Văn Cao là tác giả của bài Tiến quân ca bất hủ, Quốc ca nước CHXHCN Việt Nam. Cả cuộc đời ông vừa là một nhạc sĩ, vừa là nhà thơ, đồng thời cũng là một họa sĩ tài hoa, cỏ nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn
Cao, sinh ngày ỉ5-11-1923 trong một gia đình công nhân nghèo tạì thành phố Hải
Phòng. Ông mất ngày 10- 7-1995 tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội. Quê gốc của ông
là thôn Hào Kiệt, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Ông bước vào con đường văn nghệ
khá sớm, khi
mới ở tuổi thiếu niên. Ông là người thuộc thế hệ thanh niên ưu tú, giàu lòng
yêu nước, được
hấp thụ những tinh hoa của văn hóa Đông Tây. Ông trớ thành nỗi tiếng và liên
tục nổi tiếng trong một thời gian khá dài từ những ca khúc lãng mạn và những
bài thơ trữ tình thời tiền khởi nghĩa : Bài hát đầu tiên là bài Buồn tàn thu (cuối thu 1939 tại Hải Phòng),
bài thơ đầu tiên - bài
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế (cuối thu 1940 tại Huế) và bức tranh đầu tiên - Cuộc
khiêu vũ của những người tự tử
(năm 1942, tại
Hà Nội) và một loạt ca khúc nồi tiếng khác lần ỉượt ra đời : Thiên
thai 194ỉ, Bến xuân (1942). Suối mơ,
Đống Đa, Thăng Long hành khúc (1943), và những hành khúc yêu
nước viết cho Hướng đạo sinh. Năm Ỉ944 ông đã có tranh trưng bày ở triển lãm Duy Nhất tại Hà Nội.
Năm 1944, là năm chuyển biến
trong cuộc đời của Văn Cao. Ông được giác ngộ và đì theo cách mạng, tham gia hoạt động bỉ mật, ông
phụ trách ấn loảt, in sách bảo truyền đơn. Cuối năm 1944 ông được giao viết
về một hành khúc cho đội quân cách mạng của Việt Minh và bài Tiến quân
ca đã ra đời trong một căn gác
xép, số nhà 45 phố Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội. Bài hát vừa hào hùng, vừa thôi
thúc hừng hực khí thế sôi sục của những ngày khởi nghĩa tháng Tám lịch sử. Ngày
16-8-
1945, đại hội quốc dân họp ở
Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang; quyết định chọn Tiến quân ca làm Quốc ca nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Đầu năm 1946, quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công
nhận bản Tiến quân ca là bản
quốc ca Việt Nam. Năm 1993, quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam một lần nữa khẳng định
vị trí bất di bất dịch của quốc ca Việt Nam.
Những ngày đầu năm 1945, Văn Cao
đã tham gia đội trừ gian bí mật của Việt Minh và đã gây ra ấn tượng về một Văn
Cao “nhỏ thóị bẳn sủng haỉ tay như một, thoắt ẩn, thoắt hiện mọi nơi”. Ông đã
viết bài thơ Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc về nạn đỏi năm 1945.
Cách mạng tháng Tám thành công,
ông đã viết hàng loạt những ca khúc hùng mạnh như : Chiến sĩ
Việt Nam,Bắc Sơn, Thăng Long hành khúcy Không
quân Việt Nam, Hải quân Việt Nam,... và làm thêm lời cho Bến xuân và đổi tên là Đàn chim
Việt gửi những người lỉnh Nam
tiến. Đặc biệt ông đã thực hiện xong tình ca Trương Chi với cảm hứng về chế độ mới.
Kháng chiến chống thực dân Pháp
bùng nổ, Văn
Cao tiếp tục lao vào các cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt. Ông đã tham gia
Hội Văn hóa cứu quốc, là ủy viên Ban chấp hành. Bước chân ông đi từ đồng bằng
khu 3, qua những đồi cọ trung du, lên tới khắp nẻo đường của núi rừng Tây Bắc
và Việt Bắc, vượt suối, trèo đèo những tháng ngày của cuộc kháng chiến chống
thực dấn Pháp là thời kỳ nở rộ huy hoàng của sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao: Bắc Sơn, Làng tôi, Ngày mùa,
Công nhân Việt Nam, Toàn quốc thi đua, Tiến về Hà Nội, Ca ngợi Hồ Chủ
Tịch, Tiểu đoàn Lũng Vài… và
sừng sững trong lịch sử âm nhạc Việt Nam một Trường ca Sông Lô (1948). Năm 1947, ông được cử
phụ trách một bộ phận điều tra đặc biệt của công an ở Liên khu 10 ở Lào Cai và làm báo Độc lập. Tháng 3-Ỉ948, Ông được kết nạp
vào Đảng CSVN. Sau đó ông về lại Liên khu 3, công tác phong trào văn nghệ,
trình bày báo Thủ đô. Năm 1949 Văn Cao thôi làm bảo Văn nghệ chuyển sang phụ trách Đoàn nhạc sĩ Việt Nam, Trưởng ban Âm nhạc vụ Văn
hóa nghệ thuật Bộ Giáo dục.
Hòa bình lập lạỉ 1955-1958, ông
là cản bộ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hộỉ viên các hội: Nhạc sỹ, Mỹ thuật,
Nhà văn. Ông
là ủy viên Ban Chấp hành Hội nhạc sỹ Việt Nam khóa I. Phó Tồng thư kỷ Hội Liên
hiệp Văn học Nghệ thuật. Ông đã viết và ấn hành trường ca Những
người trên cửa biển nỗi
tiếng 1956. Từ 1959 Ông về Hội Nhạc sĩ làm thơ và viết các tác phẩm khí nhạc cho piano như
Sông Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa. Nhiều nhạc phim và đặc biệt là
giao hưởng thính phòng như Anh bộ đội cụ Hồ. Sau giải phóng miền Nam, ông viết
bài hát Mùa xuân đầu tiên (1976).
Năm ỉ983, ông tái cử ủy viên Ban chấp hành Hội nhạc sĩ khỏa IIL Năm 1986, tại
thành phố Hải Phòng, đêm nhạc Văn Cao đầu tiên được tồ chức. Hai năm sau (1988),
60 đêm nhạc Văn Cao đã được tổ chức. Tập nhạc Thiên Thai và tập thơ Lá đã được ấn hành. Năm 1994 hoàn
thành Tuyển tập thơ Văn Cao
do Nhà xuất bản Văn học ấn hành.
Nói đến Văn Cao, người ta không
thể không nói đến hội họa, ông đã có những bức tranh minh họa, những bìa sách
và nhiều bức sơn dầu nồi tỉếng. Ông đã nuôi nhiều dự định cho hội họa, một
trong 3 cái tài “thiên phú” của ông: nhạc, thơ và họa
Ông đã được tặng nhiều giải
thưởng cao quỷ:
- Huân chương Kháng chiến hạng Nhất ví đã có công soạn Tiến quân
ca, quốc ca nưởc CHXHCNVN.
- Huân chương Độc lập hạng Ba, năm
1988.
- Huân chương Độc lập hạng Nhất,
năm 1993
- Đặc biệt ngày 10-9-1996, Chủ tịch nước đã kỹ
Quyết định tặng giải thưởng Hồ Chỉ Mình đợt I cho
77 cụm công trình, cụm tác phẩm đặc biệt xuất sắc về Khoa học Kỹ thuật, Văn học
và nghệ thuậi, trong đó cỏ cụm tác phấm của Vãn Cao.
Trên đây
là những dòng tư liệu cơ bản về người nghệ sĩ lớn trong văn nghệ Việt Nam hiện
đại. Nhân dịp những ngày đầu xuân Canh Tý (2020), nhà xuất bản Hồng Đức vừa
phát hành sách Nhạc sĩ Văn Cao của nhà văn, nhà báo Diệu Ân, TMT xin trân trọng giới thiệu và trích
dẫn một bài viết của tác giả về mối quan hệ ân tình lý trí giữa nhạc sĩ Phạm
Tuyên và Văn Cao. Với lối viết chân mộc, giản dị bằng ngôn ngữ báo chí,12 bài
viết ngắn gọn dưới dạng ghi lại hồi ức của những người đồng thời, Diệu Ân đã
làm nổi bật hình ảnh đẹp đẽ của Văn Cao với những đóng góp quan trọng của ông
trong đời sống văn hóa Việt Nam đương đại.
Tôi biết nhạc sĩ Phạm Tuyên rất quý nhạc sĩ
Văn Cao, nên tôi có nhã ý đến thăm anh, để hỏi một vài kỷ niệm về bài Quốc ca. Anh
Tuyên tiếp tôi cởi mở. Tôi bày tỏ muốn tìm hiểu về bài Quốc ca của
Văn Cao, anh Tuyên ủng hộ ngay.
-
Anh có kỷ niệm gì với nhạc sĩ Văn Cao?
-
Tôi ủng hộ nhà báo, đây là góc độ tìm hiểu không bị ảnh hưởng gì hết.
Kỷ niệm với anh Văn Cao tôi có nhiều, thái
độ của mình đối với những ngưòi sáng tác gọi là đồng nghiệp, khi xẩ hội chưa
đánh giá được đúng mức tôi vẫn rất trân trọng các anh ấy. Anh Văn Cao là bậc
đàn anh tôi rất kính ‘trọng, có thợi kỳ anh Văn Cao bị ảnh hưởng của cái gọi là
“Nhân văn giai phẩm”, lúc đó có một số ngưòi ngại tiếp xúc với anh. Nhiều lần
tôi đến thăm anh, chị Thúy Băng phàn nàn “nhà tôi dạo này ít khách cũng buồn”
Tôi nói: “Chuyện nào ra
chuyện đó, anh là tác giả Quốc ca là lớn lắm, em rất quý anh chị, em đã hát rất
nhiều bài của anh”. Tôi có một kỷ niệm sâu sắc với anh Văn Cao. Tôi đến thăm
Văn Cao và tâm sự: “Sắp tới tôi có được tuyển chọn một tuyển tập nhạc, anh vẽ cho
tôi một phác thảo thì tốt, để tôi đưa vào sách” Anh Văn Cao rất vui, chị Thúy
Băng vui vẻ:
- Để tôi ra mua ít rượu để hai
anh em ngồi uống với nhau.
- Anh Văn Cao đã vẽ cho tôi,
đây bức ký họa đây.
- Bố em cũng được ông Văn Cao
vẽ tặng một bức ký họa, bố em quý lắm.
- Bức ký họa ấy tôi đã đưa in
vào tuyển tập của tôi, sở dĩ tôi nói như vậy cũng giống như trường họp của Trịnh
Công Sơn, lúc mới giải phóng miền Nam, Trịnh Công Sơn ở Huế. Khi đó các văn
nghệ sĩ, thậm chí các nhà báo còn ngại tiếp xúc với Trịnh Công Sơn vì họ cho
rằng anh là người ở phía bên kia là người phe Cộng hòa nên không ai dám đến
thăm. Khi tôi vào Huế người đầu tiên tôi đến thăm là Trịnh Công Sơn, vì tôi đã
hát rất nhiều bài của Trịnh Công Sơn. Cho nên lúc tôi về, Trịnh Công Sơn khoe:
“Anh Phạm Tuyên vừa đến thăm tôi, qua nói chuyện thấy anh ấy đúng là một kẻ sĩ
Bắc Hà”. Ý tôi muốn nói anh Văn Cao và Trịnh Công Sơn dù trong hoàn cảnh nào
mình cũng xuất phát từ tỉnh cảm chân thành và có sự đánh giá riêng của mình.
-
Khi anh làm trưởng ban ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam, anh có tham gia
chương trình sáng tác Quốc ca mới không?
- Tôi không tham gia.
- Anh là tác giả lớn như vậy
sao không tham gia?
- Bài Quốc ca do Bác Hồ đã
chọn và dân đã chọn làm sao thay đổi được.
- Anh còn nhớ gì về cuộc thi
đó không?
- Ổng Lưu Hữu Phước vận động
thay bài Quốc ca, có mấy ông làm thơ ở địa phương gửi cho tôi mấy bài thơ nhờ
tôi: “Nhờ anh phổ nhạc cho tôi bàì Quốc ca”
Tôi trả lời: “Tôi không làm
được đâu, Quốc ca dân chọn mới được, tôi làm sao phổ thơ của anh thành Quốc ca
được!” Sau này người ta chọn hơn 10 bài yêu cầu Đài tiếng nói Việt Nam thu
thanh để cho dân góp ý kiến. Mấy bà ở bên quốc hội gặp tôi nói: “Anh xem anh
chọn bài nào?” Tôi trả lời dứt khoát: “Tôi chả chọn bài nào” Sau này hội đồng
thẩm định vẫn quyết định chọn bài Quốc ca của tác giả Văn Cao, một tác phẩm đã
đi vào lòng dân là được trường tồn, dân chọn là nhất. Tôi liên hệ bài hát của
tôi, khi đó ông Cù Huy Cận nói với tôi: “Ông vận động cuộc thi sáng tác một bài
hát thay cho bài kết đoàn đi vì bài hát này dịch từ lời của nước bạn”. Lúc đó
tôi ở đài, tôi cũng phải làm theo ý của ông Cù Huy Cận, thứ trường bộ Văn hóa -
Thông tin. Tôi cũng tổ chức cuộc thi viết về nội dung Kết đoàn,
có cho ghi âm phát sóng đàng hoàng nhưng không chọn được bài nào. Khi bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng vừa phát lên đài, ông Cù Huy Cận gọi điện cho tôi
ngay: “Thôi không phải thi nữa Tuyên ơi, có bài này thay cho bài Kết đoàn
rồi”. Đúng vậy, sau này trong hầu hết các cuộc họp tổng kết đều kết thúc bằng
bài hát Như cỏ Bác trong ngày đại
thắng. Cô nói đúng, đâu phải cứ
vận động hô hào mà ra bài hát.
- Anh có cảm nhận gì về bài
Quốc ca?
Cảm nhận của tôi đó là thuộc về cảm xúc riêng tư của người nghệ sĩ,
tôi không muốn phân tích.
- Anh còn nhớ lần đàu tiên anh hát bài Quốc ca ở đâu
không?
- Có lẽ khi tôi học Đại học Luật ở Thái Nguyên, nhưng tôi còn nhớ khi ở
nhà trường Thiếu sinh quân, chính tôi là người hướng dẫn cho các em hát Quốc
ca.
Vâng xin cảm ơn anh!
DIỆU ÂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét