Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

TÂM LINH LÀ GÌ ?

                                       LÊ HƯNG VKD

         1-    Sân khấu trí tuệ:
     Về phương diện y học, "sân khấu" của trí tuệ gồm các định khu thuộc hai hợp phần bán cầu đại não (YHCT gọi là "phủ kỳ hằng"):
          - hợp phần bán cầu não phải là thổ cư của "cái tin" (croyance)
          - hợp phần bán cầu não trái là lãnh địa của "cái biết"(connaissance).
     Bất kỳ diễn biến tư duy nào cũng đều có sự can dự của niềm tin &hiểu biết (croyance avec connaissance) và chất lượng sự kiện vừa nêu được định danh: TRÍ TUỆ (esprit).
     Về phương diện triết học: khi trí tuệ nghiêng nhiều hơn về phần tin tưởng (tùy thuộc môi trường sống và trình độ nhận thức cá nhân), mà hưng phấn dự cảm trước một tiến trình sẽ đến.....quá trình tư duy này, gọi là TÂM LINH (prémonition). Theo sách "nouveau petit Larousse illustré" NXB.Paris VI-1952, nguời Pháp định nghĩa thuật ngữ Tâm Linh như sau: "sensation précédant un fait et l' annocant - cảm giác riêng như báo trước sự việc sẽ đến cho mình. Học giả Đào Duy Anh cũng giới thiệu: tâm linh là cái trí tuệ tự có trong lòng người, là dự giác điều mặc giới về tương lai ....(sách Hán Việt từ điển quyển hạ trang 243,NXB. Trường Thi-saigon 1957, và sách Pháp Việt từ điển trang 1362,NXB. Minh Tân saigon 1952)
      2-    Phân loại hình thái tâm linh:
      Trong thực tế đời thường, ngành tâm lý học đã phân lập 3 hình thái tâm linh (morphotypologie prémonitoire):
       - tâm linh khoa học (prémonition scientifique)
       - tâm linh tín ngưỡng tôn giáo (prémonition religieuse)
       - tâm linh thế tục (prémonition du culte)
       * 2.1/ Tâm linh khoa học: khoa học kỹ thuật dựa trên thực nghiệm định lượng bền vững và lôgic toán học, giúp ta có được "cái BIẾT khoa học" thường gọi là tri thức ! Còn khi ta tự thân trải nghiệm rồi trực giác những định tính dị thường (bất khả tri luận = chưa thể giải thích cụ thể) thì phân tâm học (psychanalyse) gọi là "cái tin siêu hình - croyance ferme et métaphysique" và đây chính là tâm linh khoa học! Năm xưa nhà khoa học ALBERT EINSTEIN đã dự cảm trước hai sản phẩm trí tuệ: thuyết tương đối hẹp bàn về vật chất vận động sinh ra năng lượng (1905) và thuyết tương đối rộng bàn về cân bằng vũ trụ (1915) ....  nói chung thì tâm linh khoa học rất cần thiết cho mọi bộ môn khoa học! là cửa ngõ cho năng lực SÁNG TẠO!
     * 2.2/ Tâm linh tín ngưỡng tôn giáo: trong triết học,"cái ta biết" là tri thức lý thuyết, "cái ta làm" là tri thức ứng dụng Riêng "cái ta tin" là tri thức giải thoát, mục đích hoàn thiện quá trình sống bản thân về nhân cách, đồng thời thôi thúc-động viên những ai "chưa được tốt" sẽ trở thành người tốt ! Đây là tâm linh tôn giáo, là dòng chảy trí tuệ giải phóng bản thân giảm thiểu khổ đau, hướng về điều thiện bằng cách phát huy 3 tâm thức "lòng trắc ẩn + thái độ khoan dung + kiên trì bền bỉ ", để phát triển tình yêu thương nhân loại..... trong mỗi cá thể !
     * 2.3/ Tâm linh thế tục, cũng gọi là tâm linh theo phong tục - tập quán (prémonition des moeurs,des us& coutumes). Mọi hình thái tâm linh đều khởi nguồn từ trực giác (force d' intuition), nhưng khi "vốn liếng cái ta biết" không đầy đủ (tức là tri thức khoa học còn yếu kém, kiến thức nhân văn còn bấp bênh....) thì nguy cơ  "cái ta tin" rất dễ sa lầy vào vùng trũng "mê tín-dị đoan" (mê tín = niềm tin mù quáng, dị đoan = tin tuởng điều lạ lùng, sách Hán Việt từ điển của học giả Đào Duy Anh, trang 206 và trang 554).Tại nước ta, là xứ sở nông nghiệp truyền thống , tất cả sự việc - sự kiện phụ thuộc vào các biến động của khí hậu - khí tượng phức hợp vùng châu Á nhiệt đới - gió mùa xảy ra hàng năm .... đã sản sinh ra rất nhiều lễ hội cầu xin "tha lực" (sức mạnh ở ngoài năng lực của con người nông nghiệp) gíúp đỡ để an cư lạc nghiệp! lâu dần trở thành phong tục - tập quán mỗi vùng miền.... những tha lực ấy đuợc trí tưởng tuợng loài nguời nhân cách hóa là "thần linh"..... Một cám dỗ  khó tránh là "tính vị kỷ" (bản năng sinh tồn của con người: dành ưu tiên cho lợi ích riêng mình truớc!)  mà nhiều cá thể  đã mưu cầu thái quá (lòng tham lam) trục lợi "thần linh" để làm giàu cho mình hoặc cho nhóm lợi ích của mình.... bất chấp  qui luật phát triển của xã hội văn minh đương đại:
      - vừa tôn trọng nhân cách tính
      - vừa tăng cường nhân đạo tính
      Mọi "biến tướng" của tâm linh thế tục còn rải rác ở nơi này nơi kia...sẽ dần dần bị triệt tiêu, khi nhịp sống chung của cộng đồng được nâng lên (xóa đói giảm nghèo,gíáo dục -y tế đầy đủ số lượng và chất lượng...).TÂM LINH luôn luôn là giá trị ĐẸP của biểu tượng "thăng hoa tri thức hướng thiện" cho chúng ta ….           
                        
                                THẦY THUỐC ƯU TÚ LÊ HƯNG:

.                  Ước vọng mang kiến thức laser y học phục vụ cộng đồng


        Mặc dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn lấy việc nghiên cứu, học tập làm niềm vui. Có thể nói, Thầy thuốc ưu tú Lê Hưng là người gắn bó với từng bước phát triển của laser châm ở Bình Dương. Niềm vui lớn nhất của ông là nhìn thấy phương pháp chữa bệnh bằng laser châm ngày càng được người dân tin tưởng vì tính hiệu quả của nó.Những ai đã từng biết Thầy thuốc ưu tú Lê Hưng chắc cũng nhận thấy rằng ông sống và làm việc rất cần mẫn và có trách nhiệm. Đặc biệt, ông đã hết lòng vì sự phát triển ứng dụng laser y học vào chữa bệnh
      Sự kết hợp giữa kiến thức của một thầy giáo (dạy môn toán thống kê trường Nông lâm súc Bình Dương trước năm 1975) và một lương y kế thừa trong gia đình có 4 đời làm nghề y học cổ truyền đã giúp ông có điều kiện nghiên cứu, học hỏi sâu hơn sau này, khi ông chính thức bước vào ngành y.
     Năm 1990, Bệnh viện Y học dân tộc Sông Bé được thành lập cũng là năm đầu tiên ông về làm việc tại bệnh viện. Thời gian này ông đã đề xuất với Ban giám đốc về việc học tập kiến thức quang châm. Kết quả là năm 1993 bệnh viện đã có khoa Quang châm và được trang bị máy móc, thu hút được nhiều người dân đến chữa trị.
     Năm 2002 ông về hưu nhưng với đam mê và tâm huyết bộ môn laser châm nên ông xin nâng cấp Câu lạc bộ laser y học thành Hội Laser y học Bình Dương. Mặc dù có nhiều khó khăn vì là “Hội tự lực cánh sinh” nhưng với những hội viên có tâm huyết, với tinh thần trách nhiệm trong vai trò chủ tịch hội của ông đã giúp đưa hội ngày càng phát triển vững mạnh. Đến nay Hội Laser y học Bình Dương đã có hơn 435 hội viên trong khắp cả nước. Là một trong những đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Bình Dương hàng năm. Năm 2009, ngoài các hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên môn, tuyên truyền phổ biến kiến thức laser y học, các tổ hội viên cũng đã quang châm từ thiện cho hơn 6.300 lượt người già, nghèo, người khuyết tật.
     Ông Hưng cho biết lãnh đạo tỉnh, Sở Y tế rất quan tâm đến những công việc của hội cũng như ứng dụng quang châm trong chăm sóc sức khỏe người dân. Cụ thể là 51 cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã được trang bị máy quang châm laser, kể cả các cơ sở y tế vùng xa của tỉnh. Điều mà nhiều tỉnh, thành khác chưa làm được.
     Năm 2001, ông được phong danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. Ông vẫn thường nói, đây là một vinh dự nhưng cũng là một trách nhiệm, phải sống sao cho xứng đáng với danh hiệu đạt được. Vì thế, ông đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu những kiến thức mới, làm sao cập nhật hóa công nghệ laser y học mới vào thực tế điều trị phục vụ cộng đồng.
     Ông tâm sự với chúng tôi về sự phát triển nhanh chóng, về sự thay đổi từng ngày của y học. Những thầy thuốc già như ông có kinh nghiệm nhờ tự làm, mày mò học tập, bản thân ông còn may mắn học hỏi được rất nhiều từ các giáo sư giỏi đầu ngành ở TP.HCM. Ông cho rằng những người trẻ bây giờ được đào tạo bài bản, được tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, là những người có nhiều ưu thế hơn thế hệ của ông và họ là những nhân tố chính thúc đẩy xã hội phát triển. Những thông tin về bệnh lý mới ngày càng nhiều nên những thầy thuốc thế hệ như ông phải thường xuyên cập nhật thông tin để không bị lạc hậu.
     Ngoài công việc của hội, hàng năm ông còn được mời tham gia Hội đồng chấm bảo vệ luận văn tốt nghiệp của sinh viên Vật lý kỹ thuật y sinh (trường Đại học Bách khoa TP.HCM). Và ông cũng là tác giả của nhiều sách đã xuất bản, nhiều bài viết trên các phương tiện truyền thông.
     Ở tuổi 72, sức khỏe không còn như trước nhưng với ông, còn sức là còn học tập, còn cống hiến cho xã hội.
     Trong xã hội không có nghề chân chính nào là không cao quý. Càng cao quý biết bao khi con người biết hết lòng tận tụy với nghề, cống hiến, dù là nhỏ bé để xã hội phát triển. Ngày Thầy thuốc Việt Nam nhắc chúng ta nhớ rằng trong xã hội có những người thầy thuốc đang từng ngày từng giờ chiến đấu với bệnh tật bảo vệ sức khỏe mọi người. Họ chính là những người làm cho nghề của mình trở nên cao quý.
                                                         (Theo Đức Lê, báo Bình Dương 2-3-2010)






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét