Trung thực là chương đầu của Sách Minh triết |
TMT: Xưa, kẻ
khéo thi hành đạo thì không dạy cho dân trở nên xảo trá, mà giữ cho dân sống
thuần phác, trung thực. Chính quyền ưa dùng thủ đoạn, trí trá sẽ càng làm dân không
phục mà đối phó bằng các loại thủ đoạn. Cho nên dùng trí trá trị nước chính là
phá nước; dùng đức trung thực trị nước tức là phúc cho nước (Chương 65 – Thuần
đức, ĐĐK, Lão Tử) .
Đức
trung thực là một đức gốc của con người, của nhân loại, của xã hội. Cái Đức
tính này có nguồn gốc sinh học và văn hóa là TÍN 信 . Chữ tín, người xưa viết bên trái là kí hiệu con người
với chữ nhân đứng 亻. Bên phải là bộ ngôn 言 . Ý
nghĩa rất sâu sắc. Tín là tư duy, là ngôn ngữ của con người thì. cái đức tính đầu
tiên và quan trọng nhất là chính xác, là đúng như sự vật, như con người, như hiện
tượng. Ví dụ người nguyên thủy khi đi săn truyền tin cho nhau: “có con nai”, mà
lại nói thành “có con rái”. Con nai to, sống trong cánh rừng có độ dốc nhỏ, bằng
phẳng, rộng. Còn con rái sống dưới nước, bắt cá. Tưởng tượng cuộc săn sẽ rối loạn
như thế nào! Cho nên người xưa nói “ngôn tất tiên tín”, nghĩa là lời nói trước
hết phải xác tín (tin cậy được).
Xã hội
phát triển, con người mở rộng sự giao lưu với nhau, người ta đi đến cái triết
lý cũng là nguyên tắc, đạo đức: “Dĩ quốc dân giao dĩ tín”, nghĩa là lấy sự xác tín
để giao lưu với nhau trong nước. Cứ tưởng tượng việc đổi chác mua bán, cân đong
đo đếm không xác tín thì xã hội sẽ rối lộn tùng phèo đến thế nào!
Các dân
tộc có văn hóa đều xác lập chữ TÍN này một cách thiêng liêng. Xin lưu ý văn hóa
và văn minh. Vì có những kẻ văn minh nhưng đánh mất đức TÍN, trái lại nhiều dân
tộc ít văn minh nhưng chữ tín của họ thật đẹp đẽ, nhân văn.
Nguyễn
Trãi nói: “Tín vi quốc bảo”. Đức tin, sự chính xác, là của quý của Đất nước.
Văn hóa
un đúc dần từ nguyên tắc sinh học vã xã hội của chữ TÍN trở thành đức tính tốt
đẹp là lòng trung thực. Giữ lòng trung thực là giữ văn hóa, giữ nhân cách. Nhân
cách có thể hiểu đơn giản là cách sống, cách ứng xử của con người cho ra con
người. Nếu không người ta gọi là thú cách. Người Việt rất tinh tế nói về điều
này trong câu ca dao:
“Nói lời
phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu
rồi lại bay”.
Ta chú
ý chữ con bướm!
Các gia
đình có văn hóa luôn biết dạy dỗ con em lòng trung thực.
Một con
người, một cộng đồng, một xã hội đánh mất chứ TÍN, đánh mất lòng trung thực là
đã đi tới sa đọa về văn hóa. Con người do đi tìm những lợi ích thiển cận, thấp
hèn, nhất thời đã đánh mất đức trung thực.
Cho nên
hệ thống nhà trường là nơi xã hội hóa cái giá trị trung thực của xã hội. Nền
giáo dục vi phạm đức trung thực là nền giáo dục suy đồi.
Trong
kinh tế, trong thương trường, xưa nay đều đề cao chữ TÍN, lòng trung thực. Người
xưa nói:
Tin nhau, buôn bán cùng nhau,
Thiệt hơn hơn thiệt,
trước sau như lời.
Nhưng
con người tham lợi bất chính hoặc có mưu đồ xấu xa như bọn thương lái Tàu vẫn
đi lường gạt! Cơ chế thị trường văn minh biết giữ gìn sự trung thực. Hành động
của thương gia Tàu bán hàng “đểu” cho Mỹ và cho mọi đối tác thực sự là suy đồi
văn hóa.
Về Đức
TÍN và đức trung thực ở tầm quốc gia thì phải rất suy ngẫm câu nói của Các Mác:
Khi một chính phủ duy trì sự lừa dối thì
dân chúng hoặc trở thành một nhóm mê tín chính trị, hoặc hoàn toàn quay lưng với
cuộc sống quốc gia, biến thành đám người chỉ sống với cuộc đời riêng tư... (Xin
xem Các Mác Ăng Ghen toàn tập, T. I, tr.
105, Nxb. Chính trị Quốc gia). Cho nên tất cả các Chính phủ, các Đảng chính trị
hiện đại đều rất coi trọng đức TÍN, đức trung thực trong đường lối chính trị, trong
chính sách và luật lệ của mình. Bất cứ ai vi phạm đức gốc đó đều phải trả giá đắt.
Nuôi dướng
Đức Tín, Đức Trung thực phải trở thành vấn đề Lớn của quốc gia, Dân tộc, phải
trở thành Nhân cách của mỗi người. Sau 75, người Nam bộ khá nhạy cảm nên họ lập
tức cho ra đời một dự báo nay đã trở thành sự thật đắng xót: ”Nói zậy mà không
phải zậy”.
Sự suy
đồi sa đọa về nhân cách con người, về đạo đức xã hội, những rối loạn thang giá
trị hiện nay, sự khủng hoảng tổng thể hiện nay…đều có liên quan chặt chẽ đên việc
các hệ thống làm giường mối cho Dân tộc, cho Đất nước đã đánh mất đức trung thực.
Hãy làm
cho chính trị thật là “chính”, không được dối trá lường gạt. Hãy làm cho kinh tế
thực sự là công việc “kinh bang, tế thế” nghĩa là dựng nước, cứu đời, không chỉ
là lừa đảo kiếm lời. Hãy làm cho khoa học, giáo dục, văn chương, nghệ thuật đều
trở thành thức ăn tinh thần nuôi dưỡng lòng trung thực. Có cố kết được xã hội, làm
thăng hoa con người hay không, phải coi trọng đức trung thực trong mọi chủ
trương, chính sách, luật pháp, đường lối nội trị, ngoại giao, trong mọi mối
quan hệ giao tiếp, đặc biệt là quan hệ giữa Chính quyền và người Dân. Cái ví dụ
đau lòng nhất, là người lãnh đao cao nhất của hệ thông chính trị thì khẳng định,
trăm năm nữa biết có chủ nghĩa xã hôi thật sự hay không. Nhưng vẫn thông qua Hiến
pháp tiến lên CNXH!.
Không
thể cứ hành xử mãi theo lối “nói zậy, mà không phải zậy”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét