Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

HỘI LUẬN KỶ NIỆM 325 NĂM SINH NGUYỄN KIỀU & 315 NĂM SINH HỒNG HÀ NỮ SĨ ĐOÀN THỊ ĐIỂM

                        


                                         Chân dung Nguyễn Kiều, họa tưởng của Nguyễn Dân Phong (2011)

            Năm 2020, kỷ niệm 325 năm sinh Nguyễn Kiều (1695-1752) và 315 năm sinh Đoàn Thị Điểm 1705 - 1748) biệt hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, phu nhân tiến sĩ, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông xưa; nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ông nổi tiếng hay chữ ngay từ lúc còn nhỏ tuổi, lại biểu hiện có tài văn chương. Hai mươi tuổi Nguyễn Kiều thi đỗ tiến sĩ, khoa Ất Mùi (1715) đời vua Lê Dụ Tông, được bổ làm quan, về sau được triều đình bổ dụng đến chức Đô ngự sử, tước bá. Vì đường tình duyên trắc trở, người vợ đầu mất sớm. Năm 1742, Nguyễn Kiều được cử làm Chánh sứ cùng Nguyễn Tông Quai làm Phó sứ, dẫn đoàn nhân sự ngoại giao sang nhà Thanh (Trung Quốc). Bận việc nước, lo việc nhà “cha mẹ già, con nhỏ” ông được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm yêu mến và kết nghĩa vợ chồng, trong khi hoàn cảnh gia đình đầy khó khăn đang diễn ra..

   Ba năm sau, khi hoàn thành nhiệm vụ chuyến đi sứ (1745), trở về nước năm 1748, ông được cử làm Tham thị Nghệ An. Đồng hành cùng chồng theo đường biển vào nhậm chức; chẳng may trên đường đi, Đoàn Thị Điểm bị cảm nặng rồi qua đời ngày 6 tháng 6. Và 4 năm sau, Nguyễn Kiều tạ thế tại quê hương.

   Nỗi đau đớn lần thứ hai trong mối quan hệ duyên tình với Đoàn Thị Điểm, một nhà thơ lớn của nền văn học Nho Nôm, khiến tài năng sáng tạo của một quan chức vốn cũng tài hoa thi phú, dồn cả tâm lực vào bài văn tế vợ, ca ngợi nết đức hạnh, vẻ đoan trang nhã nhặn của bà.

   Đối với quê hương Phú Xá; năm 54  tuổi, (1749) vào độ “tri thiên mệnh”, Nguyễn Kiều được triều đình cho phép, tạo điều kiện xây dựng đình làng; cá biệt theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng đóng góp công sức.Nguyễn Kiều có vai trò quyết định.

   Lịch sử qua đi, những giá trị tinh thần còn mãi; Nguyễn Kiều và Đoàn Thị Điểm đều xứng đáng vị trí là hai danh nhân văn hóa thời Lê trong lịch sử Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng.

   Nhằm tôn vinh sự nghiệp làm quan thanh liêm, cuộc đời rạng rỡ của tiến sĩ Nguyễn Kiều – Người khai khoa học hiệu của một vùng đất ven đô cổ thời, cùng người vợ là Hồng Hà nữ sĩ, nổi tiếng với tác phẩm Chinh phụ ngâm và Truyền kỳ tân phả, trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết sẽ tổ chức hội thảo tọa đàm về thân thế sự nghiệp, khẳng định sự đóng góp công sức, trí tuệ của cả hai danh nhân.

   Kính mời các nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà văn, nhà báo… cùng tất cả những người có quan tâm viết bài hưởng ứng sự kiện. Sau khi nhận bài, biên tập trung tâm sẽ in thành kỷ yếu để lưu hành ngay tại buổi họp.

   Do ảnh hưởng của dịch covid 19, Hội thảo sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào cuối năm Giáp Tý. Thi hạn nhận bài hết ngày 25 tháng 8 năm 2020

                                                  Bài gửi đến một trong hai địa chỉ:

                                                        truongdonghao@gmail.com HOẶC maiminhtriet@gmail.com

              Ban tổ chức rất hân hạnh đón nhận bài viết và cảm ơn sự ủng hộ chân tình của bạn.

 

                     Giáo sư Trương Sỹ Hùng và nhạc sĩ Đoàn Bổng với di duệ Nguyễn Kiều – Đoàn Thị Điểm trong lễ hội làng Phú Xá năm 2019

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét