Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

BIẾN ĐỔI BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG ĐÔI ĐIỀU TRĂN TRỞ

ĐÀO TRẦN NGUYÊN CÁT

                         Đại tướng Lê Đức Anh và thiếu tướng Đào Trần Nguyên Cát năm 2010

          Phần Ngoại kỷ trong Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Cháu ba đời Viêm đế Thần Nông là Đế Minh sinh ra đế Nghi. Tiếp đến Đế Minh đi tuần thú phương Nam, dến vùng Ngũ Lĩnh gặp bà Vụ Tiên lấy làm vợ sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục là bậc thánh trí thông minh. Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Lộc Tục cố nhường cho anh, Đế Minh bèn lập Đế Nghi làm vua phương Bắc, phong Lộc Tục làm vua phương Nam, hiệu là Kinh Dương vương, tên nước là Xích Quỷ, lấy sông Trường Giang làm biên giới phân chi hai nước. Cương giới nước Xích Quỷ, đông giáp biển Đông, tây giáp Ba Thục, bắc giáp Hồ Động Đình, nam giáp Hồ Tôn (từ Khánh Hòa trở vào phía Nam). Việt Nam gọi là đất Bách Việt.”

          Như vậy, phía Bắc sông Trường Giang là đất Trung Quốc. Năm 221 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng hoàn thành đánh diệt 6 nước vùng Sơn Đông (đông núi Hoa Sơn), thống nhất Trung Quốc. Sẵn lực lượng hùng mạnh, năm 2018 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng đưa quân đi đánh chiếm các nước xung quanh. Phía Bắc, sai tướng Mông Điềm, đem 30 vạn quân đánh đuổi người Hồ ra khỏi vùng Hà Sáo chiếm lấy cả khu vực phía nam Hoàng Hà, lập thêm được 44 huyện mới.

          Phía Nam sông Trường Giang, Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư đem năm mươi (50) vạn quân đi trường kỳ đánh người Việt ở phương Nam, xâm chiếm vùng đất Bách Việt. Chỉ định cho dùng cả bọn tội phạm bỏ trốn, thương nhân vũ trang đánh chiếm vùng đất Lục Lương (tỉnh Quảng Tây ngày nay) lập ra 3 quận Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải (Tư Mã Thiên, Sử ký, dịch giả Phạm Hồng, nhà xuất bản Văn học – 2016).

          Sử Trung Quốcviết: “Cuộc chiến tranh 7 nước từ nay chuyển thành cuộc xâm lược bành trướng đối với các dân tộc và các nước xung quanh”. (Lịch sử  Trung Quốctừ thượng cổ đến nha phiến chiến tranh- Khu học xá Trung ương Trung Quốcxuất bản năm 1955).

          Các tiểu vương quốc thời sơ sử dòng Bách Việt, được các vua Hùng dạy bảo; anh em cùng một bọc phải đoàn kết, yêu thương nhau, không xâm phạm chiếm đoạt nhau. Các tộc Bách Việt ở phía Bắc nước nhỏ, dân thưa, quân ít, quen sống hòa bình, không thích chiến tranh nên phải lui dần. Tần Thủy Hoàng đánh chiếm các tiểu vương quốc vùng Sơn Đông, các vua Hùng coi đây là công việc nội bộ Trung Quốc, nên không đề phòng. Tần Thủy Hoàng xua quân vượt Trường Giang xâm chiếm Bách Việt là điều hoàn toàn bất ngờ của các vua Hùng.

          Quân Tần khi vượt qua dãy Ngũ Lĩnh thì bị liên quân Lạc Việt – Tây Âu chặn lại. Sau 10 năm kháng chiến, thủ lĩnh nước Tây Âu là Thục Phán chỉ huy tổng phản công giết được Đồ Thư và hàng chục vạn quân Tần. Vua Tần Nhị Thế buộc phải bãi binh (năm 208 trước công nguyên). Liền sau đó, Triệu Đà là một quan huyện lệnh nhà Tần được thay Nhâm Ngao làm quận úy Nam Hải, nhân lúc nhà Tần suy yếu nổi lên đánh chiếm Quế Lâm, quận Tượng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốcngày nay), thực hiện cát cứ lập ra nước Nam Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, đóng đô ở Phiên Ngung (thành phố Quảng Châu ngảy nay). Sau chiến thắng chống quân Tần, thủ lĩnh Tây Âu, Thục Phán đánh lại vua Hùng mấy lần bị thua nhưng rồi vua Hùng thứ 18 nghe lời khuyên của thánh Tản Viên nhường ngôi cho Thục Phán. Sau khi thống nhất hai nước, Thục Phán đổi tên nước là Âu Lạc (Tây Âu và Lạc Việt). Tiếp đó, năm 179 trước công nguyên, Triệu Đà dùng kế thông gia, đánh chiếm nước Âu Lạc, nhập vào Nam Việt. 

Năm 112 trước công nguyên, nhà Hán diệt nước Nam Việt, sáp nhập vào Trung Quốc. Phần lớn địa bàn của người Bách Việt bị Bắc thuộc xâm lược từ đấy. 

Nhà Hán dựa theo địa danh cũ chia lại đất Bách Việt thành 3 bộ, mỗi bộ do một quan thứ sử cai trị gọi là: Kinh Châu thứ sử bộ, Dương Châu thứ sử bộ (hai châu này gốm cả đất phía Bắc và phía Nam sông Trường Giang), Giao Chỉ thứ sử bộ (phần đất từ dãy Ngũ Lĩnh trở về phía Nam gồm hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (– nay đều thuộc Trung Quốc) và đến hết tỉnh Phú Yên của nước Việt Nam ngày nay. Năm 100 trước công nguyên, nhà Hán cho quân ra đánh đảo Hải Nam của Lạc Việt (Trung Quốcgọi là đảo Chu Nhai), đến năm 82 trước công nguyên chiếm được nửa phía Tây, đặt là quận Đam Nhĩ, năm 46 trước công nguyên chiếm được nửa phía Đông, đặt là quận Chu Nhai. Giao Chỉ thứ sử bộ được chia thành 9 quận: Quận Uất Lâm (Nam Ninh ngày nay), quận Thương Ngô (giáp quận Quế Dương), Quận Nam Hải (giáp tỉnh Phúc kiến ngày nay), Quận Giao Chỉ (miền Bắc Việt Nam ngày nay). Trị sở của bộ Giao Chỉ và của quận Giao Chỉ đóng tại Long Biên. Quận Cửu Chân (gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay), quận Hợp Phố (bắc đảo Hải Nam tiếp giáp Giao Chỉ đến giáp trị sở quận Nam Hải- Quảng Châu ngày nay), quận Nhật Nam (từ tỉnh Quảng Trị đến hết tỉnh Phú Yên ngày nay), quận Đam Nhĩ, quận Chu Nhai (tại đảo Hải Nam ngày nay).

          Nhà Tây Hán và Đông Hán sau này đều dùng mọi thủ đoạn hà khắc, xảo quyệt để đồng hóa, nô dịch, bóc lột nặng nề, cưỡng bức xóa bỏ mọi phong tục, tập quán của người Việt, cấm dùng chữ của người Việt, bắt theo lễ giáo phong kiến nhà Hán, thu hết sách vở chữ viết của người Việt, giết bỏ những người cất dấu sách chữ khoa đẩu của người Việt, bắt học chữ Hán và phát âm , nói theo tiếng người Hán để đồng hóa. Nhân dân các dân tộc vùng Giao Chỉ đã tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa và phản kháng liên miên. Năm 40 thời Đông Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân các dân tộc đồng loạt nổi dậy trong đó các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố dưới sự thống lĩnh trực tiếp của Hai Bà đã đập tan 65 thành trong toàn cõi bộ Giao Chỉ, giành lại độc lập, đặt tên nước là Lĩnh Nam, đóng đô ở Mê Linh (huyện Sóc Sơn ngày nay) kéo dài được ba năm.

          Năm 127 vào giữa thời kỳ Đông Hán, ở huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam (huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam ngày nay), nhân dân địa phương do thủ lĩnh là Khu Liên lãnh đạo đã nổi dậy giết quan huyện lệnh người Hán rồi xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp (từ đèo Hải Vân trở vào). Truyền được vài đời, dòng Khu Liên không có người nối dõi nên cháu bên ngoại là Phạm Hùng lên nối ngôi. Cuối thời Đông Hán, vua Hán Hiến đế đổi tên bộ Giao Chỉ thành Giao Châu thứ sử bộ, đồng hóa theo cách đặt tên các châu khác của Trung Quốc.

          Thời Tam Quốc, nhà Ngô chiếm cứ vùng đất Bách Việt. Sau khi xưng đế, nhà Ngô chấn chỉnh lại tổ chức hành chính, tăng cường các biện pháp cai trị dân. Tại Giao châu, Tôn Ngô cắt đất Lâm Hạ thuộc quận Thương Ngô nhập sang Kinh Châu thành quận Lâm Hạ. Chia nhỏ quận Hợp Phố thành 3 quận: Hợp Phố phía Tây, Cao Lương phía Đông và Chu Nhai phía Nam, dưa số quận của Giao Châu  từ 7 quận lên thành 9 quận. Chuyển trị sở Giao Châu từ Long Biên sang quận Nam Hải (thành phố Quảng Châu ngày nay). 

Năm 248, ở quận Cửu Chân nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn do Triệu Thị Trinh đứng đầu có anh là Triệu Quốc Đạt hợp lực, nhân dân hai quận Giao Chỉ , Cửu Chân hưởng ứng rầm rộ, gây chấn động toàn thể Giao Châu. Khu vực phía Nam quận Nhật Nam, tử sông Thọ Linh (sông Quảng Trị), nhân dân nổi dậy giành được giải phóng, nhập vào Lâm Ấp. Biên giới Lâm Ấp mở rộng đến sông Quảng Trị.

          Khoảng năm 262, nhà Ngô lại thực hiện chính sách chia để trị. Cắt ba quận Uất Lâm, Thương Ngô, Nam Hải và quận Cao Lương (phần đông Hợp Phố nhập về Nam Hải) lập thành Quảng Châu, trị sở đặt tại Phiên Ngung (thành phố Quảng Châu ngày nay). Chia Hợp Phố còn lại thành hai quận nhỏ: phía bắc vẫn giữ tên quận Hợp Phố, phía nam là quận Chu Nhai (gồm cả đảo Hải Nam) thuộc Giao Châu. Đất Giao Chỉ bị chia làm hai châu. Tôn Ngô thường xuyên duy trì một lực lượng quân người Hán 8.000 tên để sẵn sàng đàn áp phong trào phản kháng của nhân dân Giao Chỉ.

          Thời Tây Tấn, năm 280, Tấn Vũ đế tấn công toàn diện vào kinh đô Kiến Nghiệp của nhà Ngô, vua Ngô đầu hàng. Tây Tán thống nhất lại Trung Quốc. Một đơn vị thủy quân trốn thoát, chạy sang đảo Lưu Cầu tức Đài Loan sau này.

          Để bảo vệ sự thống trị của mình, Tây Tấn chia nhỏ các châu, quận vùng biên giới, từ 12 châu đời Hán lên 19 quận, giao cho những người trong hoàng tộc đi trấn thủ.

          Ở đất Giao Chỉ, duy trì Quảng Châu, Giao Châu của nhà Ngô. Quảng Châu chia lại thành 8 quận: Nam Hải, Thủy Hưng, Lâm Hạ, Thương Ngô, Cao Hưng, Thủy An, Quế Lâm, Uất Lâm (3 quận: Thủy Hưng, Lâm Hạ, Thủy An thuộc Kinh Châu chuyển sang.  Giao Châu chia làm 7 quận: Hợp Phố, Giao Chỉ, Vũ Bình, Tân Hưng, Cửu Chân, Cửu Đức. Năm 281 Tây Tấn đánh chiếm lại khu vực phía nam đến đèo Hải Vân, lập lại quận Nhật  Nam. Giao Châu thành 8 quận.

          Sử Trung Quốcviết: “Trong thời kỳ này, nhân dân Giao Châu (cũ) đã nhiều làn khởi nghĩa chống lại các quan sứ Trung Quốctham bạo, tuy nhiên do quy mô các cuộc khởi nghĩa đều không lớn nên thường bị trấn áp. Các vương triều phong kiến Trung Quốc(từ Tam Quốc đến Đông Tấn) đã thực hành cai trị có hiệu quả đối với Giao Châu”.

          Thời Đông Tấn, năm 348, biên giới Lâm Áp mở rộng đến Chư Ngô (bờ nam sông Gianh tỉnh Quảng Bình). Năm 354, Tấn Mục Đế sai thứ sử Giao Châu là Nguyễn Phu tiến đánh Lâm Ấp phá được 50 đồn nhưng thiệt hại nặng phải rút quân về. Năm 399, vua Lâm Ấp là Phạm Hồ Đạt – cháu nối ngôi Phạm Phật, phối hợp cùng phong trào nổi dậy của nhân dân hai quận Nhật Nam, Cửu Chân tiến quân chiếm được Cửu Chân, Nhật Nam, chuẩn bị đánh tiếp Giao Châu. Thái thú Giao Chỉ là Đỗ Viện đánh lấy lại được hai quận. Biên giới Lâm Ấp trở lại đến bờ sông Quảng Trị.

          Nhân dân quận Cửu Đức không ngừng phối hợp với quân Lâm Ấp nhiều lần nổi dậy. Năm 431, 446 nhà Tống mở nhiều cuộc phản công lớn vây hãm đô thành Lâm Ấp không kết quả. Đến năm 464, biên giới Lâm Ấp mở rộng đến Đèo Ngang (Hoành Sơn). Từ đó về sau, qua nhiều lần giành giật, biên giới Lâm Ấp vẫn ở nguyên vị trí Đèo Ngang.

          Sau nhà Đông Tấn, miền Nam Trung Quốctrải qua 4 triều đại: Tống, Tề, Lương, Trần, tất cả 160 năm, đều đóng đô ở Kiến Khang. Trong suốt 4 triều đại này, nhân dân vùng Quảng Châu, Giao Châu (vùng Lĩnh Nam) không ngừng đấu tranh chống lại sự nô dịch của người Hán. Biện pháp chủ yếu của các triều đại Trung Quốcvẫn là chia nhỏ địa giới các quận, tăng cường bộ máy thống trị để trấn áp.

Đời nhà Tống, từng bước điều chỉnh Quảng Châu từ 11 quận thành 16 quận (thêm các quận Nghĩa An, Tân Hội, Tuy Kiến, Hải Xương, Lâm Trạch). Chia Giao Châu từ 6 thành 7 quận (thêm quận Tống Thọ). Năm 464, sau khi mất quận Nhật Nam (nhập vào Lâm Ấp) đặt thêm quận Tân Xương (Phong Châu – Phú Thọ ngày nay). Đặc biệt, đời nhà Tề chia lại đất Giao Chỉ  thành 3 châu: Quảng Châu, Giao Châu và  Việt Châu, tất cả gồm 42 quận. Lấy quận Hợp Phố thuộc Giao Châu và một phần quận Cao Lương thuộc  Quảng Châu ghép thành Việt Châu.

 Quảng Châu chia lại thành 21 quận (thêm 6 quận: Lạc Xương, Tống Lăng, Tống Khang, Tề Lạc, Tề Hi, Quảng Hy). Việt Châu thành 14 quận: Bắc Lưu, Nam Lưu, Lục Xuyên, Đình Xuyên, Long Tô, Phong Xuyên, Lâm Trạch, Hợp Phố, Bách Lương, An Xương, Diêm Điền, Cao Hưng, Vĩnh Ninh, Tề Khang. Giao Châu duy trì số lượng 7 quận: đặt thêm quận Tống Bình (Hà Nội ngày nay), giảm quận Hợp Phố cắt sang Việt Châu.

Đến đời Lương lại chia nhỏ hơn thành 23 châu với 51 quận: Vùng Quảng Châu tổ chức thành 13 châu với 35 quận: Doanh Châu, Quảng Châu, Tân Châu, Kiến Châu, Cao Châu, Thành Châu, Tĩnh Châu, Thạch Châu, Song Châu, La Châu, Đông Ninh Châu, Long Châu, Nam Định Châu. Đến đời Trần, nhập Doanh Châu vào Quảng Châu.

Vùng Việt Châu tổ chức thành 3 châu với 7 quận: Nam Hợp Châu (quận Tề Khang cũ), Việt Châu (quận Hợp phố, Lâm Trạch cũ), La Châu (quận Cao Hưng cũ).

Vùng Giao Châu tổ chức thành 7 Châu, 7 quận: Giao Châu (gồm Giao Chỉ, Tống Bình, Tân Xương), Ái Châu (quận Cửu Chân), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (quận Cửu Đức cũ chia làm ba), An châu, Hoàng Châu (Quận Tống Thọ, An Kinh). Ngoài ra đảo Hải Nam tổ chức thành Nhai Châu có quận Chu Nhai.Việc chia lại đất Giao Chỉ thành ba châu đã ảnh hưởng rất lớn, bất lợi đối với sự nghiệp giành độc lập của nhân dân Giao Chỉ sau này.

Năm 544, đời nhà Lương, nhân dân vùng Giao Châu do Lý Bôn lãnh đạo nổi dậy giành được độc lập, một bộ phận người Điền và Ai Lao ở tây nam Vân Nam Trung Quốc cũng thoát khỏi sự thống trị của Trung Quốc.

Lý Bôn quê tại Long Hưng, tỉnh Thái Bình nổi lên đánh thắng thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư, tự xưng là Nam Việt Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Ba năm sau, quân Lương tiến sang đánh lại, thế lực rất mạnh, Lý Bôn rút về Khuất Lão (thuộc huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ ngày nay) sau đó trao binh quyền lại cho Tả tướng quân Triệu Quang Phục. Năm 550, nhân lúc nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, thứ sử Giao Châu là Trần Bá Tiên phải về nước, để phó tướng là Dương Sàn ở lại, Triệu Quang Phục liền đánh chiếm Long Biên, giết được Dương Sàn, rồi xưng là Triệu Việt Vương giành lại độc lập cho vùng Giao Châu. Năm mươi tư năm sau (năm 602) nhà Tùy mới cất quân chiếm lại được.

Năm 602, Tuỳ Văn Đế sai tướng Lưu Phương thống lĩnh 27 doanh (khoảng trên 10 vạn quân) sang đánh nước Vạn Xuân. Lưu Phương bức hàng Lý Phật Tử (cháu của Lý Bôn-cướp ngôi của Triệu Việt Vương năm 571) chiếm  lại đất Giao Châu.

Đất Giao Chỉ cũ được đặt lại là vùng Lĩnh Nam (nam dãy núi Ngũ Lĩnh) bao gồm 16 quận ở đất liền và 3 quận ở đảo Hải Nam (Nghĩa An - Long Xuyên - Nam Hải – Hy Bình- Tín An - Thượng Ngô - Vĩnh Hy - Vĩnh Bình - Cao Lương - Thủy An – Uất Lâm -  Hợp Phố - Ninh Việt - Giao Chỉ - Cửu Chân – Nhật Nam và Đạm Nhĩ - Chu Nhai - Lâm Chấn).

Thời nhà Tùy, Tùy Dưỡng Đế không ngớt phát động chiến tranh. Ở phía nam, ngay sau khi cướp ngôi cha, năm 605, Tùy Dưỡng Đế lại sai Lưu Phương tiến quân vào đánh Lâm Ấp. Vua Lâm Ấp là Phạm Trí phải bỏ thành chạy trốn. Đất Lâm Ấp bị chia thành 3 quận: Lâm Ấp, Tỉ Cảnh, Hải Âm. Đến đời nhà Đường lại đổi thành 3 châu: Lâm Châu – Cảnh  Châu – Sơn Châu. Năm 633 đời vua Đường Thái Tông, cháu của Phạm Trí là Phạm Đầu Lê nổi dậy đánh đuổi quân Hán giành lại được độc lập cho Lâm Ấp.

Năm 618, Lý Uyên, thủ lĩnh một cánh quân nổi lên chống Tùy. Năm 619, Tùy Dưỡng Đế bị bộ hạ giết. Lý Uyên nhân cơ hội này liền xưng Hoàng Đế hiệu là Đường Vũ Đế, sử Trung Quốcgọi là Đường Cao Tổ, lấy quốc hiệu là Đường. Sau đó Lý Uyên cùng với con là Lý Thế Dân tiếp tục tiêu diệt các cánh quân khởi nghĩa và thế lực cát cứ các nơi, xây dựng nên triều đại nhà Đường.

Thời nhà Đường (từ năm 618 đến 907). Đất đai Trung Quốcthời kỳ nhà Đường bành trướng cực rộng. Nhà Đường tổ chức lại hệ thống hành chính cai trị đất nước, chia Trung Quốcthành 10 đạo. Ở 3 đạo phía bắc, các vùng mới chinh phục được đặt thành 6 phủ đô hộ, mỗi phủ do một quan sứ đô hộ cai trị, gồm có An Bắc đô hộ phủ. An Đông đô hộ phủ, An Tây đô hộ phủ,  Đan Vũ đô hộ phủ, Côn Lăng đô hộ phủ, Mông Trì đô hộ phủ. Dưới phủ đô hộ có các phủ đô đốc do các quan đô đốc cai trị. Năm 679, Đường Cao Tông nhập 2 phủ đô hộ Côn Lăng và Mông Trì thành Bắc Đình đô hộ phủ. Đặc biệt ở phía nam, Đường Cao Tông cũng đổi tên vùng Giao Châu cũ thành An Nam đô hộ phủ nằm trong đạo Lĩnh Nam. Vậy là sau gần 900 năm nội thuộc Trung Quốc, nhà Đường lại coi đất Giao Châu như vùng mới chiếm và cái tên “An Nam” ở Việt Nam cũng bắt đầu có từ đấy.

Đến đời Đường Huyền Tông, các dân tộc vùng biên giới nổi dậy rất nhiều. Một số nước giành lại được độc lập. Đường chia lại Trung Quốcthành 15 đạo (có 5 đạo chia làm đôi) và thiết lập tiết độ sứ, kinh lược sứ thay đô hộ sứ. Giao Châu lại đổi thành An Nam kinh lược sứ.

Đối với Giao Châu, chính sách cai trị của nhà Đường tàn bạo và xảo quyệt hơn cả. Ngay sau khi lên ngôi, năm 621, Đường Vũ Đế (tức Đường Cao Tổ) đã đặt tên vùng Giao Châu cũ là tổng quản phủ Giao Châu nằm trong đạo Lĩnh Nam. Đến năm 679, Đường Cao Tông lại đổi thành An Nam đô hộ phủ, chia thành 12 châu - 59 huyện. Khác với các phủ đô hộ ở phía bắc Trung Quốc, dưới An Nam đô hộ phủ có các cấp châu, huyện, hương, xã. Năm 751, Đường Huyền Tông đặt thêm chức Kinh lược sứ ở An Nam (đặc trách mặt quân sự) do đô hộ sứ kiêm nhiệm với số quân đồn trú 4.200 tên. Năm 758, nâng lên là tiết độ sứ (nắm cả quân sự, hành chính). Đến đời Đường Ý Tông, năm 866 đặt tên là Tĩnh Hải quân tiết độ sứ ở Giao Châu.

 Song song với tổ chức bộ máy cai trị khắc nghiệt, nhà Đường đẩy mạnh phát triển văn hóa người Hán vào Giao Châu. Các đạo Nho, đạo Phật, ngày càng du nhập mạnh. Việc học chữ Hán được mở rộng hơn, đặc biệt cho những người thuộc tầng lớp trên để đào tạo nhân viên tùy thuộc, dùng người châu Giao để đôn đốc người châu Giao thi hành chính sách của người Hán. Nhà Đường cũng áp dụng chế độ tuyển chọn tiến sĩ minh kinh ở Giao Châu (về dự thi "Hàng đại khoa" ở Trung Quốc để tìm người tàì cho Trung quốc). Đời Đường Đức Tông (năm 780 - 806), Khương Công Bộ là người Việt thi đỗ tiến sĩ ở Trung Quốc, làm quan đến chức Bình chương (Bộ trưởng) nhà Đường. Ngoài ra còn đặt ra chức Nam tuyển sứ để tuyển người làm quan tại địa phương và tìm nhân tài của Việt Nam đưa về Trung Quốc. Nhiều thợ thủ công lành nghề, thầy thuốc giỏi, học giả uyên thâm bị bắt về Trung Quốc rồi biến thành người Trung Quốc. Tuy nhiên, người Giao Châu đã chống lại sự đồng hóa về văn hóa của nhà Đường. Tiếng Việt vẫn được bảo tồn và chữ Hán chỉ được Việt hóa thành Hán - Việt (đọc chữ Hán bằng âm tiếng Việt). Các thuần phong mỹ tục của dân Giao Chỉ vẫn được giữ vững.

Nhà Đường bóc lột Giao Châu rất tàn tệ. Ngoài các chế độ thuế má, sưu dịch chung như các nơi khác, nhà Đường còn ban hành những chế độ riêng để vơ vét ở Giao Châu.

Thời kỳ thống trị của nhà Đường cũng là thời kỳ nhân dân Giao Châu có nhiều cuộc nổi dậy nhất. Những cuộc nổi dậy lớn có:

- Cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến, năm 687 đời Đường Duệ Tông:

- Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, năm 722 đời Đường Huyền Tông: Mai Thúc Loan là người làng Hương Lãm, huyện Nam Đường (huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An ngày nay)

- Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng, năm 791 đời Đường Đức Tông: Phùng Hưng là người huyện Đường Lâm thuộc Phong Châu (xã Đường lâm, huyện Ba Vì, Hà Tây - ngày nay).

- Cuộc khởi nghĩa Dương Thanh: năm 819, đời Đường Hiến Tông, Dương Thanh là một quan lại hào trưởng yêu nước ở Châu Hoan (tỉnh Nghệ An ngày nay).

- Cả dân tộc thiểu số cũng căm giận, dân Hòa Man 3 lần dẫn quân Nam Chiếu vào cướp bóc đánh cướp thành Tống Bình năm 860, 862, 864. Năm 864, quân Nam Chiếu lại kéo 5 vạn quân sang đánh chiếm thành Tống Bình. Nhà Đường phải cho di chuyển trị sở An Nam đô hộ phủ sang trấn Hải Môn (Hợp Phố ngày nay) và điều 35.000 quân đến đóng giữ, lấy Hải Môn làm nơi hành quản Giao Châu. Năm sau, Đường Ý Tông phái Cao Biền sang làm đô hộ sứ. Cao Biền đem quân đến Sơn Tây và Gia lâm rồi tấn công chiếm lại thành Tống Bình. Sau đó, Cao Biền xây đắp thành Đại La dài 1.983 trượng (7,932km) để phòng thủ. Do công lao này, Cao Biền được vua Đường phong làm tiết độ sứ ở Giao Châu và nhà Đường đổi tên An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải Quân tiết trấn (năm 866).

Ở phía nam, sau khi giành lại được độc lập năm 633 (đời Đường Thái Tông), vua Lâm Ấp đổi quốc hiệu là Hoàn Vương và nhận triều cống Trung Quốc. Năm 808 đời Đường Hiến Tông, đô hộ sứ Giao Châu là Trương Chu lại đem quân đánh Lâm Ấp. Vua Hoàn Vương (Lâm Ấp) là Phạm Đầu Lê dời đô về phía Nam đến đóng ở đất Chiêm (tức Huế ngày nay) và đổi tên nước là Chiêm Thành (Chăm Pa)

 Sang thời kỳ “Năm đời mười nước”, ở miền Bắc Trung Quốc, luôn có chiến tranh với nước Liêu (dân tộc Khiết Đan) từ phía bắc tràn xuống, nội bộ lại tranh giành lật đổ lẫn nhau nên tình hình luôn không ổn định.

Ở miền Nam Trung Quốc, tương đối yên ổn nên kinh tế phát triển. dân miền bắc Trung Quốc ồ ạt chạy xuống miền nam. Nước Ngô ở hạ du Trường Giang khuyến khích trồng trọt và dệt vải vì thế nông nghiệp và ngành dệt phát triển rất nhanh, đến thời Nam Đường thì hạ du Trường Giang khắp nơi cấy lúa trồng dâu hầu như không có tấc đất nào bỏ hoang.

Cuối đời nhà Đường, nội bộ nhà Đường suy loạn. Năm 905, tên tiết độ sứ Độc Cổ Tôn vì không ăn cánh với bọn cầm quyền ở triều đình nhà Đường nên bị cách chức và bị giết. Khúc Thừa Dụ là một hảo trưởng đất Hồng Châu (Hải Hưng ngày nay) được nhân dân suy tôn, liền đứng lên tự xưng là tiết độ sứ giành lấy chính quyền. Triều đình nhà Đường buộc phải công nhận một sự đã rồi và năm 906 phong cho Khúc Thừa Dụ tước “Đồng Binh Chương Sự” là tước có toàn quyền cai quản An Nam đô hộ phủ.

Các nhà sử học Trung Quốc viết: “Cùng với sự suy thoái dần của nhà Đường, sự khống chế của Trung Quốc đối với An Nam cũng không ngừng giảm yếu. Thế lực địa phương An Nam nhân cơ hội quật khởi. Đến thế kỷ thứ 10, một thổ hào họ Khúc nổi lên cát cứ Giao Châu tự xưng là tiết độ sứ. Vương triều Đường thừa nhận. Điều đó chứng minh rằng khu vực An nam bắt đầu thoát ly khỏi nền thống trị của vương triều phong kiến Trung Quốc” .

Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, con là Khúc Hạo nối nghiệp cũng là tiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay. Năm 930, Nam Hán đem quân đánh Giao Châu, bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về Quảng Châu nhưng quyền lực của nhà Nam Hán không ra khỏi phủ thành Tống Bình.

Một tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ (có nơi gọi là Dương Diên Nghệ) người ở Châu Ái (Thanh Hóa), đầu năm 931 chuẩn bị xong lực lượng đem quân ra đánh. Thứ sử Giao Châu là Lý Tiến dẫn tàn quân chạy thoát về nước. Nam Hán phái Trần Bảo đem viện binh sang bị giết tại trận. Dương Đình Nghệ tự xưng là tiết độ sứ để nối nghiệp họ Khúc. Dương Đình Nghệ làm tiết độ sứ được 7 năm thì bị một tên tướng là Kiều Công Tiễn, hào trưởng Châu Phong giết chết chiếm quyền tiết độ sứ.

Tháng 11 năm 938, Ngô Quyền đem quân từ Châu Ái ra trừng trị tên phản nghịch. Kiều Công Tiễn sai người đem của cải đi cầu cứu vua Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cơ hội này phong cho con là Hoằng Thao làm Giao Vương đem thủy quân đi trước theo sông Bạch Đằng tiến sang, vua Nam Hán tự cầm quân đóng ở Hải Môn (Hợp Phố) sẵn sàng tiếp ứng để chiếm Giao Châu.

Khi quân Nam Hán còn đang ngấp nghé ngoài biên giới, Ngô Quyền được nhân dân và quân sĩ ủng hộ, đánh hạ thành Đại La, giết tên Kiều Công Tiễn, xong đó gấp rút chuyển sang đánh quân xâm lược.

Ngô Quyền cho người đem cọc gỗ nhọn bị sắt đóng ngầm gần cửa sông Bạch Đằng rồi bố trí quân mai phục. Khi nước triều lên, Hoằng Thao cho thuyền ào ạt tiến vào. Quân Giao Châu dùng thuyền nhẹ ra đánh, nhử địch đuổi theo vượt qua bãi cọc. Đợi khi nước triều rút xuống, Ngô Quyền hạ lệnh toàn quân đánh ra. Quân Hoằng Thao thua phải rút lui, nhưng thuyền mắc vào cọc tan vỡ. Giặc chết quá nửa. Hoằng Thao bị giết tại trận. Vua Nam Hán nghe tin Hoằng Thao thất trận vội vàng thu quân và thôi không dám nhòm ngó nữa.

Để tỏ rõ châu Giao cũng ngang hàng với Nam Hán và độc lập nước nhà được khôi phục, Ngô Quyền xưng vua đóng đô ở Cổ Loa, thủ đô nước Âu Lạc cũ. Từ đấy, Việt Nam vĩnh viễn thành một nước độc lập, chấm dứt nền Bắc thuộc của Trung Quốc. Trải qua các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh, không triều đại nào Trung Quốckhông gây chiến tranh xâm lược Việt Nam nhưng tất thảy đều bị đánh bại. Việt Nam quyết giành và giữ độc lập của mình.

Biến đổi biên giới thời Pháp xâm lược

Trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam, Trung Quốc không lúc nào ngừng xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. Có triều đại bị mất, có triều đại đòi lại được, nhưng đều qui mô nhỏ nên nhìn chung biên cương không biến động lớn. Tuy nhiên đến cuối thế kỷ 19, Pháp đưa quân sang xâm lược Việt Nam. Vua Tự Đức triều Nguyễn cầu cứu nhà Mãn Thanh. Quân Mãn Thanh sang đóng chiếm nhiều nơi từ Lạng sơn, Cao Băng, Thái Nguyên đến Bắc Giang, Bắc Ninh và phía tây sông Hồng. Trước khi hai bên trực tiếp khai chiến, ngáy 26/11/1882, Lý Hông Chương, một kẻ có quyền thế nhất triều đình nhà Thanh đưa ra đề nghị; “Trung Quốc thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Việt Nam ở những nơi Pháp có chủ quyền đến Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Hà Đông (theo trục đường số 5 hiện nay), Pháp thừa nhận quyền bảo hộ của Trung Quốc ở phần đất còn lại. Hai bên cùng đo hộ Việt Nam theo thế hiện trạng.

Pháp không đồng ý. Chiến sự nổ ra ác liệt. Lý Hông Chương lại nêu ra đề nghị thứ hai: “Sửa đường biên giới Việt Hoa theo một đường mà Trung Quốcdành cho Pháp ở hữu ngạn sông Hồng , còn tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Thái Bình thuộc về nhà Thanh (Thay đối chữ, không khác gì trước bao nhiêu).”

Pháp bác bỏ, chiến tranh tiếp tục. Pháp tấn công duổi quân Mãn Thanh ra khỏi Bắc Ninh, tiến lên Lạng Sơn, vượt qua mục Nam Quan. Bị thất bại lớn, ngày 11/5/1884, quân  Mãn Thanh buộc phải ký công ước gọi là: Công ước sơ bộ hữu nghị và láng giềng tốt ở Thiên Tân, cos đoạn: “Pháp tôn trọng và bảo vệ biên giới phía Nam của Trung quốc, Trung Quốc cam kết rút ngay quân ra khỏi Việt Nam vào tháng 6 năm 1884.

Thực hiện công ước đã ký, quân Pháp tiến lên  tiếp quản đường biên giới phía Nam Trung quốc, nhưng khi vừa vượt qua Phủ Lạng Thương (thành phố Bắc Giang ngày nay) thì bib nhà Thanh phản bội công ước cho quân phản công tại cầu Quan Âm.

Pháp liền mở rộng chiến tranh, đánh cả trên bộ và trên biển chống Trung Quốc. Lý Hông Chương lại đưa ra đề gnhij thứ ba: “Trung Quốc nhận thi hành công ước 1884 nhưng yêu cầu sửa đường biên giới theo đường ranh giới phía nam Lạng Sơn ra biển, phía Tây giáp Miến Điện.

Pháp vẫn bác bỏ, chiến tranh tiếp tục. Pháp tiến sâu vào đất Trung Quốc đến Long Châu (80 km), đánh chiếm tàu Trung Quốc trên biển, chiểm quần đảo Bành Hồ, phong tỏa Trường Giang.

Trung Quốcbị thất bại lớn. Ngày 4/4/1885, hai bên đi đến thỏa thuận ký hiệp định đình chiến với nội dung:

“Đình chiến, Pháp chấm dứt hoạt động quân sự dọc bờ biển Trung Quốc và phong tỏa Đài Loan. Thi hành công ước 11/5/1884, Trung Quốc rút khỏi Bắc Việt Nam, Pháp tôn trọng và bảo vệ biên giới phía Nam của Trung Quốc. Hai bên thương lượng về hòa bình hữu nghị và thương mại.

Ngày 9/6/1885, Pháp và Trung Quốc ký hiệp ước chính thức Hòa bình, hữu nghị và thương mại ở Thiên Tân.

Điều 3 của hiệp ước về vấn đề biên giới viết: “Trong vòng 6 tháng từ khi ký hiệp ước, hai bên sẽ đến tại chỗ để nhìn nhận biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam, sẽ đặt cột mốc  để làm cho biên giới được rõ ràng.

Sách lịch sử tóm tắt đường biên giới Việt Trung của Pháp xuất bản năm 1938 đánh giá: “Hiệp ước 1885 đã xác nhận việc Trung Quốc từ bỏ bất kỳ sự thống trị nào của họ đối với vương quốc An Nam, tuy điều đó không được nói ra một cách thẳng thừng…”

Hoạch định biên giới

Hai tháng sau khi ký hiệp ước, tháng 8/1885, hai bên cử đoàn tham gia “Ủy ban liên hợp hoạch định biên giới”. Vào họp, hai bên có quan điểm khác nhau. Pháp đòi theo đường biên giới đã có từ trước, Trung Quốc đòi lập đường biên giới mới theo ý của Trung Quốcdọc theo tuyến Tiên Yên - Kỳ cùng – Nà Dương – Lạng Sơn – Vân Nam. Quân Thanh cố đóng giữ Đồng Đăng, Cao Bằng, Thất Khê, Hà Giang, Tuyên Quang,  Láo Cai không chịu rút quân. Pháp phải tổ chức tấn công đánh đuổi. Thời gian đàm phán hoạch định kéo dài hai năm. Ngảy 26/6/1887 hai bên ký kết công ước hoạch định toàn bộ biên giới tại Bắc Kinh.

Đàm phán hoạch định biên giới tiến hành song song với đàm phán về hiệp định thương mại nên có sự mặc cả qua lại giữa hai hiệp ước. Trong quá trình đàm phán, Lý Hồng Chương đã nói với đô đốc Pháp Ri ơ nhi ê (Rieunier), tổng chỉ huy hạm đội Pháp ở Viễn Đông: “Qua sự trung gian của tôi, nước Pháp đã được lợi nhiều trong việc lấy Bắc Việt, một chư hầu của Trung Quốctừ 600 năm nay. Điều đó làm cho tôi rất phiền lòng. Tôi cho rằng cần có một sự bù trừ nào đó dưới dạng một sự cắt nhượng nhỏ đát ở biên giới An Nam”.(Điện báo cáo ngày 10/10/1886 của Ri- ơ- nhi- ê gửi Bộ trưởng Hải quân Pháp.

Tài liệu “Tóm tắt lịch sử biên giới Trung Việt của Pháp” xuất bản năm 1938 viết: “… Người Trung Quốccó một nghệ thuật mặc cả cao đến mức mà chúng ta không thể đạt tới. Cái thế chúng ta là hơi yếu”.

Cuối cùng, vì lợi ích của Pháp: mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc, thành lập các lãnh sự quán Pháp trên đất Trung Quốc, để yên tâm nhanh chóng bình định Việt Nam, Pháp đã cắt nhượng cho Trung Quốc vùng Bắc Luân và Giang Bình ở đông bắc Mông Cáy, vùng mỏ Tụ Long (1.300 km2),  đối diện với Xín Mần miền đất- Tuyên, và một số lớn đất vùng biên giới Vân Nam giáp Lào.

Xác định thống nhất đường biên giới trên biển là kinh tuyến Pari 105 độ 43 phút (tức kinh tuyến 108 độ 03 phút 13 giây 95 theo kinh tuyến Greenwich). Đây là đường biên giới quốc tế thực sự gắn cả biên giới đất liền và trong Vịnh Bắc bộ.

Thời gian đàm phán hoạch định bên giới kéo dài mất 10 năm (1885 – 1895). Trung Quốc phải rút quân về bên kia biên giới, nhưng ngược lại đã mở rộng bờ cõi sang đất Việt Nam do Pháp nhượng bộ.

Cắm mốc biên giới

Hai năm rưỡi sau khi ký công ước hoạch định biên giới, Ủy ban cắm mốc mới hoạt động. Cắm mốc chia làm 3 đoạn:

Từ tháng 11/1889 bắt đầu đến 13/6/1897 hoàn thành cắm mốc biên giới Việt Trung tổng cộng 313 cột mốc (Quảng Đông 33, Quảng Tây 207, Vân Nam 70, 2mốc bis 23b và 14b, 1 mốc không số  ở Quảng Ninh. Pháp đã nhượng bộ cắt thêm đất của Việt Nam cho Trung Quốccác khu vực Bắc Luân, Giang Bình ở  đông bắc Mông Cáy 200 km2, Bát Tràng, Kiên Duyên tây Ka Long  450 km2, tổng Đào Luông, đối diện Ngọc Hòa, tỉnh Cao Bằng 250 km2 , vùng mỏ Tụ Long, đối diện với Xín Mần tỉnh Hà Tuyên 1.300 km2 , Tổng cộng 2,200 km2 (chưa kể khu vực Nậm Ly – Thái Lĩnh tỉnh Quảng Đông và khu rộng lớn ỏ biên giới tỉnh Vân Nam, Pháp thấy mất nhiều đất nên đặt vấn đề phải hoạch định lại giao cho Parie Cao ủy Pháp ở Lào tiến hành. Trên thực tế, Việt Nam mất đất không lấy lại được.

Ngày 16/6/1897, Gérard, đại diện Pháp ở Bắc Kinh báo cáo về Pháp đã hoàn thành cắm mốc đường biên giới Việt Trung. Thời gian cắm mốc từ 11.1889 đến 6/1897 là 8 năm.

 Tóm lại, Trung Quốc luôn luôn muốn chiếm đất Việt Nam. Pháp muốn mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc, muốn đặt các lãnh sự ngoại giao ở Trung Quốc. Nhà Thanh dùng ngoại giao khéo léo, kéo dài thời gian để đòi đất, Pháp cần nhanh chóng ổn định nền thống trị ở Việt Nam nên dễ dàng nhượng bộ. Chỉ có Việt Nam nước nhỏ, vua chúa yếu hèn nên dân chịu thiệt.

           Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam đã trở thành một nước hoàn toàn độc lập, xóa bỏ nền cai trị của Pháp hơn 60 năm. Việt Nam muốn duy trì hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại lợi dụng tình hữu nghị của Việt Nam vẫn liên tục xâm chiếm đất Việt Nam, dùng thế nước lớn, nước mạnh để chèn ép Việt Nam. Chỉ tính riêng trong 3 năm 1979, 1980, 1981, suốt dọc biên giới Việt Trung, Trung Quốc đã di chuyển cột mốc, cho quân đóng chốt trên đất Việt Nam 96 điểm trong đó phổ biến là di chuyển cột mốc sâu vào đất Việt Nam từ 100m đến 500m. Cá biệt có điểm vào sâu 700m (mốc 45, đồi cây đa Lộc Bình), đột xuất năm 1984 có 2 điểm ở cột mốc 12  vào sâu đất Việt Nam 1km (ở Vị Xuyên ngày 29 / 4 / 1984).

Những người có lương tâm với quê hương xứ sở, luôn hướng về cội nguồn dân tộc luôn có sự chiêm nghiệm, trăn trơ về vấn đề biên giới giữa hai nước lân cận. Chỉ mong sao nhân dân lao đông hai nước luôn có cuộc sống hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác.

 

Tác giả hưu trí thường viếng tiên tổ mỗi dịp lễ,tết

  ***

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét