Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

HỒ HOÀN KIẾM DỊCH HỌC – CHỮ VUÔNG VÀ TRUYỀN THUYẾT

TMT: Hưởng ứng lời mời viết bài cho Hội thảo khoa học TÌM LẠI CỘI NGUỒN KINH DỊCH do Trung tâm Minh triết và Trung tâm nghiên cứu Lý học phương Đông phối hợp tổ chức, nhà nghiên cứu Viên Như – người luôn khẳng định “Người Việt là chủ nhân của Dịch học và Chữ vuông” đã gửi tới Ban biên tập bài viết “Hồ Hoàn Kiếm – Dịch học – Chữ vuông và Truyền thuyết”, xin cảm ơn tác giả và trân trọng giới thiệu cùng quý vị.
Để tiện theo dõi, chúng tôi chia bài viết công phu này ra làm 3 phần:
HỒ HOÀN KIẾM DỊCH HỌC – CHỮ VUÔNG VÀ TRUYỀN THUYẾT
......
4. Sự tương thích Tháp Bút – Đài Nghiên với hình ảnh trên trống đồng Ngọc Lũ

Một vấn đề đặt ra ở đây là nếu cụ Siêu biết về nguồn gốc Dịch học và chữ Vuông như cụ đã thể hiện tại hai cụm công trình nói trên, tại sao cụ không ghi lại? Theo tôi, câu trả lời là cụ hiểu rất rõ về nguồn gốc của Dịch và chữ Vuông, có thể vì ngày ấy trong hoàn cảnh lịch sử của nước Việt, cụ sợ rằng nếu nói ra thì có thể hai cụm công trình ấy sẽ bị đập bỏ và cá nhân cụ nhất định bị phiền toái, thậm chí mất mạng. (Tôi cho rằng đây chính là lí do chính, còn người đập bỏ thì có thể chính triều Nguyễn chứ chưa nói đến ngoại bang).
Như ta biết, trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện vào khoảng những năm 1736 – 1765, nhưng nó chỉ được chú ý khi vào năm 1902  khi Viện Viễn Đông Bác Cổ mua lại và lưu trữ tại Hà Nội. Điều này có nghĩa là dù các công trình Đài Nghiên – Tháp Bút được xây vào nửa cuối thế kỷ 19, nhưng có thể Nho sĩ Nguyễn Văn Siêu  không biết  gì về sự có mặt của trống đồng Ngọc Lũ tại chùa cùng tên ở Hà Nam, nhưng gì mà cụ thể hiện trong hai cụm công trình Đài Nghiên – Tháp Bút hoàn toàn tương hợp với hình ảnh trên trống đồng. Điều này chứng minh rằng thông tin về dịch học thông qua tính phồn thực, được tiêu biểu bằng loài lưỡng cư, của người Lạc Việt vẫn âm thầm được truyền bá trong giới có học của nước, ít nhất là đến thời cụ Nguyễn Văn Siêu, bằng chứng là khái niệm Cóc, Nhái.
Mặt trống đồng diễn tả các khái niệm của Vô cực – Hà Đồ , cụ thể là hầu hết các hình ảnh chính yếu trên mặt trống đều ngược với kim đồng hồ. Thái cực là một tiến trình ngược lại với Vô cực, do đó ta cần phải làm ngược các hình ảnh đó theo nguyên tắc Âm thành Dương và Dương thành Âm, hay Phải sang Trái, trên xuống dưới, từ đó ta có hình ảnh của Thái cực trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Xem hình minh họa trang sau.
5. Tại sao ba con cóc đội cái nghiên?
Nghiên thuộc Âm, biểu tượng của nó là con Nhái (Kiến - Ếch), còn núi hay Bút là Dương tượng trưng cho nó là con Cóc. Như đã nói trên Thái cực – Lạc Thư  là ngược lại với Vô cực – Hà Đồ , như vậy Vô cực – Càn Khôn thành Thái cực – Khôn Càn hay Âm Dương. Hình ảnh Cóc đội nghiên phản ảnh điều này. Trên Nghiên, có đùi nhái với sáu lá tượng trưng cho ba hào đứt = Nhái - Khôn, dưới ba con Cóc = Ba hào Dương. Trên Khôn, dưới Càn = Âm Dương – Thái cực.
So sánh với hình ảnh trên trống đồng Ngọc Lũ ta thấy Nhái ở trên, trước mặt là quẻ Thái, dưới là người phụ nữ đội sinh thực nam hay Cóc.
III. Sơ đồ các cụm công trình đã nói trên đối chiếu với Hà Đồ - Lạc Thư  trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.
1.Ta thấy hai cửa tháp rùa thể hiện theo truyền thuyết là con rùa và thanh kiếm, nói khác hơn là trục Hoàng – Đông Tây. Thiếu Dương, Thiếu Âm.
            2. Cầu Thê Húc đóng vai trò trục Tung – Bắc Nam.
            3. Đài Nghiên hướng chánh bắc – Cực Âm. Trên trống đồng Ngọc Lũ là Con Nhái. Xem hình minh họa.
            4. Ở giữa là lá phướng nói rằng vũ trụ đã chuyển sang Thái Cực, hình trong ảnh minh họa trên Âm, dưới Dương, tức quẻ Thái.
            5. Tháp Bút tương ứng với người đàn bà đội sinh thực nam.
Tất cả so sánh trên nói lên một điều rằng Nho sĩ Nguyễn Văn Siêu xây dựng cụm công trình Đài Nghiên – Tháp Bút với những khái niệm dịch học của riêng Lạc Việt, dù có thể chưa biết trống đồng Ngọc Lũ, nhưng những gì cụ Siêu hiểu và thể hiện hoàn toàn tương thích với khái niệm dịch lý trên trống đồng Ngọc Lũ. Tại sao vậy? Câu trả lời duy nhất đó là vì họ là người Lạc Việt, Dịch học và chữ Vuông là của người Lạc Việt, đó là tài sản của dân tộc họ thì ngàn xưa cũng thế mà ngày nay cũng thế mà thôi, dù có thể hiện dịch lý trên hình thức nào thì phương hướng và các con vật tượng cho lý tính của các hướng theo dịch học vẫn không bao giờ thay đổi.
IV. Nghĩa bài minh trên nghiên
:
𠈨 ()
   
, 
.
不方 ,
.           
,
.
,
.
台而 ,
.


Cổ hữu:
Huyệt địa tác (trực) nghiễn,
Chú Đạo đức kinh.
Chước đại phương nghiễn,   
Trước Hán Xuân thu.
Thạch tư nghiễn dã,
Phỉ tượng hà hình.
Bất phương bất viên,
Diệu tồn chư dụng.
Bất cao bất hạ,
Vị hồ quyết trung.
Phủ Hoàn Kiếm thuỷ,
Ngưỡng thạch bút phong.
Ứng thượng Thai nhi thổ vân vật,
Hàm nguyên khí nhi ma hư không


1. Tạm dịch:
Xưa có:
Moi đất làm nghiễn,
Ghi Đạo Đức kinh.
Đẽo nghiễn vuông lớn,
Viết sử nhà Hán.
Tách đá làm nghiên,
Chẳng giống hình gì.
Không vuông, không tròn,
Chứa bao diệu dụng.
Chẳng cao chẳng thấp,
Thế nằm ở giữa.
Cúi trông hồ nước,
Ngước thấy bút sơn.
Ứng tính dương sinh ra muôn vật,
Ngậm nguyên khí lớn cùng đất trời.


Bài Minh này trước giờ đã có nhiều người dịch, bên cạnh đó, cho dù bài minh này được khắc trên đá (nghiễn), người ta vẫn thay đổi một vài chữ, thậm chí thay đổi vị trí của các câu. Tất nhiên việc ấy cũng làm thay đổi nội dung bài minh, nhưng không thấy giải thích vì sao phải thay đổi như vậy.
Như đã tạm dịch bài minh này ở trên, tôi cũng có thay đổi, cụ thể là câu đầu, trước giờ ai cũng cho câu ấy là “Huyệt địa trực nghiễn - 地直硯” . Tuy nhiên, căn cứ hình ảnh chụp lại, tôi cho rằng chữ đó là chữ tác 𠈨 , như vậy câu ấy là “Huyệt địa tác nghiễn -穴地𠈨 ” tuy có thay đổi nhưng hầu như chẳng thay đổi gì cách hiểu câu này. Bây giờ xin trình bày cách hiểu bài này, trước hết xin lưu ý rằng chữ Sơn – Bút – Nghiễn tôi đã phân tích ở trên, có nghĩa là Bút và Nghiễn là một cặp bất khả phân ly, trong dịch thì là âm dương, trong cuộc đời thì nam – nữ, do đó trong phần này miễn lập lại thêm rườm rà.
Để viết bài minh này, chắc chắn Phương Đình – Nguyễn Văn Siêu phải suy nghĩ rất nhiều, bởi vì để diễn tả một khái niệm vừa hư (dịch) vừa thực (phồn thực) trong cùng một lúc quả hết sức khó khăn, thêm vào đó, có lẽ cụ phải tránh việc bị chống phá bởi những người không đồng tình, nên phải tính toán cách dùng từ sao cho thật đắt.
Trong bài này, theo tôi có 2 cái nghiên.
1. Tạm gọi là cái nghiên đất. Moi đất làm cái nghiên. Cái nghiên này bắt đầu từ ‘Cổ hữu” và bốn câu tiếp theo. Cái nghiên này hình vuông.
2. Cái nghiên bằng đá. Bắt đầu từ câu “Thạch tư nghiễn dã” tới câu “Ngưỡng thạch bút phong”. Cái nghiên này không thuộc hình thù gì, ý là không thuộc vuông hay tròn.
Hai đoạn trên tổng cộng 50 chữ, tượng trưng cho lý số của Bản thể - Âm, tức Hà Đồ . (6-1=5. 7-2=5.8-3=5.9-4=5) nó cũng như Âu Cơ và Lạc Long Quân mỗi người dắt 50 con ra đi vậy.
Hai câu cuối 14 chữ, tượng trưng cho 14 khái niệm căn bản của dịch học. 2 nghi+4 tượng+8 quái = 14.
Tổng cộng là 64 chữ, 64 là 8.8, tức là 64 quẻ, con số nói lên mọi biến dịch của vũ trụ.
2. Phân tích bài minh
- Cổ hữu – Xưa có.
Xưa có, nghĩa là chuyện ấy, cái ấy đã có từ ngàn xưa, hay cái ấy là hiển nhiên, chẳng cần phải tìm nguồn gốc làm gì nữa, nó như bắt đầu chuyện cổ tích.
穴地 - Huyệt địa tác nghiễn – Moi đất làm nghiên.
Như đã nói trên, Nghiên-Bút cũng như Chày-Cối là cặp bất khả phân ly, trong buổi bình minh của nền văn minh dịch học, khái niệm âm dương được diễn tả qua hình ảnh của Chày-Cối rất phổ biến, ta thấy điều này trên trống đồng. Câu “Huyệt địa tác Nghiễn” nói đến khái niệm ban đầu của cái cối, chữ Nho là Cữu . TVGT: 古者掘地爲臼Cổ giả quật địa vi cữu – Người xưa đào đất làm cối. Như vậy cái nghiễn đầu tiên bằng đất chính là cái cối vậy.
  - Chú Đạo Đức Kinh – Ghi kinh Đạo Đức.
Theo tôi, sở dĩ Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu sử dụng kinh Đạo Đức vào đây vì câu đầu tiên của cuốn kinh này, “Đạo khả đạo phi thường đạo”. Vì ngay đầu bài, cụ nói “xưa có” tất là cái ấy nó không nằm trong phạm trù nhị nguyên, nên đừng mất công tìm kiếm nó từ đâu mà có, cũng như Đạo mà có thể nói ra được thì cái Đạo ấy đâu phải là cái thường hằng. Nói khác hơn, Đạo vượt ra ngoài khái niệm nhị nguyên. Cụ muốn dùng Đạo Đức Kinh để giải thích cái Nghiễn. Ở đây ta cần phải hiểu về nguyên tắc của Dịch. Theo Dịch, bản thể thuộc Âm, tức là cái nghiên, mà bản thể là Đạo vậy, “Nhất âm nhất dương chi vị đạo - Đạo là âm dương nhất thể vậy”.
– Chước đại phương nghiễn. Đẽo (cái) nghiễn vuông lớn.
Nghiễn thuộc âm, theo Dịch thì âm được biểu tưởng bằng hình vuông. Tuy nhiên vì cái nghiễn này không phải là “Nghiễn khả nghiễn” nên nó “Đại” vô cùng to lớn. Thiên đại – Địa đại – Nhân đại.
– Trước Hán xuân thu – Viết sử nhà Hán.
Về cách dịch từ ghép “Xuân thu” tôi thấy cách hiểu của Tuấn Nghi – Tảo Trang[1]hết sức thỏa đáng. Trong trường hợp này dịch hai từ đó là “sử” là phù hợp với câu “Chú Đạo Đức Kinh”. Vì sao cụ Siêu lại cho rằng nghiên ấy viết cả sử nhà Hán. Sao sử nhà Hán mà không phải nhà nào khác? Như đã nói trên, nghiên này có từ ngàn xưa, xưa hơn tất cả các triều đại, nói chi nhà Hán, thế mà ở đây cụ dùng nhà Hán. Theo tôi cụ muốn nhấn mạnh rằng cái mà ta cứ nói văn hóa Hán, chữ Hán ấy thực ra đều do nghiên này viết ra cả, hay nói khác là nó được người người Lạc Việt dạy cho cả chứ làm gì của họ mà hãnh diện. Có nghĩa là chữ nghĩa đã có từ xưa, từ khi Lưu Bang chưa sinh, nên nghiễn mới “Trước Hán xuân thu”. Nếu không có chữ trước đó nhà Hán lấy gì viết sử, thế mà cứ bảo chữ Hán mới lạ.
Trên đây là bốn câu đầu của bài minh. Theo tôi đây là đoạn nói lên nguồn gốc của cái nghiên “Huyệt địa”. Tức cái nghiên vuông đất. Giờ tới nghiên đá.
– Thạch tư nghiễn dã – Tách đá làm nghiên.
Chỗ này cụ dùng cách chiết tự, tức là chữ Thạch được tách ra làm hai gồm: Hán , Khẩu ,  Chữ Khẩu chính là cái nghiên. Nói khác hơn nghiên chính là quái Khôn. Muốn hiểu chổ này cần phải xem chữ Nham ở trên[2], chữ Thạch là phần dưới của Hà Đồ  - Âm. Cái nghiên này trước đây là cái hang của con cá tinh trong truyền thuyết Ngư tinh.
 - Phỉ tượng hà hình – Chẳng giống hình gì.
Như đã nói trên, nghiễn là đạo hay ta thường gọi là tạo hóa hay vũ trụ. Ai mà biết vũ trụ hình gì! Có nghĩa là nói về cái tướng của nghiên.
不方 – Bất phương bất viên - Không vuông, không tròn.
Hai khái niệm mà người ta thường dùng cho sự hoàn hảo của mọi việc đó vuông tròn, vuông tròn còn chỉ ra hai mặt của cuộc đời, Âm-Dương, cái làm nên mọi sắc thái của hiện tượng, thế mà nghiên này vượt ra cả hai khái niệm ấy. Như vậy đích thị nghiên là Bản thể - Đạo hay Chân như rồi. Để thể hiện điều này trên thực tế, cụ đã làm cái nghiên đá hình nửa trái đào. Tất nhiên đào cũng biểu tượng cho âm, vì vậy mà ta thường nói “phận má đào -桃腮 Đào tai ” tức là phận con gái. Do đó ta biết rằng cái nghiên này thể hiện khái niệm Vô cực trong dịch học.
Diệu tồn chư dụng – Khéo chứa diệu dụng.          
Vì Đạo hay Bản thể - Chân như nên tuy không mà có, theo cách nói của nhà Phật là chân không diệu hữu. Dụng là cái hoạt động, tức là các sinh thể, bản thể là nơi tồn chứa các hạt giống của các sinh thể nhưng chưa sinh khởi thì chưa có sự khác biệt, chỉ khi nó được sinh ra mới có sự sai khác, như người đàn bà ngậm nguyên khí tương tác với môi sinh 9 tháng mà sinh ra con, có thể sinh con trai, con gái, sinh một hay hai thậm chí ba bốn, đó là chuyện con người, còn vũ trụ thì muôn màu muôn vẻ, cái này gọi là diệu dụng. Vì công năng của nó to lớn như vậy nên nó có mặt khắp nơi, nhưng khó mà nói nó ở một phương vị nào, nên nói.
Bất cao bất hạ, Chẳng cao chẳng thấp
Nhưng đã dùng ngôn ngữ thì phải xác định, cho dù xác định dùng để phủ định. Cụ Siêu nói nghiên ấy ở giữa.
– Vị hồ quyết trung – Thế nằm ở giữa.
Trung ở đây là giữa, chữ trung này cần phải hiểu theo luận Trung quán của nhà Phật, Trung  đây là ly tứ cú, tuyệt bách phi, có nghĩa là rời xa mọi đối đãi. Đấy là nói về triết lý, tuy nhiên cái nghiên là quái khôn của con người quả là nằm ở lưng chừng thật, mà căn cứ vào thực tế thì cũng đúng như lời minh diễn tả. Cái nghiên nằm trên đài, chẳng cao lắm, vì người ta có thể leo lên được, mà cũng chẳng thấp lắm vì người ta vẫn có thể đi ra đi vào. Với cái vị trí ấy nên nghiên mới nhìn xuống hồ như cụ diễn tả được chứ.
– Phủ Hoàn Kiếm thủy - Cúi trông hồ nước,
Câu này cụ Siêu nói thế cho nhẹ đi cái văn phong của bài viết, chứ nghiên ở đó chỉ cốt trông về núi tháp bút mà thôi.
– Ngưỡng thạch bút phong – Ngước thấy bút sơn.
Ngước lên thì thấy tháp bút sừng sửng đứng đó cũng “cổ hữu” ngàn xưa như nghiên đó thôi, núi đứng nhìn nghiên như chừng muốn nói điều gì đó. Tất nhiên nghiên biết điều đó, cái mà cụ Siêu gọi là “ứng -  ”.
台而
 Ứng thượng Thai nhi thổ vân vật.
 Ứng dương tính mà sinh muôn vật,
Ứng là đáp lại, ủng hộ, tiếp ứng, nghiên đã “ứng thượng thai” thượng là trên - dương, Thai là sao Thai[3], còn gọi là sao Tam Thai 三台, vì vậy mà chữ Thai còn có dị thể là , theo tôi có thể nó còn  có một dị thể nữa mà sách Thuyết văn giải tự của Hứa Thận không cho âm và đề nghị ai biết xin bổ sung, đó là 𢁘 - 𢁚, chữ này một bên là Cân – Con nhái (theo tôi) – Âm, một bên là Tam – Càn – Cóc – Dương, bộ Sam Sam cũng như Tam , thay cho quái Càn, sách thiên văn nói sao ấy như ngôi Tam Công 三公. Tam Công là cái chức trời ban cho ông Táo khi về trời. Kỳ thực đó là lúc Khảm Ly hóa Càn Khôn, có nghĩa là Càn lại là Càn, Khôn lại là Khôn, nên Tam Công chính là quái Càn vậy. Theo diễn tả của câu văn, sao Thai ở trên Nghiên, trong thực tế cũng thế, nghiên thì ở dưới, chổ giữa cái đài, còn tháp với đầu bút cao vút như đâm thủng trời xanh. Khôn mà ứng với Càn thì sinh ra muôn vật, trong bài là “Thổ vân vật- ” .
TVGT:
Vân .古文省雨. 古多叚云爲曰 – Cổ văn tỉnh vũ. Cổ đa giả vân vi viết – Văn xưa bỏ chữ , Xưa phần nhiều dùng .
Viết-quái Khảm, là cái nghiễn khi còn ấu thơ, về sau lấy chồng thì thành quái Khôn khi Khảm Ly hóa Càn Khôn, từ đó Khôn là mẹ nên sinh ra vạn hữu. Khôn tuy thuộc âm, có chức năng sinh ra vạn hữu, nhưng nếu không có Càn thì cũng đành chịu mà thôi, vì nếu không như vậy thì lấy nguyên khí ở đâu mà tồn tại mãi đó với tạo hóa, ở đây cụ Siêu dùng chữ “ma hư không”.
- Ngậm nguyên khí mà lớn cùng trời đất.
Nguyên khí vốn không có hình hài nhưng nó là căn nguyên sinh khởi của muôn loài, muôn vật, nói như thế có nghĩa là nguyên khí thuộc dương, tuy nhiên không có gì có thể sinh khởi mà không hội đủ âm dương, do đó nguyên khí phải được nuôi dưỡng trong môi trường âm mới dần thành hình hài, ở đây là cái nghiên, vì vậy cụ Siêu dùng từ “Hàm” hàm là ngậm, chứa. Cái nghiên này ngậm nguyên khí mà sinh thành muôn vật, cái nghiên đất thì sinh ra vũ trụ, cái nghiên đá thì sinh con người. Tất nhiên chẳng phải mọi thứ sinh thành hoàn hảo trong chốc lát mà nó cần có môi trường, sự phát triển đó cứ hoàn thiện dần theo thời gian, cụ Siêu dùng từ “ma” ma là mài, cọ xát, tương tác, ở đây là tương tác với mọi yếu tố của trời đất, vì vậy mới nói “hư không”. Điều này cho thấy hư không không có nghĩa là không khí thôi mà là tất cả hiện hữu. Tất cả chúng ta từ tiến trình này mà có mặt nên cái nghiên được đặt trên cái đài (thai) nơi mà mọi người, không phân biệt giới tính, chức vụ đều ra vào như đã nói phần trên.
Với những gì thể hiện qua bài minh cho thấy rằng ngày ấy Phương Đình – Nguyễn Văn Siêu hiểu rất rõ nguồn gốc dịch học và chữ Vuông, tất cả không ngoài bản thể của vũ trụ với hai yếu tố âm dương. Cách mà Nguyễn Văn Siêu trình bày trong bố cục của bài minh đã nói lên sự hiểu biết một cách hệ thống, từ buổi ban sơ, cái nghiên của vũ trụ đã sinh ra muôn loài, muôn vật, cho đến cái nghiên bằng đá, tức là lúc hình thành chữ viết, được cụ thể hóa bằng khái niệm Bút và Nghiên hay Cóc và Ếch, hai khái niệm về sau gọi là khoa đẩu. Có chữ mới có sự kế thừa tri thức làm nên nền giáo dục thông qua việc học hành. Vì thế cho nên trong bức tranh Thày đồ Cóc tiền nhân nước Việt mới viết “Thấy học xem bằng ếch thấy hoa”.
Đặc biệt những gì được thể hiện ở hồ Hoàn Kiếm, từ truyền thuyết đến các công trình xây dựng, dưới hồ hay trên bờ, về mặt dịch học cũng như con chữ đều hoàn toàn tương thích với những gì mà Tổ tiên nước Việt ghi lại trên trong đồng Ngọc Lũ cách đó hơn 2000 năm. Làm sao có điều kỳ lạ đó, làm sao trả lời về sự trùng hợp này. Câu trả lời duy nhất là bởi vì họ là dân Lạc Việt, Dịch và chữ Vuông là của dân Lạc Việt, vì vậy các khái niệm ấy chỉ có một mà thôi, cho dù cách nhau 2 hay 5 ngàn năm chăng nữa thì cách hiểu cũng thế mà thôi. Đặc biệt, những điều này Trung Hoa hoàn toàn không hề hay biết, cho dù họ tuyên bố với thế giới rằng Dịch là của họ, chữ Vuông là của họ, thế mà họ không hề biết tại sao chữ Thạchviết với bộ Hánvà chữ Khẩu, chữ Hạchlại viết với chữ Mộc và Hợi, hay chữ Nghiễnvới chữ Thạch và Kiến, thế mà người Việt biết rất rõ. Vậy ai là chủ nhân của Dịch học và chữ Vuông?
Giữa thủ đô, người xưa đã ban tặng cho một báu vật văn hóa vô giá như vậy, thế mà hầu như ngày nay chẳng còn mấy ai quan tâm, thậm chí phần lớn người Hà Nội đến Hồ Hoàn Kiếm chẳng biết nơi ấy có cái đài, trên ấy có cái nghiên, gọi là “Đài Nghiên” hay ‘Nghiễn Đài”. Thật buồn cho một sĩ phu Bắc Hà như cụ Phương Đình – Nguyễn văn Siêu. Thôi xin cụ cứ an nghĩ, cuộc đời vốn vô tâm nên nghĩ ra chuyện ấy âu cũng là chuyện bình thường của sự thịnh suy vậy.






[1]  Tạp chí Hán Nôm số 1 (10) năm 1991, tr.69-79
[2]  Xem Đài Nghiên,
[3]  Ở đây cụ Siêu chơi chữ, vì Thai đồng âm với Thai thai nghén.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét