- TS. NGUYỄN ĐỒNG
tại
hội thảo Tìm về cội nguồn sử Việt năm 2019 tại Hà Nội
Chúng tôi rất hân
hạnh được tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh (NVTA) mời /1 đọc bản thảo tác phẩm Minh triết Việt
trong văn minh Đông phương (MTVTVMĐP).
Niềm vinh dự này càng lúc càng tăng, khi người viết tiếp tục đọc và suy ngẫm
những tài liệu căn bản giới thiệu trong tác phẩm. Người viết đã đọc đi đọc lại
bản thảo ba bốn lần, để thấm nhuần dòng tư tưởng của tác giả trước khi viêt vài
dòng nhận xét này. Tác phâm MTVTVMĐP đòi hỏi người đọc có một số kiến thức căn
bản về Dịch, từ đó quyển sách đã dẫn người viết từng bước đến những chân trời
mới lạ có sức thu hút rất kỳ diệu.
Người viết đọc
tác phẩm MTVTVMĐP qua lăng kính người làm khoa học duy lí và thực chứng. Cái
nhìn của người viết bị giới hạn bởi các phạm trù khoa học này. Tuy nhiên, hy
vọng là những điều người viết đề nghị có thể tăng sức thuyết phục, khi tác phẩm
này được đưa ra bàn cãi trước các diễn đàn quốc tế. Không sớm thì muộn tác phẩm
này cũng sẽ gây nhiều tranh cãi và phải đối đầu với các lời khen chê của các
trường phái quốc tế, nhất là khi một quốc gia vì lý do nào đó cảm thấy căn bản
nền văn hiến của họ bị đe dọa.
Cách bố cục
quyển sách rất độc đáo. Tác giả cho biết kết luận tổng quát ngay từ phần dẫn
nhập, sau đó qua bốn phần chính, tác giả đưa ra thứ lớp các băng chứng, chứng
minh cho mô hình từ căn bản khai sinh ra vũ trụ, cho đên sự biến hóa tiếp diễn
từ giản đơn đến phức tạp qua tổng họp Dịch với Âm Dương Ngũ hành. Người đọc có
cảm giác như đang phiêu lưu đi tìm một kho tàng cổ vô giá, đã bị vùi lấp dưới
lau sậy của hàng ngàn năm vô tri thức. Giá trị của kho tàng không phải để tôn
vinh một niềm kiêu hãnh dân tộc suông, mà còn có tiềm năng cống hiến những giải
pháp quý giá cho các bế tắc khoa học hiện đại.
Với những thành công vượt bậc trong các khoa học chuyên ngành, khoa học
hiện đại vẫn lúng túng khi đi tìm sự thống nhất giữa khoa học vi mô và khoa học
vĩ mô, điển hình là sự thiếu dung hòa giữa lý thuyết lượng tử (quantum
mechanics) và lý thuyết tương đối (relativity physics). Trong khi đó Lý học
Dịch Âm Dương Đông phương đã có tham vọng lý giải tổng quát và định tính những
tương tác phức tạp giữa các yêu tô thiên nhiên, từ hạt lượng tử đến các dải
ngân hà, và con người với vũ trụ.
Thật là khó hiểu khi thấy kho tàng
tri thức vĩ đại này vẫn tồn tại như một sự huyền bí với tiến bộ của loài người,
từ hàng nghìn năm nay, mặc dù tiềm năng áp dụng không chỉ giới hạn trong khoa
học tự nhiên, mà còn lan đến khoa học nhân văn (xã hội học, tâm lý học, triết
học...) và cả những ngành liên quan đến nhân sinh như nghệ thuật hay tâm linh
học. Cảm nhận điều này còn dẫn đến một nghi vấn lớn cho khoa học hiện nay: Động
lực nào đã thúc đẫy loài người trong giai đoạn bị coi là bán khai tò 5 - 6
nghìn năm trước, đi tìm và giải quyết những vấn đề mà nhân loại hiện nay mới
bắt đầu phải đối đầu?
Đây cũng là điểm đáng được đánh giá
cao nhất của tác phẩm MTVTVMĐP vì đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng phong
trào “duy tân” cho nền văn minh cổ kính vĩ đại này. Xây dựng trên nền tảng một
tri thức khách quan và nhất quán về nguồn gốc vũ trụ tiền không gian, tiền thời
gian và vô số lượng, nền văn minh này có thể còn vượt trên nền văn minh hiện
đại về một số phương diện.
Hiện nay khoa học hiện đại vẫn còn
tranh cãi sự hiện diện một quyền uy tối cao có quyền thưởng phạt vào thời điểm
0, thì tri thức tối cổ này đã minh triết một quy luật khách quan, nhất quán và
phổ quát về vận hành của vũ trụ. Hơn thế, tri thức này còn có thể hàm ẩn một
giải pháp phổ quát cho những học giả muốn áp dụng quy luật khách quan này vào
việc giải quyết những bế tắc lớn ngày nay của nhân loại. Đe dọa đến sự sống còn
của nhân loại ngay trước mắt phải kể đến hiểm họa ô nhiễm môi trường và mất
thăng bằng phân bố của cải trong xã hội. Nhà bác học Stephen W.Hawking đã tiên
đoán là với trình độ khoa học hiện tại, nhân loại không thể giải quyết kịp
những hậu quả do chính khoa học gây ra.
Chìa khóa để mở kho tàng này, lạ
thay đã luôn luôn hiện diện trong nền văn minh Đông Nam Á, chỉ bị che phủ bởi
một bức màn u minh nhân tạo. Công trình đặc sắc của tác giả NVTA chứng minh một
cách hệ thống rằng bức màn vô minh này có thể bị soi thủng bởi minh triết văn
chương bình dân Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản. Qua những lý luận đầy sáng tạo,
tác giả NVTA đã nhiệt thành chứng minh và kết luận rằng: Lý học Dịch Âm Dương
phải có nguồn cội chính từ Lạc Việt mà Việt Nam là nơi duy nhất còn lưu giữ
được. Tác giả NVTA cũng ứng dụng hết sức sắc sảo tinh túy văn hóa dân quan Việt
Nam vào việc thanh lọc những bế tắc phi lý của logic Lý học Dịch Âm Dương tồn
tại trong những thư tịch bác học cổ. Sau khi đọc hết phần I, II, và III, câu
hỏi hiển nhiên là tại sao vấn đề rõ ràng là sai như thế mà không học giả Hoa Hạ
nào tìm hiểu để giải quyết trong suốt mấy nghìn năm?
Không những ở Hoa Hạ, mà cả ở Việt
Nam biết bao nhiêu nhân tài trong nền văn minh bác học, cũng đã bất lực khi tìm
hiểu căn bản Lý học Dịch Âm Dương qua kiến thức chấp nối từ thư tịch cổ. vấn
nạn như thế để hiểu phần nào trí tuệ vĩ đại của tiền nhân. Hầu như biết trước
được sự suy tàn của nền văn minh Lý học Dịch Âm Dương, các ngài đã để lại di
chúc cho đời sau bằng những ấn dụ như ca dao, tục ngữ, truyện kể, những tranh
dân gian mộc mạc màu sắc, những món ăn thiêng liêng hương vị, những trò chơi
hồn nhiên cho trẻ em, những phong tục tập quán lễ nghĩa... để đợi ngày tinh túy
được phục hưng. Tuồi thơ của chúng ta có lẽ đã trải qua bao lần bâng quơ tự
hỏi: tại sao lại có những dấu hiệu huyền bí trong tranh dân gian, câu cú đầy ẩn
ý trong Lĩnh Nam Chích quái, hay đời cô Tấm tại sao lại phong ba đến
thế, so với cô gái Lọ Lem?
Tác phẩm MTVTVMĐP giúp chúng ta hiểu
rằng cái tinh túy của Lý học tiền nhân đã cẩn thận gói ghém để trao truyền.
Điều kiện lựa chọn truyền nhân đích thực lại đơn giản đến tuyệt vời. Chỉ có
những học giả có lòng trân trọng văn hóa thuần túy dân dã Việt - một văn hóa
bát ngát với câu Kiều bờ tre, mái rạ (thơ Chế Lan Viên) - mới có thể có được
cái trực giác thẳng vào trọng tâm của Lý học Dịch Âm Dương để tìm ra những
tương tác căn bản. Tiền nhân đã bỏ qua những tiêu chuẩn hạn hẹp như chủng tộc,
màu da, tôn giáo, hay giai cấp xã hội trong việc lựa chọn truyền nhân. Các ngài
hiểu rằng qua bao thăng trầm của lịch sử, những yếu tố đó đều là phụ và khó bền
vững. Tương tự như xây dựng một Kim Tự Tháp với chân vững chãi bên Ai Cập, tinh
túy của một nền triết học huyền vĩ được bồi đắp trong tâm khảm người Việt bằng
những ứng dụng nhuần nhuyễn phổ biến sâu rộng trong quần chúng nông thôn và hạ
tầng cơ sở. Bài học này khiến chúng ta càng phải trân trọng giữ gìn những
truyền thống xưa, vì biết đâu chúng còn chứa đựng những tinh hoa để lại mà
chúng ta chưa tìm hiểu hết.
Tác phẩm MTVTVMĐP kết thúc bằng
truyện ngụ ngôn “Trê Cóc” đầy ý nghĩa. Cóc là linh vật của văn minh Văn Lang,
thường hay thấy trên mặt các trống đồng. Cóc được tôn vinh là cậu ông Trời hay
cội nguồn vũ trụ trong văn chương truyền khẩu. Cóc sinh ra nòng nọc: Danh từ
“nòng” (tròn rỗng) và “nọc” (sắc nhọn như cọc) là tượng hình nôm na nhất của
yếu tố Âm Dương. Vũ trụ vận hành dẫn đến Âm Dương tương tác.
Trong truyện , cá trê đầy tham vọng
hão huyền như Lý Ngư Vọng Nguyệt tượng trưng cho văn hóa Hoa Hạ, nhận lầm nòng
nọc làm con. Cá trê mang nòng nọc về nuôi, hay mang Lý học Dịch Âm Dương về
nhận làm văn hóa riêng, vì thế sau bao năm cọc cạch vẫn không hiểu được tinh
túy. Nòng nọc đến ngày khôn lớn, mọc hai chân, lại trở về với Cóc là cha đẻ
đích thực, tượng trưng cho sự phực hồi nền văn minh Văn Lang. Ẩn dụ tuyệt vời
này đã được truyền khẩu bao đời, đến bây giờ ta mới thấm thìa chiều sâu của nó.
Tác giả NVTA đã dùng một số lớn tài
liệu thư tịch cổ Trung Hoa để minh chứng cho lý luận của mình. Nội dung phần
lớn của Lý học Dịch Âm Dương, nhất là các kiến thức áp dụng đều được ghi chép
kỹ lưỡng trong những thư tịch cổ xưa này. Ngày nay, nếu còn có thể phục hưng
lại Lý học Dịch Âm Dương, cũng phải dựa trên những tài liệu sách vở còn lưu
truyền lại. Truyền thống bảo tồn các tư liệu văn hóa từ ngàn xưa của người Hoa
Hạ rất là uyên bác. Mặc dù không nắm được phần tinh túy của lý thuyết, người
Hoa Hạ cũng cảm nhận được giá trị vĩ đại của Lý học Dịch Âm Dương nên họ đã dày
công gìn giữ. Khi thôn tính Văn Lang, họ đã không thô bạo như Mã Viện sau này,
mang hết những trống đồng chiếm được ra đun chảy để đúc đồng trụ Giao Chỉ.
Như thế, người Hoa Hạ có thể không
có công sinh, nhưng có đóng góp vào công dưỡng Lý học Dịch Âm Dương. Lý học
Dịch Âm Dương là tài sản tinh thần cao quý chung của cả nhân loại. Trên con
đường phục hưng giá trị cao quý này, chúng ta phải công tâm thừa nhận tất cả
mọi đóng góp trong hàng ngàn năm qua. Một điều quan trọng là cờ quẻ Ly của Đại
Hán cũng không có hai điểm Thiếu Âm và Thiếu Dương. Chúng ta cần tìm hiểu văn
hóa bình dân của nước này để tìm thêm những tư liệu mới. Có thể Đại Hán cũng
góp phần vào việc phục hồi tinh túy của Lý học Dịch Âm Dương.
Người Lạc Việt biết đâu cũng thừa
hưởng Lý học Dịch Âm Dương từ một cội nguồn trước đó và cũng không phải là chủ
nhân của ông. Vinh dự là truyền nhân đích thực của hệ thống tư tưởng này trong
một giai đoạn lịch sử nào đó đã là quá lớn. Giới nghiên cứu Dịch hiện đại phải
chuẩn bị hết sức công phu về mặt logic đế công bố giả thuyết này, nếu không có
thể không đứng vững được trên diễn đàn quốc tế. Trong thời gian hiện nay, nếu
có thể được nên tránh những kết luận có tính chất đoán chắc. Tất cả những suy
diễn từ một chứng cớ nào đó nên để dưới dạng giả thuyết.
Trong tác phẩm MTVTVMĐP, kết luận
Lạc Việt là chủ nhân đích thực của Lý học Dịch Âm Dương được lặp đi lặp lại rất
nhiều lần. Người viết đề nghị nên thu tóm những kết luận này trong vài chương
chính, còn để chỗ cho phần suy diễn. Ket luận này cũng nên coi là giả thuyết,
chứ chưa phải là sự thật hiển nhiên đã được chứng minh.
Phần miêu tả về phương pháp suy diễn
dựa trên các tiêu chuẩn khoa học hiện đại, cũng được lặp lại quá nhiều lần. Nếu
có thể được, mong tác giả NVTA tạo một chương hay một mục về phương pháp luận
chung. Khi cần thì trích ra là đủ, không cần phải lặp lại.
Một
khái niệm so sánh trong phần II chương V về Thái cực với Kiến tánh có thể gây
tranh cãi không cần thiết. Thái cực là thực thể vật chất, mặc dù không chi phối
bởi không gian, thời gian hay số lượng của bất cứ hệ thống vật lý nào của khoa
học hiện đại. Sau thời điểm 0, Thái cực bất chợt biến hóa nhường chỗ cho Lưỡng
nghi. Kiến tánh là một hiện tượng tâm thức thường
hằng tồn tại với Thái cực và bất cứ
biến hóa nào sau đó của Thái cực. Đối với Kiến tánh, hiện tượng Thái cực biến
thành Lưỡng nghi cũng chỉ là Không (không đây có nghĩa là không thường hằng,
chứ không phải là không có hiện hữu). Mặc dù hai khái niệm đều không bị chi
phối bởi không thời gian và số lượng, nhưng theo thiển ý của người viết, chúng
hỗ trợ cho nhau nhưng không tương tự.
Hình như trong phần III, tác phẩm có
chương đề cập đến nền văn minh Atlantic và phân loại thời đại số V cho văn minh
Văn Lang. Theo thiển ý của người viết, những suy diễn này quá xa với những tài
liệu nêu ra, và không làm sáng tỏ thêm chủ đề. Nếu có thể được, xin tác giả gác
lại những chi tiết này để dùng cho một tác phẩm khác.
Cũng xin tác giả cho một chương về
phần định nghĩa các từ quan trọng dùng trong sách chẳng hạn như: tiêu chí, minh
triết, căn để, mệnh đề, định đề... để người đọc không hiểu lầm.
22-5-2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét