Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Kỷ niệm 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục (1907-2017)

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Trung tâm Minh Triết
*********

Kính gửi:  Hội đồng Nhân dân Tp. Hà Nội
Hôm nay, ngày 8 tháng 7 năm 2017, chúng tôi, những nhân sĩ, trí thức và thanh niên Thủ đô Hà Nội, họp mặt Kỷ niệm 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục (1907-2017), xin gửi đến Hội đồng Nhân dân Tp.Hà Nội lá thư này.

1.     Nhận định:
Trong Văn miếu Quốc Tử giám ở Hà Nội có đôi câu đối:
Dục anh tài nhi sử năng, Quốc tử giám cao huyền mô khải.
Dưỡng minh triết dĩ kế trị, Thăng Long kinh trường tụ tinh hoa.
Nghĩa là:
 “Nuôi dạy anh tài để sử dụng năng lực (của họ), Quốc tử giám nêu cao gương mẫu.
Bồi dưỡng minh triết để tiếp nối cuộc trị bình, Kinh đô Thăng Long lâu dài hội tụ tinh hoa”.
          Hội tụ tinh hoa đã trở nên vẻ cao quý của truyền thống văn hiến của Hà Nội. Chính những sự kiện văn hóa – lịch sử do những con người “anh tài” góp công góp sức đã tạo ra truyền thống ấy.
Từ đầu thế kỷ XX, Thủ đô ta đã chứng kiến những phong trào và hoạt động văn hóa, yêu nước, trong dó có phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC ra đời năm 1907, đến nay là đã 110 năm, là một trường học của lòng yêu nước, của tinh thần canh tân đưa Đất nước tiến vào hiện đại.
 ĐKNT không chỉ là ngôi trường theo nghĩa cụ thể, mà trước hết là một trường hoạt động để “Duy Tân” (đổi mới) Đất nước và Dân tộc, là khẳng định sự từ bỏ trung cổ, phong kiến, chuyển sang hiện đại và hòa nhập văn minh nhân loại. ĐKNT đã mở ra định hướng mới cho sự chấn hưng và phát triển đất nước trong thời hiện đại, mà nhiều điều cốt lõi đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Với tư cách là một ngôi trường, một cơ sở giáo dục, ĐKNT là hình mẫu tinh khôi đẹp đẽ về một nhà trường của dân, do dân, và vì dân, một ngôi trường kiểu mới đầu tiên của dân tộc trong thời hiện đại. ĐKNT đã xác định và để lại một di sản quý giá, có tác dụng đặt nền móng cho một triết lý giáo dục Việt Nam.
ĐKNT xứng đáng để tất cả chúng ta ghi nhớ, biết ơn, trân trọng giữ gìn, học hỏi để đưa những tinh hoa mà người đi trước đã để lại, vận dụng vào cuộc sống hôm nay.
2.     Kiến nghị:
a). Xin hãy làm khang trang Quảng trường Đông Kinh Nghĩa thục, dựng bảng ghi tên và lập bia ghi công đức của Đông Kinh Nghĩa Thục để nhắc nhở chính quyền và người dân về những bài học của ĐKNT. Đề nghị cho phác thảo tượng một người trẻ ôm quả địa cầu, biểu trượng của ĐKNT, dựng ở Quãng trường.
b). Xin hãy có kế hoạch giữ gìn ngôi nhà số 4 phố Hàng Đào, nơi xưa là trụ sở của ĐKNT ni tiếng một thời. Trong khi chờ giải pháp hãy cho lắp bảng ghi nhớ để mọi người cùng biết.
Chúng tôi cho rằng nếu quên công lao và ơn ích của người xưa để lại, không những là thiếu sót đối với trách nhiệm văn hóa, mà hơn nữa còn là sự vô minh, vô cảm, vong ân đáng xấu hổ và bị người đời chê trách.
                                       Nội ngày 8  tháng 7 năm 2017

             Thay mặt những người dự Kỷ nim 110 năm ĐKNT:
                   1- Nguyễn Khắc Mai: GD TT MINH Triết,
                   2- Trương Sĩ Hùng, nhà nghiên cứu sử học,
                   3- Phạm Khiêm Ích, nhà nghiên cứu Triết học,
                   4- Vũ Thế Khôi, nhà giáo,
                   5- Hà Thủy Nguyên, nhà văn,
                   6- Nguyễn Trng Việt, Mục sư Tin lành,
                   7- Nguyễn Đức Hoàng, Hội Trí thức trẻ Hà Nội
                   8- Nguyễn Lân Bình, hậu duệ các nhà ĐKNT,
                   9- Nguyễn Hải Hoành, nhà nghiên cứu Văn hóa.

    (Chúng tôi chọn 9 người để lấy số 9 là số thiêng của văn hóa dân tộc).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét