Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

LỊCH SỬ PHỦ DÀY NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

 BÙI VĂN TAM

(Hội văn nghệ Nam Định)

Hơn 40 năm nghiên cứu về Phủ Dầy, tôi băn khoăn về một số vấn đề, muốn trao đổi cùng các nhà nghiên cứu sử học để cùng tìm hiếu.

Vấn đề Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Phủ Dầy ngay từ năm 1967 tôi đã được Viện trưởng Viện Sử học Trần Huy Liệu góp ý kiến về cuốn Lược sử huyện Vụ Bản, khuyên tôi phải nghiên cứu sâu hơn về Phủ Dầy, vì ông cho rằng đó là một hiện tượng tôn giáo độc đáo, mang nhiều tính chất văn hóa tín ngưỡng bản địa, có bản sắc văn hóa dân tộc của dân ta, và đó cũng là một nét khác biệt với các tỉnh khác của nước nhà. Thực ra, thì mãi đến năm 1976, khi huyện ủy Vụ Bản yêu cầu tôi biên soạn Lịch sử Đảng bộ Huyện Vụ Bản tôi mới có “điều kiện” để nghiên cứu. Nhưng phải đến thập kỷ 90 của thế kỷ XX, hòa nhịp vào công cuộc đổi mới, tôi đã biên soạn Lịch sử xã Kim Thái thì mới đi sâu vào nghiên cứu Phủ Dầy. Những vấn đề bức xúc và băn khoăn cân phải có kiến giải phân minh, xác đáng. Tôi cung cấp tư liệu và đua ra kiến giải của mình để cùng trao đối với các nhà nghiên cứu.

1.     Tại sao lại gọi là phủ Dầy?

 Sách Vân Cát thần nữ của Vũ Ngọc Khánh  Phạm Văn Tỵ (NXB Văn hóa Dân tộc - 1990) ngay phần đầu sự tích và huyền thoại ghi: “Liễu Hạnh đã trừng trị một hoàng tử đã ve vãn nàng ở bến nước bên đèo Ngang, đã tặng vua một đôi giày khi vua ghé thăm quê nàng ở Vụ Bản (Hội Phủ Giầy do sự tích này).” Nhưng năm 1992 - 1993, khi về làm việc ở Kim Thái, không ai biết truyền thuyết đôi giày này. Năm 1976, khi công nhận xếp hạng di tích Phủ Dầy đã ghi trong Bằng công nhận là Phủ Giầy, lại có chỉ thị (cùng với Sở Văn hóa Hà Nam Ninh) phải viết Phủ Giầy chứ không được viết Phủ Dầy. Đến năm 1993, khi gặp các cụ ở Kim Thái, mới biết tên làng cũ An Thái là Kẻ Dầy, chữ Nôm là 几履(5 như Kiều Oánh Mậu năm 1912 vỉết Tỉẻn phả dịch lục. Văn bia năm 1902 của Cao Xuân Dục ở phủ Vân Cát cũng viết Phủ Dầy (Dầy là dầy mỏng). Vậy phải gọi là Phủ Dầy mới đúng và lý do là như thế, chứ không phải Mau dâng giầy cho vua. Trước đây thường lấy tên làng ghép để gọi đền chùa bằng tên Nôm: dân Kẻ Dầy, đền Kể Dầy, sau dân quen gọi đền thờ Mầu là Phủ nên đổi thành Phủ Dầy.

2. Có phải lăng mộ Thánh Mu Liễu Hạnh do vua Bảo Đại trả ơn mà xây dựng không? Câu trả lời là không đúng!

Năm 1938, đệ tử Phổ Hóa cung ở Kinh thành Huế bỏ tiền và hưng công xây dựng lăng Mu, và đặt bia ghi việc Thánh Mẫu giáng bút cảm ơn đệ tử Đào Chi của cung Phổ Hóa ở Huế đã xây dựng lăng mộ “minh chửng có trời!” Mu đã khẳng định:

Xuân Kinh Phổ Hóa đàn con

 Đàn con Phổ Hóa là con có tình

Có tình mẹ cũng thương tình

 Đắp lăng xây mộ chứng minh có trời!

Tiên Hương linh tích muôn dời

 Trường Xuân phúc quả thảnh thơi lâu dài

Có duyên, ờ cũng có tài

Thực là tình mẹ, lâu dài nghĩa con.

Lạc khoản khắc bia này: “Ngày tốt tháng ba năm Mậu Dần (1938) niên hiệu Bảo Đại. Đệ từ nam nữ Đào Chi Phổ Hóa Xuân Kỉnh cùng chung lập nên”.

Như vậy là bia làm năm 1938 ghi nhận sự hoàn thành của đệ tử Đào Chi Phổ Hóa. Thế mà giáo sư Ngô Đức Thịnh viết trong Đạo Mu (NXB Khoa học Xã hội - 2007) như sau:

“Theo sách cũ ghi lại, năm 1937, người trẩy hội Phủ Dầy được biết tin vua Bảo Đại lấy vợ lâu không có con, bà hoàng hậu (theo đạo Thiên chúa) đến cầu khẩn ở đền Sòng, đã được Mu ban cho hoàng tử Bảo Long. Thánh Mu báo mộng cho biết mộ của Mầu ở ngôi miếu xứ Cây Đa, Phủ Dầy. Năm 1938, để trả ơn Mu, vua Bảo Đại đã cho “Hội Xuân Kinh” triều đình Huế hưng công xây dựng khu lăng Mu toàn bằng đá xanh và đá hồng ”(trang 144).

Sang trang 145, tác giả viết tiếp: “Mu ở phía Nam, có hai nhà bia cũng được làm bằng đá xanh là nơi đặt bàn thờ bà chúa Liễu và văn bia ca ngợi công đức”

“Tiên Hương linh tích muôn đời

Trường xuân phúc quả, thảnh thơi lâu dài.”

     Như vậy, giáo sư đã đọc và trích trong văn bia của đệ tử Đào Chi Phổ Hóa Xuân Kỉnh hai câu thơ trên, có nghĩa là biết lăng mộ của Thánh Mẩu do họ lập ra, chứ đâu phải của Hội Xuân Kinh triều đình Huế lập ra. (Xuân Kinh có nghĩa là kinh thành Phú Xuân xưa ở Huế)

Lại nữa, sau ba năm, giáo sư cho ra đời cuốn Đạo Mu Việt Nam với số trang đồ sộ hơn (NXB Tôn giáo - 2010), và ở trang 155 tác giả vẫn lặp lại nguyên văn như đoạn in trong sách năm 2007: “Người ta cũng tương truyền rằng năm 1937, vua Bảo Đại ỉấy vợ không có con, nên Nam Phương hoàng hậu đến cầu tự ở đền Sòng (Thanh Hóa), sau ứng nghiệm sinh hoàng tử Bảo Long. Sau đó, Thánh MẫuLiễu Hạnh đã báo mộng cho biết mộ của Người ở xứ Cây Đa, thôn Tiên Hương, Phủ Dầy. Để trả ơn Mu, năm 1938, vua Bảo Đại cho Hội Xuân Kinh triều đình Huế tiến hành hưng công xây dựng khu lăng mộ Mu bằng đá. Cũng có tư liệu cho rằng việc xây dựng lăng Mu chủ yếu là do những đệ tử ở Huế, thành viên của Hội Xuân Kinh (hay hội Sơn Nam) đã bỏ tiền bạc và trực tiếp ra đây xây dựng”.

Như vậy có nghĩa là tác giả đã “phớt lờ” văn bia của Đào Chi Phổ Hóa đặt ở lăng Mu, mặc dầu có đọc (nếu không đọc tại sao lại trích dẫn được?) Nghịch lý hơn nữa:

-    Giáo sư cho biết vua Bảo Đại cho vợ đi cầu tự vì lâu không có con, cầu tự năm 1937, mà lại sinh ra hoàng tử Bảo Long vào 04 tháng 01 năm 1936.

-    Ai cũng biết Nam Phương hoàng hậu lấy vua Bảo Đại ngày 20 tháng 03 năm 1934 và đến ngày 04 tháng 01 năm 1936 (tháng 12 năm Ất Hợi) thì đẻ hoàng tử Bảo Long.  Nếu đúng như  giáo sư Ngô Đức Thịnh cho biết, thì Nam Phương đBảo Long trước hàng năm rồi mới đi cầu tự để ứng mộng?

-    Vả lại, mới lấy nhau 1 năm 10 tháng đã sinh con và từ năm 1936 đến 1943 bà Nam Phương “sòn sòn” ra các vị:

Hoàng tử Bảo Long 1936 (ngày 04/01)

Công chúa Phương Mai 1937 (ngày 01/08)

Công chúa Phương Liên 1938 (ngày 03/11)

Công chúa Phương Dung 1942 (ngày 5/02)

Hoàng tử Bảo Thăng 1943 1

Có lẽ ít người “mắn đẻ” như Nam Phương hoàng hậu, chỉ trong khoảng trên dưới 7 năm đã sinh được 5 người con liền. Thế mà vẫn mang tiếng “lấy v đã lâu không có con”.

3. Phủ Dầy thờ ai?

Có người cho là người “ngớ ngẩn” mới hỏi như vậy. Có người lại cho rằng Phủ Dầy thờ Mu Liễu Hạnh chứ thờ ai? Ông từ Trần Viết Đức ở Phủ Dầy Tiên Hương và ông từ Trần Văn Bái ở Phủ Dầy Vân Cát – vào những năm 80 của thế kỷ XX - đêu chỉ dẫn cho tôi nghiên cứu nội dung thờ Tam tòa Thánh Mẫu: Liễu Hạnh, Duy Tiên và Quế Anh. Năm 1988 - 1993, khi nghiên cứu để biên soạn cuôn Lịch sử Đảng bộ huyện Vụ Bản cũng như Lịch sử xã Kim Thái, hai vợ chông ông từ Đức và ông từ Bái đều cho tôi nhiều lần vào nội cung để nghiên cứu và đều giới thiệu đúng như vậy. Cụ thể, lúc đầu trong nội cung phủ Tiên Hương có khám kính đặt 5 bức tượng trong khám, gồm: Thánh Mu Liễu Hạnh mặc áo đỏ, Thánh Mu Duy Tiên mặc áo xanh, Thánh Mẫu Quế Anh mặc áo trắng. Đó là Tam tòa Thánh Mu của Phủ Dầy, hai bên có tượng Thánh phụ và Thánh mẫu của thánh Mu Liễu Hạnh. Sau này khi sửa phủ cổ 4 gian thành nơi thờ các vị Khải thánh, đưa Thánh phụ và Thánh mẫu về đó thờ, thì khám kính còn ba vị Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Duy Tiên và Quế Anh.

Nhưng các sách Đạo Mẫu (2007) và Đạo Mu Việt Nam (2010) của giáo sư Ngô Đức Thịnh lại cho đó là Tam tòa Thánh Mu của đạo Tứ phủ.

Trong Đạo Mẫu (2007) viết về Phủ Dầy Vân Cát có đoạn: “Cung đệ nhất (chính cung) ở trong cùng, bao gồm ba gian khung gỗ làm theo kiểu mái cuốn lợp ngói ta. Trên bàn thờ có ba khám thờ Tam tòa Thánh Mầu: Đệ nhất Liễu Hạnh, mặc áo đỏ được đặt chính giữa; Mầu đệ nhị áo xanh, bên trái và Mu đệ tam áo trắng bên phải.” Phần chú thích ghi:

1.    Mầu đệ nhất Thượng Thiên (Liễu Hạnh)

2.    Mầu đệ nhị Thượng Ngàn

3.    Mẫu đệ tam Thoải cung.[1]

Về phủ Dầy Tiên Hương, giáo sư Ngô Đức Thịnh viết: Cung đệ nhất... gồm ba gian, là nơi thờ Tam íòa Thánh Mầu. Mu đệ nhất ở giữa mặc áo đỏ, đồng nhất với Mu Liễu Hạnh. Mu đệ nhị Thượng Ngàn - áo xanh và Mu đệ tam Thoải phủ - áo trắng đặt hai bên.[2]

     Trên thực tế văn bản 24 bản sắc phong đời Lê - Nguyễn không hề có chữ nào đả động đến Tam tòa Thánh Mẫu của Đạo Tứ phủ (Mu Thượng Thiên, Mu Thượng Ngàn và mẫu Thủy  phủ) mà tất cả mỹ tự trong toàn bộ sắc phong đều dành cho Tam tòa Thánh Mẫu ở phủ Dầy, nơi đang thờ ba vị Thánh Mu, Liễu Hạnh, Duy Tiên và Quế Anh. Ngoài ra còn có sắc phong Thánh phụ và Thánh mẫu của Mầu Liễu Hạnh (xem thêm phần IV: Các di tích lịch sử Phủ Dầy, trong sách PHỦ DẦY VÀ CÁC NỮ THẦN VỤ BẢN TRONG TÍN NGƯỠNG THÁNH MẪU LIỄU HẠNH, Nxb. Hồng Đức, H, 2020).

  Thật sai, trong sách Đạo Mầu (2007) giáo sư Ngô Đức Thịnh lại viết: “Phủ Nội ở xóm 1 Tiên Hương, xây dựng năm Duy Tân thứ nhất (1907)... Cung đệ nhị thờ Tam tòa Thánh Mu, trên ngai có tượng Liễu Hạnh công chúa, mặc áo hồng; Quỳnh Cung Duy Tiên công chúa, mặc áo xanh là em dâu của Mu và Quảng Cung Quế Anh công chúa là cháu của Mu mặc áo trắng. Cả ba vị này đều có sắc phong thời Nguyễn.”[3]Sách còn ghi tiếp: “Khải thánh từ... ngôi từ đường họ Trần này dựng năm Thành Thái thứ nhất (1889) đến năm Khải Định thứ 8 (1923) tu sửa và mở rộng hơn. Hiện nay, trong ngôi phủ này thờ Thủy tổ Lê Công Tiên ở cung đệ nhất cùng với bố mẹ Thánh Mu. Cung Đệ nhị thờ Tam tòa Thánh Mẩu, cung ngoài thờ Tứ phủ Công đồng”.

Như trên đã nói, sắc phong cũng ch phong cho Tam tòa Thánh Mẫu của phủ Dầy. Năm 1996, tôi dự trong đoàn khảo sát Phủ Dầy của Sở Văn hóa do pgiám đốc Tràn Văn Bút dẫn dầu đã phát hiện ở phủ Tiên Hương một hộp gỗ sơn đựng hơn hai chục sắc phong từ đời Lê Vĩnh Khánh đến (1728) đến đời Khải Định (1924) chia làm 2 loại:

-  Loại thứ nhất: Phong cho Tam tòa Thánh Mu của Phủ Dầy (Đệ nhị Quỳnh cung Duy Tiên công chúa và Quảng cung Quế Anh công chúa).

-  Loại thứ hai: phong cho từng Thánh Mầu, trong đó có cả sắc phong cho bố mẹ Thánh Mầu. Hòm sắc phong này hiện đang lưu giữ nguyên vẹn ở phủ Dầy Tiên Hương.                                                                                                       

      Trong hòm sắc phong này còn có 4 sắc phong của Tam tòa Thánh Mẫu phủ Dầy (1sắc phong chung 3 vị và 3 sắc phong riêng từng vị) nhưng lại phong cho đền An Trung và An Hạ của huyện Đại An (tức Quảng Nạp xã Yên Đồng huyện Ý Yên). Chúng tôi đã báo tin cho phủ Quảng Nạp ở Yên Đồng lên nhận. Khi xây dựng lại phủ Quảng Nạp (phủ Nấp), UBND xã Yên Đồng và ban quản lý đã lên đón nhận 4 đạo sắc phong đó. Như vậy, Phủ Nấp hay nói từ đời Hoằng Định (1601) đến 1781 đã có sắc phong cho bà Phạm Tiên Nga thờ ở Phủ Nấp, nhưng nay vẫn chưa thấy, còn ở Phủ Nấp cũng thờ Thánh MẫuLiễu Hạnh và Tam tòa Thánh Mu ở Phủ Dầy. Vì sắc phong chỉ phong cho thần thờ ở đền phủ ấy mà thôi.

     Như vậy, xét về hiện trạng cũng như tư liệu, có thể rút ra hai nhận xét:

-   Nội cung phủ Dầy thờ Tam tòa Thánh Mấu của Phủ Dầy và có điện thần Tứ phủ (xem như cung đình của Mu): Tam tòa Thánh Mẫu đó là ba vị Thánh Mu Liễu Hạnh, Duy Tiên và Quế Anh, chứ không phải Mu Thượng Thiên, Thượng Ngàn, Thủy phủ. Trong điện thần Tứ phủ công đồng của Mu có việc thờ Tam tòa Thánh Mu của đạo Tứ phủ hay không? Xin các học giả cho thêm ý kiến.

-   Hệ thống điện thần của phủ Dầy không giống như sơ đồ hệ thống điện thần của giáo sư Ngô Đức Thịnh nêu ra cho đạo Tam, Tứ phủ là Phật bà Quan âm đứng đu điện thần, trên cả Ngọc hoàng thượng đế.[4] Điện thần của phủ Dầy không có tượng Phật nào cả.

Và do đó, câu trả lời cho câu hỏi: “Phủ Dầy thờ ai? Chính là phủ Dầy thờ bà Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay nói rộng ra là thờ Tam tòa Thánh Mẩu Liễu Hạnh, Duy Tiên và Quế Anh theo đúng sắc phong từ đời Lê, Nguyễn để lại. Trong phủ có thờ điện thần tứ phủ công đồng, coi như hệ thống cùng hoạt động với Thánh Mau Liễu Hạnh.

Nói như thế, không có nghĩa là Thánh Mu không nằm trong đạo Tứ phủ. Mà muốn nói rằng đã thờ thần thì phải “chính danh định phận” cho vị thần đó. Bỏ ra ngoài một vị thần thờ ở đó là một sai lầm cả về mặt tâm linh và tâm thức đối với các vị thần thờ ở ngôi đền, phủ đó theo như sắc phong đã có. Sắc phong cũng chỉ phong cho vị thần thờ ở đền ấy. Có sắc phong mà lại thờ thần khác thì chấp nhận sao được?

4. Vấn đề “Tam thế luân hồi” của Thánh Mấu Liễu Hạnh.

     Trước đây, nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, chỉ biết đến hai đời của Mu ở Vân Cát và Tây Mỗ. Phủ Tiên Hương cũng như phủ Vân Cát đều có hoành phi: “Nhất thần lưỡng hóa” (một vị thần hai lần sinh hóa) cũng đều có niên hiệu Bảo Đại (1930 và 1934). Đầu thế kỷ XXI, khi xây dựng lại phủ Nấp, các nhà nghiên cứu mới tìm thấy nhiều tài liệu về phủ Nấp có liên quan nhiều đến truyền thuyết tam thế luân hồi của Thánh Mu Liễu Hạnh. Mu của phủ Dầy, nơi đang thờ ba vị Thánh Mu (Liễu Hạnh, Duy Tiên và Quế Anh), ngoài ra còn có sắc phong Thánh phụ và Thánh mẫu của Mu Liễu Hạnh.

     Thế nhưng trong sách Đạo Mầu (2007) giáo sư Ngô Đức Thịnh lại viết: “Phủ Nội ở xóm 1 Tiên Hương xây dựng năm Duy Tân thứ nhất (1907)... Cung đệ nhị thờ Tam tòa Thánh Mấu, trên ngai có tượng Liễu Hạnh công chúa, mặc áo hồng; Quỳnh Cung Duy Tiên công chúa, mặc áo xanh là em dâu của Mầu và Quảng Cung Quế Anh công chúa là cháu của Mau mặc áo trắng. Cả ba vị này đều có sắc phong thời Nguyễn.”[5]

Sách cũng ghi tiếp: “Khải thánh từ... ngôi từ đường họ Trần này dựng năm Thành Thái thứ nhất (1889) đến năm Khải Định thứ 8 (1923) tu sửa và mở rộng hơn. Hiện nay, trong ngôi phủ này thờ Thủy tổ Lê Công Tiên ở cung Đệ nhất cùng với bố mẹ Thánh Mầu. Cung Đệ nhị thờ Tam tòa Thánh Mấu, cung ngoài thờ Tứ phủ Công đồng”.

Như trên đã nói, sắc phong cũng chỉ phong cho Tam tòa thánh Mau của phủ Dầy. Năm 1996, tôi dự trong đoàn khảo sát Phủ Dầy của Sở Văn hóa do Phó Giám đốc Trần Văn Bút dẫn dầu đã phát hiện ở Phủ Tiên Hương một hộp sắc phong có hơn hai chục sắc phong từ đời Lê Vĩnh Khánh đến (1728) đến đời Khải Định (1924) chia làm 2 loại:

-  Loại thứ nhất: Phong cho Tam tòa Thánh Mẩu của Phủ Dầy (Đe Quỳnh cung Duy Tiên công chúa và Quảng cung Quế Anh công chúa).

-  Loại thứ hai: phong cho từng Thánh Mầu, trong đó có cả sắc phong cho bố mẹ Thánh Mầu. Hòm sắc phong này đang lưu giữ nguyên vẹn ở Phủ Dầy Tiên Hương.

Trong hòm sắc phong này còn có 4 sắc phong của Tam tòa Thánh Mẫu phủ Dầy (1 sắc phong chung 3 vị và 3 sắc phong riêng từng vị) nhưng lại phong cho đền An Trung và An Hạ của huyện Đại An (tức Quảng Nạp xã Yên Đồng huyện Ý Yên). Chúng tôi đã báo tin cho phủ Quảng Nạp ở Yên Đồng lên nhận. Khi xây dựng lại Phủ Quảng Nạp (phủ Nấp), UBND xã Yên Đồng và Ban Quản lý đã lên đón nhận 4 đạo sắc phong đó. Như vậy, Phủ Nấp hay nói từ đời Hoằng Định (1601) đến 1781 đã có sắc phong cho bà Phạm Tiên Nga thờ ở Phủ Nấnhưng nay vẫn chưa thấy, còn ở Phủ Nấp cũng thờ Thánh MẫuLiễu Hạnh và Tam tòa Thánh Mẫuở Phủ Dầy. Vì sắc phong chỉ phong cho thần thờ ở đền phủ ấy mà thôi.

Như vậy, xét về hiện trạng cũng như tư liệu, có thể rút ra hai nhận xét:

-  Nội cung Phủ Dầy thờ Tam tòa Thánh Mấu của Phủ Dầy và có điện thần Tứ phủ (xem như cung đình của Mau): Tam tòa Thánh Mau đó là ba vị Thánh Mau Liễu Hạnh, Duy Tiên và Quế Anh, chứ không phải Mầu Thượng Thiên, Thượng ngàn, Thủy phủ. Trong điện thần Tứ phủ công đồng của Mầu có việc thờ Tam tòa Thánh Mau của đạo Tứ phủ hay không? Xin các học giả cho thêm ý kiến.

-  Hệ thống điện thần của phủ Dầy không giống như sơ đồ hệ thống điện thần của giáo sư Ngô Đức Thịnh nêu ra cho đạo Tam, Tứ phủ là Phật bà Quan âm đứng đầu điện thần, trên cả Ngọc hoàng thượng đế.[6] Điện thần của Phủ Dầy không có tượng Phật nào cả.

Và do đó, câu trả lời cho câu hỏi: “Phủ Dầy thờ ai? Chính là Phủ Dầy thờ bà Thánh Mẩu Liễu Hạnh hay nói rộng ra là thờ Tam tòa Tháỉih Mẩu Liễu Hạnh, Duy Tiên và Quế Anh theo đúng sắc phong từ đời Lê, Nguyễn để lại. Trong phủ có thờ điện thần tứ phủ công đồng, coi như hệ thống cùng hoạt động với Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Nói như thế, không có nghĩa là Thánh Mau không nằm trong đạo Tứ phủ; mà muốn nói rằng đã thờ thần thì phải “chính danh định phận” cho vị thần đó. Bỏ ra ngoài một vị thần thờ ở đó là một sai lầm cả về mặt tâm linh và tâm thức đối với các vị thần thờ ở ngôi đền, phủ đó theo như sắc phong đã có. Sắc phong cũng chỉ phong cho vị thần thờ ở đền ấy. Có sắc phong mà lại thờ thần khác thì sao được?

4. Vấn đề “Tam thế luân hồi” của Thánh Mẩu Liễu Hạnh.

Trước đây, nghiên cứu về Thánh Mau Liễu Hạnh, chỉ biết đến hai đời của Mu ở Vân Cát và Tây Mỗ. Phủ Tiên Hương cũng như phủ Vân Cát đều có hoành phi: “Nhất thần lưỡng hóa” (một vị thần hai lần sinh hóa) cũng đều có niên hiệu Bảo Đại (1930 và 1934). Đầu thế kỷ XXI, khi xây dựng lại phủ Nấp, các nhà nghiên cứu mới tìm thấy nhiều tài liệu về phủ Nấp, có liên quan nhiều đến truyền thuyết tam thế luân hồi của Thánh Mu Liễu Hạnh.

Có nguồn gốc từ Quảng cung, thực là thần hóa

Vang tiếng tăm trong thiên hạ chỉ bởi hiếu trinh

Rồi đến Vân Cát, khuôn mẫu mẹ bao trùm hải nội Luôn vì phu tử, lòng nhân từ nhuộm thấm sơn hương.

Buổi Tây Mỗ, đoạt thân Hoàng Thị, tái hợp Đào quân Ngụ Kẻ Soi, dạy con học hành cho tròn phụ đạo.[7]

     Câu đối ở Phủ Dầy Tiên Hương:

Tam thế luân hồi, vu Vĩ Nhuế, vu Vân Cát, Vu Nga Sơn ngũ bách dư niên quang thực lục,

Lịch triều ba cổn, vi đế nữ, vi đại vương, vi chúng mẫu ức thiên vạn cổ điện danh bang.

Dịch:

Ba đời đổi thay, ở Vĩ Nhuế, ở Vân Cát, ở Nga Sơn hơn năm trăm năm, sự tích sáng ngời trong sử sách.

Các triều phong tặng là con trời, là Đại vương, là mẹ dân; muôn ngàn đời sau, tiếng tăm vang dội khẳp trần gian.

     Như vậy chúng ta thấy có sách thì chỉ chép có 2 đời ở Vân Cát, Nga Sơn, các đại tự ở Phủ Dầy cũng chỉ có “nhất thần lưỡng hóa”. Năm 1806, đời Gia Long thứ 6, Lý Văn Phức cho rằng Đoàn Thị Điếm chỉ nói có 2 đời vì bà yếu đuối không đi sâu được.

     Từ khi có Cát thiên tam thế thực lục ra đời, truyền thuyết “tam thế luân hồi” mới nổi lên. Sự thực thì truyền thuyết này được ghi chép lại do Vũ Huy Trác đời Lê Cảnh Hưng đã nêu ra.

     Thời Nguyễn thế kỷ XIX đã có ý đề cao, nhấn mạnh truyền thuyết tam thế luân hồi của Mu Liễu. Trong thực tế, tôi đồng tĩnh với quan điểm của nhà nghiên cứu Dương Văn Vượng, rõ ràng có 3 vị nữ thần Phạm Tiên Nga, Liễu Hạnh Công chúa và bà Hoàng Thị Trinh thờ ở ba nơi khác nhau. Nhưng các nhà Nho và các nhà đồng cốt đã ghép ba chuyện này vào một thân thế là Liễu Hạnh công chúa để tôn vinh về mặt tâm linh cho vị nữ thần này, tạo thành truyền thuyết “tam thế luân hồi” lung linh, huyền diệu và đậm yếu tố đạo đức trinh, hiếu, từ của một nhân vật Thánh Mu Liễu Hạnh. Đó chính là sự sáng tạo văn hóa dân gian của nhân dân ta, tạo nên một huyền thoại đẹp cho đời. Một điều hiển nhiên là ở Quảng Nạp, hay Phủ Dầy Vân Cát, hay Tây Mỗ đều lấy thần hiệu Liễu Hạnh là trung tâm để thờ phụng. Ngay sắc phong của Quảng cung, Vĩ Nhuế cũng phong cho Liễu Hạnh, Duy Tiên, Quế Aeh tam vị thánh Mẩu của phủ Dầy. Điều đó cũng nói lên rằng tín ngưỡng Mu Liễu Hạnh đã lan rộng ra cả Nam Định, Thanh Hóa ngay ở thế kỷ XVII, XVIII, sang thế kỷ XIX, XX đã phát triển khá mạnh. Phủ Dầy xứng đáng là trung tâm của tín ngưỡng Mu Liễu Hạnh và đạo Tam, tứ phủ.

     5. Thánh Mẩu Liễu Hạnh vị thần chủ của đạo Tam tứ phủ hay Đo Mẩu Viêt Nam

     Về vị thế Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong đạo Tam tứ phủ, giáo sư Ngô ĐứcThịnh đã có kiến giải sắc bén và xác đáng.

     Nhưng Thánh Mu Liễu Hạnh có phải là Thần chủ của Đạo Mu Việt Nam nói chung thì cần phải bàn luận cho minh xác.

     Có thể nói trên đất nước ta có nhiều vị Thánh Mu, được coi như Thánh Mẫu của các vùng miền. Ví dụ như bà chúa Xứ (bà chúa Xam) ở Nam Bộ, Bà Thiên Yana ở Nam Trung bộ, bà Thánh Mu Nam Hải Càn Vương ở Bắc Trung bộ, hay bà Ngũ Hành nương nương ở Nam Trung bộ (Quảng Nam). Ở Việt Bắc và miền Trung du nhiều nơi thờ Quốc Mu Âu Cơ... Tất cả các Thánh Mu đó, ta coi như đều nằm trong Đạo Mu Việt Nam, có thể không liên quan gì tới đạo Tam tứ phủ, hay có mối liên quan ít nhiều về một khía cạnh nào đó với Tam, tứ phủ. Như vậy, Mu Liễu Hạnh là Thánh Mu của Tín ngưỡng Mu Liễu Hạnh, chủ yếu ở miền đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, nay tuy có lan rộng nhiều nơi khắp Bắc, Trung, Nam đều có phủ thờ Thánh Mu Liễu Hạnh. Nhưng như thế, có thể coi Mu Liễu Hạnh là thần chủ của đạo Tam tứ phủ mà thôi?

     Trong Đạo Mu Việt Nam, giáo sư Ngô Đức Thịnh có nhận định: “Về bản chất, việc phụng thờ bà Thiên Yana, Bà chúa Xứ, Bà Đen không thuộc hệ thống thờ Tam phủ, Tứ phủ. Tuy nhiên, ít nhất từ giữa thế kỷ XX trở lại đây, cùng các lóp di dân của người Việt, nhất là sau năm 1954, nhiều nơi ở Nam Bộ, ngoài việc hình thành các đền phủ thờ Tam, Tứ phủ thì còn có việc các nơi đang thờ Mu, như ở núi Bà Đen, núi Sam, cũng ít nhiều chịu tác động của quá trình Tam phủ, Tứ phủ hóa.[8] Nói một cách khác, việc thờ Mu ở miền Nam có sự tích hợp nhiều tầng văn hóa, có tính chất đa văn hóa, cần phải xem xét, bóc tách ra.

     Vậy Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ của đạo Tam phủ, Tứ phủ có thể là thần chủ chung của đạo MẫuViệt Nam không? vấn đề này cần phải xem xét minh bạch, chu đáo hơn.

     Hơn ba chục năm nay, từ khi có lệnh phục hồi lễ hội Phủ Dầy cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, thì việc nghiên cứu về tín ngưỡng Thánh Mu Liễu Hạnh đã diễn ra tương đối mạnh mẽ, không chỉ nghiên cứu riêng về tín ngưỡng Mu Liễu Hạnh, mà đã mở rộng ra về Đạo Mẫu Việt Nam nói chung, các Thánh Mu ở khắp nước, miền Bắc, miền Trung, miền Nam bộ, Tây nguyên .v.v. đều đã được nghiên cứu. Nhiều vấn đề đã được giải mã, nội dung Đạo Mẫu được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về nhiều mặt, khiến mọi người đều hiểu rõ hơn về Đạo Mu nước ta. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải mã, phải có kiến giải thuyết phục để minh định nội dung của vấn đề.

Những vấn đề còn băn khoăn hiện nay chưa phải đã hết, như vấn đề cách tính thời gian Mầu Liễu qua đời trong tam thế luân hồi mà Cát thiên tam thế thực lục nêu ra đã thỏa đáng chưa?[9] Vấn đề “Phủ Chính” kiến giải như thế nào cho đúng? Và có nên đặt ra không? Vấn đề thị trường hóa các lễ hội cũng đang đau đáu trong ứng xử của các nhà quản lý văn hóa. Quản lý như thế nào cho các lễ hội đi vào con đường đúng đắn v.v… Cho nên, nêu ra 5 nỗi băn khoăn trên, chúng tôi cũng nhằm nghiên cứu cho đúng hướng, giải quyết những vấn đề bức xúc về tâm thức dân gian đi vào những nhận thức văn hóa đúng đắn hơn.

                                                              Mùa xuân Canh Tý 2020

BÙI VĂN TAM



[1] Ngô Đức Thịnh - Đạo Mẫu NXB Khoa học Xã hội 2007 trang 142-143.

[2] Ngô Đức Thịnh - Đạo Mẫu - Sđd trang 137

[3] Ngô Đức Thịnh - Đạo Mẫu Việt Nam - Sđd - trang 158. Như vậy, chính Ngô Đức Thịnh đã công nhận có Tam tòa Thánh Mầu ở Phủ Dầy gồm Liễu Hạnh, Duy Tiên và Quế Anh công chúa.

[4] Ngô Đức Thịnh - Đạo Mầu Việt Nam - Sđd trang 62.

[5] Ngô Đức Thịnh - Đạo Mầu Việt Nam - Sđd - trang 158. Như vậy, chính Ngô Đức Thịnh đã công nhận có Tam tòa Thánh Mầu ở Phủ Dầy gồm Liễu Hạnh, Duy Tiên và Quê Anh công chúa.

[6] Ngô Đức Thịnh , Đạo Mâu Việt Nam, Sđd trang 62.

[7] Ngô Đức Thịnh - Phủ Quảng Nạp. Sđd. Bài của Dương Văn Vượng trang 134.

[8] Đạo Mu Việt Nam - Sđd. Trang 331.

[9] Trong các tài liệu ở Phủ Quảng Nạp từ đời Lê đến Duy Tân lục niên (1912) bài Giáng bút của Thánh Mẩu có ghi: “Ta vâng mệnh giáng sinh, niên hiệu Thiệu Bình. Thiên Hựu đến nay 535 năm... Xin hãy làm con tính trừ 1912-1434=? Có được 500 năm không?”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét