Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

CÁ NHÂN TRONG NƯỚC AN NAM XƯA

 Trong tương lai gần, viện nghiên cứu văn hóa Minh Triết sẽ tiếp tục xuất bản bản dịch tiếng Việt hai luận văn tiến sĩ của giáo sư Nguyễn Mạnh Tường«Nức tiếng tranh khôi đoạt giáp với 2 bằng Tiến sĩ Quốc gia ở tuổi 22 (1932). Giáo sư Luật và văn  Nguyễn Mạnh Tường (1909 -1997) là hình ảnh mẫu mực của người trí thức Việt Nam về lòng tự trọng và bảo toàn danh dự.” Để có thể có những gợi ý tiếp xúc, chúng tôi trân trong mời bạn đọc Lời giới thiệu của chính tác giả trong CÁ NHÂN TRONG NƯỚC AN NAM XƯA  do dịch giả HIẾU TÂN thực hiện.

 

                                 GS. Nguyễn Mạnh Tường & GS. Hoàng Xuân Hãn tại Paris năm 1989

LỜI GIỚI THIỆU

 

Mở đầu nghiên cứu này chúng tôi thấy có bổn phận trình bày đôi lời biện giải và đưa ra một số giải thích.

Chúng ta biết đại cương sự tiến triển của nền lập pháp An Nam. Vào thời điểm chúng tôi viết những dòng này, một Bộ Dân luật mới vừa được ban hành, mà người ta cắt gọt theo mẫu Dân luật Pháp năm 1804. Như vậy công trình của Napoléon sau khi đã làm lóa mắt thế giới bằng ánh sáng chói chang của mình, sau hơn một thế kỉ, sau khi đã cung cấp dồi dào dưỡng chất cho luật pháp của nhiều nước phương Tây, đã vượt qua bao sông núi biển khơi, sắp sửa kết thúc hành trình vinh quang của nàng trên mảnh đất Viễn Đông cổ xưa, nơi mà có lẽ nàng muốn qua những ngày cuối cùng của mình trong bình yên và thanh thản. Nàng sắp sửa chạy trốn khỏi những đối nghịch của châu Âu văn minh, những phê bình bạc bẽo và khắt khe mà một trường phái luật học trẻ không ngớt tuôn ra với nàng. Người ta muốn nàng già nua, trăm tuổi, mang trên đôi vai gầy guộc của nàng gánh nặng của biết bao mùa đông lạnh lẽo, trong cái vẻ lụ khụ uy nghiêm của mình, nàng không còn tỏ ra đủ dẻo dai và linh hoạt để chạy theo cuộc sống luôn luôn trẻ trung, luôn luôn đổi mới. Phẫn nộ trước thái độ cực kì xấc láo ấy, nàng suy nghĩ tìm nơi ẩn náu êm ả trong mảnh đất viễn đông này, nơi mà xưa nay người già được tôn kính, tuổi già được tôn trọng và quý mến. Và ở đó, để phản bác mạnh mẽ những lời công kích nàng, bắt chước một triết gia cynique (khuyển nho) chứng minh vận động đang tiến lên, nàng đã chứng tỏ sức sống và khả năng sinh sản mắn của mình bằng cách đẻ con...Một đứa bé xinh đẹp giống mẹ nó như hai giọt nước: cả hai đều là tác phẩm của sự thỏa hiệp.

Nhưng không có gì là mới dưới ánh mặt trời, như Sách Giảng viên (Ecclésiaste)[1] đã than. Cũng chính hiện tượng này đã xảy ra cách đây hơn một trăm năm, vào buổi bình minh của thế kỉ mười chín. Vào thời gian đó vua Gia Long đã lên ngôi vua nước Nam, các đạo quân của ông vừa mới đây đã vãn hồi hòa bình. Xã hội tự điều hòa các cảm xúc của nó và tự tái lập trong thế cân bằng. Trật tự trở lại trong tiếng hoan hô nồng nhiệt. Một kỉ nguyên thịnh vượng mở ra. Gia Long lo ra một bộ Luật mới cho đế chế của ông. Vì mục đích ấy ông giao cho các cố vấn pháp luật của nhà nước sưu tập những điều luật và phong tục của nước Việt Nam cổ xưa. Trong suy nghĩ của ông, tất cả những luật lệ ấy phải tôn trọng tinh thần của các truyền thống cổ, thỏa mãn những nhu cầu mới của đời sống kinh tế và xã hội. Luật pháp phải xuất phát từ công việc hai mặt bảo tồn và thích nghi, dung hòa đòi hỏi tôn trọng với đòi hỏi của cuộc sống, thống nhất trong một tổng thể hài hoà những di sản đáng trọng của quá khứ dân tộc, những đòi hỏi chính đáng của thực tại. Nhưng Gia Long đã có lựa chọn sai lầm, và ông cố vấn pháp luật mà ngài ủy thác đã tỏ ra thờ ơ trễ nải hơn cả người phương Đông. Ông ta áp dụng một cách chặt chẽ và cẩn thận nguyên tắc cố gắng ít nhất; và thay vì làm tròn cái sứ mệnh tinh tế và khó khăn mà ông ta được giao phó, lười biếng hơn và kém tài hơn cả những người cóp nhặt [văn] ở Byzance, thậm chí không buồn nhét thêm lời của mình vào văn bản, ông ta đã tự hài lòng với việc sao chép nguyên xi Bộ Luật Mãn Thanh.

     Đây chính là lúc mà  An Nam vừa giành được độc lập, nhân dân Annam nhận được món quà mừng là một bộ luật nước ngoài mới được làm ra thế nhưng họ phải tuân theo và tôn trọng. Nền văn minh Trung Hoa bằng cách này củng cố nền thống trị mà nó đã áp đặt lên nhân dân An Nam từ nhiều thế kỉ. Như vậy Bộ Luật Gia Long đã biết đến một tài sản mà nó không xứng đáng và ngự trị không có tranh chấp trong  hơn một thế kỉ, cho đến thời gian gần đây. Không có nền pháp chế nào kém tính An Nam hơn nền pháp chế mà nó ban bố.

     Chúng ta cần xuất phát từ nguồn nào để phát hiện ra luật pháp thật sự của An Nam? Chúng ta cần tìm ở công trình lập pháp nào để gặp được thiên tài luật học An Nam? Thật ra, chúng ta cần hạ thấp yêu cầu. Không có một nền luật học đặc thù và thuần túy An Nam. Thiên tài luật học của An Nam chỉ là giấc mơ dịu ngọt mà người ta có thể ngây ngất chếnh choáng nhưng sớm muộn rồi cũng phải thức tỉnh. Tuy nhiên không nên hiểu rằng luật An Nam, dù ta có ngược về quá khứ xa xôi đến đâu, thì cũng chỉ là bản sao nhợt nhạt và mờ mịt hoàn toàn thiếu độc đáo, từ một nền lập pháp nước ngoài, nó không bao giờ hắt lại một hồi quang cực nhỏ của tâm hồn An Nam.

     Thật ra, nếu chúng ta đồng ý từ bỏ việc đi tìm cái tuyệt đối và tự bằng lòng với cái tương đối đơn giản thì chúng ta sẽ nhanh chóng nhận ra rằng có thứ thoả mãn được khẩu vị của chúng ta và làm dịu tính tò mò của chúng ta. Chúng ta biết rằng trước khi soạn (sưu tầm) bộ luật Gia Long, triều Lê đã lo cho dân An Nam một bộ luật xứng đáng với nó. Cái ấy gọi là Luật Nhà Lê, mà ông Maître, giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ đã phát hiện ra vào tháng 12 năm 1908 trong Thư viện của đế quốc ở Huế ông Raymond Deloustal đã dịch và công bố trong Kỉ yếu Trường Viễn Đông Bác Cổ (Bulletin de l'Ecole Française d'Extrême- Orient). Chắc chắn là - ông nói với chúng ta trong Lời giới thiệu ông viết cho bản dịch của M.H. Deloustat - bộ Luật này thấm đẫm tư tưởng Trung Hoa, nó đã tái tạo trung thành những của Luật của triều Đường, làm mẫu cho tất cả những tập sau, và đã được giữ hơn một mục. Nhưng đó là Luật Trung Hoa được sửa sang trong nhiều thế kỉ và hàng loạt những cách tân tiên tục trong những bộ phận... Dường như An Nam đời Lê sau khi đã thật sự giành được độc lập chính trị trước Triều đình phương Bắc, nhờ thiên tài của Lê Lợi, đã có một cố gắng rụt rè, nhưng thực chất và liên tục, nới lỏng những mối ràng buộc quá chặt của chư hầu về tinh thần trói nó với nền văn minh Trung Hoa. Từ đó dẫn đến Luật Nhà Lê là một tác phẩm độc đáo hơn nhiều, nếu ta muốn, mang đặc thù An Nam hơn Luật Nhà Nguyễn. Bởi vậy nghiên cứu việc xét xử dưới triều Lê không chỉ quan trọng thuần túy về mặt lịch sử: nó còn cho ta tri thức về tâm tính người An Nam mà không đâu trình bày chính xác hơn các định chế pháp luật.

     Chính bộ luật này, mang đặc tính An Nam nhất so với tất cả những luật thừa kế nó ở An Nam, là cái mà chúng tôi nghiên cứu trong tác phẩm này. Bộ Luật Gia Long đã là đối tượng của nhiều nghiên cứu xuất sắc, trong đó trước hết phải nhắc đến nghiên cứu của Silvestre. Nhưng Luật Nhà Lê dường như đã bị các nhà luật học và sử học bỏ qua. Theo chỗ chúng tôi biết, nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên về chủ đề này. Chúng tôi không tìm kiếm vinh dự gì ở đó. Chúng tôi chỉ muốn hi vọng rằng người ta nhìn nhận chúng tôi khoan dung hơn. Nên nhớ rằng đi dạo bên những khóm cây được chăm sóc cẩn thận thì dễ hơn nhiều mở lối băng qua nơi hoang vu nguy hiểm của một khu rừng nguyên sinh.

     Ý định của chúng tôi là nghiên cứu luật pháp xưa của đời Lê từ một quan điểm thịnh hành trong toàn bộ tầm rộng của nó và cho phép hiểu nó một cách sâu sắc. Chúng tôi muốn nghiên cứu tình hình cá nhân trong nhà nước Cổ  An Nam theo những văn bản pháp luật và nhằm những mục đích khoa học. Trong tất cả các xã hội loài người người ta nhận thấy có những kẻ thống trị và những người bị trị, có sự hiện diện của giới có quyền lực và những cá nhân. Hai lực lượng chủ yếu, mà toàn bộ đời sống xã hội dao động giữa chúng. Mỗi lực lượng có thể đưa ra những khía cạnh phức tạp, khái niệm quyền lực của cá nhân thể hiện bằng nhiều cách và dưới nhiều hình thức. Nhưng chúng ta luôn luôn thấy chúng trong tính đối ngẫu không thể tránh khỏi, trong sự đối kháng bắt buộc, trong sự chống đối liên tục của chúng. Mục tiêu của công trình của chúng tôi là xác định những mối quan hệ qua lại và những mối quan hệ tương ứng của chúng trong những hoàn cảnh muôn mặt của sự tồn tại đồng thời của chúng, vấn đề là một sự tổng hợp, một tiếu luận tổng hợp logic cách nào đó đưa vào nghiên cứu Luật pháp đời Lê. Chúng tôi đã thử phối hợp các văn bản pháp lí giới thiệu chúng theo một lược đồ của hệ thống tư tưởng và theo một trật tự logic. Chúng tôi cho rằng theo cách ấy sẽ dễ dàng đọc về một bộ Luật, bỏ qua sự tổng quát hóa theo kiểu hàn lâm, bỏ qua những hệ thống tiện lợi, những lí thuyết tập hợp khéo léo. Liên kết các bài báo với nhau bằng những chuỗi logic, chúng tôi muốn gỡ ra từ khối rối rắm các văn bản một số ý tưởng rõ ràng và chính xác còn dưới dạng manh nha, một số nguyên tắc rõ ràng và dễ hiểu còn đang ẩn tàng ở đó. Bằng cách này chúng tôi tiến tới rọi một chút ánh sáng lên tâm hồn người An Nam. Nhưng đây chỉ là nhân thể thêm vào. Mục tiêu chính của công việc của chúng tôi vẫn là làm một tổng hợp logic từ một mớ luật lệ hỗn độn.

     Xin đừng hiểu lầm ý định của chúng tôi. Như chúng tôi đã tuyên bố, chúng tôi chỉ chuyên theo đuổi những mục đích khoa học. Nếu phong trào cá nhân được phát động ở thời điểm hiện tại trong xã hội An Nam có thể gặp trong việc trình bày nghiên cứu những đạo luật, nếu thậm chí có thể thấy ở đó cả vũ trang, chúng tôi xin tuyên bố hoàn toàn không chịu trách nhiệm.

   Chúng tôi không muốn làm một tác phẩm phê phán chính trị hay xã hội, chúng tôi chỉ muốn đi đến chỗ hiểu, không có gì ngoài hiểu, và có thể làm cho mọi người hiểu. Chúng tôi hoàn toàn không quan tâm đến việc sử dụng những sự thật tốt hay xấu mà chúng tôi đã đạt được, tại điểm ấy thực ra nhiệm vụ khoa học của chúng tôi đã kết thúc.

Chúng tôi luôn muốn thiết lập những so sánh giữa luật mà chúng tôi nghiên cứu và luật của nhiều nước khác nhau ở phương Tây. Thậm chí có lần chúng tôi đã liều dùng một số ám chỉ rõ ràng nhưng chúng tôi không dám làm điều đó một cách hệ thống bởi vì như thế chúng tôi buộc phải mở rộng đáng kể cái khuôn khổ rất khiêm tốn của công việc của chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi xin báo trước bạn đọc rằng bạn sẽ không thấy trong nghiên cứu này việc khảo sát đầy đủ và tỉ mỉ về tất cả những vấn đề mà luật An Nam đặt ra, và có trong lịch sử luật đời Lê. Có thể chúng tôi sẽ trở lại lịch sử này khi nào có hoàn cảnh thuận lợi. Nhưng nếu mong muốn của chúng tôi không thể thực hiện, thì chúng ta vẫn có thể gặp trong tác phẩm này tất cả những yếu tố hữu ích cho mục đích đó. Nếu có ai đó sẽ nhận làm việc này, chúng tôi xin bày tỏ lời chúc nồng nhiệt nhất cho cố gắng của họ thành công trọn vẹn. Với tất cả sự không hoàn hảo lộ rõ, với những thiếu sót không thể tránh khỏi của nó, chúng tôi hi vọng cuốn sách này vẫn sẽ có ích và giúp được cho những ai có trí tò mò về luật học so sánh và triết lí pháp luật. Người ta sẽ phát hiện ở đây một quan niệm độc đáo về đời sống xã hội và luật học cũng như những tư tưởng đẹp đẽ và cao quý, sẽ rọi một ánh sáng mới vào tâm hồn một dân tộc. Chúng tôi xin kết luận bài này bằng cách thành kính nhớ lại kỉ niệm về ông Aurousseau, giám đốc trường Viễn đông Bác Cổ, giáo sư trường Cao đẳng Pháp, là người trong thời gian đó đã quan tâm đến những nghiên cứu của chúng tôi, - chúng tôi chân thành cám ơn và tỏ lòng hết sức ngưỡng mộ các nhà bác học của trường Viễn đông Bác Cổ, nhờ những nghiên cứu của họ mà công việc của chúng tôi mới thành tựu. Chúng tôi xin gửi lòng biết ơn đầy xúc động tới các vị thầy của Khoa Luật, những người đã chăm chút và biệt đãi chúng tôi, chúng tôi mang ơn các thầy về đào tạo luật khoa, và xin mãi mãi ghi nhớ công lao của các thầy.

 

 

 

ĐẠI HỌC MONTPELLIER – KHOA LUẬT

CÁ NHÂN

trong nước An Nam xưa

L’INDIVIDU

Dans la Cité annamite

(tổng luận về Luật đời Lê)

Luận văn tiến sĩ Luật khoa của

NGUYỄN MẠNH TƯỜNG

CỬ NHÂN VĂN CHƯƠNG (VĂN CHƯƠNG THUẦN TÚY)

TỐT NGHIỆP CAO HỌC VĂN CHƯƠNG CỔ ĐIỂN

 GIẢI THƯỞNG VĂN KHOA VÀ LUẬT KHOA

CỦA THÀNH PHỐ MONTPELLIER

LUẬT SƯ TẠI TÒA ÁN

____________________

 

Chủ tịch Hội đồng:  GUENOUN, giáo sư

MORIN

Bỏ phiếu giám khảo

BECQUE

 

 

 

MONTPELLIER

Nhà in báo, Phố Jardin Martel

Téléphone: 47-84

1932

 

 

 

 

ĐẠI HỌC TỔNG HỢP MONTPELLIER

_______________

KHOA LUẬT

________________

Các ông:

VALERY, Trưởng khoa danh dự, Viện sĩ thông tấn, Giáo sư Luật Thương mại. MOYE, Trưởng khoa danh dự, Giáo sư Luật quốc tế công. MORIN, Trưởng khoa, Giáo sư Luật Dân sự. BECQUÉ, Giáo sư Luật Dân sự.DE NESMES-DESMARETS, giáo sư luật hành chính.

ROCHE-AGUSSOL, Giáo sư Kinh tế Chính trị. BOSC, Giáo sư tố tụng dân sự. GUENOUN, giáo sư luật La Mã. COURTIN, Giáo sư Kinh tế Chính trị. DUPEYROUX, giáo sư luật hiến pháp. LEGAL, Giáo sư Luật Hình sự. PETRAU-GAY, giảng viên Lịch sử Luật,

DIJOL, phụ trách khóa L.DONAT, thư ký. DUBOIS và ROCHETTE, thư ký danh dự.

CÁC THÀNH VIÊN BAN GIÁM KHẢO

Các ông:

GUENOUN, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo. MORIN, Giám khảo

BECQUÉ, Giám khảo. Khoa không có ý tán thành hay không tán thành các ý kiến ​​viết trong luận văn: các ý kiến ​​này phải được coi là ý kiến riêng của tác giả của chúng.

Gửi tới ông

GUENOUN

 

Tới các ông

MORIN, và BECQUÉ

Gửi tới những người thầy của tôi

ở Khoa Luật lòng biết ơn nồng nhiệt

N.M.T

 

 

MỤC LỤC

 

 

GIỚI THIỆU

PHẦN MỘT

Ý NIỆM VỀ BỔN PHẬN

QUYỂN MỘT: CÁ NHÂN TRƯỚC QUYỀN LỰC CÔNG

Chương một: Cá nhân trước vương quyền

 

thuyết vương quyền trong học thuyết của khổng tử. đặc điểm của vương quyền trong học thuyết của khổng tử. đặc điểm của vương quyền: thần thánh, nhân đức, gia trưởng. Hệ quả của nó: nghĩa vụ tôn trọng của cá nhân đối với thể chất và đạo đức của Hoàng đế.

Chương hai: Cá nhân trước trật tự công cộng

Cố gắng xây dựng khái niệm * về trật tự công cộng: tập hợp các nhu cầu của nhóm xã hội. Các ký tự * của khái niệm này. Dẫn đến hậu quả: tôn trọng trật tự và an ninh, chính trị, luật pháp và các quy định, nộp thuế, tôn trọng chính quyền và công chức. Nghĩa vụ đối với người nước ngoài ở cấp độ quốc tế. Pháp chế về nghi thức. Đạo đức của trật tự công cộng.

QUYỂN HAI: CÁ NHÂN TRƯỚC GIA ĐÌNH.

CHƯƠNG MỘT: HÔN NHÂN

Quan niệm về hôn nhân *, hành vi xã hội, gia đình, hợp đồng. Nghĩa vụ phát sinh từ đó. Hợp đồng hành động, nhưng mong muốn của cha mẹ, ràng buộc ràng buộc của các thỏa thuận chung. Hành vi tôn giáo: sự cần thiết của một nghi lễ, sự cản trở sinh ra từ ý tưởng gia đình. Hành vi xã hội: tuân thủ các nghi thức và quy định của pháp luật nhằm đảm bảo công khai và bảo vệ đạo đức.

CHƯƠNG HAI: GIA ĐÌNH. 89

Quan niệm của Nho giáo về gia đình của bạn. quan niệm về đạo hiếu và quyền làm cha trong luật an nam xưa. bổn phận của con cái đối với cha mẹ. nghĩa vụ của phụ nữ đối với chồng và các thành viên khác trong gia đình bổn phận của đầy tớ và gia nhân đối với chủ.

CHƯƠNG BA:  những người chết. 119

Quan niệm về cái chết trong nền văn minh An Nam. Các nghĩa vụ phát sinh từ đó: bổn phận, buồn bã và tang tóc, kiêng mọi trò giải trí. Cái chết truyền cảm hứng cho việc hợp pháp hóa lăng mộ. Sự thờ cúng người chết: tài sản Hương Hóa, khu bảo tồn tôn giáo trong luật An Nam, bản chất, sự quản lý của nó, sự tàn phá của nó.

QUYỂN BA: CÁ NHÂN TRƯỚC CÁ NHÂN.

Chương duy nhất. - Bổn phận của cá nhân đối với cá nhân. 149

Tôn trọng tài sản. Luật tài sản, bảo vệ sự hưởng thụ. Transactiôrisef tranh chấp mà họ là chủ đề. Nhiệm vụ của chủ sở hữu. Luật hợp đồng * nhu cầu xã hội về sự tự tin mà hợp đồng đã thỏa mãn;-nghĩa vụ cá nhân-kết quả từ-hợp đồng. Luật tra tấn. Nghĩa vụ đạo đức thuần túy. Bổn phận của cá nhân đối với người khác. Bổn phận của mình đối với bản thân.

PHẦN HAI

 KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN.

QUYỂN MỘT: CÁ NHÂN TRƯỚC CÁ NHÂN.

Chương duy nhất: Cá nhân trước cá nhân .190

Quyền của chủ sở hữu được bảo vệ về quyền lợi và sự an toàn của mình. Quyền tài sản khi có sự trùng lặp giữa quyền sở hữu và quyền sở hữu: tài sản thế chấp; quyền năng cứu chuộc của điên cuồng hương hoa. Quyền chiếm hữu; quyền-của đức tin sôi nổi trong lĩnh vực hợp đồng.

QUYỂN HAI: CÁ NHÂN TRƯỚC GIA ĐÌNH.

CHƯƠNG MỘT: QUYỀN CỦA CHỦ GIA ĐÌNH

Quyền kiểm tra, không thừa kế, các giới hạn mà nó được thực hiện. Quyền làm quà tặng mortis causa. Quyền nhận con nuôi. Tầm quan trọng của nó trong xã hội An Nam cũ. Quyền xa lánh hương hoa trong một số trường hợp nhất định. Trên thực tế, ngày càng có nhiều quyền quan trọng hơn vì lòng hiếu thảo ngăn cản con cái vươn lên chống lại ý muốn của người chủ gia đình.

CHƯƠNG HAI: QUYỀN CỦA TRẺ EM

Quyền hạn tiêu cực do các nhiệm vụ đặt ra cho người cha. Quyền được tôn trọng trong pháp nhân của mình. Quyền được bảo vệ trong thể nhân của mình. Quyền được bảo vệ về quyền gia trưởng của mình, chống lại các thành viên trong gia đình, chống lại anh chị em: quyền bình đẳng về chia sẻ, không có đặc quyền sinh con trai; chống lại cha hoặc mẹ tái hôn: quyền thừa kế trong những trường hợp này. Quyền của con nuôi.

CHƯƠNG BA:  QUYỀN CỦA PHỤ NỮ. Chống lại quyền lực hôn nhân và trong hôn nhân. Quyền trong trường hợp từ chối hoặc ly hôn. Quyền của góa phụ. Bảo vệ người; bảo vệ tài sản: chia sẻ bình đẳng, quyền của cô gái đối với hương hoa. Quyền của phụ nữ đối với tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; quyền thừa kế khi hôn nhân tan hợp. Quyền trông nom và quản lý của góa phụ đối với tài sản của con cái. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong các vấn đề pháp lý.

QUYỂN BA: CÁ NHÂN TRƯỚC QUYỀN LỰC CÔNG.

CHƯƠNG DUY NHẤT: QUYỀN CỦA CÁ NHÂN TRƯỚC NHÀ NƯỚC

quyền bình đẳng với h quả của nó. bảo vệ chống lại quyền lực và cơ quan công quyền trong lĩnh vực tài chính. bảo vệ chống lại cơ quan công quyền trong lĩnh vực này. hành chính. bảo vệ chống lại sự tùy tiện của công chức. bảo vệ chống lại quyền lực công trong lĩnh vực tư pháp. res judicata thẩm quyền; quyền được mua; quyền kháng cáo. bảo lãnh cấp cho đương sự. xin lỗi, và sự thiếu hiểu biết, bảo vệ tuổi tác và đức hạnh. quyền được tha thứ. nguyên tắc không cộng dồn hình phạt. quyền hành động chống lại các giám đốc của các lệnh khác nhau. bảo vệ chống lại quyền lực của đế quốc. quyền khởi nghĩa chống lại chế độ quân chủ bất xứng.

 

Kết luận

sách tham khảo

       Mục lục

 

 

 



[1] Sách Giảng viên (Ecclésiaste): Kinh Thánh Do Thái, thuộc Cựu ước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét