Hà Văn Thùy
Năm 1992 khi PGS Lê Văn
Lan thay mặt ngành Sử công bố tại diễn đàn Quốc hội rằng: “Việt Nam có 2.700
năm lịch sử từ khi thành lập nhà nước Văn Lang,”tôi đã nghi ngờ. Hai chứng cứ mà
ông giáo sư đưa ra đều không thuyết phục. Khảo cổ thời Đông Sơn không tìm được
kinh đô của Văn Lang. Không kinh đô không thể thành nhà nước! Chứng cứ thứ hai
là cuốn Việt sử lược lại càng ít giá
trị vì là cuốn sách khuyết danh. Thêm nữa, việc sách nói về thành lập Văn Lang hoàn
toàn thiếu cơ sở. Người làm sử nghiêm túc không bao giờ viết vậy! Nghi ngờ tôi
để trong lòng, nay có duyên nên giở lại.
Trong cuốn Lịch sử Việt
Nam tập I, NXB Giáo dục, 2012, trang
55, giáo sư Phan Huy Lê viết: “Vào giai
đoạn cuối của văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay khoảng 6000-5000 năm, mực nước biển
Đông không ngừng dâng cao, đã dần dần tạo ra một dải đồng bằng ven biển với nhiều
nguồn sản vật tự nhiên của hệ thống đầm lầy, vũng vịnh và cửa sông suối dọc bờ
biển nước ta. Lúc này các nhóm dân cư tiền sử Hòa Bình vốn cư trú lâu đời tại
các vùng núi đá vôi từ Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An theo các
dòng sông Mã, sông Lam dần dần tiến về khai thác các nguồn tài nguyên mới ở
vùng ven biển. Và chính họ là chủ nhân đầu tiên của các đồng bằng ven biển đang
hình thành.”
Quả tình không hiểu vì
sao giáo sư lại viết mâu thuẫn như vậy? Nước biển dâng, đất bị mất thì làm sao
tạo ra dải đồng bằng ven biển? Khi nước biển dâng cao con người không bỏ chạy
vì lụt lội mà lại kéo xuống khai thác tài nguyên biển? Tài nguyên gì đây? Phải
chăng đóng thuyền đánh bắt nguồn cá tôm vô tận hay khai thác rau câu, sò hến? Nói
như giáo sư Lê, nay nóng lên toàn cầu, nước biển dâng cao, dân tình tha hồ sung
sướng, kéo về ven biển khai thác tài nguyên!
Không nuốt nổi ý tưởng
tréo ngoe của vị viện sỹ, tôi đành tìm tài liệu đối chiếu. May mắn đọc được những
dòng này: “Các nghiên cứu trong khu vực
và lân cận từ trước tới nay đều cho rằng mực nước biển dâng cao nhất trong
Holocen tại thời điểm khoảng 6000 năm BP và đạt độ cao khoảng 3-4 m trên mực biển
trung bình hiện tại. Sau 6000 năm BP mực nước biển bắt đầu hạ xuống [8, 9, 13,
14, 19]. Quá trình hạ thấp mực nước biển trong Holocen giữa-muộn tại vùng
nghiên cứu là một quá trình dao động tắt dần theo hình sin [1]. Sự dao động tắt
dần theo hình sin của mực nước biển đã được một số tác giả đề cập đến với quan
điểm cho rằng tại thời điểm khoảng 2.500-2.000 năm BP mực nước biển hạ thấp hơn
mực biển ngày nay và sau đó mực nước biển lại dâng lên, tiến vào đồng bằng
[16]. Có lẽ đây chỉ là những đợt biển lấn
ngắn trong xu thế hạ thấp của mực nước biển mà thôi.” DOÃN ĐÌNH LÂM. TIẾN HOÁ TRẦM TÍCH HOLOCEN CHÂU THỔ SÔNG HỒNG..Viện Địa
chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam http://www.idm.gov.vn/nguon_luc/Xuat_ban/2005/A288/a7.htm
Phải chăng giáo sư Lê đã
đọc ở đâu đó đoạn văn gần như thế này. Nhưng không hiểu sao giáo sư lại trích
phần đầu mà quên phần sau. Trong khi ý nghĩa của phần sau mới quyết định: 6000 năm trước, nước biển không chỉ dâng mà
còn cao hơn mức hôm nay 3-4 mét. Với nước dâng như vậy thì người vốn sống gần
biển cũng “bỏ của chạy lấy người” làm gì có chuyện người kéo về khai thác?!
Không chỉ vậy, “khoảng 2.500-2.000 năm BP
mực nước biển hạ thấp hơn mực biển ngày nay và sau đó mực nước biển lại dâng
lên, tiến vào đồng bằng.” Điều này có nghĩa là, khoảng 2700 năm trước, đồng
bằng sông Hồng còn ngập nước. Làm sao mà lập quốc ở đây? Phải chăng, dân Văn
Lang vì nóng lòng có nước nên sắm thúng sắm mành ra biển lập quốc, để lại gia sản
cho con cháu? Phải chăng dân chợ nổi Cái Răng hôm nay họp chợ trên sông là tiếp
nối truyền thống Văn Lang quốc xưa?
Thêm tài liệu này của tiến
sỹ Vũ Đức Liêm: Lịch sử khai thác tự
nhiên ở châu thổ sông Hồng
(http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Lich-su-khai-thac-tu-nhien-o-chau-tho-song-Hong-11118)
: “Cấu trúc cư dân của vùng cho thấy rõ
cuộc di cư trong hai nghìn năm qua. Ở thiên niên kỷ đầu tiên là từ vùng trung
du xuống khu vực thấp dọc hai bên bờ sông và sang phía đông: Hải Dương, Quảng
Ninh. Trong thiên niên kỷ thứ hai là vào các vùng trũng và duyên hải đông, đông
nam: Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. Bản đồ phân bố các di chỉ khảo cổ và lịch sử
từ thế kỷ I-đến thế kỷ X dưới đây cho thấy sự chuyển dịch này. Ở đầu công
nguyên, các vùng cư trú dày đặc thuộc về vùng trung tâm như Hà Nội, Bắc Ninh,
Phú Thọ, Vĩnh Phúc, trong khi các khu vực ở phía nam như Thái Bình, Nam Định
dân cư khá phân tán.”
Để khỏi rậm lời, xin bạn
đọc so sánh hai bản đồ, một của học giả Nhật và một là nước Văn Lang giả tưởng.
Nếu chồng lên nhau sẽ thấy cái gọi là Văn Lang quốc 2700 năm trước nằm dưới một
biển nước!
thế kỷ I-X ở châu thổ
sông Hồng (Nishimura, M. 2005).
Nhìn bản đồ bên trái sẽ
thấy, đến thế kỷ thứ ba CN, đồng bằng sông Hồng gần như là khoảng trắng về khảo
cổ, chỉ có vài di tích hiếm hoi. Phải chăng thời điểm này, do nước rút, đồng bằng
hình thành, con người bắt đầu chiếm lĩnh vùng đất mới?
Qua chuyện này mới thấy sử
gia đời Trần đời Lê sáng suốt. Do thấu cảm hồn dân tộc nên các vị Lê Văn Hưu,
Ngô Sỹ Liên mạnh dạn đưa Xích Quỷ-Văn Lang vào chính sử. Hậu thế đã chứng minh
các cụ hoàn toàn đúng khi đưa NHÀ NƯỚC XÍCH QUỶ TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN HIỆN THỰC.
Sài Gòn, Thu 2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét