LÊ HỒNG HIỆP
Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore.
Kenya được cho
là đã “gán” cảng Mombasa cho Trung Quốc,
do không đủ khả năng trả nợ. (Ảnh: Citizentv)
Giữa tháng 11 năm 2018, Học viện Ngoại giao Việt Nam và đại sứ quán
Trung Quốc tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức hội thảo Sáng kiến Vành đai và Con đường lần 2, với chủ đề Sáng kiến Vành đai và Con đường và Hợp tác
Việt-Trung.Tân Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Hùng Ba có tham dự. Hội
thảo diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc và
chặng đường 5 năm của sáng kiến Vành đai và Con đường. Đại sứ Hùng Ba khẳng
định, với sáng kiến BRI của chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc chủ trương ủng hộ
toàn cầu hóa kinh tế, thúc đẩy tự do hóa thương mại, đến nay đã có 100 quốc gia
(trong đó có Việt Nam) tham gia. Việt Nam và Trung Quốc có ưu thế trong đẩy
mạnh sáng kiến này. Phía Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực mà
Việt Nam có nhu cầu.
Ông Lan Lập Tuấn, cựu Đại sứ Trung Quốc
tại Indonesia, Canada và Thụy Điển, khẳng định, BRI đã được hiện thức hóa thêm
một bước nữa khi được đưa vào văn bản của Liên Hợp Quốc (tổ chức UNDP và Trung
Quốc đã ký bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy BRI) và giới thiệu về đặc điểm nổi
bật của BRI là kết nối chính sách và quy hoạch, kết nối hạ tầng (đường bộ,
đường biển, đường sắt, cảng biển...), kết nối thương mại, kết nối tài chính
(với nhiều hình thức, mạng lưới, cơ chế...) và kết nối lòng dân.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thảo, trợ
lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam khẳng định rằng các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều
lần tái khẳng định ủng hộ sáng kiến Vành đai và Con đường và chủ động tham gia
sáng kiến. Tuy nhiên, những ý kiến nghi
ngại vẫn bộc lộ khá rõ. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Cường, Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Trung Quốc (thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), nêu
ra những vấn đề gây trở ngại cho thực thi BRI giữa Việt Nam và Trung Quốc như:
mức nợ cao với Trung Quốc ( trường hợp Malaysia đã xảy ra), chưa có dự án
thuyết phục, tiêu biểu cho hợp tác Việt-Trung, cán cân nhập siêu cao nghiêng về
phía Việt Nam, và BRI vẫn thiên về mặt thương mại. Ngoài ra ông Cường cũng đề
cập tới vấn đề niềm tin giữa 2 nước và thực tế là BRI giữa 2 nước phần nhiều
vẫn dừng ở ý tưởng.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường – nguyên đại
sứ Việt Nam tại Mexico và Thụy Điển, đã xoáy sâu vào 2 vấn đề có thể cản trở
Việt Nam tham gia tích cực vào BRI, đó là dự án nhà máy điện
hạt nhân Trung Quốc đặt ở sát biên giới Việt-Trung cũng như khả năng Trung Quốc
triển khai các nhà máy điện nguyên tử nổi trên biển Đông, vì các nhà máy như
thế này nếu xảy ra sự cố đều đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, an toàn của Việt
Nam. Chúng tôi trân trọng đăng lại bài viết của Lê Hồng Hiệp và MỘT BÀI GIỚI
THIỆU SÁCH gửi đến bạn đọc tham khảo .
Việt
Nam, vốn nằm
trong phạm vi địa lý của sáng kiến vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc và có nhu cầu lớn
về đầu
tư cơ
sở hạ
tầng, có thể được
hưởng lợi từ sáng kiến này.
Theo báo cáo Triển vọng cơ sở hạ tầng toàn cầu
do Trung tâm cơ
sở hạ
tầng toàn cầu xuất
bản năm 2017, nhu cầu đầu
tư cơ
sở hạ
tầng của
Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2040 là 605 tỷ đô la. Đáng chú ý, khoảng cách giữa nhu cầu đầu
tư và xu hướng
đầu tư
hiện tại
là con số khổng lồ
102 tỷ đô la Mỹ, có nghĩa là Việt Nam sẽ phải
tích cực tìm kiếm các nguồn kinh phí khác nhau để bù đắp cho sự
thiếu hụt
này. Do đó, Việt
Nam đã ủng hộ BRI vì đây có thể trở
thành một nguồn vốn
quan trọng mà Hà Nội muốn
khai thác trong tương
lai.
Trong chuyến thăm Hà Nội của
chủ tịch
Tập Cận
Bình vào tháng 11 năm 2017, hai nước
đã ký Bản ghi nhớ
(MOU) về việc thúc đẩy
kết nối khuôn khổ
hai hành lang, một vành đai với
sáng kiến vành đai và con đường.
Tuy nhiên, việc ký bản
ghi nhớ không đảm bảo
rằng BRI sẽ có những đột
phá ở Việt
Nam trong tương lai gần.
Trên thực tế,
ngoài một số tuyên bố hoan nghênh BRI và đề xuất
các nguyên tắc để thực
hiện sáng kiến này, các phản ứng
của Việt
Nam đối với
BRI vẫn còn dè dặt. Cho đến nay, không có dự án cơ sở
hạ tầng
mới nào ở Việt
Nam, được chính thức công nhận là do BRI tài trợ, ngoại trừ
khoản vay bổ sung 250 triệu USD cho tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông tại Hà Nội đã được hai bên lặng lẽ
và không chính thức
coi là thuộc BRI. Thái độ này của Hà Nội có thể được
giải thích bởi ba yếu tố
chính.
Thứ nhất,
Việt Nam nhìn chung thận trọng
trước các tác động có thể có của sáng kiến
này. Phải mất hai năm hai nước mới
đàm phán xong bản
MOU, cho thấy hai bên đã có một số
bất đồng
về nội
dung của nó. Tiêu đề của
MOU, nhấn mạnh việc thúc đẩy
kết nối
giữa hai sáng kiến, cũng đáng chú ý, vì nó ngụ ý rằng
khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” được coi là một kế
hoạch riêng biệt và Việt Nam không muốn gọi
đây là một cấu phần
thuộc BRI, ít nhất là về
mặt công khai.
Sự dè dặt như
vậy là dễ hiểu
xuất phát từ sự
nghi kỵ kéo dài giữa hai nước trong bối cảnh
tranh chấp biển Đông. Ở cấp
độ chính thức, việc Việt
Nam nhấn mạnh
các nguyên tắc như đồng
thuận, bình đẳng, tôn trọng lẫn
nhau và tuân thủ
Hiến chương
Liên Hợp Quốc
và luật pháp quốc tế
trong việc thực hiện
BRI cho thấy Việt Nam đang rất thận
trọng trước tác động
của BRI.
Một số
học giả
cũng đã bày tỏ quan ngại rằng
BRI có “các tác động
vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế”. Tại
một hội
thảo quốc
tế được tổ chức
tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2017 về các cơ hội
và thách thức mà BRI mang lại, các học giả
đã cảnh báo rằng sự
tham gia của Việt Nam vào sáng kiến này
có thể dẫn
đến tình trạng “phụ thuộc
quá mức” vào Trung Quốc, và thậm chí gây hại cho các tuyên bố lãnh thổ và hàng hải của
Việt Nam ở biển
Đông. Họ cũng nhấn mạnh
những lo ngại khác, chẳng hạn
như việc
Trung Quốc thường không bảo vệ
đầy đủ
các quyền lao động, hồ sơ
môi trường yếu kém của các công ty Trung Quốc, tình trạng thiếu minh bạch và việc Trung Quốc
đôi khi thách thức
các cơ chế
giải quyết tranh chấp
được quốc
tế công nhận. Vì vậy, các học giả
này khuyến nghị Việt
Nam và các nước khác nên nhìn xa
hơn những
lợi ích kinh tế khi xem xét tham gia vào BRI.
Thứ hai, như một
số học
giả Việt
Nam đã chỉ ra, việc vay tiền của
Trung Quốc không “rẻ” cũng không “dễ”. Lãi suất cho vay của Trung Quốc sẽ
không thấp như nhiều
người mong đợi. Ví dụ, chính phủ Thái Lan đã coi mức lãi suất 2,5% mà Trung Quốc đề
nghị cho dự án tuyến đường
sắt cao tốc nối
Bangkok và
Nakhon Ratchasima là quá cao, và quyết
định không vay từ Trung Quốc. Trung Quốc cũng thường áp đặt các điều kiện
cho các khoản vay ưu đãi của mình, bao gồm việc
sử dụng
các công nghệ, thiết bị
và nhà thầu của Trung Quốc. Về
vấn đề
này, kinh nghiệm
dồi dào của
Việt Nam đối với
hồ sơ
nghèo nàn của các nhà thầu và công nghệ Trung Quốc tại
các dự án khác nhau sẽ khiến
Việt Nam không mặn mà với các khoản vay của Trung Quốc thông qua BRI nếu chúng đi kèm với các điều kiện
như vậy.
Thứ ba, có các giải pháp thay thế cho BRI mà Việt Nam muốn sử
dụng để
tài trợ cho các dự án cơ sở
hạ tầng
của mình, bao gồm các khoản vay từ các tổ chức
tài chính quốc tế và các đối tác ODA, đặc biệt
là Nhật Bản.
Sau khi Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình hồi năm 2009, các khoản vay từ các nguồn này đã trở nên đắt đỏ
hơn, nhưng có những
mặt tích cực khiến chúng trở
nên hấp dẫn
hơn đối
với Việt
Nam so với các khoản vay BRI. Ví dụ, các khoản vay từ các tổ chức
tài chính quốc tế thường
có ít điều kiện hơn
và không yêu cầu sử
dụng nhà thầu hoặc
thiết bị
từ bất
kỳ quốc gia cụ thể
nào. Trong khi đó, mặc
dù các khoản vay ODA từ Nhật
Bản cũng thường yêu cầu Việt
Nam sử dụng
các thiết bị và dịch vụ
của Nhật
Bản trong hầu hết
các trường hợp, các nhà thầu và công nghệ Nhật
Bản nhìn chung vẫn
được công chúng Việt Nam coi là đáng tin cậy hơn
các nhà thầu và công nghệ của
Trung Quốc.
Một lựa
chọn khác cho phát triển cơ
sở hạ
tầng mà Việt Nam muốn thúc đẩy là mô hình Đối tác Công-Tư (PPP). Từ năm 2011 đến năm 2017, Việt Nam đã huy động được
200.000 tỷ đồng (tương đương
khoảng 9 tỷ đô la Mỹ) từ
các doanh nghiệp
tư nhân cho các dự án đầu tư
dưới hình thức PPP. Mặc dù có những vấn
đề nhất
định, các dự án PPP sẽ tiếp
tục là một công cụ chính để Việt
Nam phát triển hệ thống
cơ sở
hạ tầng của mình, kể cả
các dự án quy mô lớn, vì hình thức này giúp giảm gánh nặng tài chính và nghĩa vụ quốc
tế của
chính phủ.
Tóm lại, Việt Nam tỏ
ra thận trọng,
nếu không nói là miễn cưỡng,
trong việc vay tiền qua BRI. Điều đó có nghĩa là việc triển khai BRI tại
Việt Nam có thể sẽ
chậm.
Trong những năm tới, Việt Nam có thể
vay tiền từ
BRI cho một vài dự án “thí điểm” để
có thể có được đánh giá rõ hơn
về tác động của
BRI. Do nợ công tăng cao, Việt Nam có thể không muốn vay qua kênh chính phủ. Thay vào đó, Việt Nam có thể
khuyến khích các nhà đầu tư
tư nhân trong nước vay các khoản vay BRI thông qua ngân hàng đầu tư
hạ tầng
châu Á (AIIB) để
xây dựng các dự án cơ sở
hạ tầng
theo mô hình BOT. Biện
pháp này cũng giúp làm giảm
tác động chính trị và chiến lược
của các khoản
vay BRI đối với Việt
Nam.
Nhận thức
của Việt
Nam đối với
BRI trong tương lai cũng sẽ phụ
thuộc vào các điều khoản thương
mại của
các khoản vay BRI cũng như mức
độ đáng tin cậy của
các nhà thầu và công nghệ Trung Quốc. Về
vấn đề
này, Việt Nam sẽ không chỉ
quan sát hiệu quả của
các dự án do Trung Quốc tài trợ trong nước mà cả các dự án do BRI tài trợ ở
các khu vực khác trên thế giới.
Cuối cùng, các tranh chấp biển
Đông đang tiếp diễn, có thể là một yếu
tố bất
định trong việc đánh giá triển vọng
tương lai của
BRI tại Việt
Nam. Nếu tranh chấp gia tăng và quan hệ song phương căng thẳng hơn,
Việt Nam sẽ trở
nên nhạy cảm
hơn trước
các tác động chính trị và chiến lược
của sáng kiến này. Ngược lại,
nếu tình hình lắng dịu
và hai bên đạt được tiến
bộ trong việc quản
lý các tranh chấp,
Việt Nam có thể sẽ
sẵn sàng đón nhận BRI hơn.
Biên dịch: Phan Nguyên – Trang mạng Nghiên cứu quốc
tế. “Potholes lie
ahead for China’s Belt and Road Initiative in Vietnam”, VnExpress, 12/04/2018.
Vành đai và
Con đường: Trật tự Thế giới của Trung Quốc
Tác giả: Roger Boyes
| Biên dịch: Đinh Nho Minh
Belt and
Road: A Chinese World Order. Tác giả:
Bruno Maçães, Hurst, 2018, 288 trang, giá: 20 bảng.
Những cư dân đầu tiên
của Forest City sẽ chuyển đến vào hè này. Nó được gọi là
Forest City (Thành phố Rừng) vì khu này trước là rừng ở
Malaysia. Bruno Maçães cho rằng trong 10 năm tới, thành phố này sẽ có tới 1 triệu cư dân.
Các tòa nhà chọc trời đang được hoàn thiện sau một tuần xây dựng suốt ngày đêm.
Nó là một phần của thế giới được xây dựng bên ngoài Trung Quốc, nhưng theo các quy tắc của Trung
Quốc để thực hiện một giấc mơ Trung Quốc. Maçães quá khéo léo nên không muốn nói
ra điều hiển nhiên: chỉ có ai điên hoặc hết lựa chọn mới tới đó sống.
Khi
thành phố dần hình thành, bốn tầng lớp xã hội dần định hình. Ở trên đỉnh là những người Trung Quốc giàu có và muốn một nơi an toàn để trữ tiền, cũng như có không khí trong lành để hít thở mà
không cần đeo khẩu trang. Tất cả các biển hiệu đều được viết bằng tiếng Quan Thoại. Rồi tầng lớp tiếp theo là những người cung cấp dịch vụ y tế giáo dục. Họ cũng là người Trung Quốc, nhưng sẽ có cả những người Anh được thuê để điều hành các trường cấp ba cho giới quý tộc. Tầng lớp thứ ba là nhân viên an ninh, chủ yếu là người
Nepal. Cuối cùng là những người Bangladesh và Ấn Độ, chuyên xây dựng, sửa chữa, và lau dọn – những người vô hình.
Forest
City là một phần của chiến lược Vành đai và Con đường của Bắc Kinh nhằm thực hiện chủ nghĩa
thực dân kiểu mới ở 70 quốc gia. Kế hoạch trở thành siêu cường và thiết lập trật tự thế giới mới của Trung Quốc đòi hỏi việc xây nhiều cảng nước sâu, kể cả ở những chỗ không cần cảng, đảm bảo an ninh cho chuỗi cung ứng, và
bảo vệ các tuyến hàng hải với Trung Quốc. Kế hoạch này bao gồm giúp đỡ
Zimbabwe giám sát người dân và đầu tư vào các nước có nguồn khoáng sản hiếm cần thiết cho nền kinh tế đang phát triển. Kế hoạch cũng bao gồm việc giao những nhiệm vụ địa chiến lược mới cho các nước mà Trung Quốc muốn là đồng minh của mình: Kazakhstan là “cửa ngõ tới Châu
Âu của Trung Quốc”, Pakistan là “cửa ngõ tới Ấn Độ Dương”,
Djibouti là “cửa ngõ tới Đông Phi”.
Maçães miêu
tả tất cả những điều này qua giọng văn súc tích và sắc bén mà độc giả đã làm
quen qua cuốn sách đầu tiên của ông, The Dawn of Eurasia (Bình
minh của Á-Âu).Forest City được miêu tả là giống với thế giới của nhà
văn khoa học giả tưởng Hao Jingfang trong cuốn Folding
Beijing (Bắc Kinh Luân Chuyển) với một chút
tô điểm từ cuốn Republic (Cộng hòa) của
Plato”. Maçães không muốn được nhắc đến trong mục châm biếm Pseud’s Corner trên tạp chí Private Eye, nhưng ông
viết vậy bởi ông đã đọc cả sách của Hao và Plato nên muốn gợi nhớ tới một “thế giới toàn trị không
tưởng kinh điển và siêu hiện đại”. Maçães, cựu bộ trưởng phụ trách Châu Âu của Bồ Đào Nha và giờ là nghiên cứu viên cao cấp của Đại học Nhân dân Trung Quốc, là một những bộ óc
sáng suốt nhất trong thời đại hỗn loạn này.
Cuốn Vành đai và
Con đường: Trật tự Thế giới của Trung Quốc là một bài
luận văn dài về chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc thiết lập trật tự thế giới mới. Mặc dù cuốn sách này thiếu một văn phong báo chí như trong cuốn đầu của ông,
nó vẫn rất hấp dẫn. Ví dụ, ông mổ xẻ về dịch vụ làm mối giữa phụ nữ Ukraine và đàn ông Trung Quốc. Ông phân tích về việc đầu tư của Trung Quốc đang
làm nên những kì tích về kĩ thuật và xây dựng, bao gồm việc mở rộng cao tốc Karakoram nối liền Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc với miền trung Pakistan. Châu Á đang phát triển một phần nhờ tham vọng của Trung
Quốc, và vì thế Maçães rất phấn khích.
Tuy
nhiên, vấn đề của dự án Vành đai và Con đường nằm ở cách triển khai
và động cơ. Liệu Trung Quốc có đang dùng dự án này để ngụy trang cho sự trỗi dậy về quân sự để đối đầu với Hoa Kỳ hay không? Nó sẽ dẫn tới đâu? Liệu nó có
dẫn tới Bẫy Thucydides, trong đó cường quốc đang
lên và cường quốc nguyên trạng chật vật tìm cách tránh chiến tranh?
Hoa
Kỳ không chỉ là quốc gia duy nhất lo ngại về việc Trung Quốc thách thức nguyên trạng. Maçães kể câu chuyện về một gián điệp Ấn Độ, mật danh Con khỉ, tìm cách thâm nhập vào Pakistan để tài trợ cho
các nhóm ly khai ở Balochistan nhằm phá hoại quan hệ giữa Pakistan và Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang
xây dựng cảng Gwadar ở Pakistan. Đây sẽ là mục tiêu chính trong âm mưu của Ấn Độ nếu nó được thực hiện. Nhưng tại sao Ấn Độ phải lo lắng về kế hoạch của Trung
Quốc? Maçães trả lời rằng: “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ hiện diện từ cả phía Đông, Tây, và Bắc. Kế hoạch của Trung Quốc cũng
sẽ đồng thời giúp Pakistan cắt đứt Ấn Độ khỏi Iran về mặt địa chính
trị”.
Trung
Quốc đang tìm cách giảm tính dễ bị tổn thương của mình
bằng cách đầu tư mạnh vào các tuyến hàng hải để vận chuyển nguyên liệu thô và nhiên liệu. Các tuyến này
không chỉ đi qua các cảng nước ấm, mà còn ngày càng phụ thuộc nhiều vào Bắc Cực. Khi
băng ở đây tan, việc vận chuyển qua tuyến đường phía bắc từ Châu Âu về Trung Quốc sẽ nhanh hơn nhiều so với hiện giờ. Cho tới giờ Trung Quốc phải chấp nhận rằng họ không thể thực hiện kế hoạch này đơn phương, mà phải đàm phán điều khoản với Nga và các nước khác giáp Bắc Băng Dương.
Trung
Quốc đầu tư dưới dạng cho vay, tuy nhiên họ thường chấp nhận trả nợ bằng cổ phần thay vì tiền mặt. Kết quả của kế hoạch này
là các nước như Pakistan và Sri Lanka đang nghi ngờ rằng họ đang bị Trung
Quốc xâm chiếm chủ quyền qua các dự án cơ sở hạ tầng. Các
dự án thường được thực hiện bởi nhân công Trung Quốc, nên nó không tạo nhiều việc làm
cho các nước sở tại; quản lí Trung Quốc ở các dự án cũng thường độc đoán. Dự án Vành đai và Con đường có thể dẫn tới phản ứng xấu từ các nước này
do lo ngại về sự trở lại của chế độ thực dân kiểu mới.
Những kế hoạch này
sẽ có tương lai như thế nào? Maçães mường tượng về Trung Quốc năm 2049, một thế kỷ sau ngày thành lập quốc gia cộng sản này.
Liệu sẽ có lễ kỉ niệm không? Liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc có còn cầm quyền để tổ chức đại lễ không? Tác giả nhìn thấy bốn khả năng. Khả năng thứ nhất, Trung Quốc sẽ dần hội nhập với trật tự thế giới tự do và nền kinh tế của họ sẽ ngang bằng với Hoa Kỳ. Cùng với nhau, họ sẽ thống trị nền kinh tế quốc tế, nhưng về quân sự và chính trị thì Trung Quốc sẽ không thách thức sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Ở kịch bản thứ hai, Trung Quốc sẽ thế chỗ Hoa Kỳ trở thành cường quốc số một thế giới, nhưng trật tự thế giới – bao gồm các thể chế đa phương và tự do thương mại – sẽ như cũ. Trường hợp thứ ba có kết quả đáng lo ngại hơn: Trung Quốc không những thế chỗ Hoa Kỳ, mà còn thay giá trị phương Tây bằng giá
trị Trung Hoa, và Bắc Kinh sẽ thiết lập trật tự mới. Trường hợp cuối cùng là khả thi nhất. Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ buộc phải chung sống với nhau, trong đó cạnh tranh và hợp tác đồng thời xảy ra.
Trường hợp này sẽ hơi giống với mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.
Không
trường hợp nào có thể xua tan mối lo ngại. Cuộc cạnh tranh quyền lực gay cấn này sẽ kết thúc như thế nào? Maçães
nói: “Nó sẽ là một thế giới của thánh, tiên tri và ma quỷ.” Ông đúng ra nên nhắc tới cả tướng lĩnh
quân đội. Mặc dù Maçães lạc quan về kịch bản tương lai, khó mà có thể tưởng tượng được Trung Quốc và
Hoa Kỳ có thể tái thiết lập được mối quan hệ của họ mà không có đối đầu quân sự. Chúng ta đều nên lo ngại về điều đó.
Tiếng Anh: Times of London,
14/12/2018. Theo trang mạng
Nghiên cứu quốc tế ngày 22 tháng 2 năm 2019.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét