(Nhân
đọc Nghiên cứu chữ Hán hiện đại của thế kỹ XX)
NGUYỄN
HẢI HOÀNH
Ngôn ngữ** gồm tiếng nói và chữ
viết. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “chữ viết là hệ thống ký hiệu bằng đường
nét đặt ra để ghi tiếng nói”. Chúng tôi thiển nghĩ Chữ viết là hệ thống ký hiệu
thị giác dưới dạng văn bản dùng để ghi tiếng nói và ý nghĩ của loài người. Ở
đây thêm “ghi ý nghĩ” vì người ta nghĩ nhiều hơn nói, không nói được vẫn có thể
dùng chữ để biểu thị ý nghĩ. Thêm “dưới dạng văn bản” để phân biệt với loại
ngôn ngữ bằng tay mà người câm điếc dùng, cũng là hệ ký hiệu thị giác ghi tiếng
nói và ý nghĩ nhưng không phải là chữ viết. Chữ viết gắn bó chặt chẽ với tiếng
nói, khi nghiên cứu chữ viết phải xem xét mối quan hệ cực kỳ quan trọng này.
Do
nguyên nhân lịch sử, người Việt Nam luôn quan tâm tới chữ Hán. Vả lại đây
là loại chữ viết độc đáo và có nhiều người dùng; nghiên cứu chữ Hán có thể
giúp làm rõ các vấn đề về ngôn ngữ học, một lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn
cực kỳ phức tạp.
Tính
chất chủ yếu của chữ Hán
Khác
với các loại chữ viết còn lại, chữ Hán được cấu tạo chủ yếu dựa vào ý nghĩa mà
chữ thể hiện chứ không dựa vào ngữ âm; mỗi chữ biểu thị một ý nghĩa, nhìn chữ
không đọc được âm; thông tin chủ yếu mà tự hình đem lại là ý nghĩa của chữ,
không phải âm đọc; nghĩa là chữ không có quan hệ trực tiếp với ngôn ngữ
nói. Đặc tính này làm cho chữ Hán có một số phận đặc biệt.
Căn
cứ vào phương thức chữ viết dùng để biểu đạt ngôn ngữ, tổ sư ngôn ngữ học thế
giới Ferdinand de Saussure (1857-1913) chia chữ viết của loài người làm hai hệ
thống lớn là chữ biểu ý (chữ ghi ý, ideogram) và chữ
biểu âm (chữ ghi âm, phonogram), và xác định chữ Hán là loại chữ biểu
ý. Quan điểm đúng đắn này được nhiều nhà ngôn ngữ học Trung Quốc (TRUNG QUỐC)
tán thành. Nhưng có người cho rằng từ “chữ biểu ý” dễ gây nhầm lẫn [xem Tô Bồi
Thành…Sđd, trang14].
Năm
1957, Châu Hữu Quang (1906-2017) nêu quan điểm: Chữ viết trải qua ba giai đoạn
phát triển là chữ hình ý, chữ ý âm và chữ biểu âm. Các loại chữ nguyên thủy đều
dùng phương pháp biểu hình và biểu ý để biểu đạt ngôn ngữ, gọi là chữ
hình ý (ví dụ chữ tượng hình), chưa biểu âm; về sau phát triển
thành chữ ý âm (ideo-phonogram), vận dụng tổng hợp hai phương
thức biểu ý và biểu âm để biểu đạt ngôn ngữ. Chữ Hán, chữ Ai Cập cổ, chữ hình
nêm, chữ Maya thuộc loại chữ ý âm. Chữ biểu âm là giai đoạn
phát triển cuối cùng. Chữ Ai Cập cổ và chữ hình nêm trải qua 2000 năm thai
nghén sinh ra chữ cái, hình thành chữ biểu âm.[SĐD tr. 20].
Triệu
Nguyên Nhiệm (1892-1982) coi chữ Hán là chữ ngữ tố (logogram);
ở đây ngữ tố (morpheme) là đơn vị nhỏ nhất kết hợp ngữ âm với ngữ nghĩa; đơn vị
của chữ ngữ tố là chữ (tự, không phải là chữ cái), mỗi chữ đều có ý
nghĩa; mỗi chữ Hán thể hiện một ngữ tố đơn âm của Hán ngữ, ghi một âm tiết, là
một từ. Chữ biểu âm không thể hiện ngữ tố, nó là chữ âm tố, nói
chung mỗi chữ cái chỉ thể hiện một âm tố, không thể hiện nghĩa; âm tố còn gọi
âm vị; có thể ghép các âm tố (chữ cái) thành một âm tiết. Lã Thúc Tương
(1904-1998) tán thành Triệu, và nói Chữ Hán là sự kết hợp hình, âm,
nghĩa; tất cả các loại chữ khác đều chỉ là sự kết hợp hình và âm. Như vậy
thực ra chẳng khác gì nói chữ Hán là chữ biểu ý. [SĐD tr.9]
Tóm
lại, dù xếp vào loại nào thì chữ Hán chủ yếu vẫn chỉ là ký hiệu ghi ý của
ngôn ngữ. Ngay cả chữ hình thanh (chiếm hơn 80% tổng số chữ Hán) tuy có thành
phần biểu âm gọi là “thanh bàng” nhưng không thể dựa vào thanh bàng để đọc âm
của chữ. Như vậy, biểu ý là đặc tính chủ yếu của chữ Hán. Vì
thế chữ Hán thích hợp với tình trạng Hán ngữ có quá ít âm tiết và
quá nhiều phương ngữ. Nhờ dùng chữ Hán, người TRUNG QUỐC khác vùng
nghe không hiểu tiếng của nhau nhưng vẫn có thể giao tiếp với nhau bằng chữ
viết. Tính biểu ý làm cho chữ Hán có những ưu điểm độc đáo cùng các nhược điểm
nghiêm trọng: khó hiểu, khó học, khó viết, khó nhớ, khó dùng1. Cho tới nay vẫn
có các đánh giá khác nhau về chữ Hán. Việc chấp nhận quan điểm “Chữ Hán là
báu vật của văn minh cổ đại, lại là gánh nặng của văn minh hiện đại” được
coi là một bước tiến của giới NNH TRUNG QUỐC [SĐD tr.626].
Vì
sao chữ Hán thời cổ không biến đổi, tiến hóa?
Theo
định nghĩa, chữ viết là một loại công cụ của tư duy; mà đã là công cụ thì phải
luôn cải tiến nhằm nâng cao tính tiện dụng. Tất cả các loại chữ viết đều sớm
cải tiến theo hướng ngày càng tiện sử dụng. Chữ Quốc ngữ do các giáo sĩ châu Âu
sáng tạo vốn là công cụ để họ truyền bá đạo Ki-tô cho dân ta, qua nhiều cải
tiến đã đạt yêu cầu ghi được 100% âm tiếng Việt và sau mấy trăm năm đã trở
thành công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ người Việt (lời học
giả Phạm Quỳnh).
Chữ
Hán thích hợp với tình trạng Hán ngữ có quá ít âm tiết và quá nhiều phương ngữ.
Nhờ dùng chữ Hán, người TRUNG QUỐC khác vùng nghe không hiểu tiếng của nhau
nhưng vẫn có thể giao tiếp bằng chữ viết. Nguồn bản đồ: chinahighlights.com
Riêng
chữ Hán mới ra đời đã bị thần thánh hóa, bị sùng bái, coi là kết tinh của văn
minh Trung Hoa, trở thành thứ vật thiêng chẳng ai dám động chạm2. Là sở hữu
riêng của tầng lớp trên, chữ Hán thời xưa chủ yếu ghi thứ “văn ngôn” cực khó
hiểu, khác xa ngôn ngữ nói và không có những chữ ghi tiếng nói của dân, gây ra
tình trạng “hữu âm vô tự”. Chế độ phong kiến lợi dụng sự thần bí, khó hiểu của
chữ Hán để thực thi chính sách ngu dân nhằm bảo vệ ách độc tài chuyên chế.
Những điều đó đã cản trở sự phát triển chữ Hán và đóng góp của nó cho tiến bộ
xã hội.
Do
thiếu động lực biến đổi, chữ Hán cổ không đi lên con đường tiến hóa chung như
các loại chữ viết khác. Châu Hữu Quang nhận xét: Từ chữ Giáp Cốt cho
tới chữ Hán hiện đại, nguyên tắc tổ chức chữ là như nhau [Sđd tr.35].
Người TRUNG QUỐC nói việc ngày nay họ vẫn đọc hiểu loại chữ Hán viết ở đời Tần
đã chứng tỏ văn minh Trung Hoa là nền văn minh cổ duy nhất tồn tại tới nay, và
điều đó làm họ vô cùng tự hào. Đúng là các loại chữ cổ khác hiện rất ít người
đọc được, vì chúng đều đã biến mất trong quá trình tiến hóa thành loại chữ tiên
tiến hơn.
Phong
trào cải cách chữ Hán
Tình
trạng chữ viết ít biến đổi, ít tiến hóa thực ra là điều đáng chê trách. Nó làm
cho các nhược điểm nghiêm trọng của chữ Hán tồn tại quá lâu dài, kìm hãm sự
phát triển văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật... Hậu quả là cuối thế kỷ XIX,
sau khi tiếp xúc với văn minh Âu Mỹ, giới tinh hoa TRUNG QUỐC đã lôi chữ Hán ra
khỏi điện thờ, phê phán, lên án nó là loại chữ lạc hậu và đòi sửa đổi, thay
bằng chữ biểu âm. Từ đó trở đi các đời chính quyền TRUNG QUỐC đều ra sức tiến
hành cải cách chữ Hán.
Tháng
12/1954 Nhà nước TRUNG QUỐC thành lập Ủy ban Cải cách chữ viết trực thuộc Chính
phủ. Ủy ban này đã triển khai cải cách chữ Hán với quy mô lớn nhất trong lịch
sử ngôn ngữ học thế giới và đã thu được một số kết quả khả quan.
Luật
ngôn ngữ văn tự thông dụng Nhà nước TRUNG QUỐC thi hành từ 1/1/2001 đã luật hóa
việc sử dụng ba thành tựu cải cách: 1 - Thay hơn 2200 chữ phồn thể bằng chữ
giản thể; 2 - Phương án ghép âm (Pinyin) Hán ngữ dùng chữ Latin (Scheme for
Chinese phonetic alphabet); 3 - Chuẩn hóa cấu hình và âm đọc chữ, sàng lọc bỏ
một số chữ.
Các
cải cách trên đã giảm bớt khó khăn khi học và dùng chữ Hán, nhờ thế nâng cao
được trình độ biết chữ của dân, phổ cập tiếng Phổ thông, thống nhất tiếng nói
trong cả nước, đưa được chữ Hán vào bàn phím máy tính. Phương án Pinyin Hán ngữ
trở thành công cụ ghi âm chữ Hán thuận tiện, năm 1982 được công nhận là Tiêu
chuẩn quốc tế ghi âm Hán ngữ (ISO 7098), góp công đầu cho việc quốc tế hóa Hán
ngữ. TRUNG QUỐC hiện áp dụng chế độ gọi là “Song văn”, tức đồng thời sử dụng
chữ Hán và chữ Pinyin Hán ngữ; chữ Pinyin không phải là loại chữ mới, chỉ là
công cụ biểu âm có tính hỗ trợ nhằm bù đắp khiếm khuyết của chữ Hán là nhìn chữ
mà không đọc được âm. Học sinh tiểu học phải học chữ Pinyin Hán ngữ trước khi
học chữ Hán. Hầu hết dân TRUNG QUỐC hiện đã nắm vững “Song văn”, sử dụng thành
thạo chữ Pinyin Latin trên máy tính và smartphone.
Tuy
vậy các cải tiến trên vẫn chưa khắc phục được những nhược điểm lớn của chữ Hán
như số lượng chữ quá nhiều không ai có thể nhớ hết; chữ đồng âm, chữ đa âm quá
nhiều gây nhầm lẫn khi sử dụng; khó có thể tạo ra chữ mới... Ngoài ra một số
người TRUNG QUỐC chưa tán thành chữ giản thể. Người Đài Loan chưa chấp nhận các
cải cách chữ Hán do đại lục TRUNG QUỐC thực hiện. Chữ Hán vẫn khó quốc tế hóa,
cản trở nâng cao sức mạnh mềm của TRUNG QUỐC. Ví dụ chữ Hán được 20% nhân loại
sử dụng nhưng tỷ lệ dùng để soạn văn bản ở Liên Hợp Quốc lại dưới 1%, kém xa
Anh ngữ (80%). 15 năm qua TRUNG QUỐC mở cả nghìn viện và lớp Khổng Tử dạy Hán
ngữ miễn phí trên toàn cầu nhưng hiệu quả thu được còn là dấu hỏi.
Các
cải cách chưa đạt yêu cầu của Chủ tịch Mao: Phải đi theo phương hướng
chung của chữ viết thế giới là pinyin hóa. Lý do: các nghiên cứu cho
thấy đi theo hướng đó sẽ thất bại. Rốt cuộc dự án “Latin hóa chữ Hán” đã bị gác
lại, tức không còn đặt vấn đề thay chữ Hán nữa – đây được coi là một tiến
bộ [SĐD tr.626]. Từ 16/12/1985 Ủy ban Cải cách chữ viết đổi tên thành Ủy
ban Công tác ngôn ngữ chữ viết, từ 1998 đưa về Bộ Giáo dục, quyền lực thu hẹp.
Chữ
Hán từ khi mới ra đời đã bị thần thánh hóa, sùng bái, được coi là kết tinh của
văn minh Trung Hoa. Tranh lụa về Phục Hy, người được cho là phát minh ra chữ
viết ở TRUNG QUỐC. Nguồn: wikipedia.
Tóm
lại, chữ Hán sau nhiều thăng trầm về cơ bản vẫn giữ nguyên vai trò cũ. Cải cách
chữ Hán đành dừng lại ở mức chấp nhận chế độ “song văn” chắp vá; từ nay trở đi
người TRUNG QUỐC tiếp tục dùng chữ Hán với các cải tiến đã được luật hóa.
Có
lẽ hiện nay TRUNG QUỐC đã không còn cơ hội thay chữ Hán. Họ bắt đầu cải cách
chữ viết quá muộn, giả thử có tạo ra một loại chữ mới thì cũng khó làm cho 1,5
tỷ người chấp nhận sử dụng, bởi lẽ họ đã quen dùng thứ chữ tổ tiên để lại từ
mấy nghìn năm trước.
Nhưng
các nước thuộc vành đai Hán ngữ lại sớm mạnh dạn cải cách chữ Hán. Thế kỷ XII,
Việt Nam phát triển chữ Hán thành chữ Nôm ghi được tiếng mẹ đẻ, làm nên nền văn
học tiếng Việt rực rỡ một thời. Thế kỷ XV người Triều Tiên sáng tạo hệ chữ
Hangul có tính biểu âm thay cho chữ Hán. Thế kỷ VIII người Nhật làm ra hệ chữ
Kana biểu âm, nhờ thế giảm được 5/6 số chữ Hán cần dùng (còn 1850 chữ). Cuối
thế kỷ XIX họ lại đi đầu hiện đại hóa Hán ngữ3. Thiết nghĩ hiện nay do người TRUNG
QUỐC đã quen dùng chữ Pinyin Latin, nên họ có thể áp dụng kinh nghiệm của Nhật
là dùng thật nhiều từ ngoại đã quốc tế hóa thay cho chữ vuông, ví dụ computer,
internet, fan, v.v… như vậy có thể giảm lượng chữ Hán và lượng chữ/từ đồng âm,
đa âm.
Chữ
biểu ý thích hợp với Hán ngữ
Kết
quả cải cách chữ viết ở TRUNG QUỐC cho thấy Chữ biểu ý là loại chữ viết
thích hợp với Hán ngữ; mọi loại chữ biểu âm đều không thích hợp.
Tuy
vậy giới NNH TRUNG QUỐC chưa ngừng tranh cãi. Phái theo “Thuyết chữ Hán ưu
việt” vẫn đòi “sửa sai” các cải cách chữ Hán... Đúng là còn quá nhiều vấn đề
cần bàn. Từ góc nhìn của người sống trong môi trường chữ viết Việt Nam giàu
tính biểu âm, chúng tôi thiết nghĩ chính là do có tính biểu ý mà chữ
Hán thích hợp với Hán ngữ - vấn đề này xem ra cần nhấn mạnh. Thậm chí
có nhà NNH TRUNG QUỐC nói chữ Hán là chữ biểu âm! Phải chăng họ ngại chữ Hán bị
gọi là “chữ biểu ý”, loại chữ bị coi là lạc hậu? Ví dụ Tằng Tính Sơ nói“Xưa
nay chưa từng có loại chữ viết nào thực hiện được chức năng nhìn chữ
mà biết âm đọc của chữ” [SĐD tr.597]. Nhận xét này vơ đũa cả nắm hạ
thấp năng lực biểu âm của chữ biểu âm, như thế là không đúng. Chữ Quốc ngữ Việt
Nam nói thế nào viết thế ấy, bất cứ âm tiếng Việt nào cũng viết được thành chữ,
nhìn chữ là đọc được âm.
Có
nhiều trở ngại lớn về mặt tâm lý, xã hội, lịch sử cũng như về NNH khiến cho
hiện nay không thể nào sửa chữ Hán thành chữ biểu âm. Dưới đây chỉ bàn về mặt NNH.
Trở
ngại không thể vượt qua là chữ Hán có quá nhiều chữ đồng âm.
Đây là hậu quả của tình trạng Hán ngữ có quá ít âm tiết – vấn đề này chưa được
bàn nhiều. Âm tiết (syllable) là đơn vị kết cấu tự nhiên nhất trong ngữ âm, là
đơn vị phát âm ngắn nhất. Hán ngữ, Việt ngữ là ngôn ngữ đơn âm tiết, mỗi từ chỉ
có một âm tiết, tức mỗi âm tiết là một từ. Anh, Pháp, Nga ngữ… là ngôn ngữ đa
âm tiết cho nên hầu như không có vấn đề từ đồng âm.
Thống
kê chữ đồng âm khác nghĩa trong Tự điển Tân Hoa bản thứ 10, chúng tôi thấy
10.000 đơn tự trong sách chỉ có cả thảy 415 âm tiết (không xét thanh điệu),
trong đó 22 âm tiết có 1 chữ4; còn lại 393 âm tiết có nhiều chữ khác tự hình,
khác nghĩa. Tổng số chữ Hán khoảng 80-100 nghìn; đem chia cho 393, suy ra mỗi
âm tiết có hàng chục chữ đồng âm. Như [yi] có 135 chữ, [xi] – 123, [ji] – 122,
[yu] – 118, [fu] – 98… Nếu dùng “Từ Hải” để thống kê, do sách có gần 20 nghìn
đơn tự nên riêng âm [yì] (thanh điệu huyền) đã có 195 chữ đồng âm [SĐD tr.442].
Thật bất tiện khi nghe hoặc khi đánh máy một âm [yì], phải từ 195 chữ chọn ra
một chữ cần thiết.
Nhiều
chữ đồng âm dẫn đến nhiều từ đồng âm. Như các từ chính thị, chính thức,
chính sự, chính thất,… đều cùng một âm [zhèng shì]; từ công kích và công
kê (gà trống) cùng âm [gong ji]; âm [mủ ji] có thể hiểu là gà mái hoặc
gà trống; tên các loài vật tê giác, đỉa, dế, đều cùng âm [xi]… Chữ/từ đồng âm
quá nhiều làm cho khi nghe thì dễ hiểu nhầm, khi viết thì dễ viết sai. Có khi
người nói buộc phải viết ra chữ cho người nghe xem thì mới hiểu; như khi nói
tên người tên đất.
Giả
thử sửa chữ Hán thành chữ biểu âm thì khi đọc chữ sẽ lẫn lộn các khái niệm cần
diễn tả. Triệu Nguyên Nhiệm từng viết một đoạn “kỳ văn” gồm 95 chữ Hán5, tất cả
đều đọc cùng một âm [shi]; nhìn chữ Hán thì có thể hiểu nhưng nếu nghe đọc thì
sẽ chẳng thể hiểu gì; khi nhìn chữ Pinyin Latin cũng vậy, vì tất cả đều viết
bằng một từ shi.
Ngoài
ra chữ Hán còn có nhiều chữ đa âm đa nghĩa, nhìn chữ
không biết đọc theo âm nào, hiểu theo nghĩa nào. Có chữ đọc theo 5 âm! Chữ đa
âm chiếm khoảng 10% tổng số chữ Hán, chiếm 17% trong 2000 chữ thường dùng. Chữ
biểu âm không có vấn đề rắc rối này.
Thực
ra ngôn ngữ nào cũng có từ đồng âm, bởi lẽ số lượng ngữ âm mà thanh quản con
người phát ra được là có giới hạn, trong khi số lượng từ cần dùng lại nhiều
hơn; nếu từ đồng âm ít thì có thể phân biệt theo ngữ cảnh; nếu quá nhiều thì
khó phân biệt.
Nói
cho đến cùng, chữ/từ đồng âm quá nhiều hoặc âm tiết quá ít cũng chẳng phải là
lỗi của Hán ngữ. Thiển nghĩ vấn đề này liên quan tới cấu tạo thanh quản của
người Hán: Không rõ vì sao họ không phát âm được một số âm và âm tiết, như âm
“b”, “đ”, “v”, “r” rung, “ng”, “nh” v.v… cùng nhiều âm tiết có trong ngôn ngữ
khác. So sánh lượng âm tiết trong hai ngôn ngữ đơn âm tiết là Việt ngữ và Hán
ngữ cho thấy, ở các âm tiết bắt đầu bằng âm a, Hán ngữ có 5 (a, ai, an, ang,
ao), Việt ngữ có 29 (kể cả âm tiết bắt đầu bằng âm ă, â); âm tiết bắt đầu bằng
âm o: Hán ngữ có 2, Việt ngữ có 32 (kể cả ô, ơ)…
Hiện
chưa có số liệu chính thức về tổng số âm tiết của tiếng Việt. Theo Luong
Hieu Thi’s blog, tiếng Việt có 17.974 âm tiết6. Do giàu âm tiết nên tiếng
Việt hầu như không có vấn đề từ đồng âm. Hán ngữ vì quá nghèo âm tiết nên có nhiều
chữ/từ đồng âm; chỉ chữ biểu ý mới phân biệt được ý nghĩa của các chữ/từ đó. Ít
âm tiết có thể do người Hán thời xưa ít đi lại, ít giao tiếp; chính quyền lại
chủ trương đóng cửa đất nước. Nhật là đảo quốc giữa biển, thời xưa ít giao tiếp
với các nước khác nên tiếng Nhật cũng rất ít âm tiết; cho tới nay họ chưa bỏ
được chữ Hán biểu ý. Tiếng Hàn cũng ít âm tiết do đó tuy đã dùng chữ Hangul
biểu âm nhưng vẫn phải dùng thêm chữ Hán để ghi chú khi viết các từ ngữ cần độ
chính xác cao, như khi viết văn bản pháp lý, viết danh từ riêng, ví dụ tên họ
trong thẻ căn cước.
Phải
chăng có thể tạm kết luận: Ngôn ngữ có nhiều âm tiết thì
thích hợp dùng chữ biểu âm; ngôn ngữ có quá ít âm tiết không
thích hợp dùng loại chữ này. Cải cách chữ viết phải làm rất sớm, từ khi nó chưa
chín muồi và cần hàng trăm, hàng nghìn năm.
Dựa
vào lý lẽ trên có thể giải thích vì sao tổ tiên người TRUNG QUỐC tạo ra loại
chữ viết biểu ý để ghi Hán ngữ; vì sao chữ Hán không tiến hóa thành chữ biểu âm
như các chữ viết khác; do đâu không thể thay chữ Hán bằng loại chữ biểu âm.
Cũng vậy, có thể hiểu vì sao chữ Hán tuy từng là chữ viết chính thức của nước
ta suốt 2000 năm song không thể nào ghi được tiếng Việt giàu âm tiết.
Lời
kết
–
Chữ Hán có tính biểu ý, vì thế thích hợp với Hán ngữ ít âm tiết và nhiều phương
ngữ.
–
Do xa rời nhân dân, chữ Hán thời cổ không tiến hóa thành chữ biểu âm; ngày nay
chữ Hán không còn cơ hội biến đổi căn bản. Nếu muốn biến đổi thì phải cải cách
Hán ngữ.
–
Các cải cách chữ Hán TRUNG QUỐC đã thực hiện và việc sử dụng chế độ Song văn là
hợp lý.
–
Các nhược điểm về mặt NNH chứng tỏ Thuyết chữ Hán ưu việt không có cơ sở tồn
tại.
–
Nhận định “Chữ Hán là báu vật của văn minh cổ đại lại là gánh nặng của văn minh
hiện đại” là hợp lý; người TRUNG QUỐC có đủ ý chí và sức mạnh để giảm tác động
tiêu cực của gánh nặng ấy. □
Ghi
chú:
* 坑텬냥廖 “랗枷各셩돨君덜볶俚桔씩”。蝎베놔경2001.8.
Tác giả Tô Bồi Thành. Nxb Thư Hải, 8.2001, sau đây ký hiệu là SĐD (Sách
đã dẫn).
** Từ
tiếng Việt “ngôn ngữ” ứng với từ chữ Hán “刀(٪ (ngữ ngôn)”, khác nghĩa với “喇刀 (ngôn ngữ)”; từ “chữ viết” ứng với “匡俚 văn tự”.
4 Đó
là 22 âm tiết: [chua], [dei], [den], [dia], [ei], [eng], [fo], [gei], [hm],
[hng], [kei], [lia], [lo], [neng], [nin], [nou], [nuan], [ri], [sen], [seng],
[shei], [zhei].
5 “嘉幹稼哥袈, Chuyện ông Thi ăn sư tử”, tên gốc “柯杆嘉却稼哥袈” (Story of Stone Grotto Poet: Eating Lions”) công bố tại Mỹ
năm 1930, có ghi trong Encyclopedia Britannica. 柯杆家却嘉幹,閣哥,珏稼枷哥。嘉幹珂珂刊懇柬哥。枷珂,刊枷哥刊懇。角珂,刊嘉幹刊懇。嘉幹柬角枷哥,揀訶覺,賈角枷哥脚各。幹歌角枷哥暇,刊柯杆。柯杆嫁,幹賈奸殼柯杆。柯杆殼,幹迦桿稼角枷哥暇。稼珂,迦街角枷哥暇,茄枷柯哥暇。桿姦角慤。
6 All
syllables in Vietnamese language. (http://www.hieuthi.com/blog/2017/03/21/all-vietnamese-syllables.html).
Mạng hoctiengnhatcungakira.wordpress.com cho biết Anh ngữ có 15.831 âm
tiết, Nhật ngữ có 112 âm tiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét