Thứ Năm, 3 tháng 2, 2022

BẢN DỊCH HAI LUẬN VĂN TIÉN SĨ CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG

                                                                    TRƯƠNG SỸ HÙNG


Trong lý lịch, nguyên quán Nguyễn Mạnh Tường quê cha đất tổ ở làng Cổ Nhuế, huyện_Từ Liêm,_Hà Nội. Song cụ thân sinh ông là Nguyễn Văn Cát làm công chức đương thời, cư ngụ cùng cụ bà tại phố Hàng Đào, sinh ra Nguyễn Mạnh Tường ngày_ 16 tháng 9 năm 1909. Lớn lên giữa chốn đô hội, Nguyễn Mạnh Tường học tiếng Pháp ngay từ khi chớm đến tuổi học trường tiểu học Paul Bert. Học hết chương trình tương đương cấp 2 ở trường Albert Sarraut, 16 tuổi, thi đỗ tútài triết học loại giỏi. Thành tựu học tập xuất sắc của chàng thanh niên đã được nhận học bổng sang Pháp học tại trường đại học tổng hợp Montpellier m 1927. Ba năm sau, anh thi đỗ bằng cử nhân văn chương năm 1929, và cử nhân luật 1930.

Theo quy quy chế giáo dục của nước Pháp lúc đó Nguyễn Mạnh Tường có quốc tịch Việt Nam nên không được thi tuyển thạc sĩ (concours d'Agrégé)để hành nghề dạy học. Trưởng thành già dặn ở thủ đô Paris, ông quyết chí học tiếp lên bậc cao hơn, thi lấy bằng tiến sĩ quốc gia (doctorat d'état)Luận án chính L'Individu dans la vieille cité annamite(Cá nhân trong xã hội Việt Nam xưa) và luận án bổ túc Essai de synthèse sur le Code de (Tổng luận về luật đời Lê) tiền lệ bắt buộc được hoàn thành xuất sắc. Lần lượt các công đoạn: Tháng 5 năm 1932, bảo vệ luận án tiến sĩ Luật. Tháng 6 năm 1932, bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương với luận án chính: Essai sur la valeur dramatique du théâtre d'Alfred de Musset(Giá trị bi kịch trong tuồng của A. Musset) và luận án bổ túc LAnnam dans la littérature française, Jules Boissières (Việt Nam trong các tác phẩm của Jules Boissières).

Đề cao giá trị khoa học của cả hai luận án, cụ thể là ý kiến nhận xét của chủ tịch hội đồng chấm luận án trong đó có đoạn: “Luận văn của ngài quả là một tác pham pháp lý, hơn nữa còn là một tác pham pháp lý và văn học. Nền tảng của tác pham thật là vững vàng và không hề có một lời chỉ trích nào. Cả hình thức cũng thật xán lạn... Công trình nghiên cứu của ngài thực sự là một tác pham văn học hoàn chỉnh"... được đăng trên tờ nhật báo Le petit Meridionalngày 29 tháng 5 năm 1932, xuất bản ở thành phố Montpellier.

Tháng 9 năm 1932, Nguyễn Mạnh Tường về Việt Nam nhưng không nhận một chức vụ gì của chính quyền thuộc địa, bị nhà cầm quyền gây khó khăn. Khoảng ba tháng sau, ông trở lại Pháp, thực hành du lịch, khảo sát và nghiên cứu các nước Châu Âu: Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập... nơi sinh ra các tác giả của các tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng mà ông đã từng đọc từng viết về họ khi còn đang học đại học và sau đại học. Kết hợp vừa đi thực tế vừa sáng tạo, trong khoảng bốn năm ấy ông viết được bốn cuốn sách bằng tiếng Pháp.

m 1936 Nguyễn Mạnh Tường về Việt Nam, chuyển làm giáo viên dạy văn chương Pháp ở trường Bảo hộ (Lycée du Prétectorat tức trường Bưởi, sau đổi là trường Chu Văn An) và trường Cao đẳng Công Chính (École Supérieure des Travaux Publics).Hồi tưởng lại, Nguyễn Mạnh Tường cho rằng: “Sau 5 năm đi du lịch, năm 1936 tôi về nước được vào dạy ở Trường Bảo Hộ (Trường Bưởi). Nhà ở số 1 Mai Xuân Thưởng, trông ra Hồ Tây, chỉ cách trường 200 mét. Đây là một quãng thời gian hạnh phúc của đời tôi. Đồng nghiệp thì có Hoàng Xuân Hãn dạy Toán, Nguyễn Văn Huyên dạy Sử, Kon Tum dạy Vật lý” Nhà nghiên cứu ThụyKhuê cho biết, trong khoảng thời gian này, ông học thêm chữ Nho và văn chương cổ điển Việt Nam, tham gia phác họa cuốn Việt Nam văn phạm (với nhóm BùiKỷ, Trần Trọng Kim), hợp tác làm Việt Nam tự điển (với nhóm Khai Trí TiếnĐức), và còn làm phụ tá cho Thị trưởng Hà Nội. Có người đặt nghi vấn, vì sách Việt Nam tự điển do Hội khai trí tiến đức khởi thảo, đã in tại Hà Nội do Imprimerie Trung Bắc Tân Văn năm 1931; rõ là 5 năm sau Nguyễn Mạnh Tường mới về Việt Nam.

Trong lời tựa sách Việt Nam văn phạm do Lê Thăng in năm 1940, tác giả Trần Trọng Kim có viết: “Nay nhân ở hội Khai Trí Tiến Đức có ban văn học, gồm có những người cựu học và tân học đang làm bộ Việt Nam tự điển và cảc bộ sách khác, mới nghĩ ra việc làm quyển Việt Nam văn phạm. Ban Văn học giao cho chúng tồi làm bộ sách ấy. Chúng tôi biết việc ấy là việc rất khó, nhưng là việc rất cần phải có thì tiếng Việt Nam sau này mới có cơ sở mà mở mang ra được. Chúng tôi không quản sự khó khăn, đem cái biết nhỏ mọn mà bàn với mấy người đồng chí, như ông Bùi Kỳ, phó bảng, ông Dương Bá Trạc, cử nhân là những người cựu học, biết sành (quốc âm, và ông Phạm Duy Khiêm văn phạm học giáo sư, ông Nguyễn Mạnh Tường, văn chương học bác sĩ, ông Nguyễn Khắc Kham, văn chương học cử nhân, là những người tân học có tiếng để định cái phương pháp làm quyền sách văn phạm này. Chúng tôi đem bao nhiêu những điều cốt yếu trong tiếng nói của quốc âm, phát biểu ra rõ ràng và mỗi một điều diễn giải xong lại lấy những tiếng người ta thường nói, thường dùng, hoặc nhữnq câu văn câu thơ ở trong các truyện, đem ra làm thí dụ để làm chứmg cứ chắc chắn.”

Và quyển Việt Nam văn phạm in lần thứ 2 năm 1940 được trích dẫn nguyên phong ở đây, căn cứ vào bản in lần đầu năm 1936. Như vậy, dù Nguyễn Mạnh Tường có được hội KTTĐ mời đọc bộ từ điển Việt Nam tự điển nếu có những ý kiến đóng góp nào thì cũng là “hậu kiểm”, vì từ sau năm 1931 sách chưa được in lại và các tác giả đã hoàn chỉnh bản thảo trước khi in. Vả lại, đương thời với nhau, hầu hết các cụ đều thận trọng, không thể không ghi tên Nguyễn Mạnh Tường nếu cụ là đồng tác giả. Có chăng, Nguyễn Mạnh Tường đóng góp ý kiến cho sách Việt Nam văn phạm trước khi sách in lần thứ hai. Cho dù Thụy Khuê có dẫn lại lời Nguyễn Mạnh Tường: “Bỗng nhiên tôi nhớ năm 1936, sau chuyến về nước ở luôn, tôi bắt đầu học chữ Nho và góp phần làm cuốn Việt Nam văn phạm của Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ, và cộng tác biên soạn tự điển Khai Trí Tiến Đức” (Un

Excommunié). Như vậy, Nguyễn Mạnh Tường không “tham gia phác họa cuốn Việt Nam văn phạm với nhóm Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, không hợp tác làm Việt Nam tự điển với nhóm Khai Trí Tiến Đức. Tháng 9 năm 1932, ông về nước. Nguyễn Văn Hoàn đã trực tiếp hỏi thầy dạy của mình, được Nguyễn Mạnh Tường kể lại: “Về nước có hai viên mật thám, trong đó có Louis Marty, gặp và gợi ý tôi vào làm việc với Bảo Đại, cấp bậc Thượng thư. Tôi từ chối, sau đó họ gây khó khăn, ở nhà ba tháng, tôi trở lại Pháp.” Tháng 12 năm 1932, ông trở lại Paris.

Trongkhoảng từ 1933 đến 1936 ông đi du lịch nhiều nước Âu châu. Và chính Nguyễn Mạnh Tường còn ghi nhớ: “Thành thật nói, tôi đã trở thành một hiện tượng. Các báo ở Paris Montpellier dành cả số nói về tôi. Có tờ coi sự thành công của tôi là một “sai lầm” của Pháp (ông muốn nói đến bài của Clément Vautel). Song hầu hết đều nói tốt. Cũng nhờ vậy mà nhiều đại học Âu châu biết và mời tôi tới thăm. Tôi đã có dịp Âu du một vòng không mất tiền từ London sang La Haye xuống Bruxelles, Berlin, Athènes, Rome, Istanbul, Vienne, Madrid... Tôi còn nhớ trên đường từ Berlin về Vienne thời đó (1933) tôi ngang qua Munchen và tham gia cuộc biểu tình lớn của Hitler tổ chức.” Trong sách Apprentissage de la Méditérannée (Kinh nghiệm Địa Trung Hải) có chi tiết ghi việc ông đến Madrid tháng 4 năm 1933, thăm các tỉnh Tây Ban Nha và đi Ý; năm 1934 sang Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Có tác giả đã chỉ rõ việc Nguyễn Mạnh Tường đã nhớ lầm trật tự các chuyến đi, khi trả lời Phạm Trần 60 năm sau.”

Pháp thua trận, quân Nhật xâm lược Đông Dương (1940), thành lập hội đồng ngụy quyền, cưỡng ép thu mua lúa gạo của nông dân, chúng muốn lôi kéo Nguyễn Mạnh Tường tham gia, ông không chấp nhận. Quyết từ chối làm việc cho giặc ngoại xâm, Nguyễn Mạnh Tường tìm cách mở văn phòng luật sư ở phố Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội).

Sau cách mạng tháng Tám (1945) trường đại học Sư Phạm thành lập, Nguyễn Mạnh Tường được mời dạy văn học phương Tây. Khi quan hệ Việt - Pháp trục trặc; ông được chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm thành viên đoàn chính phủ Việt NamDân chủ Cộng hòa, đi dự Hội nghị trù bị Đà Lạt (tháng 4 năm 1946). Sau hội nghị về Hà Nội, kẻ xấu ghen ghét tung tin ông “phản bội”. Đương thời chắc là phản ứng không lại được với dư luận có chủ ý; sau này Nguyễn Mạnh Tường kể lại: “Sau hội nghị, D’Argenlieu có tổ chức tiệc trà tiễn đoàn. Một sĩ quan hầu cận Pháp đến nói: - Thủy sư đô đốc muốn gặp riêng ngài. Tôi nói: Tôi chưa hân hạnh được quen biết ngài thủy sư đô đốc. Có anh em nói: Nó mời thì anh cứ đi! Tôi đi xuyên qua phòng họp, đông khoảng một trăm người, đến gặp nó, chỉ toàn nói chuyện xã giao vớ vẩn. Thế mà khi về Hà Nội, có dư luận nói: Tường là tay trong của Pháp, Tường phản quốc. Hoàng Xuân Hãn tức, đến gặp Võ Nguyên Giáp, dư luận mới được dập tắt.”

Trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) Nguyễn Mạnh Tường lên chiến khu Việt Bắc theo cách mạng. Rồi cứ theo diễn biến thời cuộc, hòa mình vào các lực lượng tổ chức, ông vào liên khu III và IV, được cử làm luật sư tại các tòa án quân sự, tòa án đại hình và là thành viên ban giám đốc trường dự bị đại học.

Sự kiện Nguyễn Mạnh Tường tham gia Đảng Xã hội Việt Nam năm 1951, ghi dấu ấn một bước đường tư tưởng và có lẽ cũng là yếu tố góp phần làm thay đổi vận mệnh chính trị của ông. Năm 1952, ông được cử đi dự hội nghị bảo vệ Hòa Bình châu Á - Thái Bình Dương ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Ba tháng sau đi dự đại hội Hòa Bình thế giới ở Vienne(Áo).

Sau hòa bình lập lại (1954), Nguyễn Mạnh Tường trở về Hà Nội, được cử làm giám đốc đại học Luật, phó giám đốc đại học Sư Phạm, kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng luật sư Hà Nội. Cũng trong khoảng thời gian này, ông được phong hàm giáo sư, tham gia giảng dạy tại các trường đại học Văn khoa, Sư phạm, Tổng hợpHà Nội...

m 1989, ông được sang Pháp, và lưu lại ở đó 4 tháng. Tại đây, ông cho xuất bản cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp Un Excommunié(Người bị rút phép thông công) viết về những điều trải nghiệm trong những năm ông đã sống và viết kể từ sau 1945. Tiếc rằng bản dịch lưu hành trên mạng không thật trung thực với nội dung thể hiện của tác giả.

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường qua đời ngày 13 tháng 6 năm 1997 do tuổi già tại nhà số 34 phố Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thọ 88 tuổi. Cuộc đời thăng trầm mỗi người một vẻ, tựu trung ông là một nhà khoa học chân chính; bộc trực, thẳng thắn và kiên định.

Trong thư gửi Nguyễn Văn Lung ngày 16.8.1994 Nguyễn Mạnh Tường viết: “Tôi vân tiếp tục làm việc, dạy học và hoàn tất cuốn tiểu thuyết mới nhất Phủ nhận (Palinodies - cụ lại viết bằng tiếng Pháp) cuốn sách thứ 18 của tôi. " Với những ghi nhận trên, viện nghiên cứu văn hóa Minh Triết phối hợp với các cộng tác viên; cần thiết phải tiếp tục sưu tầm, dịch thuật và ấn hành những tác phẩm của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, nhằm có tư liệu nghiên cứu quý giá. Hai tác phẩm mở đầu chương trình là: Cá nhân trong xã hội cổ Việt Nam - Tổng luận luật Hồng Đức và Việt Nam trong văn chương Pháp, tác pham của Jules Boissières thuộc hai nghành nghiên cứu, đồng thời là đồng thời là một phần của hai luận án tiến sĩ luật và tiến sĩ văn của ông. Nhân dịp tổ chức dịch và in hai cuốn sách này, chúng tôi chân thành cảm ơn các con cháu của luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Cảm ơn cư sĩ Oy Liên ở Paris đã đóng góp ý kiến và thể hiện thái độ ủng hộ tích cực.

     LIÊN HỆ TÌM SÁCH: Bà Nông Thị Lanh 098 270 87 83



                                                                                             


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét