Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

VĂN HIẾN THĂNG LONG – BẰNG CHỨNG KHẢO CỔ HỌC

TỐNG TRUNG TÍN

Chủ tịch hội Khảo cổ học Việt Nam

    Nói Việt Nam 4.000 nãm văn hiến là nói đến toàn bộ quá trình dựng nước và giữ nước từ những thế kỷ khởi đầu vào khoâng hai nghìn năm trước Công nguyên cho đến nay. Nói Thăng Long nghìn năm văn hiến là nói đến văn hiến Thăng Long từ khi kinh đô được vương triều Lý thành lp năm 1010 đến nay.

   Văn hiến, theo quan niệm của Nho học phương Đông nguyên nghĩa là điển tích, là hiền tài. Ngày nay, nghĩa của từ này được hiểu rộng hơn, trong đó bao gồm tất c những tư liệu văn hóa vật chất cỏ giá trị lịch sử văn hóa, văn minh. Theo nghĩa rộng nhất của từ này, sách Văn hiến Thăng Long - Bằng chứng khảo cổ học sẽ tiếp cận lịch sử văn hiến Thăng Long dưới góc độ khảo cổ học, thông qua di tích, di vật khảo cổ học đã phát hiện được ở Hà Nội, góp phàn tìm hiểu đôi nét về lịch sử văn hiến Thăng Long nghìn năm. Theo đỏ, từng di tích, từng di vật khâo cổ học Thăng Long - Hà Nội từ nguồn cội đến ngày nay, đều là những chứng cứ tin cậy thể hiện tài năng, trí tuệ và lao động sáng tạo của nhân dân thủ đô nói riêng, c nước nói chung cùng to nên nền văn hiến Thăng Long – Hà Nội.

Năm 1991, giáo sư Hà Văn Tn, viện trưởng viện Kho cổ học viết: "Khảo cổ học lịch sử phải ly việc khôi phục toàn diện đời sống của cư dân trên các miền đất nước làm mục tiêu" (Hà Văn Tấn 1997: 770 - 771).

Đó là giá trị của tư liệu khâo cổ học. Nhưng, tư liệu khảo cổ học, theo lý thuyết đó là nguồn tư liệu "câm ", tự nó không thể nói lên được các giá trị về lịch sử văn hiến Thăng Long. Muốn hiểu nó thì phâi trâi qua quá trình nghiên cứu lâu dài, kỳ công và gian khổ chứ không thể hiểu ngay được trong một sớm một chiều. Đó là chưa kể nguồn tư liệu khảo cổ học còn lại cũng vô cùng ít ỏi, có thể ví như Lý Tử Tấn (thế kỷ XV) khi nói về di sân văn chương Lý – Trân, còn để li đến ngày hôm nay chỉ là "một hai trong trăm ngàn phần " (Thơ văn Lý – Trần 1977: 55) vốn có của nó. Nói như vậy để thấy, hiểu được chút ít nào đó về văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua tư liệu khảo cổ học cũng không hể đơn giân chút nào.

Từ khoảng thập niên 70 của thế kỷ XX, tôi đã có may mân được tham gia khai quật khâo cổ học ở khu vực Quần Ngựa. Từ năm 1998 đến nay, tôi đã phụ trách hầu hết các cuộc khai quật ở khu vực nội thành Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu, theo yêu câu của các cấp quản lý, tôi và các cộng sự của mình đã chọn lọc nghiên cứu, biên soạn và giới thiệu đôi nét về lịch sử Thăng Long qua một số di tích, di vật khảo cổ học (Tống Trung Tín cb, 2006; Tống Trung Tín - Bùi Minh Trí 2010; Tống Trung Tín cb, 2019a; Tống Trung Tín cb 2019b).

Nhưng từ năm 2010 đến nay các phát hiện mới khảo cổ học về Thăng Long - Hà Nội, ngày càng nhiều hơn. Các chương trình nghiên cứu tổng hợp vẫn còn đang tiếp tục nhiều luận điểm, luận cứ của tác giả và của một số nhà nghiên cứu đã thay đổi không ngừng. Chẳng hạn, trước đây tôi thường viết Đoan Môn là cửa Nam của cấm thành thời Lê sơ (thế kỷ XV), nay khảo cổ học đã chứng minh rõ Đoan Môn đang còn là của thế kỷ XVII. Trước tôi cũng tin rằng 4 lan can thềm rồng đã ở nền điện Kính Thiên là còn nguyên vẹn từ thế kỷ XV, nay tư liệu khâo cổ học đã chứng minh 4 lan can này chỉ có I của thế kỷ XV và tất câ đã được nâng lên, đột lại vào khoảng thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII). Hoặc nữa, giáo sư Phan Huy Lê trước năm 2001 đã xem phía Tây Hoàng thành thời Lý là ở khoảng đê sông Tô Lịch (Phan Huy Lê 2006). Nay khi chứng kiến kết quả khai quật khảo cổ học Đại La thành phía Tây và vườn Hổng của viện Khâo cổ học, ông đã thay đổi ý kiến rằng, phía Tây Hoàng thành Thăng Long thời Lý có thể ở phạm vi đường Ngọc Hà (Phan Huy Lê 2015:11). Chính vì vậy một số nhận định khoa học trước đây của tác giả về kinh đô Thăng Long đã được thay đổi theo kết quả nghiên cứu khảo cổ học Thăng Long trong công trình này đến năm 2019.

Dù sao tất cả mới chỉ là bước đầu! Khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long vẫn đang tiếp tục lâu dài. Ngay từ năm 2003, khi di sản Hoàng thành Thăng Long mới phát lộ, truyền thông cả nước đã quan tâm đến việc bao giờ thì khai quật xong Thăng Long. Tôi đã trả lời phiếm định: khoảng vài ba thế kỷ nữa; bởi trên thế giới các di sân tương tự như thành phố Pompei của Italia đã khai quật hơn hai thế kỷ qua, bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII. Nara - Jô thế kỷ VII của Nhật Bân đã nghiên cứu hàng trăm năm qua, từ năm 1852 (ĩsuboi Kiyotari cb 1987: 12, 145) thế mà bây giờ vẫn đang tiếp tục khai quật, nghiên cứu hàng năm. Và việc khai quật, nghiên cứu di sản Thăng Long thực sự mới chỉ bắt đầu từ nãm 2002.

Trong bối cành đó, rất cần thiết phải có các công bố kịp thời, dù chỉ là sơ lược bước đầu để đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội ngày càng tăng của các nhà nghiên cứu và công chúng trong và ngoài nước. Bởi vậy, nhân kỷ niệm 1.010 năm Thăng Long Nội, nhân kỷ niệm 10 năm di sân Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới, tôi và các cộng sự được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội, với sự chủ trì của sở VHTT Hà Nội, một lần nữa cố gắng tập hợp tư liệu, lựa chọn một số di tích, di vật tiêu biểu để phác họa đôi nét về văn hiến Thăng Long - Hà Nội, từ cội nguồn cho đến ngày nay, nơi tập trung nhất, đầy đủ nhất, tiêu biểu ;ủa lịch sử 4.000 năm văn hiến Việt Nam.

Hy vọng qua cuốn sách rất tóm lược và đơn giản này, công chúng trong và ngoài nước hiểu được phân nào văn hiến Thăng Long qua di tích và hiện vật khảo cổ học; càng thêm yêu di sản văn hóa Việt Nam, yêu di sân văn hóa Thăng Long - Hà Nội, qua đó càng thêm quan tâm, trân trọng những thành tựu đã đạt được; cùng nhau chung sức đồng tâm bảo vệ và phát huy thật tốt tác dụng của di tích và di vật ngàn xưa của ông cha để lại.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét