Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

TƯỞNG NHỚ HỌA SĨ LÊ LAM - VŨ QUỐC ÁI (1931 - 2022)

  TRƯƠNG SỸ HÙNG

     Họa sĩ Lê Lam (1931 -2022) - tác giả nổi tiếng từ bức tranh DỪNG LẠI; giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2016. 

Quê ông ở xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội; tên thật là Vũ Quốc Ái  tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam khóa Kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc năm 1953, và đã  làm việc tại một số cơ quan báo chí. Năm 1958, ông được đi học Trường đại học Mỹ thuật ở Matxcơva mang tên Surikov, sau đó chuyển sang Trường đại học Mỹ thuật quốc gia Kiev. Năm 1964 ông về nước và được phân công công tác làm giảng viên, chủ nhiệm khoa đồ họa Trường Mỹ thuật công nghiệp.

     Năm 1966 Vũ Quốc Ái được tiếp tục sang Liên Xô học tập, nhưng ông xin ở lại, xung phong vào chiến trường miền Nam sáng tác như các nhạc sĩ Lưu Hữu Phước,  Hoàng Hiệp, nhà biên đạo múa Thái Ly, ca sĩ Nguyễn Thanh Đính....

  Năm 1967, ông đã tìm gặp chị Tư Cào - người tay không ngăn xe tăng địch ở Long An - để tìm hiểu kỹ hơn lấu chất liệu vẽ ký họa nhân vật hiên ngang đứng trước xe tăng địch,trong bầu không khí u ám loang lổ khói bom đạn và máy bay trực thăng đang bu bám trên đồng lúa. Tên lính Mỹ trên xe giương súng ngắm bắn chị. 

     Lúc đầu Lê Lam đặt tên tranh là Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ chịu khuất phục, sau đổi tên là Dừng lại. Bức tranh đầu tiên bị đối phương thu giữ. Họa sĩ về Trung ương Cục vẽ lại gửi ra Bắc. Tác giả rất xúc động khi biết Bác Hồ đã đứng ngắm bức tranh khá lâu trong triển lãm triển lãm,rồi nói: "Cái này mạnh hơn sắt thép đấy. Các chú in ra cho toàn dân và thế giới xem".

      Trên báo Nhân Dân cuối tuần, năm 2001 Lê Lam cung cấp tư liệu chính xác về tác giả của QUỐC HUY VIỆT NAM là hoạ sĩ Bùi Trang Chước.

  

      Ý kiến nêu ra lúc đầu còn một vài người do dự; ông tiếp tục tìm hiểu cùng hoạ sĩ Ngọc Linh (Vi Văn Bích) Trần Thị Thục Phi kiên định bảo vệ ý kiến đúng đắn, giành lại sự ghi nhận công bằng cho cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước - người thầy của ông ở trường Mỹ thuật  Việt Bắc.

     Một bức tranh màu nước vẽ năm 1975 và một ký họa mực nho 2005 là chân dung một chiến sĩ giải phóng quân. Sau 30 năm gặp lại nét vễ Lê Lam cũng GIÀ theo năm tháng, nhưng tâm hồn vẫn trong sáng, trẻ trung.

     Gặp lại nhau ở nhà A3 khu tập thể Thành Công lúc nào ông cũng mỉm cười độ lượng..

    Thẳng thắn, bộc trực, nhiệt tâm là đức tính quý nhất của người nghệ sĩ tài ba, người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm Lê Lam - Vũ Quốc Ái mãi mãi là một tấm gương lao động cần cù, sáng tạo độc đáo. 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét