Giáo sư Vũ Khiêu sinh ngày 19 tháng 9 năm 1916 tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông trưởng thành trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tự nguyện dấn thân vào những hoạt động văn hóa đại chúng Việt Nam thời 1945 - 1975. Sau khi tốt nghiệp tú tài tại Hải Phòng, ông lên Hà Nội làm nghề dạy học và đi theo cách mạng.
Do đức tính cần mẫn học hỏi, sớm được tiếp xúc với những biến động nhanh chóng của thời cuộc khiến ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền huyện và các hoạt động tuyên truyền văn hoá Nam Định (1945-1947). Giám đốc các Sở Thông tin Khu 10, Khu 14 Tây Bắc; kiêm phó ban Tuyên huấn khu ủy Việt Bắc, Tây Bắc (1947-1954). Ủy viên ban Tuyên huấn mặt trận quân sự tại các chiến dịch từ Đông Xuân đến Điện Biên Phủ (1950-1954). Giải phóng thủ đô Hà Nội, Vũ Khiêu được cử đi học trường Đảng cao cấp Bắc Kinh (1954 - 1956), về nước giữ chức Phó tổng giám đốc TTXVN. Năm 1959 ông đi học lớp đào tạo ngắn ngày ở Hungary rồi về giảng dạy triết học trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (1957-1959; nay là học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Cuối năm 1959 Vũ Khiêu được cử làm thư ký khoa học xã hội của Uỷ ban Khoa học Việt Nam. Năm 1963, Uỷ ban Khoa học Việt Nam tách riêng khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật, ông được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Khi thành lập Viện Xã hội học ông là viện trưởng đầu tiên. Phó Giám đốc Việt Nam Thông tấn xã (1956-1957) Ủy viên thư ký khoa học khối Khoa học xã hội thuộc ủy ban Khoa học Nhà nước (1960-1963) Trưởng ban Triết học (1959-1961). Phó Viện trưởng Viện Triết học (1964-1975). Trưởng Tiểu ban Khoa học thuộc Trung ương Cục miền Nam kiêm phụ trách Viện Khoa học xã hội miền Nam (1975-1977). Phó chủ nhiện Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, kiêm viện trưởng viện Xã hội học (1977 - 1987).
Các tác phẩm tiêu biểu: Đẹp (1963), Tuyển thơ văn Cao Bá Quát (1970), Anh hùng và nghệ sỹ (1972), Tuyển thơ văn Ngô Thì Nhậm (1976), Cách mạng và nghệ thuật (1979), Nguyễn Trãi (1980), Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng và văn hóa (1987), Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử (1987), Bàn về văn hiến Việt Nam (Ba tập - 2000), Tìm hiểu ngàn năm văn hiến Thăng Long (2007)...
Giáo sư Vũ Khiêu được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1 năm 1996), Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000), Huân chương Độc lập hạng Nhất, Công dân ưu tú thủ đô nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (2010). Đầu năm 2017, Giáo sư Vũ Khiêu đã vinh dự đón nhận huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Ngày 19-9-2912 những người bạn thân thiết và ngưỡng mộ đã tổ chức lễ mừng sinh nhật lần thứ 97 của giáo sư Vũ Khiêu. Với phong thái ung dung, tự tại, ông tỏ thái độ trân trọng, vui vẻ nói: «Trước sự tin yêu của Đảng và Nhà nước, trước tình cảm của lãnh đạo Hà Nội vinh danh tôi là Công dân ưu tú số 1 của thủ đô, trước sự cổ vũ của bạn bè hôm nay, tôi lại xin bắt tay thực hiện một kế hoạch 5 năm nữa và hoàn thành vào năm tôi được 103 tuổi.”
GS Vũ Khiêu cùng vợ chồng con trai trưởng và vợ chồng cháu đích tôn
Dường như lời người đã sống hơn một thế kỷ có tiên niệm chính xác:” Sự tính toán đó là của tôi. Còn sống chết là việc của trời. Tôi chỉ biết hứa với bạn yêu quý của tôi là còn sống năm tháng nào thì làm việc hết năm tháng đó.” Và giáo sư Vũ Khiêu đã ra đi lúc 12 giờ 37 phút ngày 30 - 9 – 20021 tại Hà Nội, hưởng thọ 106 tuổi.
TRUNG TÂM VĂN HÓA MINH TRIẾT – VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA MINH TRIẾT
CÓ LỜI AI ĐIẾU GIÁO SƯ VŨ KHIÊU
Vũ tiên sinh ơi!
Nhớ cái thuở một trang văn tế
Đồng bào ta tai nạn đau thương!
Người họ Đặng sức vươn tầm trai trẻ.
30 tuổi, cách mạng về, giải phóng dân nô lệ
Thoát vòng vây một cổ hai tròng.
Vũ Khiêu xông pha khắp các nẻo gai chông
Truyền nhiệt huyết, kêu gọi đồng lòng:
Đại đoàn kết! Hỡi đồng bào cả nước!
Khi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Cánh tay trong phương Bắc cứ dập dìu…
13 nước vẫn còn trong trứng nước
Đã tỏ đâu chỉ dẫn một con đường!
Lửa nhen nhóm rồi, truyền thống của quê hương
Biển Xuân Trường dạt dào cơn sóng vỗ!
Chữ nghĩa thánh hiền cha dạy cho từ nhỏ
Tiếng Pháp tiếp giao nhờ gặp gỡ dọc đường
Áng thơ văn chuyên chở yêu thương
Đuổi ngoại xâm trên mặt đường văn hóa.
Hơn thế kỷ đương đầu bao gian khó
Dáng “Anh hùng và nghệ sĩ” vẫn còn đây
“Đạo đức mới” dư âm lan tỏa mãi
“Văn hiến nghìn năm đất Thăng Long vang dội... “
Hỡi ôi !
Quy luật hóa sinh sinh hóa đã hẹn rồi
Tròn phận sự lặng lẽ Người vào cõi !
Nhưng tránh sao nỗi tiếc thương mong đợi
Mỗi sớm xuân sang vẫn ấm nóng tay Người
Trang báo Tết có lời thơ chúc Tết
Ngành tuyên truyền danh tiếng giáo sư ơi !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét