậu, là một vùng đất xa xôi như sách vở phương bắc viết, một vùng đất mà về sau họ đã đô hộ cả 1000 năm, với con số này nó hiển nhiên chứng minh rằng những thành quả văn hóa của nước Việt là do họ khai sáng, truyền bá. Thông tin này giờ đây trở thành cố hữu, mặc nhiên, đến nỗi khi có người Việt nào cho rằng trước đây người Việt đã từng có chữ viết, cụ thể chữ Khoa đẩu họ liền kết luận ngay đó chỉ là nói theo kiểu tự tôn dân tộc; đồng thời trích dẩn vội vàng, rời rạc và kết luận chữ ấy là loại chữ không có thật. 

Trong nghiên cứu này tôi tập trung vào từ âm và chữ Việt cùng thông tin chứa đựng trong tự dạng của nó nhằm cung cấp cho người đọc một quan niệm khác về người Việt (ở đây chỉ người Việt nam hiện nay) cũng như nơi mà họ đã từng sinh sống.

I. CHỮ VÀ ÂM [VIỆT]

1.    NGỮ ÂM [VIỆT].

Trước hết ta hãy tìm hiểu ngữ âm [việt], theo tôi, âm [ -việt] là phái âm của [- diệc], một loài chim mà người Lạc Việt lấy làm biểu tượng cho triết lý mà họ đúc kết nên sau hằng ngàn năm chiêm nghiệm tự thân và nhiên giới, đó là [-dịch]. Đồng thời âm [dịch] cũng là phái âm của [diệc -], có nghĩa là âm [việt] và [dịch] đều là phái âm của [diệc]. Như vậy ta có thể kết luận rằng [việt] và [dịch] có một sự liên quan mật thiết với nhau, hay nói khác hơn người Việt hay Lạc Việt là chủ nhân của Dịch học.

Chính vì vậy, ta thấy chữ Dịch còn được viết𧊤, như Tích dịch 蜥易 cũng còn viết là hay  𧊤, rõ ràng thông với 𧊤 hay cũng là vậy. Đến thời Khổng Tử, chính ông ta vẫn dùng chữ với nghĩa như chữ Dịch , cụ thể trong sách Luận ngữ, Khổng Tử viết: ‘加我数年,五十以学  ,可以无大过矣 . 孔子. 《論語·述而》. Gia ngã sổ niên, ngũ thập dĩ học diệc, khả dĩ vô đại quá hỷ. Phải chi ta có thêm năm mười năm học diệc nữa thì đâu sai lầm đến vậy.


  Điều này cho thấy chữ và âm [dịch] phái sinh từ âm [diệc] là có cơ sở, tuy nhiên, chữ Dịch được sáng tạo ra để gọi một triết lý, đó là Âm Dương, vì vậy kết cấu của nó cũng chuyên chở nội dung này. Cụ thể chữ Dịch kết cấu trên Nhật -Dương, dưới Vật - Âm, tức Càn Khôn – Bản thể hay Vũ trụ, còn chữ Diệcl một chữ tượng hình, vẽ từ con chim diệc mà ra, âm [diệc] để chỉ một loài chim, hình ảnh chữ Diệc giáp cốt văn cho thấy điều ấy, khi người ta muốn nói đến con người liên quan đến nó, họ đã chuyển phụ âm đầu [d] thành [v] từ đó ta có từ [việt].

Thực ra, theo tôi xưa kia dân ta vẫn gọi người Việt là người Diệc, hiện nay ở miền Nam vẫn phát âm như vậy. Đây không phải là âm địa phương, mà là âm cổ, tuy người Việt chỉ có mặt ở miền nam lục tỉnh khoảng 300 năm, nhưng không biết vì sao lại sử dụng một số từ rất cổ, như Cà, Diệc, Tía, Cốc, Ròng (nước lớn). Điều này cho thấy rằng các âm ấy vẫn tồn tại khi họ ở ngoài Hà Tỉnh, Nghệ An trở ra, tuy nhiên có thể vì một lý do nào đó mà họ không thể phát huy rộng rãi được, chỉ đến khi vào miền nam rồi, xa khỏi vòng kềm tỏa của các chế độ phong kiến, họ mới phát huy rộng rãi, nói phát huy rộng rãi là vì âm ấy được sử dụng một cách thông dụng trong xã hội chứ không phải cá biệt một vài nhóm, vài nơi. Điều này khẳng định âm [việt] là phái sinh của [diệc].

2.    CÁC CHỮ VIỆT.

Hai tiếng Việt Nam đã trở thành thiêng liêng đối với mọi người Việt, nhưng nghĩa của hai chữ Việt Nam theo chữ Nho thì không phải ai cũng hiểu nó một cách đầy đủ, lý do cho việc này là vì chữ Nho đã lùi vào quá khứ quá lâu đủ để đa số người Việt không mấy quan tâm, chỉ còn chăng là những người  nghiên cứu. Tuy nhiên từ lâu ở nước ta tồn tại một suy nghĩ rằng chữ Việt vốn có nghĩa không mấy tốt lành, nếu không nói là có ý khinh miệt người Việt thông qua cách hình thành con chữ. Người ta thường nghĩ rằng chữ Việt là một chữ hội ý, gồm hai chữ Tẩu là chạy và Tuất là con chó, có thể suy nghĩ này đến từ hai câu trong truyện Kiều của Nguyễn Du “Mở xem một bức tiên mai, rành rành “tích việt” có hai chữ đề”.

Tìm hiểu chữ Việt qua các tự điển xưa cũng như nay, không thấy sách nào nói chữ này được hình thành bởi hai chữ Tẩu và Tuất cả, mà thực tế nó được hình thành bởi hai chữ Tẩu là chạy và Việt là cái búa lớn, cái kích. Điều đáng nói là nếu những người bình thường, không biết chữ Nho hay trình độ giới hạn thì việc hiểu nhầm còn có thể thông cảm được, đàng này có những vị trí thức uyên bác, chổ dựa cho nhiều người trong vấn đề học thức, thế mà cũng tắc trách, chẳng tra cứu tường tận, để rồi cũng giải thích theo kiểu chữ Việt với hai chữ Tẩu và Tuất như đã nêu trên, như trường hợp Phạm Cao Dương- Nguyễn Hữu Lễ – Huy Việt Trần Văn Hợi mà tác giả Lê Văn Ẩn đã đề cập trong bài Việt trang anviettoancau.net. Điều này cho thấy cái tâm thế nhược tiểu, tự ti của những người tin tưởng vào sự tuyên truyền của phương bắc.

Tìm hiểu về chữ Việt, chỉ người Việt, từ trước đến nay thông thường ta có hai chữ: , tuy nhiên, theo tôi, trong lịch sử tiến trình hình thành chữ Vuông có nhiều chữ Việt, mỗi chữ thể hiện một ý nghĩa khác nhau thông qua sự biểu ý của con chữ, có nhiều chữ trước đây có thể là chữ Việt hay liên quan đến chữ Việt sau đó chuyển âm, xin trình bày tuần tự từng chữ theo thứ tự sau:

           1., .    2. ,  3. ,  4. ,  5. .

1.    VIỆT ,,,. Khảo, khuy, vu, vu, ư.

Các chữ này trong quá khứ có một sự gần gủi hay dùng thay thế với chữ Việt, .

Thuyết văn giải tự:

1.1. . 亏也. Việt. Khuy dã. Việt . (Chữ)Khuy vậy.

1.2. . 於也. 羽俱切.今變隸作于.

 Khuy. Ư dã. Vũ cu thiết. Kim biến lệ tác vu.

 Khuy. (Chữ)Ư vậy. Đọc là Vu (V – u). Nay chữ lệ là Vu .

1.3.  . . 鄭注經皆云。亏、於也。凡經多用于。凡傳多用於。而烏鳥不用此字.

Vu. Khảo, khuy,vu, ư. Trịnh chú kinh giai vân. Khuy, ư dã. Phàm kinh đa dụng vu. Phàm truyện đa dụng ư. Nhi ô điểu bất dụng thử tự.

Vu. Là (chữ)Khảo, khuy, vu, ư. Trịnh chú kinh đều viết.(Chữ) Khuy,(chữ) ư vậy.  Phàm kinh phần nhiều dùng chữ Vu. Phàm truyện phần nhiều dùng chữ ư.  Quạ, chim thì không dùng chữ này.

1.4. có nguồn gốc từ người Lạc Việt, cụ thể là chữ .

Thuyết văn giải tự:

丂、古文爲亏字.

Chữ  này là một chữ trung gian, vừa âm vừa dương, hay nói khác hơn là vừa nhái vừa cóc. Tùy theo trường hợp mà nó có nghĩa hoặc nhái hay cóc. Trong trường hợp này là chữ Khảo, vần /ao/ nên nó là con nhái hay có tính âm, vì nó được phái sinh từ chữ Việt – Vô cực.

Với các trích dẩn trên, ta thấy chữ Khuynhư chữ Vu, chữ Vu như chữ Khảo, chữ Việtnhư chữ Khuy vậy, từ đó ta có thể suy ra chữ Khảo vốn là chữ Việt vậy, vì chữ Việt chỉ Vô cực – Âm, màu tượng trưng là Trắng nên Thuyết văn giải tự nói con quạ thì không dùng chữ này, vì quạ màu đen. Lại không dùng với chữ Điểu, vì Điểu là chim, là vật tổ của người Lạc Việt, thuộc Thái cực – Dương, nên kết cấu của chữ Điểu toàn Dương, rõ ràng đây là chữ của người Việt.  Người đọc chắc thắc mắc rằng cớ gì mà truy nguyên con chữ xa đến vậy, xin thưa sở dĩ là làm như thế là vì con chữ này được dùng để đánh dấu người Việt vào con chữ, do thời gian quá lâu, cùng với sự bồi đắp của sự tuyên truyền và sự vô tâm, ta không biết đó là chữ Việt, nên ta không nhận ra chữ Hán ấy vốn là chữ Vuông của người Việt, ví dụ: Chữ Hà, Khoa (đẩu), (Phục) Hy, Phụ – Cóc 𠻰  v.v..

Có thể người đọc cho rằng các chữ,, , , chỉ liên quan đến chữ Việt này mà thôi, do đó có thể nó không liên quan đến chữ Việt . Tuy nhiên trong phần giải thích chữ của Thuyết văn giải tự cho thấy các chữ ấy có liên quan đến chữ. Cụ thể như sau:

 (从丂八。象气越亏也。越亏皆揚也。八象气分而揚也。胡雞切。十六部。凡兮之屬皆从兮。

(Hề) Tùng khảo bát. Tượng khí việt khuy dã. Việt, khuy giai dương dã. Hồ kê thiết.

Hề. Theo (bộ) khảo bát. Tượng khí việt khuy vậy. Việt, khuy có nghĩa bốc lên vậy. Đọc là hề.

Với giải thích này ta có thể khẳng định các chữ于丂 xưa kia đều là chữ Việt vậy. Ở nước ta, chữ Khuy với âm Việt được Nguyễn Văn Siêu dùng trong bài minh trên cái nghiên ở hồ Hoàn Kiếm “ , – Chước Đại Khuy nghiễn, Trước Hán xuân thu – Dùng nghiễn Đại Việt, viết sử nhà Hán”.

2.    Chữ Việt Cái búa lớn – Cái kích.

Chữ Việt gồm bộ Ất 𠄌 + chữ Qua. Chữ Ấtcó liên quan đến sinh thực nam, hay ít nhất là nó thuộc Dương. Ta biết điều ấy khi xét chữ Càn (thuộc bộ Ất). Vì Càn thuộc phương nam (theo Hà đồ) – Dương – Nóng, mặt trời, vì vậy chữ Nhậtcó dị thể là 𡆠. Người Việt là người Nam, vì vậy chữ Nhật còn có dị thể là 𡆸, bên trong là chữ Cái, 𡆸  cũng chính là chữ Quốc, chữ Nhật còn có dị thể là 𡈎 trong chữ này là chữ Ô – chim quạ, vì người Việt lấy chim làm biểu tượng. Với những trích dẫn cho thấy chính người Việt đã làm ra các con chữ này chứ không phải đây chỉ là sự trùng hợp tình cờ, nói như vậy có nghĩa là chữ Nho hay Hán ấy vốn là chữ Vuông hay Khoa đẩu của người Việt. Ngoài ra ta biết trong dịch học có sơ đồ Lạc thư洛書. Chữ Thư còn có dị thể là, chữ này thuộc bộ Ất. Như vậy chữ Ất, trước hết nó có lý tính Dương, sau nữa là liên quan đến người Nam hay Lạc Việt, chính vì vậy mà chữ Hương trong Quê Hươngthuộc bộ Ất.

3.    Chữ Việt :

Từ điển Thiều Chữu.

Bèn. Tiếng mở đầu (phát ngữ), như việt hữu 粤有 bèn có.

Nước Việt, đất Việt, cùng nghĩa như chữ việt . Tỉnh Quảng Ðông 廣東, Quảng Tây 廣西 nguyên trước là đất của Bách Việt , nên Tàu họ gọi hai tỉnh ấy là tỉnh Việt.

Thuyết văn giải tự:

.也。審愼之詞者。从从宷。王伐切.

Việt. Khuy (vu) dã. Thẩm Thận chi từ giả. Tùng khuy (vu) tùng thái. Vương phiệt thiết.

Việt. Khuy (vu) vậy. Từ trang nghiêm cẩn trọng vậy. Theo khuy (vu), theo thái. Đọc là Việt.(Trong trường hợp này chữ có âm vu).

4.    Chữ Việt :

Thuyết văn giải tự:

度也。从走戉聲。王伐切. 古文越.

Độ. Tùng tẩu, việt thanh. Vương phiệt thiết. Cổ văn việt.

Vượt qua. Bộ  tẩu âm việt . Đọc là Việt. Văn xưa .

Từ điển Thiều Chữu:

vượt quá 2. nước Việt 3. họ Việt.

Chữ Việt :

Theo Thuyết văn giải tự, chữ này là chữ . Tuy nhiên, theo tôi, sở dĩ người xưa sáng tác ra chữ này là có nguyên do của nó, sẽ trình ở phần tiếp sau.

Tóm lại ta có các 3 chữ Việt chỉ người Việt và các chữ  liên quan đến âm và khái niệm Việt như sau:

Chữ() và là hai chữ tượng hình, ra đời trước. Chỉ người Việt.

Đối với hai chữ () và , đây là giai đoạn đầu khi người Việt muốn ghi lại hình ảnh các dụng cụ sản xuất của họ, có thể ban đầu nó có tên khác, tuy nhiên lúc bấy giờ mà phát minh ra những dụng cụ ấy là một bước phát triển lớn, chính vì vậy, nó có tên gọi cho dân tộc phát minh ra nó, đó là dân Việt.

Chữ là hai chữ hình thanh – hội ý, có thể ra đời trước chữ Việt hội ý . Theo tôi ba chữ này ra đời khi mà Dịch học đã phát triển rồi và chính tư tưởng Âm Dương đã đóng vai trò chính trong việc kiến tạo nên chữ hội ý có tính bác học này, vì vậy mới có loại chữ Khoa đẩu – Nòng Nọc hay Âm Dương. Cả ba chữ này vừa chỉ người và nước Việt.

II. Dịch lý trong ba chữ Việt  –  –.

Ba chữ Việt này được thành lập trên cơ sở Dịch học, cụ thể là :

Chữ Việt tượng trưng cho Đạo hay bất Dịch.

1.    Chữ Việt tượng trưng cho Vô cực, phần Âm của bản thể .

2.    Chữ Việt tượng trưng cho Thái cực, phần động của bản thể.

3.    Chữ Việt Dị thể.

Là dân tộc phát hiện và đúc kết các quy luật âm dương của con người và vũ trụ, từ đó hình thành triết lý Dịch, người Việt muốn thể hiện nó ngay trong con chữ mang tên dân tộc mình. Như trên đã trình bày, người xưa đã làm ra ba chữ Việt phản ảnh Bản thể hay Đạo, Vô cực và Thái cực.

Trước hết ta hãy tìm hiểu chữ Việt , tượng trưng cho Đạo. Người xưa nói “Nhất âm nhất dương chi vị ĐẠO”. Chiết tự ra ta có hai chữ Tẩu = Chạy và Thiệt  Lưỡi. Phân tích chữ Tẩuta có: Trên chữ Thổ- Đất – Âm, dưới chữ Chỉ  dừng lại (thật chất là quái Cấn, – Cấn là chỉ vậy) – Dương. Âm Dương – Thái cực, còn chữ Thiệt thì trên Can Cành – Dương, dưới Khẩu Miệng –Âm, cả hai thành Càn Khôn –Vô cực. Vì chữ Thiệtđã có chữ Khẩunên người xưa đổi bộ Túcthành bộ Tẩuđể tránh trùng lặp. Ý nghĩa chữ Việt này được đề cập ngay từ đầu trong truyền thuyết khởi thỉ dân Việt, đó là “Viêm đế – Dương, Thần Nông – Âm”. Tuy nhiên, ngày nay người ta xho rằng chữ này là một chữ dị thể của chữ

2.    Chữ Việt  – Âm.

.亏也。釋詁曰。粤于爰曰也。爰粤于也。爰粤于那都繇於也。粤與于雙聲。而又从亏。詩書多假越爲粤。箋云。越、於也。又假曰爲粤。宷愼之词也。粤亏皆訓於。而粤尤爲宷度愼重之词。故从宷。从宷亏。宷愼而言之也。王伐切。周書曰。粤三日丁亥。今召誥越三日丁巳。亥當作巳

Việt. Khuy dã. Thích cổ viết. Việt vu viên viết dã. Viên việt vu na đô do ư dã. Việt dữ vu song thanh. Nhi hựu tùng khuy. Thi thư đa giả việt vi việt. Tiển vân. Việt. Ư dã. Hựu giả viết vi việt. Thái thận chi từ dã. Việt khuy giai huấn ư. Nhi việt vưu vi thái độ thận trọng chi từ. Cố tùng thái. Tùng thái khuy. Thái thận nhi ngôn chi dã. Vương phiệt thiết. Châu thư viết. Việt Càn, Nhật, Đinh, Hợi. Kim triệu cáo Việt Càn, Nhật, Đinh, Tỵ. Hợi đương tác Tỵ

Tạm dịch :

. Khuy vậy. Thích cổ nói. Việt, u, viên, viết vậy. Viên, việt, vu đều từ ư vậy. Việt và vu song thanh, và cùng bộ khuy. Thơ văn phần nhiều dùng Việt là Việt . giải thích rằng. Việtlà ư vậy. Lại dùng Viết là Việt. Là từ nghiêm túc thận trọng vậy. Việt khuy đều giải thích là ư nhưng Việt là từ có tính nghiêm túc thận trọng hơn. Vì vậy theo thái hay thái, khuy. Lời nói cẩn trọng vậy. Đọc là Việt. Chu thư nói : Việt Tam, Nhật, Đinh, Hợi. Nay lại nói Việt. Tam, Nhật, Đinh, Tỵ.  Hợi tương tác với Tỵ.

 Giải thích trên cho ta biết chữ Việtvốn cũng là chữ Khuy. Ngoài ra các chữ 粤于爰曰 đều dùng với nghĩa là bèn; đồng thời trong thơ văn người ta dùng thay nhau giữa hai chữ Việt , tuy có thể dùng Viết như Việt nhưng dùng Việt có ý thận trọng hơn. Đặc biệt cuối giải thích, sách viết: Sách nhà Chu nói rằng Việtthuộc Tam, Nhật, Đinh, Hợi, và Việtthuộc Tam, Nhật, Đinh, Tỵ. Đây là một thông tin vô cùng quan trọng, tôi sẽ bàn sau.

Về kết cấu, chữlà một chữ hình thanh, ngoại trừ chữ Việt để lấy âm ra ta có: Trên là Phiệt丿, đánh dấu phía trên, phía Nam – Nóng – Nọc – Dương. Vi là vây quanh – Nòng – Âm. Trên Dương, dưới Âm tức Càn Khôn hay Vô cực, Mẹ của muôn loài, từ đó sinh ra Mễ - Lúa gạo, Mễ là từ phái sinh của Mẹ. Như thế ta thấy con chữ này chứa đựng những tiêu chí trong cuộc sống của người Việt, về kinh tế họ trồng lúa, về quân sự họ sáng tạo ra những dụng cụ vừa có công năng sản xuất vừa là vũ khí tự vệ, về văn hóa họ đã đúc kết nên triết lý Dịch, một triết lý sâu xa vẫn còn phát triển cho đến ngày nay. Chữ Việt này phản ảnh câu chuyện Mộc tinh và các chữ liên quan Hòa Lúa, MễGạo. Theo tôi chữ này kết cấu theo phương thức Khoa đẩu – Âm Dương, ở đây chữ này thuộc Âm, đối lại với chữ thuộc Dương.

3.    Chữ Việt .

(度也。與辵部𨒋字音義同。周頌。對越在夭。箋云。越、於也。此假借越爲粤也。尙書有越無粤。大誥、文矦之命越字魏三體石經作粤。說文引粤三日丁亥。今召誥作越三日丁巳。从走。戉聲。王伐切。十五部。

(Việt) Độ dã. Dữ Sước bộ 𨒋 tự âm nghĩa đồng. Châu Tụng. Đối Việt tại yêu.  Tiên vân. Việt, ư dã. Thử giả tá Việt vi Việt dã. Thượng thư hữu Việt vô Việt. Đại cáo, văn tật chi mệnh Việt ngụy tam thể thạch kinh tác Việt. Thuyết văn dẫn Việt Tam, Nhật, Đinh, Hợi. Kim triệu cáo tác Việt. Tam, Nhật, Đinh, Tỵ. Tùng tẩu. Việt thanh. Vương phiệt thiết.

Vượt qua vậy, cùng chữ 𨒋 bộ sước đồng âm nghĩa. Chu Tụng đối Việt tại yêu. Giải thích rằng Việt, ư vậy vậy. Ở đây dùng Việt thay Việt vậy. Thượng thư cho rằng hể dùng Việt thì không dùng Việt. Tam thể thạch kinh đời Ngụy dùng chữ Việt rõ ràng là sai vậy. Thuyết văn (giải tự) cho Việt: Tam,  nhật, Đinh, Hợi. Nay lại nói Việt: Tam, Nhật, Đinh, Tỵ. Bộ tẩu, âm việt. Đọc là Việt. Thuộc bộ 15.

Trong giải thích này cho biết giữa hai chữ Việt - tuy trùng âm nghĩa nhưng ngày xưa người ta dùng mỗi chữ có nét nghĩa riêng, vì vậy mà nói “有越無粤”. Cũng như tại phần giải thích chữ, ở phần giải thích chữ Việtnày sách lại xác định câu “Thuyết văn (giải tự) cho Việt: Tam,  nhật, Đinh, Hợi. Nay lại nói Việt: Tam, Nhật, Đinh, Tỵ. Bộ tẩu, âm việt. Đọc là Việt. Thuộc bộ 15”.

một chữ hình thanh, ngoại trừ chữ Việt cái búa, để lấy âm ra ta có: Chữ Tẩu : Trên chữ Thổ - Đất –Âm, dưới là chữ Chỉ dừng lại – Dương. Trên Âm, dưới Dương là Thái cực, nơi mọi sự biến thiên xảy ra hay thế giới của hiện tượng. Như thế ta thấy, sau khi sáng tạo ra chữ tượng trưng cho Vô cực, thuộc Âm rồi, người Việt xưa thấy rằng vẫn thiếu sót, nếu không có một con chữ tượng trưng cho dân Việt, với dấu ấn văn hóa Dịch học thuộc Dương hay Thái cực thì chưa hoàn hảo, chính vì vậy mà chữ Việt này ra đời. Đồng thời từ đó, người Lạc Việt chỉ sử dụng chữ Việt này, vì nó là tượng trưng cho sự hoạt động phát triển hay nói khác hơn là thế giới của động, vì vậy nó còn có âm là Hoạt, cũng chính từ những lý do đó, ta có thể khẳng định rằng người Việt Nam chính là nhánh chính của Bách Việt, và cũng chính vì vậy mà khó có thể có được một trống đồng, với những hoa văn, hình ảnh, mang thông điệp Dịch học như Ngọc lũ ở một nơi nào khác ngoài Việt Nam.

Chữ Việt với chữ tẩu là chạy, là vận hành, là động, chủ yếu biểu tượng cho tính dương, ta có thể chứng minh cho điều này khi nghiên cứu thêm về chữ Việt  này. Đây là một dị thể của chữ Việt , chữ này gồm bộ Túc Cái chân và chữ Việt.  Chữ Khẩu ở trên, chữ Chỉ ở dưới, tương đương với chữ Thổ- Âm, chữ Chỉ bên dưới của chữ Tẩu . Chân thì có lúc đi, lúc chạy, lúc đứng, vì vậy về sau người ta dùng bộ Tẩuthay bộ Túc, tất nhiên việc thay đổi này có lý do của nó như tôi đã trình bày trong phần chữ Việt là Đạo.


     Trở lại vấn đề Dịch lý trong con chữ, như đã trình bày trên, người Việt đã thể hiện nó đầy đủ tính dịch lý trong con chữ mang tên dân tộc mình, tuy nhiên chỉ có hai chữ được sử dụng một cách phổ biến đó là chữ Việt (Vô cực – Âm) và chữ Việt (Thái cực Dương). Lý do cho việc sử dụng này là vì chúng đối lập với nhau, còn chữ Việt (Đạo) không phổ biến là vì khái niệm ấy ít được dùng trên thực tế. Đồng thời người Lạc Việt chỉ sử dụng chữ ViệtThái cực, điều ấy cho thấy rằng chính họ là dân tộc xây dựng nên Dịch học và cũng là dân tộc đã sáng tạo ra các con chữ nói trên. Bởi vì chỉ có người làm ra nó – Chữ Việt , này mới hiểu được ý nghĩa của nó đó là Thái cực, là thế giới của hiện tượng hay nói khác hơn đó là cuộc đời, với ý nghĩa đó, người Lạc Việt sử dụng chữ Việt này.



Như đã nói trên, hai chữ là chữ hình thanh với hai chữ Việt làm âm, ta có thể nói rằng các chữ Việt do người Việt làm ra, nói như thế có nghĩa là chữ Vuông ấy là của dân tộc Lạc Việt, tuy nhiên nói như thế sẽ có người cho rằng chủ quan quá, bởi vì biết đâu nó do người phương Bắc làm ra theo phương thức hình thanh mà thôi. Điều này nghe cũng có lý nhưng ta thấy người Việt xưa còn gởi cả chữ Việttrong chữ Phụ- Cóc, làm như thế để chứng minh rằng Dịch học và chữ Vuông là của người Việt. Chữ Phụ   – Cóc xưa như thế này  , trên ba chữ Khẩu= Ba Nòng = Khôn = Âm, dưới ba chữ nhất, tức chữ Tam = Ba Nọc = Càn, trên Âm dưới Dương = Thái cực, giữa là chữ Việt . Ngay cả chữ Lạctrong Lạc Việt cũng viết với quái Càn hay chữ Tam http://hanziyuan.net/#%E6%B4%9B   L27456. Hiện tượng dùng con chữ để chỉ dân tộc làm ra nó không phải cá biệt, như chữ Việtnày cũng được ghi lại trong chữ Khoa (Khoa đẩu) Hy (Phục Hy) Càn 𠄊 = .

III. NGƯỜI VIỆT VÀ TÁC QUYỀN DỊCH HỌC THÔNG QUA CHỮ  VÀ .

Trong giải thích trên về hai chữ Việt có câu “Thuyết văn (giải tự) cho Việt: Tam,  nhật, Đinh, Hợi. Nay lại nói Việt: Tam, Nhật, Đinh, Tỵ. Bộ tẩu, âm việt. Đọc là Việt. Thuộc bộ 15”.  Đây là một thông tin vô cùng quý giá và quan trọng, với câu giải thích này ta có thể khẳng định rằng chính người Lạc Việt đã sáng tạo nên Dịch học và chữ Vuông (Chữ Nho – Hán). Trước hết ta hãy xác định đúng cách đọc câu này. Thuyết văn viết “說文引粤三日丁亥。今召誥作越三日丁巳– Thuyết văn (giải tự) cho Việt: Tam,  nhật, Đinh, Hợi. Nay lại nói Việt: Tam, Nhật, Đinh, Tỵ. Bộ tẩu, âm việt. Đọc là Việt. Thuộc bộ 15”.  Trong câu này nhất định Đoàn Ngọc Tài không biết rằng chữ Tam trong câu này không phải là chữ Tam mà là quái Càn, có nghĩa là câu粤三日丁亥. 越三日丁巳 đọc là Càn, Nhật, Đinh, Hợi, Càn, Nhật, Đinh, Tỵ.”.  Nếu biết nhất định họ đã bỏ đi rồi. Bằng chứng là Đoàn Ngọc Tài nói “Thuyết văn dẫn – 說文引”Câu này cho ta biết trong nguyên bản Thuyết Văn giải tự của Hứa Thận có nhiều thông tin nữa, đây chỉ là bản san định của Đoàn mà thôi.

Vì sao tôi đọc chữ Tam ở đây là quái Càn, xin thưa là vì người Việt là người Nam, trong dịch học hướng nam cung Càn , can Đinh, chi Tỵ đều thuộc hỏa, tượng trưng cho phương nam là mặt trời, Nhật, trong dịch học là Thái cực hay Lạc thư, vì vậy nó thuộc bộ 15. Nếu ta đọc 三日丁亥 tam nhật đinh hợi, nó chẳng có nghĩa gì cả; đồng thời ta không biết vì sao sách lại nói “亥當作巳 – Hợi tương tác Tỵ”. Trong câu trên có hai chữ khác nhau, đó là chữ Hợi và chữ Tỵ. Đây chính là lí do tôi cho rằng chữ Việt này thuộc Âm, vì nó là đầu Hợi (thuộc Thủy – Âm) của Dần Thân Tỵ Hợi. Còn chữ Việt là Dương, vì nó đi với Tỵ, vì vậy mà nói亥當作巳. Nhưng cả hai đều thuộc người Nam hay Việt, vì cả hai đều thuộc Càn, Nhật, Đinh tức phương nam. Ta thấy người xưa dùng chữ Tam thay quái Càn trong chữ Phụ – Cóc đã minh họa và giải thích trên, vì vậy mà Tam hay Tham 𠬅 cũng có nghĩa là trời vậy “Tham thiên lưỡng địa”. Qua đây ta biết ngày ấy Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn học trò chủ yếu là người Việt, việc này còn ghi lại trong sách《前漢· 法志》秦造參夷之誅 Tần đã gây ra việc giết chết Tham Di”, chữ là chỉ người Nam hay người Việt. Cũng với câu trên, chữ đi với đi với cho ta biết rằng người Việt ở Lưỡng Quảng có cùng nguồn gốc với người Lạc Việt, tuy nhiên họ là những người không vượt qua dãy Ngũ Lĩnh để lên đến Hoàng Hà mà ở lại vùng hồ Động Đình nên thuộc Âm -, còn người Việtvượt qua dãy Ngũ Lĩnh, chiếm lĩnh Trong Nguồn và núi Thái hoàn thành chữ viết và dịch học, họ là những người Lạc Việt.- Dương – . Đồng thời cũng với câu 越三日丁巳 cho ta biết rằng chính người Việt đã làm nên dịch học, nói như thế có nghĩa là Phục Hy là người Việt vậy. Như ta biết Phục Hy tác dịch trên sông Hoàng Hà, như vậy người Việt đã sống ở đây hàng ngàn năm, từ đó hoàn thiện chữ viết và dịch học, cũng chính vì vậy mà họ đã định vị nguồn gốc dân tộc họ trên sơ đồ vũ trụ của dịch học như câu越三日丁巳, 粤三日丁亥 minh định. Chẳng phải bỗng dưng người Việt có truyền thuyết Hiến rùa, Chim hạc từ thời nhà Chu.

Nói như thế chắc có người lại cho rằng thông tin đó do người Hán ghi lại, thế thôi. Xin thưa từ ngàn xưa người Hán gọi người Việt là Nam man, nói cụ thể là Mọi, đã là Man sao họ lại ra sức sáng tạo ra các con chữ chỉ người Việt, lại định vị trong sơ đồ dịch học, trong khi đó dân tộc của họ – Hán sao nghĩa con chữ nghèo nàn đến vậy (Xem giải thích chữ trong Thuyết văn giải tự thì rõ, không có bất cứ liên hệ nào về dịch học), sao họ không định vị dân tộc họ trên sơ đồ dịch học, cái văn hóa kì vĩ mà họ tự nhận do tổ tiên họ làm ra. Có thể nói không có một trang sách chữ Nho nào không mang dấu ấn của người Việt thông qua các chữ于丂 . Ngay cả ngày nay, quốc tế gọi tiếng Trung là Chinese, ta thường dịch là Hán ngữ, nhưng bản thân chữ Chinese vốn có gốc từ chữ Tần, bính âm là Jin. Vậy chữ Trung ngày nay là chữ Tần hay Hán.

IV. KẾT.

Với tất cả những gì trình bày trên về chữ và âm Việt, ta có thể khẳng định rằng chính người Việt là chủ nhân của chữ Vuông, Nho hay ngày nay gọi là Hán, người Việt cũng dân tộc đã làm nên dịch học, với kết luận như vậy dĩ nhiên người Việt đã là dân tộc chiếm lĩnh Hoàng Hà từ mấy ngàn năm trước chứ không phải là một dân tộc chỉ cư ngụ ở bờ nam sông Dương Tử như hầu hết sách vở ngày nay xác nhận. Chính với cách định vị như vậy dẫn tới suy nghĩ rằng người Việt vốn không có chữ viết, thậm chí không có văn hóa, tất cả là do người phương bắc khai hóa cho mà thôi; đồng thời cũng với suy nghĩ như vậy làm cho việc nghiên cứu về người Việt cổ hết sức giới hạn, dẫn đến có nhiều bế tắc trong nhiều lãnh vực, ví dụ không thể lí giải được tại sao tại Hoàng Hà có nhiều tên sông tên núi theo trật tự chính phụ? Tại sao người Việt lại đúc trống đồng với các hoa văn, hình ảnh thể hiện dịch lí một cách tinh tế, kể cả sự hiện diện chữ Vuông trên mặt trống đồng, cái mà phương bắc không hề có? hay Tại sao lại có tiền cổ Đông Chu, Tây Chu và cả đồ đồng thời Thương Chu tại miền bắc Việt Nam?./.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét