Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

Ý NGHĨ ĐẦU XUÂN NHÂM DẦN XEM TRANH HỔ

                                                           NGUYỄN KHẮC MAI

        Đầu xuân vui mừng nhận được mấy dòng thư chúc Tết của thầy Nguyễn Thế Anh (Paris):” En ce premier jour de l’anne’e du Tigre, Nhâm Dần, tous mes chaleureux voeũx de bonneur et de success pour vous et des Votres". Kèm theo lời chúc có bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ - cả nguyên văn cả bản dich ra tiếng Pháp, có cả lời ngâm của cố nhạc sĩ Trần văn Khê - và đặc biệt để tôi nói ở đây là bảy bức tranh Hổ của bảy họa sĩ đương đại, do một người bạn của giáo sư, gửi tới kèm bức thư. Tôi nghe người ta nói, người xem hay người đọc cũng là đồng tác giả, ở cái nghĩa đã có cái nghĩ, cái nhìn của riêng mình,vảo trong tác phẩm.Tôi rất thú vị về sáu bức tranh hổ này, xin ghi ra đây mấy ý nghĩ thô thiển của minh, góp với các tác giả,và các bằng hữu gần xa cái cảm thức mừng năm mới Nhân Dần này.

            Đầu tiên là bức tranh ông hổ của Đỗ Phấn. Họa sĩ vẽ một ông hổ lối tả chân. Dáng đứng uy nghi có cả năm sắc của ngũ hành :đen vàng xanh trắng đỏ. Không biết họa sĩ nghĩ gì, nhưng năm nay, hợp âm của Nhâm Dần là hành kim, nên biểu tượng sắc trắng, phương Tây mà họa sĩ vẽ toàn thân bụng dưới là màu trắng. Ở con Hổ này mà phần thân thể chứa toàn bộ lục phủ ngũ tạng, tức chứa sức sống nội lực là màu trắng màu biểu thị của phương Tây. Mao xếnh xáng từng tuyên bố gió Đông thổi bạt gió Tây. Mà  theo kinh Dịch, đông  là u phương, nên ngọn gíó này giờ  đang thổi những tăm tối u ám, lọc lừa ác độc.

             Bức thứ hai ông hổ của họa sĩ Phạm Công Thành. Họa sĩ vẽ một ông hổ nấp trong rừng sâu, theo mô típ “rồng ẩn trong mây”’ nghĩa là ông hổ được dấu những mảng thân sau cành lá rậm rạp. Tự nhiên tôi nhớ tới cách ông hổ mô tả mình như một con rồng, bay trên trời mà muốn lấy mây che phủ những mảng thân hình mà mình muốn dấu kin. Một mình nằm dấu kín mình trong rừng cây, con hổ hòa cùng rừng cây mà thanh cái đẹp. Con hổ này hiền lành đang nằm nghỉ ngơi. Còn cái con rồng muốn lấy mây che bớt những khoảng đời mình lại xui ta nghĩ tới những hình thức của một thuyết âm mưu. Thế đấy tác phẩm của một tác giả, nó có đời sống riêng của nó, ngoài ý muốn của tác giả. Ý nghĩ sau bức tranh là của người khác đang có ý thức thực hiện cái nhân quyền của mình.

            Bức thứ ba là ông hổ của họa sĩ  Phạm An Hải. Đây là hình lập thể của một ông hổ. Họa sĩ dùng những mãnh ghép hình một ông hổ. Chủ  yếu là hình tam giác, hình tứ giác…nhưng lưng gù, ông đang ngồi. Cái đuôi vắt lên, không phải đuôi trong tư thế chực vồ. Hổ ngồi.Tôi nhớ tới chuyện uy mua trong kháng chiến. Bấy giờ, một ông lớn loại hổ từ R ở B ra gạp vợ mình cũng vừa vô tới khu Năm. Anh em ở văn phòng khu ủy kháo nhau câu đố: “Miêu bất tọa” nghĩa là gì. Ai cũng chịu . Sau đó mấy tay ở tuyên huấn giải thích là, miêu bất tọa, nghĩa là mèo không nằm, tức là mèo đứng; nói lái lại nghĩa là mừng được éo. Ông hổ này đang ngồi, tức là ông không đứng. Ông đéo hứng cái cuộc đời đầy giả tạm này chăng. Cái gì cũng giả, cái gì cũng tạm.

            Bức thứ tư, ông hổ của họa sĩ Tào Linh, cũng lập thể, có đủ năm sắc ngũ hành. Màu  trắng ở chân, ở miệng ở mắt. Chân xòe móng vuốt, nhưng tư thế hiền lành. Ông cũng đang  ngồi ngó cuộc đời.

            Bức thứ năm. Hà Huy Mười cũng vẽ lập thể. Nhưng hình răng cưa, gợi ta nghĩ đến thời thế của thời công nghiệp, cơ giới. Có điều là mặt chuột, vênh lên vẻ gian trá tự đắc đang nhâm nhi những mưu mô gian trá thủ đoạn.

            Bức thứ sáu của họa sĩ Thành Chương. Trên một nền vàng lộng lẫy, ông hổ của Thành Chương cũng lập thể với những họa tiết hình sóng hình lửa rất phương Đông cổ điển cổ kính. Mãng trắng lại không ở trên mình hổ mà nằm ngoài ở dưới góc xa bên trái dưới tranh. Tôi không đoán ra ngụ ý gì. Nhưng một hình chữ Em đậm ôm lấy phần thân chính của hổ. Mà trong lòng chữ em là chữ vê đở lấy sống lưng con hổ, với hình tượng bộ mặt người đang há miệng để đớp, mà cũng là gợi nhớ thành ngữ há miệng chờ sung. Cái miệng há ra rất điển hình của lối uy mua vẽ hình tượng lũ ăn bẩn, ăn bất cứ thứ gì, hài cốt cũng ăn, sắt thép cũng ăn, chúng không chỉ cạp đất mà ăn từng mãng lớn đất đai của dân của nước. Đây là tính cách của một nhóm việt ngày nay,thật xấu hổ mà cũng thật đau.Cảm ơn Thành Chương đã gọi cho ta cái ésthetique của nỗi nhục, cái xấu hổ cùng nỗi nhức nhối khôn cùng.

            Bức thứ bảy của Phạm viết Hồng Lam. Tên của họa sĩ làm ta nhớ tới một lời ca rất minh triết của vùng văn hóa Hồng Lam này: Hồng Lĩnh sơn cao/ Song ngư hải khoát/ Nhược ngộ minh thời nhân tài tú phát (Núi Hồng cao, Song ngư biển rộng. Nếu gặp minh thời anh tài rực rỡ). Lúc nào thì ta mới có minh thời đây ? Con hổ của Hồng Lam là một con hổ nhà quê, ăn mặc nâu sồng đơn giàn, đang ôm một bó hoa to tướng. Nhưng mắt trợn lên, ngạc nhiên hay tức giận.Vì đất đai chỉ còn là những mãnh nhỏ manh mún, còn mãnh lớn thì đã rời khỏi hai tay. Một tay ôm bó hoa cực lớn, còn tay kia buông xuôi, cũng không sờ được vào mãng màu lớn nâu của đất. Một con hổ hiền lành tội nghiệp.

            Tôi góp chút tâm tư của mình như khám phá ý nghĩa bảy bức tranh hổ Nhâm Dần. Cái chân cái thiện cái mỹ là ở đấy chăng? Cũng phải cám ơn anh Lê Minh đã cho xem mấy bức tranh hổ để nhớ tới lời của Khổng Tử đau đớn khi cho rằng, thà ở với hổ báo còn hơn ở với hà chính (chị trị hà khắc bạo ngược).

http://daidoanket.vn/ho-nham-dan-qua-net-ve-cua-cac-hoa-si-duong-dai-5678899.html

05:56 01/02/2022

 Hổ Nhâm Dần qua nét vẽ của các họa sĩ đương đại

 LÊ MINH

   Mấy năm nay, cứ dịp xuân về, lại thấy các họa sĩ đương đại vẽ tranh con giáp. Cái lệ năm nào vẽ con giáp đó đã có từ lâu.

 Tranh Đỗ Phấn: Nhiều người vẫn kể chuyện khi xưa họa sĩ Bùi Xuân Phái thường vẽ tranh con giáp tặng bạn bè. Hay họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã dành nhiều thời gian nghiên cứu để hình thành một mảng sáng tác tranh 12 con giáp trong sự nghiệp hội họa đồ sộ của mình. Khảo lại báo xuân xưa, nhất là sau năm 1954, có thể gặp tranh con giáp trên bìa báo xuân, do các họa sĩ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Bích, Sĩ Ngọc… vẽ.

Cho tới thế kỷ 21, các họa sĩ đương đại tiếp tục nối dài một thú chơi ngày Tết. Vẫn là vẽ tranh con giáp, nhưng các họa sĩ thời nay đã đầu tư cầu kỳ hơn, thực hiện trên nhiều chất liệu sơn mài, sơn dầu, acylic, bột màu…

Tranh Phạm Công Thành: Năm nay, ông hổ Nhâm Dần cũng được nhiều họa sĩ sáng tạo, với các phong cách và sự cách điệu khác nhau. Họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam trung thành với bột màu trên giấy điệp. Họa sĩ Đỗ Phấn vẽ bột màu trên bìa. Họa sĩ Thành Chương vẽ bột màu trên giấy. Họa sĩ Phạm An Hải vẽ arylic, vàng, đồng trên vải. Trong khi đó, họa sĩ Tào Linh vẽ acrylic trên toan… 

Bên cạnh vài họa sĩ hiếm hoi vẫn chỉ coi vẽ tranh con giáp là thú vui khi năm hết Tết đến, đa số các họa sĩ đương đại xác định vẽ tranh con giáp để phục vụ nhu cầu chơi tranh của các nhà sưu tập, công chúng yêu mỹ thuật.

 Nhiều người vẫn kể chuyện khi xưa họa sĩ Bùi Xuân Phái thường vẽ tranh con giáp tặng bạn bè. Hay họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã dành nhiều thời gian nghiên cứu để hình thành một mảng sáng tác tranh 12 con giáp trong sự nghiệp hội họa đồ sộ của mình. Khảo lại báo xuân xưa, nhất là sau năm 1954, có thể gặp tranh con giáp trên bìa báo xuân, do các họa sĩ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Bích, Sĩ Ngọc… vẽ.


                                                                        Tranh của Đỗ Phấn  

 

                                                              Tranh của Phạm Công Thành

 

                                                                     Tranh của Phạm An Hải

  

                                                           Tranh Tào Linh.

                                                                   Tranh Hà Huy Mười.

 

                                                                
                                                                   Tranh Thành Chương

 

                                                              Tranh Phạm Viết Hồng Lam

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét