Nhà báo Đức Thọ
1. Bối cảnh lịch sử
Cuối năm 1009, Lê Ngọa
Triều mất, vương triều Tiền Lê chấm dứt. Nhờ sự hậu thuẫn của sư Vạn Hạnh và các quan đại thần,
Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý
Công Uẩn được suy tôn lên ngôi vua, mở ra triều
đại nhà Lý.
Sau khi lên ngôi năm 1010, Lý Công Uẩn
đặt niên hiệu vương triều Thuận Thiên. Với mục đích “Mưu toan việc lớn,
tính kế muôn đời cho con cháu”, Lý Thái Tổ đã ban Chiếu dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long; “Ở vào nơi trung tâm trời đất... Là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”, mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử
Đại Việt.
Phật giáo vốn đã phát triển từ
hai triều Đinh - Lê, thì đến triều Lý lại càng thịnh đạt hơn, có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa xã hội, cổ xúy tinh thần tự hào dân tộc. Lực lượng sáng tác văn học đương thời chủ yếu là các vị thiền sư, vì thế nền văn học đời Lý, nhất là thi kệ (gồm thơ cổ thể và thơ Đường luật) in đậm dấu ấn thẩm mĩ sâu sắc của Phật
giáo. Thi kệ đời Lý, tuy số lượng tác phẩm còn lưu giữ được không nhiều, nhưng cũng đủ diện mạo, dạng thức vẻ vang; trong đó thể thơ tứ tuyệt chiếm đa số. Đó là những bài
minh, bài kệ (kệ tán, kệ tụng, kệ ngộ giải, kệ thị tịch…) được viết bằng chữ Nho.
Thời nhà Đường thơ cách luật
sáng tác bằng
chữ Hán đã phát triển rực rỡ trên đất Trung Hoa, có ảnh hưởng từ hình thức thể loại đến nội dung phản
ánh trong tầng lớp trí thức
Đại Việt. Nho giáo Đại Việt thời Lý đang trên đà phát triển, cùng với Đạo giáo, Phật giáo tạo
thành cao trào “tam giáo đồng nguyên”; trong đó Phật giáo giữ vai trò nòng cốt.
Nhà nước phong kiến tập quyền triều Lý đã tạo lập được nội lực đủ mạnh, để chống lại sự
xâm lăng của các thế lực phong kiến đến từ phương Bắc, phương Nam, với những chiến công phá Tống, bình
Chiêm. Năm 1076, Lý Thường Kiệt đã chủ động tấn công Ung Châu, phá tan cứ điểm xâm lược của
quân Tống. Trận đánh trên sông Như Nguyệt năm 1077, lực lượng quân đội nhà đập tan 30 vạn quân Tống. Ở đó hòa chung tiếng
trống trận, những câu thơ hào sảng vang lên khí chất “thơ Thần” Nam quốc sơn hà
được viết theo thể Đường luật thất ngôn tuyệt cú:
南國山河南帝居, Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
截然分定在天書. Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
如何逆虜來侵犯, Như hà nghịch lỗ lai xâm
phạm.
汝等行看取敗虚. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Cũng
như bài
Tụng giá hoàn kinh sư (從駕還京師) của
Trần Quang Khải hay bài Thuật hoài (述懷) của Phạm Ngũ Lão ở đời Trần sau này đã trở thành tiếng nói ngắn gọn, đanh thép thể hiện ý thức về chủ quyền đất nước, ý thức về trách nhiệm công dân trước vận mệnh quốc gia. Các
thiền sư cùng thế hệ Vạn Hạnh thường sử dụng thể thơ tứ tuyệt để viết kệ làm thơ. Loại hình tác phẩm ấy đã trở thành phổ cập và nổi tiếng, được lưu truyền tới muôn đời sau.
Chẳng hạn như bài kệ của Vạn Hạnh đọc dặn dò đệ tử trước khi tịch diệt:
身如電影有還無, Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
萬木春荣秋又枯, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
任運盛衰無怖畏, Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
盛衰如露草頭鋪. Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Mốc son lịch sử văn học đã ghi nhận những đóng góp của các nhà thơ đời Lý, mà công đầu
là các thiền sư đã gây dựng thành công dòng thơ Đường luật Đại Việt, đặt nền móng lâu dài cho thi ca; sau đã trở thành di sản quý báu trong dòng chảy văn học Việt Nam.
2. Nhà Lý đặt nền móng cho thơ Đường luật Việt Nam phát triển
2.1. Về chính trị và kinh tế: Cuối năm 938 với chiến công đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, nước ta
thoát khỏi sự đô hộ của phương Bắc. Đến cuối thế kỷ
thư X đầu thế kỷ XI, nhà nước phong kiến Đại Việt thời Tiền Lê, thời Lý đã đứng vững trên danh nghĩa độc lập tự chủ, đích danh là chủ nhân của một dải non sông đất nước sung sức trên đà phát triển. Bộ máy nhà nước được kiện toàn từ trung ương đến các địa phương làng xã. Nhìn lại toàn bộ cách thức tổ chức nền hành chính quốc gia thời Lý, ta có thể thấy được bước tiến đáng kể của vương triều Lý trong việc củng cố, xây dựng và kiện toàn hệ thống chính trị
trong bối cảnh đất nước hòa bình, ổn định về mọi mặt trong khoảng hai thế kỷ. Đặc biệt, sự kiện lịch
sử quan trọng của nhà Lý là việc dời chuyển
kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La rồi kiến lập kinh thành Thăng Long.
Về kinh tế, nhà nước chú trọng phát triển nông nghiệp toàn diện, điển hình một
sự kiện văn hóa tâm linh là lễ tịch điền ra đời và sẽ còn tồn tại mãi mãi. Tiểu thủ công nghiệp và các làng
nghề được chú trọng. Các ngành dệt, gốm, sứ, đúc đồng, chạm khắc... ngày càng phát triển ổn định. Thương mại có thêm những
tiến triển. Ngoại thương với
Trung Quốc, Chiêm Thành, Xiêm La (Thái Lan ngày nay)..được mở rộng.
Xuất khẩu và giao lưu
hàng hóa được thông giao với sự ra đời của tiền tệ.
2.2. Về tôn giáo
Phật giáo Đại Việt thế kỷ VI - IX đã duy trì và phát triển mạnh với xu thế ngày càng được khẳng định. Đến thời kỳ độc lập tự chủ, nhất
là ở các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, những tăng sĩ có đạo cao, đức trọng, có học vấn uyên bác được nhà vua vinh danh, được phong tước là Quốc sư. Nhà chùa được xây cất khắp nơi. “Lý Thái Tổ lên ngôi hoàng đế mới được hai năm, nhà tông miếu chưa xây, đàn xã tắc chưa dựng, đã tạo trước 8 chùa ở phủ Thiên Đức (Bắc Ninh ngày nay). Trăm họ đều có người tu hành, trong nước chỗ
nào cũng có chùa chiền” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Nhà chùa nghiễm nhiên trở thành một bộ phận hữu cơ, gắn bó mật thiết với cộng đồng làng xã. Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt. Đất là đất của vua, nhưng coi sóc phần hồn, phần đời sống tình cảm, đời sống tinh thần
của nhân dân trong làng xã lại là các vị sư trong chùa.
Song hành với Phật
giáo, lực lượng Nho giáo cũng được củng cố. Lý Thánh Tông cho dựng văn miếu năm 1070, vẽ tượng Chu Công, Khổng Tử, tứ phối và 72 học trò của cụ Khổng Tử, bốn
mùa thờ cúng quanh năm và đưa Thái tử tới đó mà học... Chữ Hán đã được truyền bá và tổ chức dạy học, nhưng chưa rộng mở. Năm 1076, vua Lý Nhân
Tông cho dựng Quốc tử giám và bổ những người văn thần có văn
học cao vào coi nhà học này. Trước đó, nhà vua cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển
chọn hiền tài ra giúp nước: khoa thi Minh kinh Bác học (1075), qua đó các nho sĩ được bổ dụng như Lê Văn Thịnh sau làm đến chức
Thái sư, Mạc Hiển Tích được bổ làm Hàn lâm học sĩ. “Mùa xuân, tháng hai, xuống
chiếu thi Minh kinh bác học và
thi Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh được trúng tuyển, cho vào hầu vua học” (Đại Việt sử ký toàn thư), nhưng chế độ khoa cử thời này vẫn
chưa được tổ chức quy củ. Trước hết nó không được
tổ chức theo kì hạn thường xuyên. Hơn nữa, nền giáo dục lúc này vẫn chủ yếu nhằm vào việc dạy học
cho các Hoàng tử. Sau sự kiện Thái sư Lê Văn Thịnh với vụ án hồ Dâm Đàm (1095) thì uy tín của Nho giáo bị giảm
sút nghiêm trọng. Có thể đây
là một tấn kịch được
dựng lên nhằm đánh
đổ uy thế của giới nho sĩ?
2.3. Về văn hóa nghệ thuật
Như trên đã nêu, ngay từ đầu công nguyên,
chính quyền đô hộ phương Bắc đã mở trường dạy học chữ Hán, truyền bá văn hóa Hán nhằm đồng hóa
dân ta, nên ta mới chống lại.
Theo Ngô Tất Tố thì “Cái học
từ thời Bắc thuộc trở đi đến đời nhà Ngô chỉ là học để giao thiệp với người Tàu, không
phải học để thâu thái văn hóa của họ. Cho đến thế kỉ X, tuy chữ Hán đã trở thành chữ viết chính thức nhưng số người biết chữ còn rất ít. Khi Lý Công Uẩn
lên ngôi, tôn hiệu còn rất lủng củng lôi thôi. Điều đó đủ biết trình độ chữ Hán của dân ta thời đó thế nào” (Văn học đời Lý).
Sau khi lên ngôi, nhà Lý bước đầu chú ý tới việc
dạy và học chữ Hán, biến việc học chữ
Hán từ chống đối trở thành tự giác. Nhà Lý đã dựng trường, mở kì thi, tuyển chọn nhân tài. Tuy giáo dục Nho học
dưới đời Lý chưa phát triển lắm, nhưng việc làm đó của nhà Lý đã khởi đầu cho việc tiếp thụ Hán học, tạo được một tầng lớp
trí thức cho xã hội, góp phần quan trọng để tạo nên nền văn học viết. Đời Lý, các bậc thiền sư là lớp trí
thức quan trọng. Họ là những cây bút chủ lực của văn học. Phần lớn các tác phẩm đòi Lý còn lại ngày nay là tác phẩm của
các thiền sư.
Đời Lý, sự ảnh hưởng của đạo Phật (đã có cơ sở từ triều Đinh - Lê) nên chính trị, văn hóa và văn học trở thành một
đặc điểm nổi bật trong
lịch sử hồi này. Sách Việt Nam cổ văn học sử, Nguyễn Đổng Chi cho rằng “Trong thế kỷ X, cửa chùa đã đóng một vai trò quan trọng về văn học”. Vì thế mà Đạo Phật ở Việt Nam hồi này được triều
đình cùng nhân dân vị nể.
Các tăng
sĩ đời Lý học hiểu rất rộng,
uyên thâm Hán học, họ là những người tài giỏi
và hay chữ nhất trong xã hội. Khi lực lượng nhà Nho chưa đủ nhiều để tham gia chính sự thì
triều đình thường vời đến các bậc cao tăng trưởng lão. Cũng do tính chất ảnh hưởng
sâu rộng của đạo
Phật trong đời sống tinh thần dân tộc đã dẫn đến nhu cầu rộng rãi trong
nhân dân muốn tìm hiểu, học tập những vấn đề
triết lý của đạo Phật. Để đáp ứng nhu cầu đó, bên cạnh việc thuyết giảng, các nhà sư truyền phổ đạo Phật bằng cách thể hiện
các nội dung triết
lý vốn rất trừu tượng khó hiểu qua hình thức các bài kệ ngắn gọn, sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu để giúp người học đạo được thuận lợi hơn trong
quá trình nghiên cứu, học tập. Đây là một điều cốt lõi hình thành sự
phát triển của thơ đời Lý.
Ở đời Lý, nhân dân đã ưa thích ca hát, nhảy múa. Hát chèo,
múa rối nước đều phát triển. Dàn nhạc có trống, đàn, sáo,
nhị. Nhiều trò chơi dân gian như đá cầu, vật,
đua thuyền rất được ham chuộng. Mùa xuân, khắp nơi đều mở hội.
Kiến trúc và điêu khắc rất phát triển. Các công trình
có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo
2.4. Thơ Thiền đời Lý
thường sử dụng thể Đường luật
Các bài thi kệ trong sách Thiền
uyển tập anh được
xem những thành tựu ban đầu
của văn học giai đoạn này và vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Những bài thi
kệ ấy thường sử dụng hai thể thơ chủ
yếu là Ngũ ngôn tứ tuyệt và thất
ngôn tứ tuyệt.
Đặc
điểm nổi bật của văn học đời Lý là lực lượng các nhà
sư sáng tác chiếm đa số trên văn đàn. Có nhiều nhà sư sáng tác với những
tên tuổi tiêu biểu như Từ Lộ, Mãn Giác, Viên Chiếu, Viên Thông, Không Lộ, Quảng Nghiêm,... Các nhà sư đời Lý đã góp phần không nhỏ vào
kho tàng văn học cổ Việt Nam. Định hướng sáng tác của các
nhà sư tuy tập trung thuyết
lý cho đạo Phật nhưng vẫn chứa đựng những yếu tố xã hội tích cực và có
giá trị văn học. Chẳng hạn bài kệ của
thiền sư Từ Đạo Hạnh:
Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không.
作有塵沙有,為空一切空.
有空如水月,勿著有空空.
(Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Vừng trăng vằng vặc in sông,
Chắc chi có có, không không mơ màng).
(Tổ Huyền Quang dịch, theo Thơ văn Lý - Trần, tập 1)
Dưới hình thức này hay hình thức khác, sự phong phú của văn học giai đoạn này biểu hiện tính chất
dung hòa nhất giữa Phật giáo - Nho giáo và các tín ngưỡng dân
gian thuần túy của dân tộc. Tính chất trang trọng trong ngôn ngữ biểu hiện (chữ Hán), tính uyên bác trong chiều sâu tư tưởng... khiến cho văn học đời Lý trở thành một đỉnh cao, ảnh hưởng sâu rộng
đến đời Trần mà gần nhiều thế kỷ văn học trung đại nối tiếp khó bề sánh kịp. Tuy mức độ ảnh hưởng và quảng bá văn chương không đi sâu vào tầng lớp bình
dân nhưng văn học đời Lý vẫn khẳng định được giá trị bác học độc đáo của mình. Và giai đoạn này, văn học dân gian vẫn độc lập phát triển.
3. Kết luận
Trải qua hơn ngàn năm Bắc thuộc, quá trình cộng cư cùng với sự tiếp xúc với chữ Hán và văn hóa Hán, các dân tộc Việt
Nam đã dần dần chủ động sử dụng chữ Hán trước
hết là trong hành chính và
trong giáo dục, rồi cả trong sáng tác văn học, hình thành một nền văn
học chữ Hán của chính dân tộc mình. Đến
đời Lý đã thoát li khỏi sự đô hộ trực tiếp của phong kiến phương Bắc, thì bên cạnh
chữ Hán vẫn tiếp tục được coi trọng, người dân bản
địa Việt Nam còn sáng tạo
ra chữ viết cho bản ngữ của mình. Đó là các hệ thống chữ viết ô “vuông” theo hình mẫu
chữ Hán, được gọi là chữ Nôm: Người
Kinh (tộc người Việt) có chữ Nôm Việt, người Tày có chữ Nôm Tày, v.v..
Với chữ Nôm Việt, ở Việt Nam đã hình
thành nên một nền văn chương chữ Nôm (bên cạnh văn
chương chữ Hán). Và chính trong lĩnh vực sáng tạo văn học,
chữ Nôm gắn liền với ngôn ngữ dân tộc đã tạo
nên những tác phẩm có giá trị, chiếm những vị trí cao nhất trong văn học
cổ điển Việt Nam. Ở đời Lý cũng vậy
và cho mãi tới nhà Trần, thì Nguyễn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố mới
có sự bứt phá rành rọt chữ Nôm trong sáng tác thơ theo thể luật Đường
(Ngũ ngôn tứ tuyệt, Ngũ ngôn
bát cú, Thất ngôn tứ tuyệt, Thất ngôn bát cú), mà đương
thời cũng như sau này gọi là thể “Hàn luật”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét